Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ ANH

THùC THI CHÝNH S¸CH AN SINH X· HéI
ë THµNH PHè §µ N½NG hiÖn nay - THùC TR¹NG
Vµ GI¶I PH¸P

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN VĨNH
2. PGS.TS. LÊ VĂN ĐÍNH

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Ðảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội,
coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định
chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Trên quan điểm
phát triển thành phố theo hướng bền vững “Kết hợp phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống,
giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”; để góp phần phấn đấu xây dựng
Đà Nẵng trở thành “một thành phố hấp dẫn và đáng sống”, tác giả chọn
vấn đề "Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện
nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất
lượng việc thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà
Nẵng trong thời gian tới (đến năm 2020, tầm nhìn 2015).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội, về thực thi
chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay; phân tích thực trạng thực
thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua; xác
định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng việc thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà
Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thực thi chính sách an sinh xã hội của thành phố Đà Nẵng
trên các lĩnh vực được thể hiện trong các chương trình an sinh xã hội có
tính “đặc thù” của thành phố Đà Nẵng (chương trình thành phố “5 không”,
“3 có” “4 an”) giai đoạn từ năm 1997 đến nay.

2

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá về việc thực thi
chính sách an sinh xã hội ở các nội dung cơ bản có tính “ưu trội” ở thành
phố Đà Nẵng: Chính sách bảo trợ xã hội, giảm nghèo; nhà ở cho người có
công, người dân tộc thiểu số và nhà ở thu nhập thấp; chính sách bảo hiểm xã
hội, chính sách bảo hiểm y tế; Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai
đoạn từ năm 1997 đến 2015 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020, tầm
nhìn 2025; Không gian: Thành phố Đà Nẵng.
4. Cơ sở lý luậnvà phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội, về khoa học chính sách công,
khoa học quản lý công.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc tiếp cận vấn đề được dựa trên nền tảng khoa học của chuyên ngành
chính trị học và vận dụng các kiến thức liên ngành chính sách công, quản lý
công. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích tài liệu có sẵn;
phương pháp định lượng; phương pháp định tính.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học chính sách công, quản lý công;
hiện thực hóa những nội dung được nêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
BCHTƯ khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 2020”. Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội để xây dựng Đà Nẵng
thành một thành phố “an bình, đáng sống”.Với những đóng góp đó, luận
án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân
quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
CÔNG, CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Tiêu biểu cho nhóm công trình này là các ấn phẩm: "Lựa chọn công
cộng - một cách tiếp cận chính sách công" của Viện Khoa học chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; "Tìm hiểu về khoa học chính
sách công" của Viện Khoa học chính trị; "Chính sách công của Hoa Kỳ
(giai đoạn 1935 - 2001)" của Lê Vinh Danh; "Giáo trình Hành chính
học", "Chính sách công - Những vấn đề cơ bản" của Nguyễn Hữu Hải;
"Quản lý công" của Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải; "Chính sách công
và phát triển bền vững - Cán cân thanh toán, nợ công và đầu tư công" của
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế; "Giáo trình Chính trị học Đại
cương" của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính …Các công trình này đã đề
cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; nội
dung và chu trình chính sách công; chính sách xã hội và vai trò của chính
sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những nghiên cứu
này là tài liệu tham khảo để tác giả luận chứng, làm rõ những nội dung cơ
bản của vấn đề chính sách công, chính sách xã hội nói chung và chính sách
an ninh xã hội (ASXH) nói riêng.
1.2. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI, HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về an sinh xã hội, hệ thống
chính sách an sinh xã hội
- Tiêu biểu cho nhóm công trình này là các ấn phẩm sách tham khảo,
giáo trình: “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc
thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu;
“Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Mai
Ngọc Cường; “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020”

nguon tai.lieu . vn