Xem mẫu

  1. Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh Kh¨m ph¨n v«ng pha ch¨n ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 Tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ chÝnh trÞ häc HÀ NỘI - 2013
  2. Công trình đư ợc hoàn thành tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : 1. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên 2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đổng Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi........giờ........, ngày..........tháng........năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là những người có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này phải là những người thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng lãnh đạo, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Trong công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay cần phải đào tạo đội ngũ cán b ộ trong hệ thống chính trị, trước hết là cán bộ lãnh đ ạo trung - cao cấp, có khả năng hoạch định, lãnh đạo tổ chức triển khai đường lối, chủ trương, chính sách vào trong cuộc sống và biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới của Đảng thành phong trào cách mạng quần chúng rộng khắp. Chỉ khi nào có được một đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của nhiệm vụ cách mạng, thì Đảng mới làm tròn trách nhiệm của mình trước dân. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hay bất cứ một quốc gia chậm phát triển nào, cơ hội vươn lên và nguy cơ tụt hậu đều phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người, trước hết là vào năng lực trí tuệ, khả năng tư duy và lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của quốc gia và các cấp, các ngành. Điều đó cho thấy, vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ lãnh đ ạo trong hệ thống chính trị là vấn đề mang tính chìa khóa đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế, trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay vẫn tồn tại tình trạng hẫng hụt về số lượng cán bộ lãnh đ ạo có chất lượng, cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, nhất là về trình đ ộ lý luận chính trị, trình đ ộ quản lý nhà nư ớc, trình đ ộ chuyên môn cần thiết đáp ứng cho yêu cầu lãnh đạo. Với tất cả những điều nêu trên, cho thấy rằng, trước những đòi hỏi mới của đất nước Lào và để tạo ra một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng đáp ứng yêu cầu cách mạng, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cơ bản và có hệ thống, tìm ra những giải pháp tối ưu trong đào tạo cán bộ lãnh đạo. Đó là những lý do khách quan
  4. 2 cho tôi lựa chọn vấn đề “Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành chính trị học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1 Mục đích của luận án Từ việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đ ạo của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Lào hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ - Phân tích làm rõ cơ s ở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào hiện nay. - Xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới. 3. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đạo (trung, cao cấp) của hệ thống chính trị trong hệ thống Học viện và trường chính trị - hành chính ở Lào từ năm 2000 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. 4.2 Phương pháp nghiên cứu
  5. 3 Đề tài nghiên cứu từ góc nhìn chính trị học, sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của chính trị học, nhất là phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích - tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học và các phương pháp khác. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận, thực tiễn về đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Làm rõ những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòi hỏi đối với việc đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Xác định rõ những phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay và những năm tới. 6. Ý nghĩa lý lu ận và thực tiễn của luận án Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình tiến hành công việc đào tạo đội ngũ cán bộ của Đảng và chính quyền, trong quá trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị ở Lào hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM Ở nhiều nước trên thế giới, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán b ộ công chức cho bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học, trong đó có môn chính trị học. Ở các nước phương Tây, lý luận về đào tạo đội ngũ cán b ộ, công chức phát triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế
  6. 4 giới lần thứ hai, khi mà vai trò của Nhà nước thông qua các chính sách công ngày càng được chú trọng, đồng thời với việc cần thiết có một nền hành chính mạnh để tái thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nước đều quan tâm nghiên cứu và mở các trường đào tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn ở Pháp, sau năm 1945 đã thành lập Trường Hành chính Quốc gia nhằm nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ra các công chức cao cấp cho nước Pháp. Ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề này. Kết quả của việc nghiên cứu đó đã đư ợc nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tập hợp, khai thác để phục vụ cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam với cuốn sách đã đư ợc xuất bản gần đây: "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc", (2009), sách tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khá nhiều nhà nghiên cứu đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việt Nam và Lào là hai nước có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, do vậy có thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và thiết thực cho đề tài, trước hết lại là các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam. Về sách tham khảo, có: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán b ộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (2003), do Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. "Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (2009), do Trần Đình Hoan (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý" (2009) của Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Về đề tài khoa học, có: "Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đổi mới", mã số KX 0511 (1992-1999). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì, do Trần Xuân Sầm là chủ nhiệm. "Đào tạo,
  7. 5 bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay (1999-2002)", Đề tài cấp Bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan chủ trì, do Lê Quang Thưởng là chủ nhiệm. "Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị hiện nay" (2001), đề tài khoa học cấp Bộ, do Phạm Văn Thọ làm chủ nhiệm. Về luận văn, luận án, có: "Vấn đề nâng cao chất lượng, công tác đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ lãnh đ ạo chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Bạc Liêu tỉnh Minh Hải hiện nay" (1995), của Lê Hữu Ái, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. "Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ" (2003), Luận án tiến sĩ triết học của Lê Hanh Thông, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. "Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay" (2006), Luận văn thạc sĩ chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Về bài viết trên tạp chí, có: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo chủ chốt", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9/1999, của Nguyễn Hữu Cát. "Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện" của Nguyễn Duy Hùng, Tạp chí Cộng sản số 3, tháng 1/2002. “Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ mới" của Ngô Ngọc Thắng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004. "Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh" của tác giả Song Thành, Tạp chí Lý luận chính trị số 7/2005. "Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công chức cao cấp ở trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA)" của Phan Xuân Sơn, Thông tin Chính trị học số 2/2008. "Cách đào tạo công chức ở Pháp" của phạm Quang Vịnh, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 12/8/2011. "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới" của Lê Quang, Tạp chí Xây dựng Đảng số 11/2009.
  8. 6 Các công trình nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam thời kỳ đổi mới những năm gần đây, là nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Lào. 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vấn đề đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới đã được đề cập trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Đã có một số công trình nghiên cứu dưới hình thức các luận án, luận văn, bài viết tạp chí liên quan đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị ở Lào thời kỳ đổi mới. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu. Về luận án, luận văn, có: "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới" (2005), của Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), Luận án tiến sĩ khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Luông Nậm Tha trong sự nghiệp đổi mới” (2006), của Xi Xụ Phăn Thăm Păn Nha, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng. “Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở tỉnh Viêng Chăn trong giai đoạn mới” (2007), của Sun Thong Khăm, Luận văn Cử nhân chính trị. Về bài viết, có: "Một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đ ạo, quản lý trong bộ máy hành chính ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" (2005), Bun Khăm Xay Xa Nạ, Tạp chí A Lumay, (số 5 - 2005). "Một số biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo hệ thống chính trị trong điều kiện mới'' (2010), Khăm Phăn Vông Pha Chăn, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 106-2010). "Một số giải pháp đánh giá sắp xếp, luân chuyển và sử dụng cán bộ lãnh
  9. 7 đạo hệ thống chính trị trong điều kiện hiện nay'' (2010), Khăm Phăn Vông Pha Chăn, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 117-2010). "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện mới" (2011), Khăm Phăn Vông Pha Chăn, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 10-2011). "Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào" của Xinh-Khăm Phôm-Ma-Xay, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 10/2001). Các công trình khoa học trên đây nhìn chung đã nghiên c ứu ở những khía cạnh khác nhau về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo hoặc các chủ đề có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đ ạo trong hệ thống chính trị nói chung và ở Lào nói riêng. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN B Ộ LÃNH Đ ẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị và đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo 2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị Hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được hiểu là một hệ thống các thiết chế, bao gồm Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mặt trận Xây dựng đất nước Lào và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có sự vận hành và thực hiện quyền lực theo một cơ chế chủ đạo là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. 2.1.1.2 Khái niệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là muốn nói tới những cán bộ có chức vụ nhất định trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, họ vừa có hoạt động lãnh đạo,
  10. 8 vừa có hoạt động quản lý trong hệ thống chính trị, tức là các cán bộ “lãnh đạo - quản lý” và được gọi chung là các cán bộ lãnh đạo. 2.1.2 Khái niệm đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đào tạo cán bộ lãnh đạo là nói đến công việc đào tạo các cán bộ giữ những chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị, trong đó bao gồm các hoạt động chủ yếu như xây dựng và thực hiện nội dung, chương trình, phương th ức, đánh giá kết quả đào tạo nhằm đáp ứng những đòi h ỏi đảm bảo về cán bộ trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân. Đào tạo cán bộ lãnh đ ạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào mà luận án nghiên cứu được tập trung vào công tác đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán b ộ đó thông qua Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị - hành chính tỉnh. 2.2 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ 2.2.1 Các quan điểm về đào tạo cán bộ 2.2.1.1 Quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và Hồ Chí Minh Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, cán bộ - nhất là cán bộ lãnh đạo - có một ý nghĩa quy ết định đối với sự thành bại của cách mạng. Công tác đào tạo cán bộ lãnh đ ạo của một giai cấp, một chính đảng luôn là một trong những yếu tố quyết định đối với địa vị chính trị - xã hội của giai cấp và chính đảng đó. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin coi việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp là một vấn đề cơ bản và mang tính tất yếu đối với tất cả các giai cấp có khả năng trở thành giai cấp thống trị và mong muốn trở thành giai cấp thống trị. Cùng với những quan điểm về đào tạo cán bộ của các nhà kinh điển Mác - Lênin, vấn đề đào tạo cán bộ được Hồ Chí Minh rất chú ý trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người cho rằng: muôn việc thành
  11. 9 công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém; việc đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng; đào tạo cán bộ bao giờ cũng phải xuất phát từ mục đích, căn cứ vào nhu cầu của cách mạng; phải chú trọng đến nội dung đào tạo, nội dung đào tạo phải thiết thực, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn cách mạng; phương thức đào tạo cán bộ phải gắn với đào tạo trong thực tiễn, với việc tự đào tạo. 2.2.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc đào tạo cán bộ lãnh đ ạo trong hệ thống chính trị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, coi đây như công việc gốc của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng về công tác này. Trong những năm gần đây, Đảng không chỉ đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo mà đã thực hiện đào tạo cán bộ hướng tới theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ và nâng cao hơn chất lượng hệ thống đào tạo trong cả nước. 2.2.1.3 Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo Trong toàn bộ quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đ ạo của hệ thống chính trị. Đảng xác định đây là một trong những khâu trọng yếu nhất trong công tác lãnh đạo của mình, là một vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa có tính cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng ở Lào. Đảng còn xác định đào tạo là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, lâu dài với mục đích là tạo sự thay đổi căn bản về chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ, đáp ứng những yêu cầu mới luôn đặt ra của cách mạng. Chủ trương của Đảng là thực hiện chuẩn hóa về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhằm không ngừng nâng cao năng lực tư duy và tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ này. Đảng luôn quan tâm đến việc kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua trường lớp với việc thử thách rèn luyện và trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, coi
  12. 10 đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ, nuôi dưỡng và phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của họ. 2.2.2 Chương trình, nội dung, phương thức và đánh giá kết quả đào tạo cán bộ lãnh đạo 2.2.2.1 Chương trình, nội dung đào tạo Chương trình đào t ạo được hiểu là hình thức tổ chức hoạt động cụ thể của quá trình giảng dạy và học tập theo trường lớp, phản ánh tính chất và mức độ của đào tạo hay bồi dưỡng. Nó cũng như là m ột bộ khung được tạo nên bởi các tiền đề cơ bản như mục đích, yêu cầu, phạm vi các môn học, các phương châm, các khâu chủ yếu và các biện pháp tiến hành trong hoạt động giảng dạy, học tập. Còn nội dung đào tạo chính là nguồn tri thức được khai thác từ các môn học nằm trong chương trình đào tạo. Nội dung đào tạo chính là cái mà cơ sở đào tạo cung cấp cho học viên những tri thức khoa học cơ bản, những năng lực, kỹ năng hoạt động, những phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu đào tạo. Nội dung cơ bản đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị bao gồm: Một là, đào tạo lý luận chính trị - hành chính. Đây là nội dung cốt lõi nhất, bao gồm nhiều vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đ ạo như: Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng; những tri thức cơ bản của khoa học lãnh đ ạo; khoa học chính trị - hành chính, khoa học xã hội và nhân văn. Hai là, đào tạo chuyên môn. Đào tạo chuyên môn thường căn cứ vào đối tượng, nhu cầu và nhiệm vụ chuyên môn của từng loại cán bộ. Tuy nhiên, đào tạo chuyên môn được thực hiện ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, các cán bộ hầu hết đã có m ột chuyên môn nhất định theo từng lĩnh v ực, ngành. 2.2.2.2 Phương thức đào tạo Phương thức đào tạo được hiểu là cách thức, phương pháp đào tạo. Phương thức đào tạo chủ yếu nhất đối với đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là tại các cơ sở đào tạo như Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị hành chính tỉnh. Phương thức đào tạo có thể là phương thức đào tạo tập trung hay tại chức; phương thức đào tạo cơ bản dài ngày hay
  13. 11 bồi dưỡng ngắn ngày theo chức danh, đào tạo qua thực tiễn. Đây còn được gọi là các hình thức đào tạo - một sự thể hiện, hiện thực hóa các nội dung đào tạo. Đào tạo cán bộ ở cơ sở đào tạo hay nhà trường luôn đi liền với công tác giảng dạy, học tập. Phương pháp giảng dạy, học tập gắn với phương pháp đào tạo. Phương pháp giảng dạy, học tập về thực chất là cách thức, phương pháp truyền đạt các tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên đối với học viên, cách thức học tập của học viên. Phương pháp giảng dạy về thực chất chính là phương tiện giúp cho giáo viên truyền thụ những kiến thức khoa học đến người học. 2.2.2.3 Xác định nhu cầu và đánh giá kết quả đào tạo Nhu cầu đào tạo là nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức hay sự phát triển nói chung của tổ chức, cá nhân mà có thể được thỏa mãn bằng con đường đào tạo. Nhu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị gắn liền với mục tiêu đào tạo. Đó là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh của cán bộ đã đư ợc quy định; giúp cán bộ thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Đánh giá kết quả đào tạo là khâu cuối trong quá trình đào t ạo. Thực chất của việc đánh giá này là việc so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, nghĩa là: đào t ạo có đạt kết quả không? có hiệu quả không? có đem lại lợi ích như mong muốn không? Nội dung đánh giá gồm các vấn đề cụ thể, thể hiện trong các tiêu chí đánh giá như: kết quả học tập của học viên so với mục tiêu cần đạt được; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hay năng lực thực tiễn của cán bộ lãnh đạo so với yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn; mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào t ạo so với nhu cầu của học viên; về các phương pháp dạy và học, và các vấn đề khác. 2.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ Từ khảo sát thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của một số nước như Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung hoa, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo
  14. 12 nói riêng trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như sau: Cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và phân công trách nhiệm giữa các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần gắn chặt hơn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành trong thực tế; cần xây dựng các tiêu chí cụ thể thực hiện đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng. Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 3.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1.1 Những mặt đạt được trong đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đ ạo 3.1.1.1 Những mặt đạt được chung Qua quá trình đào t ạo, bồi dưỡng trong các nhà trường và rèn luyện trong thực tiễn của cán bộ, công tác đào tạo đội ngũ cán b ộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đã không ngừng tiến bộ, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao, giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng đất nước Lào ổn định và phát triển. Các cơ sở đào tạo ở Trung ương và các tỉnh đã thực hiện những bước đổi mới nhất định về công tác đào tạo, bồi dưỡng như đổi mới về nội dung, chương trình đào t ạo, đổi mới về phương pháp dạy và học, bước đầu đã có xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác đào tạo. Chính từ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Lào, đặc biệt là các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo, cùng với sự phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán b ộ, mà những năm gần đây, trình đ ộ và năng lực của đội ngũ cán
  15. 13 bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đã không ngừng được nâng cao, giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng đất nước Lào ổn định và phát triển. 3.1.1.2 Những mặt đạt được về xây dựng nội dung, chương trình và xác định phương thức đào tạo Nội dung chương trình đã được cải tiến, đổi mới ở mức độ nhất định, đã có nhiều thay đổi mang tính khoa học, sát với thực tiễn, thoát khỏi khuôn khổ của chương trình cũ trư ớc đây. Nội dung chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo đều có sự thẩm định, tư vấn của Hội đồng khoa học cấp Học viện và các Ban chuyên môn. Hiện nay, việc đào tạo cán bộ lãnh đ ạo của hệ thống chính trị đã đư ợc xác định rõ hơn về phương thức. Đó là vừa đào tạo chính quy, đào tạo tại chức; vừa đào tạo từ thực tiễn rèn luyện, luân chuyển cán bộ, tự đào tạo. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng mà biểu hiện cụ thể ở phương pháp dạy và học của Học viện và các trường trong hệ thống trường chính trị - hành chính hiện nay đã đư ợc thực hiện với các phương thức cơ bản: Nghe giảng bài trên lớp; tự học, tự nghiên cứu; tổ chức thảo luận, xemina; nghiên cứu thực tế. Đã có đào t ạo cán bộ từ thực tiễn như: thực hiện luân chuyển cán bộ dựa vào thể thức nguyên tắc và dựa vào tiêu chí của chức vụ đã quy định. 3.1.1.3 Những mặt đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ gi ảng viên Trình độ đội ngũ cán b ộ giảng dạy ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Đại bộ phận cán bộ giảng dạy của Học viện đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, có kiến thức thực tiễn phong phú. Đội ngũ giảng viên luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên, có tác phong, lối sống trong sạch, lành mạnh. Trong cơ chế thị trường, mặc dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn song vẫn luôn thể hiện tác phong gương mẫu của người thầy để có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. 3.1.1.4 Những mặt đạt được về xây dựng cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo
  16. 14 Việc xây dựng cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo chủ yếu gồm có các trường chính trị - hành chính tỉnh và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia. Từ khi được thành lập cho đến nay, cơ sở vật chất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hiện nay Học viện, các trường chính trị - hành chính tỉnh đã đáp ứng ở mức độ nhất định nhà làm việc, có hội trường để phục vụ cho việc mở lớp, có nhà nghỉ, nhà ăn cho các học viên…. Ngoài ra các trường còn được trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác như máy tính, máy photocopy, tăng âm loa đài. Các trang thiết bị như bàn, ghế phục vụ cho giảng dạy và học tập, chăn màn, dụng cụ nhà ăn….được mua sắm thêm. Thiết bị văn phòng, phương tiện giảng dạy đi lại….đã từng bước được trang bị theo hướng hiện đại. 3.1.2 Những hạn chế trong đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo 3.1.2.1 Những hạn chế chung Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đ ạo của Đảng và Nhà nước Lào còn bất cập, chưa đáp ứng được tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, sự phối hợp của các ngành, các cấp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế; ở nhiều địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chất lượng còn thấp và chưa kịp thời dẫn đến việc cử đi học không đúng đối tượng, theo cảm tính, không gắn với việc quy hoạch và sử dụng cán bộ. 3.1.2.2 Hạn chế về nội dung chương trình và phương thức đào tạo Nội dung chương trình đào t ạo trong hệ thống cơ sở đào tạo cán bộ ở Lào còn chưa hoàn chỉnh, chưa thật phù hợp với yêu cầu chức năng nhiệm vụ của từng đối tượng. Nội dung chương trình đào t ạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính ở Lào hiện nay vẫn quá thiên về lý luận và quan điểm chung, ít đi sâu vào việc cung cấp các kiến thức phục vụ trực tiếp quá trình hoạt động cụ thể của cán bộ như kỹ năng lãnh đạo, xử lý các tình huống cụ thể…. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng còn có những bất cập, chưa thật hợp lý, chưa đ ảm bảo thật sự gắn liền giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn; chưa kết hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau như
  17. 15 đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại chức trong Học viện kết hợp với tổ chức ở ngoài Học viện và các trường chính trị - hành chính tỉnh. Ngoài ra, việc tổ chức giảng dạy và học tập ở các cơ sở đào tạo vẫn chủ yếu là theo phương pháp cũ là thầy giảng, trò nghe, chưa tích cực nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy, học tập mới - lấy học viên làm trung tâm, phát huy khả năng tự chủ sáng tạo của họ. 3.1.2.3 Hạn chế về chất lượng đội ngũ giảng viên Bên cạnh những mặt tích cực của đội ngũ giảng viên Học viện, trường chính trị - hành chính tỉnh, đội ngũ này v ẫn còn nhiều bất cập và những hạn chế phần nào ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp giảng dạy, hay nói chung là ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Số giảng viên lớn tuổi vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, khả năng sư phạm, kiến thức kinh nghiệm thực tiễn trong công tác của giảng viên không đồng đều; năng lực một số giảng viên còn hạn chế, phân bố chuyên môn chưa hợp lý, một số chuyên ngành còn ít giảng viên như Xây dựng Đảng, công tác dân vận, nhà nước pháp luật. 3.1.2.4 Hạn chế về cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào tuy đã được tổ chức sắp xếp lại, trang bị thêm mới, nhưng cũng chưa thật phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Lào hiện nay. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và mạng lưới các trường chính trị tỉnh hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt về điều kiện nơi ăn, ở, học tập cho những lớp đào tạo cán bộ hệ tập trung trong khi nhu cầu đào tạo lý luận cao cấp hệ tại chức lại cũng đang có xu hướng ngày càng tăng lên. 3.2 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.2.1 Những nguyên nhân của mặt đạt được và hạn chế 3.2.1.1 Nguyên nhân của mặt đạt được Thứ nhất, đó là do có đường lối đúng đắn của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị nói riêng.
  18. 16 Thứ hai, có sự chỉ đạo cụ thể và có hệ thống của Trung ương và Bộ Chính trị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thứ ba, do có sự nỗ lực to lớn của bản thân các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như do đội ngũ cán bộ có nhiệt tình, làm chủ học hỏi cả mặt lý luận chính trị - hành chính, kỹ thuật - khoa học ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ kiến thức cho xứng đối với sự đòi hỏi của nhiệm vụ công việc. Thứ tư, do có sự giúp đỡ của các nước trên thế giới, nhất là Việt Nam trong công tác đào tạo cán bộ. 3.2.1.2 Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, do chưa có nhận thức thống nhất về định hướng và biện pháp cụ thể trong công tác đào tạo cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị thiếu tính đồng bộ và nhất quán trong nhận thức, triển khai các quan điểm, chủ trương chung của Đảng về lĩnh vực này. Chính từ đó dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu. Thứ hai, do chưa chú trọng và làm tốt việc đánh giá và sử dụng cán bộ sau khi được đào tạo đã làm hạn chế việc định hướng cho công tác này. Thứ ba, hiệu quả bộ máy tổ chức và hoạt động của các cơ quan chức năng và cơ sở đào tạo cán bộ chưa cao. Cơ cấu bộ máy cũng như ch ức năng hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm được củng cố và hoàn thiện. Cán bộ của các bộ phận chuyên môn của Học viện hầu như để phục vụ giảng dạy đơn thuần, chưa kết hợp đúng mức giữa sự phát triển khả năng giảng dạy với phát triển khả năng nghiên cứu khoa học. Chưa có hệ thống chính sách thích hợp để khuyến khích sự tích cực sáng tạo đối với đội ngũ làm công tác nghiên c ứu giảng dạy nói chung và đối với đội ngũ cán b ộ nghiên cứu giảng dạy về lý luận chính trị - hành chính nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, cộng với kế hoạch đầu tư không đồng bộ, thiếu trọng tâm, trọng điểm. 3.2.2 Một số vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo cán bộ lãnh đạo Thứ nhất, sự giảm sút về ý thức và niềm tin, đặc biệt là sự sa sút về phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ đảng viên, trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo các cấp khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị
  19. 17 trường đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ ở Lào hiện nay. Thứ hai, sự yếu kém, hẫng hụt về kiến thức, lý luận chính trị - hành chính, kỹ năng lãnh đ ạo của không ít cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị không đáp ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế ở Lào hiện nay cũng là v ấn đề bức xúc đang đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ. Thứ ba, việc đảm bảo làm sao xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị có chất lượng, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới hiện nay cũng là vấn đề bức xúc đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ lãnh đ ạo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 4.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.1.1 Những yêu cầu và quan điểm 4.1.1.1 Những yêu cầu mới đòi hỏi đối với đào tạo cán bộ lãnh đạo Thứ nhất, những yêu cầu về tiêu chuẩn hóa đối với các loại cán bộ trong hệ thống chính trị. Yêu cầu về trình đ ộ lý luận chính trị - hành chính, về ngoại ngữ cũng như tiêu chí trình đ ộ trong một số lĩnh v ực khác cho từng bậc chức danh lãnh đ ạo cụ thể Thứ hai, những yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng đòi h ỏi của thời kỳ mới. Thứ ba, những yêu cầu về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.
  20. 18 Thứ tư, những yêu cầu về việc bảo đảm hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả sử dụng nguồn viện trợ để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng trong nước. 4.1.1.2 Quan điểm Một là, bảo đảm gắn chặt mọi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị với việc đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ cách mạng hiện nay. Hai là, gắn việc phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật với việc không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức và hệ thống cơ chế tổ chức quản lý trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp trong hệ thống chính trị. Ba là, kết hợp sử dụng đồng bộ và thống nhất các biện pháp quản lý, đánh giá kết quả trong hoạt động đào tạo với biện pháp quản lý, đánh giá kết quả trong học tập, rèn luyện qua hoạt động thực tiễn của cán bộ. Bốn là, kết hợp giữa việc phát huy khả năng trong nước với việc tranh thủ và tận dụng mọi cơ hội hợp tác quốc tế trong định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay. 4.1.2 Phương hướng chung Phương hướng chung thể hiện cụ thể ở mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào là đào tạo ra những cán bộ cách mạng với những năng lực và phẩm chất cơ bản sau: Thứ nhất, nhận thức và vận dụng tốt lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh và đư ờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào; có trình độ lý luận chính trị, nắm vững tri thức cơ bản của khoa học chính trị - hành chính, khoa học lãnh đạo, khoa học xã hội và nhân văn. Thứ hai, có tầm nhìn sâu rộng về thế giới đương đại; có khả năng dự báo về xu hướng biến động trong tương lai trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; có khả năng tư duy chiến lược, có phương pháp khoa học trong nhận thức và hành động sáng tạo thích ứng với những biến động của tình hình thế giới và trong nước.
nguon tai.lieu . vn