Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Trầm

XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC SƠN TÂY BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Mã số: 62850101

TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2014

Công trình được thực hiện tại:

Công trình được hoàn thành tại:
Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải
2. TS. Nguyễn An Thịnh

Phản biện: ...................................................................
Phản biện: ...................................................................
Phản biện: ...................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia
chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ........ năm 2014

Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Trầm (2012), “Một số vấn đề về phát triển du lịch nông
thôn khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên
cứu Phát triển bền vững 4 (37), tr.46-52.
2. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Trầm (2013), “Nông nghiệp khu
vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội: hiện trạng và một số giải
pháp cho phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn
2 (2), tr.15-20.
3. Phạm Thị Trầm và Lý Trọng Đại (2013), “Hệ thống phân loại và đặc
điểm cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Kỷ
yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, tr.404-413.

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Nằm ở phía tây Thành phố Hà Nội, khu vực Sơn Tây - Ba Vì
có nhiều tiềm năng đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ
phát triển các lĩnh vực kinh tế là trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô
thị, phát triển du lịch,... Từ khi Hà Nội được mở rộng lần gần đây
nhất (2008), quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực
ngoại thành Hà Nội. Không nằm ngoài xu thế đó, khu vực Sơn Tây Ba Vì cũng đứng trước những thay đổi căn bản về điều kiện tài
nguyên môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hướng phát triển kinh
tế xã hội tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong tổng thể định hướng quy
hoạch không gian thành phố Hà Nội đã được xác định: đô thị vệ tinh
Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; huyện Ba Vì
nằm trong vành đai cây xanh gắn với các công viên sinh thái quy mô
lớn, phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch;
thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì được xác định là mô hình đô thị sinh
thái mật độ thấp của thủ đô Hà Nội. Vì vậy, cần phải có những
nghiên cứu cơ bản để đánh giá, xác định các giá trị tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn phục vụ cho việc thực hiện các định hướng đã
được đặt ra.
Xuất phát từ những lý do như trên, đề tài luận án “Xác lập
cơ sở địa lý nhằm phục vụ phát triển bền vững khu vực Sơn Tây Ba Vì trong quá trình đô thị hóa hiện nay của thành phố Hà Nội”
đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Mục tiêu của luận án là: "Xác lập những cơ sở khoa học địa
lý tổng hợp phục vụ định hướng phát triển bền vững khu vực Sơn Tây

- Ba Vì trên cơ sở phát huy giá trị của các cảnh quan tự nhiên, cảnh
quan văn hóa trong khu vực”.
6 nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện: 1/ Tổng quan các
công trình trên thế giới và trong nước có liên quan tới hướng nghiên
cứu và khu vực. 2/ Tổng luận lý thuyết và xác lập cơ sở lý luận về
hướng nghiên cứu địa lý học phục vụ PTBV lãnh thổ cấp huyện
trong bối cảnh ĐTH 3/ Phân tích các nhân tố thành tạo CQ; cấu trúc
CQ; giá trị chức năng của các CQTN và CQVH đặc sắc. 4/ Đánh giá,
phân tích các đơn vị CQ phục vụ xác định tiềm năng, giá trị của các
CQ trong khu vực nghiên cứu. 5/ Phân tích cơ hội, thách thức, điểm
mạnh, điểm yếu nhằm xác định mức ưu tiên định hướng PTBV các
cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong bối cảnh quy hoạch chung
của TP Hà Nội. 6/ Đề xuất định hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu
theo các tiểu vùng cảnh quan và đơn vị hình thái cảnh quan.
3. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì hiện
nay được đặt trong bối cảnh tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên,
yếu tố văn hóa và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng. Mặc dù là một
lãnh thổ cấp huyện có quy mô không lớn thuộc vùng Đồng bằng
châu thổ sông Hồng, nhưng cảnh quan khu vực phân hóa đa dạng,
bao gồm nhiều cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa có ý nghĩa
cho phát triển bền vững lãnh thổ.
- Luận điểm 2: Hệ thống cảnh quan tự nhiên và cảnh quan
văn hóa trong phạm vi lãnh thổ khu vực Sơn Tây - Ba Vì hàm chứa
các giá trị sinh thái - kinh tế - văn hóa - xã hội đặc sắc,... nhưng hiện
đang bị đe dọa hủy hoại bởi các tác động tiêu cực nảy sinh trong tiến
trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội
mở rộng. Gắn kết bảo vệ, phát triển cảnh quan tự nhiên và cảnh

nguon tai.lieu . vn