Xem mẫu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Văn hóa du lịch TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH ------ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI HUYỆN THƯỜNGTÍN VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐTNGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Thu Hà Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền Lớp : VHDL 14A HÀ NỘI – 2010 Nguyễn Thanh Huyền – VHDL 14A 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Văn hóa du lịch MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................6 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 5. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................7 6. Nguồn tư liệu............................................................................................................8 7. Bố cục của đề tài......................................................................................................9 CHƯƠNG 1...................................................................................................................10 LÀNG HẠ THÁI VÀ NGHỀ SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG......................................10 1.1. Làng Hạ Thái.................................................................................................10 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên...................................................................10 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng Hạ Thái............................................11 1.1.3. Đời sống kinh tế............................................................................................12 1.1.4. Những giá trị văn hoá độc đáo......................................................................13 1.2. Nghề sơn truyền thống làng Hạ Thái.................................................................18 1.2.1. Lịch sử nghề sơn Hạ Thái.............................................................................18 1.2.2. Nguyên liệu và dụng cụ.................................................................................19 1.2.3. Kỹ thuật chế tác sơn và vóc...........................................................................20 1.2.4. Cách thức chế tác sản phẩm tiêu biểu...........................................................24 1.2.5. Những sản phẩm nghề sơn mài truyền thống...............................................26 CHƯƠNG 2...................................................................................................................29 THỰC TRẠNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI..............................................................29 VÀ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA LÀNG NGHỀ............................................................... 29 2.1. Thực trạng nghề sơn mài Hạ Thái.....................................................................29 2.1.1. Cách thức tổ chức hoạt động nghề ............................................................... 29 2.1.2. Đội ngũ lao động...........................................................................................30 2.1.3. Vẫn đề mẫu mã .............................................................................................34 2.1.4. Kỹ thuật, kỹ xảo và chất lượng sản phẩm.....................................................35 2.1.5. Tính năng động trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm..............36 2.1.6. Vấn đề môi trường và xã hội.........................................................................37 2.2. Giá trị du lịch của làng nghề sơn mài Hạ Thái..................................................39 2.2.1. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái lạ, cái độc đáo về nghệ thuật của du khách ................................................................................................................................ 39 2.2.2. Đem đến cho du khách sự cảm nhận về chân giá trị của những con người của một làng quê làm nghệ thuật ...........................................................................41 2.2.3. Đem lại lợi ích kinh tế lớn.............................................................................42 2.2.4. Vị thế của làng nghề sơn mài Hạ Thái trong sự phát triển du lịch Hà Tây..43 CHƯƠNG 3...................................................................................................................46 THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP......................................................46 PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI.............................................46 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại làng nghề.......................................................46 3.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.......................................................................46 Nguyễn Thanh Huyền – VHDL 14A 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Văn hóa du lịch 3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................47 3.1.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch...................................................................49 3.1.4. Khách du lịch và doanh thu..........................................................................49 3.2. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề Hạ Thái..................52 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Hạ Thái.......................................52 3.2.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại làng nghề Hạ Thái.................54 KẾT LUẬN....................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................69 Nguyễn Thanh Huyền – VHDL 14A 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Văn hóa du lịch PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chỉ đạo của ban chấp hành TW đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới đã xác định: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Vì vậy, phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành các cấp, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội”. Trong tính tổng hợp để tạo nên hiệu quả cao bằng phát triển du lịch bền vững phải nói đến vai trò mới của văn hoá. Văn hoá là điều kiện và môi trường cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương. Du lịch là phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để du khách trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng và thưởng thức. Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, quốc gia được tăng cường và mở rộng. Khách du lịch đến với Việt Nam không phải để chiêm ngưỡng những ngôi nhà cao tầng, những thiết bị hiện đại mà họ đi tìm cái riêng, cái bản sắc, bề dày lịch sử đa dạng và phong phú muôn hình, muôn vẻ của Việt Nam mà quê hương họ không có. Và có lẽ nơi đây hội tu đầy đủ những yếu tố văn hoá đó du khách sẽ tìm thấy ở một làng nghề truyền thống của Việt Nam. Bởi sự phát triển làng nghề Việt Nam luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển của nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển nền kinh tế nước nhà. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt bình thường hang ngày mà nó chính là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Trên đất nước ta, suốt từ Bắc vào Nam, có biết bao làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề Nguyễn Thanh Huyền – VHDL 14A 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Văn hóa du lịch đã nổi tiếng trong lịch sử bởi tài khéo léo, bởi sản phẩm có những bản sắc riêng. Kèm theo đó là cảnh quan, phong tục, tập quán lễ hội cũng rất đặc sắc của làng nghề. Truyền thống đó đã từ lâu trở thành một bộ phận không thể thiếu được của văn hoá dân gian, làm phong phú thêm truyền thông văn hoá dân tộc. Trên hành trình du lịch văn hóa đi từ các giá trị văn hoá truyền thống của vùng đất cổ nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nôi có một địa danh rất nổi tiếng về làng nghề, đó là Thường Tín. Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề với những sản phẩm thủ công truyền thống như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, tiện Nhị Khê… Trong các làng nghề ở Hà Tây, làng nghề sơn mài Hạ Thái xã Duyên Thái với những sản phẩm sơn mài đã được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. là một làng nghề thủ công nhưng Hạ Thái lại có một phong cảnh đẹp và môi trường trong lành khác hẳn với một số lnàg nghề khác của Hà Tây đang trên đường công nghiệp hoá. Là một sinh viên của khoa Văn hoá du lịch, tôi thấy đây là một làng nghề có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Hơn nữa, làng nghề sơn mài Hạ Thái chưa được nghiên cứu với mục đích phát triển du lịch. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Làng nghề sơn mài Hạ Thái với hoạt động phát triển du lịch Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Khai thác những giá trị độc đáo, hấp dẫn của làng nghề sơn mài Hạ Thái để góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch ở làng nghề Hạ Thái nói riêng cũng như huyện Thường Tín – Hà Nội nói chung. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết được những vấn đề sau đây: Nguyễn Thanh Huyền – VHDL 14A 6 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn