Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM NGUYỄN HÀ VŨ

TIẾN HÓA TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC
BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐỘNG LỰC
Chuyên ngành: Địa chất
Mã số:

62440201

TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI – 2015
1

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS Trần Nghi
PGS.TS. Chu Văn Ngợi
Phản biện:
-------------------------------------------------------------------Phản biện:
-------------------------------------------------------------------Phản biện:
--------------------------------------------------------------------

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ĐHQG họp tại
…………………………………………………………………….
Vào hồi ……. giờ…….ngày…..tháng……năm 20.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
2

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án
Trong thời gian vừa qua, trên cơ sở khối lượng tài liệu mới và
tiến bộ của khoa học công nghệ, vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa
tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với hoạt động địa lực theo quan
điểm địa tầng phân tập mới có điều kiệu thuận lợi để quan tâm và
đẩy mạnh nghiên cứu trong các công trình của Trần Nghi (2005,
2010, 2013), Mai Thanh Tân (2005)... Các kết quả nghiên cứu đã
định hình được phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và bước
đầu chỉ ra được đặc điểm cổ địa lý, tướng đá phát triển theo thời gian
địa chất của các bồn trầm tích Kainozoi. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài: “Tiến hoá trầm tích Kainozoi khu vực bồn trũng Cửu
Long trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực” nhằm áp dụng
và hoàn thiện quy trình nghiên cứu bồn trầm tích làm sáng tỏ hơn
nữa mô hình phát triển trầm tích, cổ địa lý của khu vực bồn trũng
Cửu Long trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực phục vụ
nghiên cứu lịch sử phát triển địa chất và công tác tìm kiếm thăm dò
khoáng sản biển trên thềm lục địa Việt Nam.
Mục tiêu
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn trũng Cửu Long
trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực góp phần làm sáng tỏ
lịch sử phát triển trầm tích, tướng đá cổ địa lý của khu vực.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích Kainozoi bồn trũng
Cửu Long.

1

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiến hóa trầm tích với hoạt
động địa động lực Kainozoi khu vực bồn trũng Cửu Long.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các thành trầm tích Kainozoi khu vực bồn trũng Cửu Long
Cơ sở tài liệu
Cơ sở tài liệu
Nghiên cứu sinh đã lựa chọn sử dụng các số liệu và tài liệu địa
chấn, địa vật lý giếng khoan, thạch học, cổ sinh được phép tiếp cận
trong khuôn khổ các đề tài “Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và
chuẩn hóa địa tầng Kainozoi ở mỏ Rồng và Bạch Hổ” giữa trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Vietsovpetro; đề tài KC-09-23 “Thành lập bản đồ địa chất biển Đông
tỉ lệ 1: 1.000.000” do GS. Trần Nghi chủ nhiệm; đề tài KC-09-09.
“Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa chất công trình thềm lục địa
Đông Nam Việt Nam phục vụ cho việc xây dựng công trình và định
hướng phát triển kinh tế biển“ do GS. Mai Thanh Tân chủ nhiệm; đề
tài KC-09-20/06-10 “Nghiên cứu địa tầng phân tập (Sequence
Stratigraphy) các bể trầm tích sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn
nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản“ do GS. Trần Nghi chủ nhiệm;
đề tài KC09.13/11-15 “Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm
sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững“ do TS.
Đinh Xuân Thành chủ nhiệm để thực hiện luận án.
- Tài liệu phân tích thạch học, cổ sinh và địa vật lý giếng khoan tại
22 giếng khoan.
-

1800 km tuyến địa chấn 2D và hàng nghìn km tuyến địa chấn
nông phân giải cao.

-

Hệ thống các mặt cắt địa chất gồm 44 mặt cắt ngang và 29 mặt
cắt dọc được xây dựng từ các bản đồ cấu trúc Móng, nóc
2

Oligocen sớm, nóc Oligocen muộn, nóc Miocen sớm, nóc
Miocen giữa, nóc Miocen muộn và đáy biển.
-

Bản đồ và hệ thống mặt cắt phục hồi của 44 mặt cắt ngang và 22
mặt cắt dọc theo các giai đoạn Oligocen sớm, Oligocen muộn,
Miocen sớm, Miocen giữa, Miocen muộn và Pliocen-Đệ tứ (462
mặt cắt phục hồi).
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các tài liệu, số liệu đã được

công bố trong các các bài báo và công trình nghiên cứu khoa học tin
cậy bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có liên quan đến luận án.
Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Từ Oligocen đến Pliocen - Đệ tứ số lượng tướng
trầm tích phát triển phong phú dần và biến thiên theo chu kỳ bắt đầu
từ môi trường lục địa và kết thúc là môi trường châu thổ, biển:
- Oligocen : Tướng cát đa khoáng lòng sông, nón quạt cửa sông
và sét đầm hồ, vũng vịnh.
- Miocen : Tướng cát đa khoáng đến ít khoáng cửa sông, biển
ven bờ, tướng sét biển nông, tướng bùn vôi vũng vịnh.
- Pliocen - Đệ tứ: Tướng cát sạn lòng sông, tướng cát bột aluvi,
tướng sét bãi bồi, tướng sét đầm lầy ven biển, tướng cát cồn
chắn cửa sống, tướng sét vũng vịnh, tướng bột - sét biển nông
với đặc trưng cá kết từ ít khoáng đến đơn khoáng.
Luận điểm 2: Thành tạo trầm tích Kanozoi bồn trũng Cửu
Long được hình thành trong mối quan hệ nhân quả với hoạt động
kiến tạo, phát triển theo chiều thẳng đứng (từ dưới lên) :
1. Trầm tích Oligocen được lắng trong ba trung tâm tích tụ
trầm tích phát triển mở rộng dần về phía tây nam trong điều
kiện môi trường lục địa và vũng vịnh trong bối cảnh vỏ lục
3

nguon tai.lieu . vn