Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Lê Phúc Chi Lăng NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại: .................................................................................... ........................................................................................................................................... Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ 2. PGS.TS. Nguyễn Thám Phản biện 1: MỞ ĐẦU Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại ………………………………………………………………………………. Vào hồi……..giờ, ngày ……. tháng…….năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Trung tâm thông tin tư liệu trường Đại hoc Sư phạm - Đại hoc Huế PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Lớp phủ thổ nhưỡng là tổng hợp các loại đất trong một không gian lãnh thổ có mối quan hệ phát sinh, phát triển riêng và có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố phát sinh, thoái hóa, lớp phủ thổ nhưỡng phân hóa đa dạng và phức tạp, về tính chất, đặc điểm, từ đó đã tạo ra các giá trị khác nhau đối với cáckiểu sử dụng đất đai. Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ 503.320,53ha (diện tích đất là 471.313,07ha) nhưng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát sinh, phát triển, thoái hóa nên phân hóa vô cùng phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động nông lâm nghiệp, xác định các loại cây trồng cần đầu tư phát triển và nhấn mạnh công tác phát triển rừng để tăng diện tích lớp phủ rừng. Trên thực tế, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những vấn đề mang tính gay gắt đó là sự giảm sút hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất, biểu hiện ở các mặt như: gia tăng các biểu hiện của thoái hóa đất; chất lượng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được cải thiện đáng kể; tình trạng chuyển đổi cây trồng tùy tiện của người dân. Để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng và thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất trong nông lâm nghiệp (thể hiện ở tính ổn định, an toàn, hiệu quả). Do đó, việc “Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững” nhằm xác định tiềm năng, hiện trạng của lớp phủ thổ nhưỡng với vấn đề phát triển nông lâm nghiệp bền vững trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc các tài liệu có liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. - Nghiên cứu đặc điểm địa lý phát sinh và thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Làm rõ mức độ thoái hóa đất hiện tại của tỉnh Thừa Thiên Huế như là một căn cứ cần ưu tiên xem xét trong đánh giá thích hợp đất đai, phục vụ bố trí sản xuất nông lâm nghiệp. - Đánh giá tính thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng đối với các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ Nội dung luận án được thực hiện trong phạm vi phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha. 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào các nội dung chính: - Phân tích đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, thoái hóa đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế tạo nên đặc trưng của lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh. - Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại ở Thừa Thiên Huế, là yếu tố gây nguy cơ giảm sút tiềm năng lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh. - Đánh giá mức độ thích hợp của lớp phủ thổ nhưỡng nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất theo đơn vị đất đai. Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững. - Giới hạn của luận án chỉ nghiên cứu các loại hình sử dụng nông lâm nghiệp. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Làm rõ các đặc trưng phát sinh, phát triển, thoái hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế trên quan điểm địa lý. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (có tính đến yếu tố thoái hóa đất) tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1/100.000 phục vụ mục tiêu đánh giá thích hợp đất đai, đồng thời xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở lãnh thổ nghiên cứu. 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng, phức tạp phản ánh quy luật địa lý phát sinh, phát triển, thoái hóa từ vùng đồi núi nhiệt đới đến vùng ven biển. - Luận điểm 2: Xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại, đánh giá thích hợp đất đai để cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng hợp lý lớp phủ thổ nhưỡng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy trình nghiên cứu quy luật phát sinh, thoái hóa đất, sự phân hóa tự nhiên… hình thành nên các đơn vị đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá thích hợp đất đai, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án đã cập nhật phân tích nguồn dữ liệu mới về đất đai có giá trị phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho các loại hình nông - lâm nghiệp. - Đây là tài liệu tốt cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác lãnh thổ, đồng thời có thể làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Quan điểm nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các quan điểm sau: Quan điểm tiếp cận hệ thống; Quan điểm tiếp cận tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm tiếp cận kinh tế - sinh thái; Quan điểm tiếp cận phát triển bền vững. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu; Phương pháp so sánh địa lý; Phương pháp bản đồ; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp chuyên gia. 8. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN - Cơ sở các bản đồ chuyên đề phục vụ thành lập các bản đồ của luận án gồm: Bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000, bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kết quả điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, số liệu phân tích hoá - lý - sinh học của các mẫu đất, hệ thống phẫu diện đất của các huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế. - Các kết quả nghiên cứu, điều tra thực địa theo tuyến. - Các công trình nghiên cứu, bài báo đã công bố có liên quan đến luận án. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn