Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG HỮU NAM

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

HÀ NỘI - 2017

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trịnh Quốc Tuấn
2. TS. Đinh Khắc Tuấn

Phản biện 1: .................................................................
.................................................................

Phản biện 2: .................................................................
.................................................................

Phản biện 3: .................................................................
.................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện
Họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã
hội càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là
trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ,
với sự cạnh tranh về chất xám ngày càng tăng.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức
luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng
tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành
nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong
chiến lược phát triển”.
Bởi vậy, phát triển đội ngũ trí thức (ĐNTT) chính là nâng tầm trí tuệ,
sức mạnh của dân tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí
thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước”.
Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên
thiên nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến
sự hiểu biết về vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy
khai thác mang tính tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều
ngành và người dân ở đây, chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo
tồn, phát triển. Hệ quả là rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống
cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi và xáo trộn không
theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, tác động xấu đến an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự ổn định và phát triển
Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho các thế lực thù
địch, phản động chống phá.
Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và
bền vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ

2

chiều rộng sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán
này chính là gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài
toán không phải là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một
thời gian dài Tây Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn
nhân lực nói chung và ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số
lượng, chất lượng và cơ cấu.
Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây
Nguyên. Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này.
Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá
thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải
pháp tiếp tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan
trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống,
trưởng thành và công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi
như một sự tri ân đối với vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng,
đùm bọc mình, vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí
thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), luận án đề
xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội
ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
Tây Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển
ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói
riêng. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây

3

Nguyên. Đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu
tố tác động đến sự phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển
đội ngũ này ở Tây Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các
quan điểm, giải pháp tiếp tục phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT trên địa bàn 5 tỉnh
Tây Nguyên từ năm 1996 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về ĐNTT, phát triển ĐNTT. Luận án kế thừa có chọn lọc các
thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn liên
quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những dữ liệu, số liệu thu thập từ các
văn bản, các nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng, sử dụng bảng hỏi lấy ý
kiến. Tổng số phiếu khảo sát là 750 phiếu. Đối tượng được khảo sát là
những người có trình độ đại học trở lên, đang công tác và làm việc ở các
tỉnh Tây Nguyên. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 5 năm 2016.
- Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê.

nguon tai.lieu . vn