Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN NGHĨA HÒA THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 31 04 10 HÀ NỘI - 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Châu Phản biện 1: ………………………………….. Phản biện 2: ………………………………….. Phản biện 3: ………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, mặc dù việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, đã thu hút được 272 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 25 tỷ USD, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, nhưng việc thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, đã bộc lộ những hạn chế như: tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, FDI chỉ tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ cần vốn lớn, mức độ lan toả công nghệ thấp, cơ cấu đầu tư chưa cân đối; Việc chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... Còn tồn tại hoạt động chuyển giá, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền công, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công, vi phạm pháp luật về môi trường vẫn còn khá phổ biến... Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư này trong thời gian tới. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội tại một vùng lãnh thổ của Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tích cực thu hút FDI nhiều hơn nữa trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa có bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về thu hút FDI vào phát triển vùng lãnh thổ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước và một số vùng trong nước, rút ra bài học cho vùng Bắc Trung Bộ. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng Bắc Trung giai đoạn 2007-2015, chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút nguồn vốn đầu tư này để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút FDI đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp vùng và các chương trình hành động của chính quyền cấp tỉnh trong việc thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Vùng Bắc Trung Bộ theo phân vùng lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam bao gồm 6 tỉnh: Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giới hạn năm 2007-2015; phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận chủ yếu từ góc độ hành động của chính quyền các tỉnh nhằm thu hút FDI vào tỉnh mình. Khung phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế về chi phí để thu hút FDI vào vùng. Các nghiên cứu, khảo luận dựa trên các giả định là sẵn có các nhà ĐTNN mong muốn ĐT trực tiếp vào vùng Bắc Trung Bộ. Do ở Việt Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ mạnh, nên hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò hạt nhân của chính quyền cấp tỉnh, đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét. Ngoài các phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích logic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp. Còn có phương pháp phân tích dựa trên các khung phân tích đã được ứng dụng thành công trong nghiên cứu FDI; Phương pháp tổng kết thực tiễn dựa trên số liệu thống kê; Phương pháp phân tích - so sánh dựa trên dữ 3 liệu; Phương pháp nhân - quả để đánh giá định tính tác động của FDI ; Phương pháp dự báo, ngoại suy… 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận thu hút FDI vào vùng kinh tế từ phương diện địa phương nhận ĐT gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của vùng kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án sẽ được trình bày trong 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 1.1. NHỮNG THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Những nghiên cứu xác định nguyên nhân dịch chuyển tư bản ra nước ngoài Phần nghiên cứu này tác giả tập trung vào các nội dung: - Các nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty lớn với các tác giả A. L. Calvet, Pan Long Tsai, Elhanan Helpman và Richard Eckaus, … - Lý thuyết giải thích FDI từ chu kỳ sản phẩm với các nghiên cứu của Akamatsu Kaname, Raymond Vernon. - Bên cạnhhai hướng nghiên cứu trên, còn có những giải thích nguồn gốc của FDI tiếp cận từ lợi thế của công ty đa quốc của Stephen H. Hymes, John H. Dunning, RE Lipsey, RC Feenstra,RMorck,B Yeung,M Zhao… ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn