Xem mẫu

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Việt Nam là nước sản xuất Cà phê thứ hai trên thế giới, sản lượng bình quân gần đây khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Diện tích cà phê của Việt Nam hiện nay khoảng 641,7 nghìn héc-ta. Phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam dành để xuất khẩu, chủ yếu ở dạng nguyên liệu. Năm 2014 xuất khẩu khoảng 1,6906 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5569 tỷ USD. Tuy mặt hàng này mang lại hiệu quả cao nhưng gặp nhiều rủi ro vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố rủi ro. Mặt khác, công tác quản trị rủi ro của các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê của Việt Nam còn hạn chế. Nghiên cứu về “Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam” mang tính cấp thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Một là: Xác định các yếu tố rủi ro, xác tìm "khe hổng" nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu; Hai là: Xây dựng thang đo lường rủi ro nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam; Ba là: Đề ra các giải pháp quản trị rủi ro trong sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam; Bốn là: Bổ sung cơ sở lý thuyết rủi ro. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: Một là: Những yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam và những "khe hổng" nghiên cứu nào sẽ được giải quyết thông qua nghiên cứu này? Hai là: Mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro với kết quả sản xuất và kết quả kinh doanh cà phê tại Việt Nam? Ba la2: Giải pháp nào cho quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam? Bốn là: Những đóng góp nào từ kết quả của đề tài cho khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro? 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu này thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý thuyết, nghiên cứu trước có liên quan, thông qua khảo sát sẽ xây dựng thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê, với mốc thời gian từ năm 2010 đến 2015. 1.6 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu: (1) Xây dựng được thang đo mới đối với các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh cà phê. (2) Đánh giá rủi ro trong sản xuất và kinh doanh cà phê toàn diện, xuyên suốt và chi tiết cho từng yếu tố. (3) Làm sáng tỏ tính hai mặt của rủi ro là bất lợi và thuận lợi. (4) Bổ sung cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Rủi ro (Risk): 2.1.1 Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực): (1) Hoàng Phê (1995) : “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”; (2) Nguyễn Lân (1998): “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may”; (3) Từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”; (4) Hồ Diệu (2002): “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”. 2.1.2 Trường phái trung hòa: (1) Frank Knight (1921, trang 233): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”; (2) Allan Herbert 3 Willett (1951, trang 6): “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”; (3) C. Arthur William et al. (1964): “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được mất không thể đoán trước"; (4) David Apgar (2006): “Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi”. 2.1.3 Các khái niệm rủi ro khác: (1) Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013, tr 32): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nếu quản trị rủi ro tốt thì sẽ đón nhận được nhiều cơ hội, ngược lại, sẽ phải chấp nhận những thiết thòi”; (2) Aswath Damodaran (2010, tr 86 t1): “Rủi ro nói đến những khả năng chúng ta nhận được suất sinh lời khoản vốn đầu tư đã bỏ ra khác với tỷ suất lợi nhuận mà chúng ta kỳ vọng. Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm kết quả xấu (tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mong đợi) mà còn đề cập đến cả kết quả tốt (tỷ suất lợi nhuận cao hơn mong đợi). Trên thực tế chúng ta có thể nói rủi ro mang lại kết quả xấu là rủi ro bất lợi và rủi ro mang lại kết quả tốt là rủi ro thuận lợi nhưng khi đánh giá rủi ro, chúng ta nên xem xét cả hai loại này”; (3) Ngô Quang Huân và cộng sự (1998, tr 8): “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được”. 2.1.4 Khái niệm rủi ro của tác giả: Rủi ro là biến cố ứng với một xác suất làm biến đổi các kết quả của sự kiện không theo mong muốn 4 hoặc dự tính ban đầu. Mặt khác, sự xuất hiện của rủi ro cũng có thể gây ra tổn thất với mức độ khó đoán trước. Rủi ro mang tính hai mặt là bất lợi và thuận lợi. Suy cho cùng rủi ro là hiện tượng khách quan xảy ra ngoài ý muốn của con người nhưng có thể nhận biết, đo lường, kiểm soát và có thể có khả năng biến đổi từ bất lợi thành thuận lợi. 2.2 Tổn thất (Loss): Nguyễn Anh Tuấn (2006, trang 21): “Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng, về con người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra”. 2.3 Biến động tiềm ẩn ở kết quả sản xuất và kinh doanh có liên quan đến rủi ro: 2.3.1 Khái niện biến động tiềm ẩn ở các kết quả sản xuất: Là những thay đổi ở kết quả sản xuất làm sai lệch so với dự tính ban đầu, ẩn chứa từ bên trong, không biểu hiện ra bên ngoài do những nguyên nhân từ rủi ro gây ra. 2.3.2 Khái niệm về biến động tiềm ẩn ở các kết quả kinh doanh: Là những thay đổi kết quả kinh doanh làm sai lệch so với dự tính ban đầu, ẩn chứa từ bên trong, không biểu hiện ra bên ngoài do những nguyên nhân từ rủi ro gây ra. 2.4 Quản trị rủi ro (Risk management): Theo Đoàn Thị Hồng Vân và công sự (2013, trang 66) thì: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công”. 5 Tác giả của nghiên cứu này bổ sung như sau: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro trên cơ sở dự báo xác suất xuất hiện, đồng thời tìm cách biến đổi rủi ro bất lợi thành có lợi”. 2.5 Tổng quan công trình nghiên cứu trước liên quan luận án: 2.5.1 Tình hình nghiên cứu tài liệu nước ngoài: STT NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ RỦI RO SẢN XUẤT KINH DOANH WB (2004) 01 Giá thị trường, vốn sản xuất, thời tiết, sâu dịch bệnh, mất cân đối sản xuất. Giá thị trường, thị trường tài chính QT, vốn kinh doanh, kỹ thuật kinh doanh, tâm lý hành vi nhà kinh doanh. UNCTAD/WTO (2002) 02 Giá thị trường, kỹ thuật kinh doanh, nhà rang xay cà phê, quỹ đầu cơ quốc tế, thông tin thị trường, vốn kinh doanh, xã hội. Quoc Luong and 03 Loren W. Tauer (2004) ICO (2014) 04 World coffee trade 1963-2013. Giá thị trường, tâm lý hành vi nhà sản xuất. Giá thị trường, mất cân đối sản xuất, xã hội. Giá thị trường, kỹ thuật kinh doanh, quỹ đầu cơ quốc tế, nhà rang xay cà phê, thị trường tài chính QT, xã hội. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn