Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- NGUYỄN TUYẾT XƯƠNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NGHE KÉM Ở TRẺ EM TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO NỘI THÀNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ DỊCH TỄ HỌC HÀ NỘI – 2014 Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. Ts. Nguyễn Anh Dũng 2. PGS.Ts. Khu Thị Khánh Dung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: …………………………………….... ……………………………............... ………………………………………. Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án nhà nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vào hồi ... giờ ... , ngày ... tháng ... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh. Nghe kém có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có 840 trường mầm non, trong đó 85,0% là công lập chiếm hơn 90,0% tổng số học sinh mầm non. Cũng như các địa phương khác, đến nay Hà Nội vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đặc điểmvà các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em độ tuổi từ 2 tuổi đến 5 tuổi. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ trong độ tuổi nói trên là hết sức cần thiết nhằm cung cấp những số liệu khoa học về các vấn đề nêu trên. Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội” được thực hiện với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội, 2011 - 2012. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khu vực nội thành Hà Nội. 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Tính mới: Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng máy đo OAE sàng lọc nghe kém ở lứa tuổi từ 2-5 tuổi tại các trường mẫu giáo tại Hà Nội. - Tính ứng dụng: Thông tin về tình hình dịch tễ học nghe kém ở trẻ từ 2-5 tuổi ở nội thành Hà Nội là bằng chứng, cơ sở khoa học nhằm xây dựng các chương trình sàng lọc, dự phòng nghe kém cho trẻ tại cộng đồng. Những kết quả nghiên cứu luận án là cơ sở cho các nghành có liên quan hoạch định chiến lược can thiệp nghe kém phù hợp và có hiệu quả. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 93 trang, 4 chương: Đặt vấn đề: 2 trang, Chương 1 - Tổng quan: 30 trang, Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 14 trang, Chương 3 - Kết quả: 23 trang, Chương 4 - Bàn luận: 21 trang, Kết luận: 1 trang, Khuyến nghị: 1 trang, Những đóng góp của luận án: 1 trang. Luận án có 30 bảng, 4 biểu đồ, 8 hình, 1 sơ đồ, 134 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.4 Tình hình nghe kém 1.4.1.3 Tình hình nghe kém ở trẻ dưới 6 tuổi Một nghiên cứu thuần tập ở Atlanta, Mỹ ở trẻ từ 3-10 tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ bị nghe kém nặng tăng dần theo độ tuổi, từ 0,67/1000 trẻ 3 tuổi đến 1,38/1000 ở trẻ 10 tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy nghe kém mức độ vừa là mức độ chủ yếu trong các mức độ nghe kém (46%). Các nước 3 có thu nhập thấp có tỷ lệ nghe kém ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển. 1.4.2 Tình hình nghe kém ở Việt Nam Ở Việt Nam còn ít các nghiên cứu về giảm thính lực ở trẻ em. Năm 2001, tác giả Lê Thị Lan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phản ứng thính giác trên 900 trẻ sơ sinh có nguy cơ cao tại bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em bằng chuông tự tạo. Kết quả cho thấy tỷ lệ không đáp ứng với âm thanh ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao là 4,4%. Phạm Thị Cơi và cộng sự đã xác định vai trò của âm phát ốc tai kích thích trong đánh giá thính giác ở 823 trẻ dưới 5 tuổi được chọn ngẫu nhiên tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Phú Thọ, kết quả cho thấy 4,87% cho kết quả nghi ngờ giảm thính lực cần phải kiểm tra lại. Gần đây, một nghiên cứu sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh đã được tiến hành với 12.202 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng phương pháp đo âm ốc tai cho thấy, có tới 3,4% trẻ sơ sinh có nghi ngờ bị giảm thính lực. 1.5. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ 1.5.1 Các yếu tố bẩm sinh 1.5.1.1 Yếu tố liên quan đến di truyền Khoảng 50% tất cả các trường hợp nghe kém bẩm sinh là do di truyền. Trong số đó, khoảng 70% nhiếm sắc thể (NST) thường dạng trội và 1 - 2% di truyền qua NST giới tính X. Nghe kém nằm trong hội chứng chiếm 30% tổng số điếc di truyền. 1.5.1.2 Yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai 1.5.1.2.1 Nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn