Xem mẫu

BỘ VBỘVĂNHÓATHỂTHAOVÀDULỊCH BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM LÊ VINH HƯNG NGHỆ THUẬT HỢP XƯỚNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2016 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Côngtrìnhđược hoànthànhtạiHọc việnâmnhạcQuốc gia Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.NSND. NGUYỄN TRỌNG BẰNG PGS.TS. NGUYỄN PHÚCLINH 1. Vai trò của nghệ thuật hợp xướng trong đời sống âm nhạc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 361 tháng 7/2014. 2. Biểu diễn hợp xướng Việt Nam từ thập niên 90 thế kỷ XX đến nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 364 tháng 10/2014. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: ........................................................................................... ........................................................................................... ........................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại ................................................................................................. Vào hồi……. giờ ……ngày …. tháng …. năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia ThưviệnHọc việnâm nhạcQuốcgiaViệtNam 24 Từ năm 1954 đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nghệ thuật hợp xướng Việt Nam có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển hoàn chỉnh, đạt đến một giai đoạn “hoàng kim”. Sáng tác hợp xướng Việt Nam phát triển mạnh giai đoạn đầu với sự đa dạng hóa nội dung đề tài, kỹ năng sáng tác hợp xướng được nâng cao. Giai đoạn sau ngày thống nhất đất nước, sáng tác hợp xướng tương đối thành thục, nhiều tác phẩm đã để lại tiếng vang. Hoạt động biểu diễn hợp xướng là một bức tranh sinh động, đa dạng, có cả những nét tinh tế, triển vọng và cả những nét còn sơ giản, chuệch choạc. Nghệ thuật biểu diễn hợp xướng không chỉ có sự đa dạng về nội dung, mà còn hết sức phong phú về hình thức. Đặc điểm âm nhạc trong các tác phẩm hợp xướng: Về cấu trúc được dựa trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những nguyên tắc cấu trúc về hình thức và bố cục khác nhau của âmnhạc phương Tây. Tuy nhiên, thể hiện rất rõ tính tự do, phá vỡ khuôn mẫu do nhu cầu củanội dung cần diễn đạt. Một số tác phẩm được viết từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay không ngừng biến đổi và luôn bổ sung những yếu tố mới. Về giai điệu, chú trọngnối tiếp giai điệu bằng các quãng đặc trưng để xây dựng nhiều nét giai điệu đậm tính dân tộc. Cách phát triển âm nhạc thường chọn giai điệu đẹp. Về thang âm - điệu thức, chú trọng sử dụng các thang âm, điệu thức dân tộc truyền thống Việt Nam kết hợp với hệ thống điệu thức trưởng hoặc thứ của phương Tây. Về thủ pháp phối âm, tiếp thu chọn lọc kỹ thuật sáng tác của phương Tây, sử dụng chồng quãng 4, quãng 5, hợp âm trưởng hoặc thứ kết hợp thêm quãng 4, quãng 2 tạo nên ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Về phối khí phần đệm dàn nhạc, đệm piano tuân thủ theo các thủ pháp phối khíkinh điển,song có sự sángtạo biểu đạt đậm nét tính dân tộc. Nghệ thuật hợp xướng đóng góp to lớn đối với sáng tác trong việc cung cấp dữ liệu, chất liệu âm nhạc, gợi mở ý tưởng... Đối với biểu diễn, hợp xướng có tác dụng thúc đẩy cả hai khuynh hướng biểu diễn âm nhạc “nghiêm túc” và “thông tục”, đóng góp tích cực nâng cao dân trí âm nhạc. Bước sang thế kỷ XXI, việc tiếp tục phát triển nghệ thuật hợp xướng Việt Nam, cần có chiến lược và giải pháp đồng bộ cả về sáng tác, biểu diễn và đào tạo hợp xướng, nhằm tạo ra chuỗi môi trường văn hoá hợp xướng mang đậm bản sắc Việt Nam./. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đềtài: Trải qua hơn nghìn năm phát triển, hợp xướng đã trở thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng âm nhạc của nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngay từ những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều tác phẩm hợp xướng, dàn hợp xướng chuyên nghiệp có quy mô lớn, nhỏ đã biểu diễn trên các sân khấu trong và ngoài nước, gây được tiếng vang trong công luận. Nghệ thuật hợp xướng đã có đóng góp lớn trong đời sống xã hội. Sự nghiệp sáng tác, biểu diễn hợp xướng của nước ta không phải hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Nhìn tổng thể, nghệ thuật hợp xướng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự có tiếng nói mạnh mẽ trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc nói chung của cả nước. Cho nên, việc đánh giá những chặng đường đã qua để rút ra nguyên nhân những kết quả đã đạt được và những vấn đề tồn tại cho sự phát triển của nghệ thuật này là việc làm rất đáng được quan tâm, rất quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu của đề tài luận án “Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam”. 2. Mụcđíchvà mụctiêunghiên cứu: Mục đích: Khẳng định những đóng góp của nghệ thuật hợp xướng đối với sự phát triển của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam và đưa ra những đề xuất góp phần phát triển loại hình nghệ thuật này trong tương lai. Mục tiêu: Nghiên cứu về nghệ thuật hợp xướng, sơ lược về lịch sử nghệ thuật hợp xướng phương Tây và quá trình du nhập nghệ thuật hợp xướng vào Việt Nam làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án. Nghiên cứu nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, đánh giá một số vấn đề về sáng tác hợp xướng (nội dung đề tài, đặc điểm âm nhạc) và biểu diễn hợp xướng (các công đoạn dàn dựng,biểu diễn hợp xướng). 2 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật hợp xướng trong hai lĩnh vực sáng tác, biểu diễn được nhìn dưới góc độ lịch sử phát triển của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu về nội dung - đề tài, đặc điểm âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn tác phẩm hợp xướng Việt Nam (trên cơ sở tư liệu sưu tầm các tác phẩm hợp xướng độclập và công trình nghiên cứu đã xuất bản). 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề về nghệ thuật hợp xướng ở Việt Nam, trong đó đi sâu vào hai lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và khảo sát thêm về lĩnh vực đào tạo hợp xướng. Khảo sát các tư liệu nghiên cứu về nghệ thuật hợp xướng từ năm 1954 đến nay, chủ yếu là các tác phẩm hợp xướng độc lập đã được biểu diễn, thu âm, in ấn, đồng thời gắn với sự phát triển củanền âm nhạc cách mạngViệt Nam (đặc biệt là ở Hà Nội). 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tư liệu trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, trao đổi ý kiến chuyên gia, đúc kết kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động biểu diễn và giảng dạy. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án: Tính mới của đề tài là sự phân tích một cách tổng thể về nghệ thuật hợp xướng ở Việt Nam, đóng góp một phần nhỏ bổ sung cho các công trình về lịch sử âmnhạcViệt Nam. Nhận xét tổng quát về nghệ thuật hợp xướng, những tồn tại và hướng giải quyết cho sự phát triển hợp xướng ở Việt Nam, khẳng định sự đóng góp của nghệ thuật hợp xướng đối với sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam. 7. Tổng quan và vấn đề nghiên cứu: 7.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Các nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập đến các phương diện lịch sử phát triển nghệ thuật hợp xướng, phối âm - phối khí cho hợp xướng và dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng, phương pháp giảng dạy hợp xướng… 23 về hợp xướng cho giáo viên dạy nhạc phổ thông. Thứ bảy, tạo nguồn chỉ huy hợp xướng tại các cơ sở văn hóa. Về nâng cao dân trí âm nhạc Thứ nhất, việc giáo dục âm nhạc, nghệ thuật hợp xướng cần phải có hệ thống khoa học. Thứ hai, khán giả “hôm nay” phải được xây dựng ngay từ “hôm qua”. Thứ ba, Nhà nước cần phải có kế hoạch nghiêm túc trong việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số nước có nền nghệ thuật hợp xướng phát triển bền vững lâu dài. Thứ tư, Nhà nước cần có kế hoạch nâng cao trình độ, chất lượng giáo dục âm nhạc phổ cập bằng việc hát hợp xướng tại các trường học, công sở. Thứ năm, Nhà nước cần xây dựng chuỗi môi trường văn hóa hợp xướng. Tiểu kết chương 4: Nghệ thuật hợp xướng có nhiều đóng góp quan trọng trong đời sống âm nhạc nước ta, góp phần cùng nền âm nhạc Việt Nam thực hiện tốt chức năng giáo dục âm nhạc cho cộng đồng và giáo dục cộng đồng bằng âm nhạc. Nghệ thuật hợp xướng đóng góp to lớn đối với sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, công tác đào tạo hợp xướng trong nước phát triển mạnh theo hình thức đào tạo tại chỗ. Khi đất nước thống nhất, đào tạo hợp xướng được triển khai trên hai mô hình chính: đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo phổ thông. Để nghệ thuật hợp xướng Việt Nam phát triển mạnh mẽ cần nuôi dưỡng các nhà soạn nhạc có khả năng viết cho hợp xướng, giúp đỡ dàn dựng, biểu diễn hợp xướng, đồng thời đưa công chúng đến với giá trị đích thực của tác phẩm hợp xướng. KẾT LUẬN Hợp xướng là loại hình nghệ thuật âm nhạc được biểu hiện bằng giọng hát nhiều bè. Hợp xướng có nguồn gốc từ sinh hoạt âm nhạc cộng đồng thời Cổ đại, đến thời Trung cổ chịu sự thống trị của đạo Thiên Chúa gắn với nhà nước phong kiến ở các nước Châu Âu. Sự xuất hiện hợp xướng trong đời sống âm nhạc Việt Nam chính là kết quả quá trình du nhập của nghệ thuật hợp xướng từ âm nhạc phương Tây, được gắn với con đường truyền đạo. Trải qua nửa thế kỷ, hợp xướng hiện diện tại Việt Nam đã hoàn thành quátrình “bản địa hóa”. 