Xem mẫu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tự sự học đã tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu, phê bình văn học cũng như việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung và dạy học tác phẩm tự sự (TPTS) nói riêng; đòi hỏi những thay đổi về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. 1.2. Tác phẩm tự sự có một vị trí quan trọng trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) ở trường trung học phổ thông (THPT). 1.3. Sự đổi mới mạnh mẽ của mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học đọc văn nói riêng. Đi cùng với sự đổi mới về mục tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề ra những định hướng đổi mới. Chỉ thị 29/2001/CT­ BGD và ĐT đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới PPDH ở tất cả các môn học”. 1.4. ThựctếdạyhọcTPTSởtrườngTHPT hiệnnay chưa đáp ứng được mục tiêu cần đạt cả về kiến thức và kĩ năng. GV và HS gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học TPTS. Thực trạng dạy học TPTS với sự hỗ trợ ở THPT của CNTT hiện nay tồn tại nhiều vấn đề cần trao đổi, nghiên cứu. 1.5. Việc dạy học TPTS với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) có những đặc trưng riêng và tỏ ra đắc dụng trên nhiều phương diện. Xuất phát từ những lí do trên mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm tự sự ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: nhằm đề xuất những định hướng và biện pháp dạy học TPTS có sự hỗ trợ của CNTT một cách phù hợp, tích cực nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong thực tiễn dạy học hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng tốt mục tiêu môn học đã đề ra. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài và các vấn đề liên quan; điều tra, khảo sát thực trạng; xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; đề xuất các định hướng và biện pháp dạy học; thực nghiệm sư phạm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trung tâm của luận án là vấn đề biện pháp dạy học tác phẩm tự sự ở THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; không phải là biện pháp dạy học chung chung như trong lí luận dạy học hay trong các công trình nghiên cứu khác mà điểm khác của luận án là “có sự hỗ trợ của CNTT”. 1 “Hỗ trợ” nghĩa là “giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào”. Với cách hiểu này, CNTT ở đây đóng vai trò chủ yếu là phương tiện, nó không chủ đạo, không thay thế nhưng có thể làm cho việc dạy học TPTS trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn và góp phần mang lại hiệu quả cao hơn. Dù là hỗ trợ và là phương tiện nhưng CNTT ở đây không được sử dụng như một sự lắp ghép, kết hợp cơ học mà người nghiên cứu nhấn mạnh đến sự tích hợp giữa dạy TPTS với sự hỗ trợ của CNTT nghĩa là nhấn mạnh đến sự gặp gỡ ở những “miền trung gian”, một sự hòa kết thành chỉnh thể giờ học thống nhất từ trong nội lực, trong bản chất của biện pháp dạy học và CNTT theo nghĩa gốc của thuật ngữ “tích hợp”... 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 ­ 11 ­ 12, bộ cơ bản; khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Nam… 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp điều tra thực tiễn; Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp thống kê... 5. Giả thuyết khoa học: Vấn đề dạy học TPTS với sự hỗ trợ của CNTT hiện còn nhiều bất cập, chưa phát huy được những thế mạnh của CNTT cũng như chưa có sự kết hợp, hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả giữa các biện pháp dạy học và các tính năng của CNTT vào việc thể hiện đặc trưng bài học và đi đến mục tiêu dạy học một cách tối ưu. Nếu nghiên cứu đề xuất được những định hướng và biện pháp dạy học TPTS với sự hỗ trợ của CNTT một cách phù hợp thì không những góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của thực tiễn dạy học mà còn đáp ứng được những yêu cầu mới, nâng cao hiệu quả dạy học TPTS ở trường THPT hiện nay. NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về tự sự, tác phẩm tự sự và dạy học tác phẩm tự sự 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tự sự và tác phẩm tự sự Đặt nền móng cho những cơ sở ban đầu của lí thuyết tự sự học là trường phái hình thức Nga. Tuy nhiên, phải đến chủ nghĩa cấu trúc thì bộ môn tự sự học mới đượcrađờivớisựgópmặtcủaR.Barthes,Tz.Todorov,A.J.Greimas,G.Genette… R. Barthes trong Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (1966) đã đề cập cụ thể những phương diện trọng yếu của nghệ thuật trần thuật trong mối quan hệ với tác phẩm văn chương. T. Todorov với Thi pháp văn xuôi đã quan tâm đến vấn đề tự sự học, từ góc nhìn lí thuyết ứng dụng. Đặc biệt, Gérard Genette đã đề xuất nhiều thuật ngữ quan trọng của lĩnh vực tự sự học qua các công trình Những hình thái (Figures) và tác phẩm Diễn ngôn mới của truyện kể (Những vấn đề như ngôi, giọng điệu, tác giả, người kể chuyện, ngườinghe chuyện…). Ở Việt Nam, một trong những người đầu tiên quan tâm và có những công trình nghiên cứu lớn về tự sự học là GS. Trần Đình Sử. Tác giả đã không chỉ 2 hệ thống, khái lược những vấn đề về lí thuyết tự sự mà còn cắt nghĩa những khái niệm thuộc về trần thuật học như vấn đề người kể chuyện và chủ thể trần thuật; điểm nhìn trong văn bản; mô hình tự sự… (công trình Dẫn luận thi pháp học). Đặc biệt, Tự sự học (Trần Đình Sử ­ chủ biên), tập 1 ­ 2 là công trình tập hợp được nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu cả trên lĩnh vực lí thuyết cũng như ứng dụng. Công trình này đã lược dịch, lí giải, làm rõ quan điểm của những nhà lí luận trên thế giới về tự sự học và TPTS như vấn đề điểm nhìn, người kể chuyện, cấu trúc tự sự… Ở công trình này còn có một số bài viết đã sử dụng lí thuyết tự sự để soi chiếu vào văn bản tác phẩm cụ thể. Ngoài ra, các cuốn Tự sự học: một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên) hay bài viết Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật (Lê Phong Tuyết) đã góp phần làm sáng tỏ một số phương diện cụ thể của lí thuyết tự sự học. Giáo trình Lí luận văn học (Trần Đình Sử), tập 2, phần Tác phẩm và thể loại: nghiên cứu về vấn đề khái niệm, phân loại, đặc trưng… của truyện và tiểu thuyết. Giáo trình còn đề cập đến các vấn đề cơ bản khác của TPTS như sự kiện, cốt truyện, trần thuật và các yếu tố của trần thuật: người kể chuyện, ngôi trần thuật, vai trần thuật, điểm nhìn trần thuật, lược thuật, dựng cảnh, miêu tả chân dung, phân tích, bình luận và giọng điệu. Chương Nhân vật văn học với các nội dung như khái niệm, đặc trưng, chức năng và các yếu tố của nhân vật cũng là một vấn đề lí luận quan trọng về TPTS. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học tác phẩm tự sự ­ Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể ­ Trần Thanh Đạm (chủ biên). ­ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể) và Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường của PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ. Ngoài ra, những giáo trình, những nghiên cứu về phương pháp dạy học Ngữ văn ở phổ thông của các tác giả khác như Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương,… dù không trực tiếp bàn về vấn đề dạy học TPTS hoặc chỉ đề cập đến như một đối tượng trong phân môn đọc hiểu nhưng trong những đề xuất về phương pháp dạy học tác phẩm văn học nói chung cũng đã có lưu ý về thể loại nên cũng là những gợi ý làm cơ sở quý giá cho việc nghiên cứu của đề tài. Dạy học TPTS còn là một vấn đề quan tâm của nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên cũng như các thầy cô giáo đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn ở THPT. Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học TPTS của nhiều đối tượng khác nhau. Nhìn chung, những công trình này đều tập trung đi vào đặc trưng cơ bản của thể loại để đề xuất những định hướng, những cách thức dạy học tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đây cũng là 3 những gợi ý khá sát với đề tài, từ đó người nghiên cứu có thể vận dụng, phát triển theo hướng phối hợp với sự hỗ trợ của CNTT nhằm đưa ra những định hướng, biện pháp vừa có tính khái quát cho loại hình tự sự nói chung vừa có tính cụ thể cho vấn đề sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, phù hợp với các văn bản tự sự trong SGK ở THPT, đáp ứng những yêu cầu và đặc trưng của dạy học đổi mới. 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khai thác công nghệ, công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học 1.2.1. Trên thế giới ­ Teaching tips ­ Những “bí quyết” dạy học (McKeachie ­ chủ biên). ­ Teaching with Technology ­ Dạy học với công nghệ (Simon Hooper ­ College of Education University of Minnesota and Lloyd P. Rieber Department of Instructional Technology ­ The University of Georgia. ­ Implementing seven principles ­ technology as lever (Arthur. V.Chickering and Stephen. C. Ehrmann) (Triển khai thực hiện bảy nguyên tắc: Công nghệ như là đòn bẩy). Đặc biệt, nhiều trang web của nhiều trường đại học trên thế giới có hẳn những diễn đàn tập hợp rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề sử dụng CNTT vào dạy và học. Tất cả các bài viết đều khẳng định sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ vào dạy học cũng như khẳng định những ưu điểm nổi bật của nó, đề xuất những cách thức ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Những bài viết này cũng đã đề cập đến những khó khăn hay những hạn chế thường gặp phải khi ứng dụng công nghệ vào dạy học, đó là mất nhiều thời gian, HS dễ lạc hướng, công nghệ dễ “dẫn GV đến các khu nghỉ dưỡng để sao lưu”; công nghệ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi GV và HS phải cập nhật liên tục… 1.2.2. Ở Việt Nam Điểm qua các công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng CNTT vào dạy học hiện nay đã được các nhà khoa học, các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thực tế dạy học ở nhiều bộ môn khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau; đồng thời cũng khẳng định việc sử dụng CNTT vào dạy học là một hướng đi đúng đắn để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, mang lại diện mạo mới, chất lượng mới cho nền giáo dục nước nhà. 1.3. Tình hình nghiên cứu vấn đề khai thác công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học Ngữ văn và dạy học tác phẩm tự sự với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 1.3.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khai thác công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học Ngữ văn 1.3.1.1. Trên thế giới Lược qua các bài viết trên có thể thấy những vấn đề được thống nhất như sau: 4 ­ Các bài viết đều khẳng định những ưu điểm nổi trội, các tính năng CNTT hỗ trợ dạy học văn. Ngoài ra, các bài viết cũng nhấn mạnh đến ưu điểm của CNTT trong việc phát huy năng lực và vai trò chủ thể tích cực của người học... ­ Các bài viết cũng chỉ ra một số hình thức hỗ trợ của CNTT đối với dạy học văn, đặc biệt nhấn mạnh ưu thế của hình thức sử dựng webquest; đề xuất một số dự án có thể thực hiện trong quá trình dạy học Văn với sự hỗ trợ của CNTT theo từng thể loại như tiểu thuyết, thơ; đề xuất các chiến lược khai thác CNTT hỗ trợ đọc hiểu… Tóm lại, những bài viết trên đã đề xuất rất nhiều các ưu điểm cũng như những hình thức hỗ trợ của CNTT đối với dạy học văn nói chung và dạy học TPTS nói riêng (tiểu thuyết), từ những hình thức hỗ trợ việc tổ chức dạy học trực tiếp ở lớp (cung cấp tài nguyên điện tử, hỗ trợ hình thức trình bày, kích thích động cơ, hứng thú học tập…) đến những hình thức học tập trực tuyến qua webquest, blog… Đây là những gợi ý hết sức hiện đại cho tác giả luận án để có thể tiếp thu trong phạm vi dạy học TPTS ở trong nhà trường THPT và trong điều kiện thực tiễn nhà trường ở Việt Nam. 1.3.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề khai thác, ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học Ngữ văn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Tiêu biểu như GS. Phan Trọng Luận với Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn Khoa học xã hội nhân văn; PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống với Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ Văn… đã khẳng định tính tất yếu và tính hiệu quả khi khai thác CNTT hỗ trợ dạy học Ngữ văn nói chung. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh cần thận trọng khi UDCNTT vào dạy học tác phẩm văn chương. Khai thác công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học Ngữ văn cũng là một chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo trên các diễn đàn, các trang web của các trường Đại học, THPT. Những bài viết này dưới hình thức chủ yếu là sáng kiến kinh nghiệm của những GV trực tiếp đứng lớp nên đã đúc kết lại những kinh nghiệm của mình trên các phương diện ưu điểm ­ hạn chế của việc UDCNTT vào dạy học Ngữ văn, một số cách thức ứng dụng cụ thể như cách thiết kế giáo án điện tử, cách khai thác một số thế mạnh của CNTT phục vụ cho các bài dạy học cụ thể, chủ yếu là Tiếng Việt và Làm văn. Đọc văn chủ yếu được ứng dụng cho kiểu văn bản lịch sử văn học, lí luận văn học… UDCNTT vào dạy học Ngữ văn cũng là một địa hạt thu hút nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Có thể nói, những công trình nghiên cứu về UDCNTT vào dạy học Ngữ văn chủ yếu tập trung vào phần Tiếng Việt và Làm văn hoặc các đề tài đề cập một cách chung chung vào dạy học Ngữ văn, dạy học tác phẩm văn học. UDCNTT vào dạy học đọc ­ hiểu nhìn chung còn nhiều ý kiến e ngại do tính chất cảm xúc đậm đặc của bộ phận kiến thức này. Tác giả mạnh dạn lựa chọn dạy học TPTS với sự hỗ trợ của CNTT bởi tính chất khoa học, logic và nghệ thuật, cảm xúc được thể hiện một cách hài hoà của nó. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn