Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT - - - - - - - - - - - - - - - - PHAN VIẾT SƠN NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC KIỂU MỎ VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN ĐỒNG ĐỚI PHAN SI PAN Ngành : Kỹ thuật địa chất Mã số: 62.52.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA CHẤT Hµ Néi - 2016 Công trìnhđượchoàn thành tại Bộ môn Tìmkiếm-Thămdò Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Luật, Đại học Mỏ - Địa chất 2. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Xuân Phong, Tổng hội Địa chất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Bỉnh Chư. Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 3: TS. Đào Thái Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng -Q. Bắc Từ Liêm - Hà Nội Vào hồi ....... giờ, ngày ....... tháng ........ năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia - Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 më ®Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng là kim loại màu có nhiều đặc tính quý, đồng và các hợp chất của nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và trong đời sống hàng ngày của con người. Vì vậy, việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác các mỏ quặng đồng là mục tiêu vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trên thế giới, đồng đã được phát hiện và sử dụng từ ít nhất cách ngày nay 10.000 năm. Tổng sản lượng đồng kim loại được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới năm 2009 là trên 18 triệu tấn, trong đó các nước sản xuất đồng chủ yếu hiện nay gồm: Chile (2,8 triệu tấn), Trung Quốc (2,6 triệu tấn), Hoa Kỳ (1,2 triệu tấn), Indonesia (0,26 triệu tấn), và Philipin (0,17triệutấn). Ở nước ta hiện nay quặng đồng đã và đang được tìm kiếm, thăm dò và khai thác tại 3 khu vực, đó là: Bờ tây của Sông Hồng giữa biên giới Lào Cai Việt Nam và Trung Quốc; lưu vực sông Lục Ngạn và khu vực ở phía tây bắc Bắc Bộ, các mỏ đồng Cốc Phát, Bản Mùa, Huổi Long thuộc đới Sông Đà. Ngoài ra, các tụ khoáng Cu cũng đã được phát hiện tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi... (Nguyễn Ngọc Liên và nnk., 1995; Trần Văn Trị, 2000). Tuy nhiên, vùng quặng có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Việt Nam như vùng Sin Quyền, Lào Cai, vùng Bản Phúc, Sơn La, quặng đồng ở đây được tìm thấy từ những năm 1960, được xếp vào loại giàu, hàm lượng đồng 0,5 - 2,5% Cu, hàm lượng vàng 2 g/t Au và một lượng nhỏ niken. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng trên 2 triệu tấn Cu, trong đó đã thăm dò và đánh giá trữ lượng được 1,24 triệu tấn. Hiện nay, tổ hợp khai thác, tuyển, luyện đồng tại vực mỏ đồng Sin Quyền, huyện Bát Xát và khu công nghiệp Tằng Loỏng, tỉnh Lào Cai mỗi năm sản xuất khoảng 10.000 tấn Cu kim loại. Đới Phan Si Pan có cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất rất phức tạp, là nơi phát triển phong phú các loại hình mỏ đồng. Do đó, từ trước đến nay đới Phan Si Pan đã được rất nhiều các nhà địa chất trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Công tác địa chất tiến hành từ đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ - lớn cho đến công tác tìm kiếm, thăm dò chi tiết đối với quặng hóa đồng. Việc nghiên cứu phân chia các kiểu mỏ đồng trong phạm vi đới Phan Si Pan cho đến nay vẫn còn có những tranh luận chưa thống nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống và 2 phânchia các kiểumỏmột cáchhợplý,gópphầnnângcaohiệuquảcho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác sử dụng quặng đồng trong phạm vi đới Phan Si Pan nói riêng và toàn khu vực Tây Bắc Việt Nam nóichunglàrấtcầnthiếtvà cấpbách. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn khách quan nêu trên, NCS lựa chọn đề tài Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phân loại các kiểu mỏ và đánh giá tiềm năng khoáng sản đồng đới Phan Si Pan” nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết là phân chia một cách khoa học các loại hình mỏ đồng trong khu vực, tạo cơ sở khoa học dự báo tài nguyên có kết quả tiệmcậnsátvớithựctếcủa quặnghóađồngđớiPhanSiPan. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài luận áncómục tiêu phânloại được các kiểumỏ đồng ởđới Phan Si Pan trên cơ sở sử dụng các bài toán địa chất và đặc điểm quặng hóa đồng; tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng, phục vụ có hiệu quả cho công tác tìm kiếm, thăm dò vàpháttriểnmỏtrongkhu vựcnghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Thu thập, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu hiện có về địa chất khoáng sản đới Phan Si Pan; các tài liệu liên quan đến quặng đồng đã được công bố ở Việt Nam và trên thế giới. - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và đặc điểm quặng hoá các kiểu mỏ đồng ở đới Phan Si Pan thuộc TâyBắcViệtNam. - Nghiên cứu phân loại các kiểu mỏ đồng ở khu vực nghiên cứu trên cơ sở áp dụng các bài toán địa chất. - Đánh giá tài nguyên, trữ lượng đồng trong các kiểu mỏ đồng đã xác lập nhằm tạo luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò và đầu tư phát triển mỏ tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các mỏ, điểm quặng, biểu hiện quặng đồng và các thành tạo địa chất liên quan quặng hóa đồng. - Phạm vi nghiên cứu là đới Phan Si Pan - Tây Bắc Việt Nam. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Áp dụng phương pháp tiệm cận hệ thống kết hợp phương pháp nghiên cứu địa chất truyền thống nhằm nhận thức bản chất địa chất của đối tượng nghiên cứu và đặc điểm phân bố quặng đồng trong khu vực nghiên cứu. - Áp dụng có lựa chọn phương pháp toán địa chất, kết hợp một số bài toán logic với sự trợ giúp của phần mềm chuyên dụng để giải quyết từngnội dungnghiên cứu của luận án. 3 - Áp dụng phương pháp mô hình hóa để nhận thức đối tượng nghiên cứu và khai thác mô hình để dự báo chất lượng và đánh giá tài nguyên, trữ lượng quặng đồng. - Sử dụng hệ phương pháp dự báo sinh khoáng định lượng và tính trữ lượng để đánh giá tài nguyên, trữ lượng quặng đồng ở đới Phan Si Pan. 6. Những điểm mới của luận án 1. Áp dụng tổ hợp bài toán logic và một số phương pháp toán địa chất kết hợp phương pháp địa chất truyền thống cho phép xác lập các kiểu mỏ đồng công nghiệp trong đới Phan Si Pan bảo đảm độ tin cậy và phù hợp với tài liệu hiện có. 2. Kết quả nghiên cứu xác nhận trong đới Phan Si Pan có 3 kiểu mỏ đồng khác nhau, đó là: Kiểu mỏ đồng Sin Quyền đặc trưng là mỏ Sin Quyền, Vi Kẽm, Suối Thầu, Tả Phời; Kiểu mỏ Lũng Pô đặc trưng là kiểu mỏ đồng Lũng Pô; Kiểu mỏ đồng Làng Phát đặc trưng là mỏ đồng Làng Phát, An Lương. 3. Áp dụng kết hợp các phương pháp toán địa chất với phương pháp tiệm cận hệ thống đánh giá tiềm năng khoáng sản đồng đới Phan Si Pan bảo đảm độ tin cậy thỏa đáng, kết quả đánh giá chỉ rõ tiềm năng tài nguyên quặng đồng ở khu vực nghiên cứu là khá lớn và khoanh định được vùng có triển vọng cần đầu tư tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ trong thời gian tiếp theo. 7. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Xác lập trong đới Phan Si Pan có 3 kiểu mỏ đồng có các đặc điểm riêng, đó là: Kiểu mỏ đồng Sin Quyền bao gồm các mỏ Sin Quyền, Vi Kẽm, Suối Thầu, Tả Phời phân bố trong thành tạo biến chất hệ tầng Sin Quyền 2 (PPsq ) chứa các nguyên tố Cu-Fe-Au-TR; Kiểu mỏ đồng Lũng Pô gồm mỏ đồng Lũng Pô phân bố trong thành tạo phun trào hệ tầng Viên Nam (T vn) chủ yếu là nguyên tố Cu; Kiểu mỏ đồng Làng Phát bao gồm các mỏ đồng Làng Phát, An Lương phân bố trong các thành tạo thuộc hệ tầng Sin Quyền 2 (PPsq ) và hệ tầng Sa Pa (NPsp) chứa các nguyên tố Cu-Au. Luận điểm 2: Tiềm năng quặng đồng đới Phan Si Pan là khá lớn và phân bố tập trung thành 3 vùng có triển vọng cần đầu tư tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ phục vụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp khaikhoángtrongkhuvực nóiriêngvàcủaViệtNam nóichung. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học - Góp phần hiện đại hoá phương pháp nghiên cứu phân loại kiểu mỏ quặng đồng nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp toán địa chất. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn