Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC GIANG Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Lưu Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thắm Niên khóa : 2007 – 2011 Hà Nội - 05/ 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 3 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 3 5. Bố cục đề tài………………………………………………………………… 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI……………………. 5 1.1. Du lịch và các loại hình du lịch……………………………………………. 5 1.1.1. Du lịch…………………………………………………………………... 5 1.1.2. Các loại hình du lịch…………………………………………………… 7 1.2. Du lịch văn hoá trong xu thế hiện nay…………………………………… 10 1.2.1. Du lịch văn hoá………………………………………………………… 10 1.2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá …………………………… 11 1.2.3. Di tích và vai trò của di tích trong phát triển du lịch văn hoá…………. 12 1.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam………… 14 1.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam………………………. 14 1.3.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam………………………. 20 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH BẮC GIANG VÀ DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ…………………………………… 24 2.1. Khái quát về tiềm năng du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang………………….. 24 2.1.1. Khái quát về lịch sử và địa lí hành chính……………………………….. 24 2.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế……………………………………………… 25 2.1.3. Tiềm năng du lịch văn hoá………………………………………………. 27 2.1.3.1. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá…………………………………. 27 2.1.3.2. Hệ thống các lễ hội văn hoá dân gian………………………………….. 31 2.2. Khả năng của di tích chùa Bổ Đà trong phát triển du lịch văn hoá……….. 33 2.2.1. Môi trường cảnh quan…………………………………………………… 33 2.2.2. Bố cục kiến trúc………………………………………………………….. 35 2.2.3. Vai trò của di tích chùa Bổ Đà trong phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang………………………………………………………………………….... 39 2.2.4. Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá ở di tích chùa Bổ Đà…………….. 41 2.2.4.1. Khách du lịch và doanh thu du lịch…………………………………… 41 2.2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch………………………………. 42 2.2.4.3. Nguồn lao động phục vụ du lịch……………………………………… 43 2.3. Đánh giá chung……………………………………………………………. 44 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân……………………………………………….. 44 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………... 45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ THÀNH ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH VĂN HOÁ………………………………………………….. 48 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Bắc Giang trong thời gian tới……………………………………………………………………………….. 48 3.2. Xác định nguồn khách tiềm năng cho điểm tham quan du lịch văn hoá chùa Bổ Đà…………………………………………………………………… 51 3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc xây dựng và phát triển di tích chùa Bổ Đà thành điểm tham quan…………………………………………… 53 3.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch và lợi ích của du lịch……. 53 3.3.2. Tu bổ và tôn tạo tài nguyên du lịch văn hoá đã mai một để tạo sự hấp dẫn du lịch……………………………………………………………………… 57 3.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch……………………………………………………………………………… 58 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách……………………………… 59 3.3.5. Thiết lập tour tham quan………………………………………………… 60 3.3.6. Tuyên truyền, quảng cáo cho điểm tham quan du lịch văn hoá chùa Bổ Đà………………………………………………………………………………. 64 3.4. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành và cơ quan chức năng………… 65 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………... 72 PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay trên thế giới du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội hiện đại. Ở nhiều quốc gia du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao. Du lịch còn là chiếc cầu nối hoà bình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Từ thập niên 90 của Thế kỷ trước trở lại đây, hoạt động du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển về mọi mặt nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Du lịch không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi giải trí mà còn nhằm thoả mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Thông qua du lịch, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc được mở rộng. Năm 1979, Đại hội Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/09 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề du lịch cho từng năm, gắn du lịch với việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không còn là hiện tượng đơn lẻ, độc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay nó mang tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người, củng cố hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), đầu thế kỷ XXI, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có hoạt động du lịch sôi động, với nhịp độ tăng trưởng du lịch cao và chiếm vị trí quan trọng trong du lịch thế giới. Các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ là trung tâm du lịch lớn và đầy hấp dẫn. Nắm bắt được xu hướng phát triển trên, Việt Nam đã xác định vị trí của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch có vị trí trong khu vực và thế giới. Bắc Giang là một tỉnh miền núi Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có vị trí trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn