Xem mẫu

1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài luận án “Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­ an ninh (QP­AN) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC) xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay” là vấn đề đã được nghiên cứu sinh tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong 19 năm làm giảng viên công tác đảng, công tác chính trị ở Học viện Chính trị và Trường Sĩ quan Chính trị, trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng (QS, QP) địa phương, trong đó có vấn đề giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP­AN. Trong quá trình học tập, công tác, nghiên cứu sinh tích cực nghiên cứu về thực tiễn công tác giáo dục QP­AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở nhiều nơi, đặc biệt là ở địa bàn Quân khu 3; đồng thời đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng kiến thức, năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ này. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2009), các chương giáo trình, tập bài giảng, các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài quân đội do nghiên cứu sinh thực hiện cơ bản liên quan đến công tác giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN. Quá trình triển khai công trình, nghiên cứu sinh đã sưu tầm, nghiên cứu nhiều tài liệu lý luận, thực tiễn về công tác giáo dục QP­ AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN; tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình, nhóm công trình khoa học ở trong nước và ở nước ngoài có liên quan; đồng thời tích cực khảo sát thực tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. 2. Lý do lựa chọn đề tài Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong mọi tình huống, đòi hỏi phải thường xuyên xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân (QPTD) và an ninh nhân dân vững mạnh, trong đó, giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho các tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung và cho CBCC 2 các cấp trong hệ thống chính trị nói riêng là một nội dung rất quan trọng. Quân khu 3 là địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế trận QPTD của cả nước. Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta; là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội (KT­XH), củng cố QP­ AN; đồng thời, có vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác QP­AN ở địa phương. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất, trình độ, năng lực toàn diện, trong đó phải cónănglựccôngtácQP­ANtương ứng. Bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trang bị, bổ sung tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP­AN ở địa phương, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ. Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN và công tác QP­ AN ở địa phương trên địa bàn Quân khu 3 đã có sự phát triển với nhiều nội dung, yêu cầu mới; tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta với những thủ đoạn hết sức thâm hiểm… Những vấn đề đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị địa phương trên địa bàn Quân khu nói chung và CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng phảithườngxuyên đượcbồidưỡngnănglựccôngtácQP­AN. Những năm qua, hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 đã được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Qua đó nhận thức, trách 3 nhiệm, trình độ, kỹ năng công tác QP­AN của đội ngũ này được nâng lên đáng kể, bảo đảm cho họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập. Nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng công tác QP­AN của một số CBCC xã, phường, thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đíchvànhiệmvụnghiêncứu *Mụcđích Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay. * Nhiệm vụ Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực công tác QP­AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3; đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng; xac đinh royêu cầu và đêxuât những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quânkhu3hiệnnay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là đối tượng nghiên cứu của luậnán. * Phạm vi nghiên cứu 4 Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn trên địa bànQuânkhu3hiệnnay. Phạm vi khảo sát: Khảo sát điểm ở một số địa phương, cơ quan quân sự địa phương, trường quân sự cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Tư liệu, số liệu nghiên cứu chủ yếu được giới hạn từ năm 2010 trở lại đây. Các giải pháp được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN, vê can bô vacông tac can bô; vêgiáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP­ AN. * Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của đề tài là hiện thực hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 trong những năm vừa qua; các tài liệu, báo cáo về công tác xâydựngđộingũcánbộ,côngtácQS,QPđịaphương,về côngtácgiáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP­AN cho đội ngũ CBCC các cấp, trong đó cóCBCC xã,phường,thịtrấnvàkếtquả điềutra,khảosátthựctếcủa tác giả ở các cơ quan chức năng và các địa phương trên địa bàn Quân khu3. * Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, chú trọng các phương pháp: lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, thốngkê,sosánh,tổngkếtthựctiễnvàphươngphápchuyêngia. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm và xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. 5 Từ tổng kết thực tiễn, rút ra 4 bài học kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. Đề xuất nội dung, biện pháp góp phần tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học, giúp cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng của các địa phương trên địa bàn Quân khu 3 lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn đối với việc bồi dưỡng năng lực công tác QP­ANcho độingũ CBCC xã,phường,thị trấn. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn công tác đảng, công tác chính trị và các môn học liên quan đến giáo dục QP­AN ở các trung tâm giáo dục QP­AN và các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài; danh mục tàiliệuthamkhảovàphụlục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI 1.Cáccôngtrìnhnghiêncứuởnướcngoàiliênquanđếnđềtài 1.1.Vềxâydựng,bồidưỡngnănglựccôngtácchođộingũcán bộ * Các công trình, nhóm công trình khoa học ở Liên Xô Cuốn sách Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang (LLVT) Liên Xô của A.A.Ê­pi­sép và cuốn Công tác đảng ­ chính trị trong các LLVT Xô viết của P.I.Các­ pen­cô đã đề cập khá toàn diện và sâu sắc về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ xác định vị trí, vai trò, nội dung và hình thức, biện pháp tiến hành, trong đó, hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng và thông qua hoạt động thực tiễn được các ông coi trọng và nhấn mạnh. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn