Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............***............ LẠI HỢP PHÒNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC VỎ TRÁI ĐẤT MIỀN BẮC VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN VÀ TRỌNG LỰC Chuyên ngành: Địa vật lý Mã số: 62 44 02 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA VẬT LÝ Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đinh Văn Toàn 2. GS. TS. Chau Huei-Chen Phản biện 1: GS. TS Bùi Công Quế Phản biện 2: PGS. TS Đỗ Đức Thanh Phản biện 3: TS. Lê Tử Sơn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ ........ phút .........ngày ........ tháng ........ năm 20...... Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc Gia Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cho đến nay các sơ đồ cấu trúc sâu vỏ Trái Đất cho toàn lãnh thổ hoặc từng vùng như lãnh thổ phía Bắc cũng đều được xây dựng bằng phân tích tài liệu trọng lực. Do bài toán trọng lực có tính đa trị tương đối cao làm cho việc đánh giá độ tin cậy của các sơ đồ này gặp khó khăn. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu cấu trúc sâu bằng địa chấn động đất, nhưng do mạng máy ghi quá thưa nên tài liệu này chỉ phản ánh tính trung bình của cấu trúc vỏ, chỉ thích hợp cho các nghiên cứu mang tính khu vực. Ngoài các tài liệu trên một số tuyến đo sâu từ Tellua cũng đã được thực hiện, trong kết quả nghiên cứu cũng đã tiến hành dự đoán về cấu trúc vỏ Trái đất thông qua đặc điểm phân bố của các cấu trúc dẫn điện. Như vậy ở thời điểm hiện tại chưa có được sơ đồ cấu trúc sâu nào khẳng định độ tin cậy bảo đảm. Tài liệu địa chấn dò sâu là tài liệu nghiên cứu cấu trúc sâu định lượng hơn cả trong các phương pháp địa vật lý. Do vậy đề tài " Mô hình cấu trúc vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam trên cơ sở tài liệu địa chấn và trọng lực" của nghiên cứu sinh (NCS) được đặt ra là một cách tiếp cận mới giải quyết vấn đề nêu trên, chính vì vậy đề tài nghiên cứu có tính thời sự, khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của luận án Xây dựng mô hình cấu trúc sâu vỏ Trái đất lãnh thổ Bắc Việt Nam bằng tài liệu địa chấn và tài liệu trọng lực. 3. Nhiệm vụ của luận án - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sâu vỏ Trái đất theo tài liệu địa chấn dò sâu. 2 - Phân tích kết hợp tài liệu địa chấn dò sâu và tài liệu trọng lực nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sâu vỏ Trái đất lãnh thổ Bắc Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vùng nghiên cứu của đề tài dự kiến giới hạn trong phần lãnh thổ phía Bắc, khoảng từ vĩ tuyến 190N trở ra, bao gồm vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc theo bản đồ địa chất, kiến tạo. 5. Những điểm mới - Luận án đã khai thác tài liệu địa chấn dò sâu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Kết quả mô hình hóa tài liệu địa chấn đã xây dựng được mặt cắt cấu trúc vỏ Trái đất có cơ sở tin cậy, trong đó vận tốc truyền sóng dọc trung bình trong lớp trầm tích trong khoảng 5,3 đến 5,5 km/s, lớp granit khoảng 6,0 đến 6,2 km/s lớp bazan trong khoảng 6,8 -7,0 km/s và lớp dưới vỏ là xấp xỉ 8,0 km/s. - Sử dụng mặt cắt cấu trúc theo tài liệu địa chấn làm tài liệu tựa, bằng bài toán mô hình hóa tài liệu trọng lực cho tuyến dọc theo tuyến đo địa chấn đã đánh giá được mối quan hệ giữa mật độ các lớp trong vỏ Trái đất và vận tốc truyền sóng. Kết quả này cho phép giảm được tính đa trị của bài toán ngược trọng lực trong vùng nghiên cứu. Điều này cũng phản ánh cơ sở tin cậy hơn của sơ đồ cấu trúc vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam xây dựng được thông qua giải bài toán ngược trọng lực vùng nghiên cứu. 6. Luận điểm bảo vệ - Cấu trúc vận tốc vỏ Trái đất dọc theo hai tuyến địa chấn dò sâu trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. - Phân tích kết hợp tài liệu địa chấn và tài liệu trọng lực xây dựng mô hình cấu trúc sâu vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam. 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Mô hình cấu trúc vận tốc sóng địa chấn trong vỏ Trái đất và kết quả phân tích tài liệu trọng lực với độ tin cậy cao hơn là cơ sở góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm cấu trúc sâu vỏ Trái đất lãnh thổ Bắc Việt Nam. - Sơ đồ cấu trúc sâu vỏ Trái đất được hoàn thiện thêm một bước trong nghiên cứu này là nguồn tài liệu có ích cho các nghiên cứu sâu hơn về địa động lực và nguy cơ tai biến địa chất trong vùng nghiên cứu. 8. Cơ sở tài liệu Luận án được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tài liệu của chính bản thân NCS thu thập tại Viện Địa chất thực hiện trong quá trình tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ năm 2002 đến nay; từ hơn 10 công bố trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Ngoài ra, NCS còn chọn lọc tham khảo hơn 70 công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo luận án gồm 04 chương. Luận án được trình bày trong 118 trang đánh máy và hơn 50 hình vẽ và bảng biểu. Cấu trúc của Luận án được trình bày như sau: - Chương 1: Lịch sử nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. - Chương 2: Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam bằng tài liệu địa chấn và tài liệu trọng lực. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn