Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ THÁI DŨNG

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ
LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949
ĐẾN THÁNG 7-1954

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà

Phản biện 1: ...........................................
...........................................
Phản biện 2: ...........................................
...........................................
Phản biện 3: ...........................................
...........................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 201

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Thư viện Viện Lịch sử Đảng

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm
vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng.
Đường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một
thành công quan trọng, quyết định sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt
Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Để có được
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân lực, vật
lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng
quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại
xâm lược, nên đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt
Bắc lại một lần nữa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương
Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng
và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để
xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên
Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở thành vùng hậu
phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt Bắc
mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt
Bắc, căn cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng
cho cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Đảng, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động nhân dân các dân tộc
trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng chiến, cung cấp
nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị
nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu
não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động

2
trong công tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc mà quân và dân
Việt Nam đã đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ
quan đầu não lãnh đạo kháng chiến; làm thất bại hoàn toàn chủ trương
đánh nhanh, thắng nhanh của địch.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ
Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận
án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của
Trung ương Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ
kháng chiến; góp phần lý giải nguyên nhân quan trọng dẫn tới thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình
hoạch định chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời
kỳ mới, tạo sự đồng thuận của toàn dân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn thách thức của cách mạng Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ đó chỉ rõ
những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc.
- Làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ thể hóa, tổ
chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối với các
giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương
Đảng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân
vận ở Việt Bắc (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những
thành công, ưu điểm, hạn chế trong công tác dân vận của Đảng thời kỳ
kháng chiến chống Pháp.
- Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân luận án đúc kết
một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào
quá trình hoàn thiện chủ trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời
kỳ mới.

3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá
trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ
Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 101949 (Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược).
- Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính
sách về công tác dân vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở
Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).
- Không gian: gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,
Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ,
Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa
Bình) trên địa bàn Việt Bắc.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ
yếu là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng sử dụng
phương pháp phân tích, thống kê, so sánh; chú trọng áp dụng các phương pháp
phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ
sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn.
Luận án cũng kết hợp phương pháp khảo sát thực tế tại một số địa
phương và phỏng vấn chuyên gia, nhân chứng lịch sử.

nguon tai.lieu . vn