22 4.3.2. Đào tạo âm nhạc phổ thông Nhu cầu và trình độ thưởng thức hợp xướng của công chúng càng cao thì càng đòi hỏi tài liệu giảng dạy phải được giáo trình hoá nghiêm túc... 4.4. Một số đề xuất phát triển nghệ thuật hợp xướng Việt Nam Sự phát triển hợp xướng nước ta ở thế kỷ XXI cần được tiến hành một cách đồng bộ, trong đó đào tạo là nền tảng, sáng tác là đầu não, chỉ huy là mấu chốt, dàn hợp xướng là bộ khung, khán giả là động lực. Về sáng tác hợp xướng : Thứ nhất, người sáng tác cần có sự tìm tòi nhằm kết hợp giữa hợp xướng với dàn nhạc trong chỉnh thể tác phẩm hợp xướng. Thứ hai, phát triển thêm một bước trên tinh thần chủ động đề cao tính dân tộc, tạo nên một thứ ngôn ngữ hợp xướng mang màu sắc riêng của Việt Nam. Thứ ba, tổ chức tọa đàm nhằm giới thiệu, phân tích, khai thác những kỹ thuật sáng tác truyền thống và đương đại. Thứ tư, cần gắn với giao lưu văn hóa âm nhạc, hội nhập nhằm khai thác thành tựu của các nước tiên tiến. Thứ năm, việc lựa chọn thủ pháp sáng tác nào cũng cần đưa tác phẩm hợp xướng đến được với người nghe. Về biểu diễn hợp xướng : Thứ nhất, cần thúc đẩy cả hai xu hướng “nghiêm túc” và “thông tục”. Thứ hai, cần chú trọng phát triển các dàn hợp xướng chuyên nghiệp. Thứ ba, các dàn hợp xướng chuyên nghiệp không thể thiếu trong việc xây dựng chuỗi môi trường văn hóa hợp xướng Việt Nam. Thứ tư, cần ủng hộ kinh phí cho các dàn hợp xướng nghiệp dư. Thứ năm, cần duy trì hạng mục thi hợp xướng trong hội diễn nghệ thuật. Thứ sáu, Nhà nước cần có chiến lược lâu dài cho biểu diễn hợp xướng dân gian. Thứ bảy, tiếp tục hợp tác đẩy mạnh tổ chức Festival hợp xướng quốc tế. Về đào tạo hợp xướng : Thứ nhất, cần phải tiến hành song song âm nhạc hợp xướng chuyên nghiệp và âm nhạc hợp xướng phổ thông. Thứ hai, đổi mới nội dung chương trình đào tạo hợp xướng chuyên nghiệp. Thứ ba, chuyên ngành sáng tác cần phải được đào tạo bài bản, đầy đủ. Thứ tư, đào tạo chỉ huy hợp xướng cần đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập. Thứ năm, việc đào tạo hợp xướng ở các trường sư phạm cần được trang bị đầy đủ hơn về kiến thức hợp xướng. Thứ sáu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các khóa đào tạo 3 thể hiện tư duy, hướng tiếp cận đa dạng đối với vấn đề phát triển nghệ thuật hợp xướng trong thế giới đương đại. 7.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Nghiên cứu nghệ thuật hợp xướng trong nước liên quan đến luận án được phân theo các nhóm: nghiên cứu về thanh nhạc liên quan đến hợp xướng, nghiên cứu về lịch sử hợp xướng Việt Nam, nghiên cứu về tác phẩm hợp xướng Việt Nam, nghiên cứu về đào tạo và biểu diễn hợp xướng. Số lượng công trình nghiên cứu về tác phẩm hợp xướng của nhạc sĩ Việt Nam còn rất ít. Phần lớn các đề tài tập trung nghiên cứu lĩnh vực âm nhạc học để tìm ra phong cách riêng của từng tác giả. 7.3. Xác định mục tiêu của luận án Các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cần thiết mà luận án sẽ kế thừa. Luận án sẽ khảo sát những vấn đề: sáng tác và đặc điểm âm nhạc trong tác phẩm hợp xướng Việt Nam, trình độ biểu diễn hợp xướng. Sự khác biệt ở luận án đặt ra so với tổng quan của là: nghệ thuật hợp xướng Việt Nam được nghiên cứu một cách hệ thống, có sự liên kết mang tính chỉnh thể các vấn đề về sáng tác - biểu diễn, trong đó có cả đào tạo được nhìn dưới góc độ phát triển nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Luận án khẳng định đóng góp của nghệ thuật hợp xướng đối với sự phát triển âm nhạc Việt Nam từ năm 1954 đến nay. 8. Bố cục của Luận án: Bố cục của Luận án gồm bốn chương (không kể phần mở đầu) Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HỢP XƯỚNG VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM 1.1.Kháiquátvềhợpxướng 1.1.1. Tiếp cận khái niệm về hợp xướng và đặc trưng của nghệ thuật hợpxướng Hợp xướng là loại hình nghệ thuật âm nhạc được biểu hiện bằng giọng hát nhiều bè, mỗi bè có một loại giọng trình diễn riêng và đóng vai trò tương đối độc lập về cả âm điệu và nhịp điệu, đồng thời giữa các bè có sự liên kết trong một chỉnh thể âm nhạc. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn