Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH
PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Địa chất
Mã số:

62440201

TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Trần Nghi

HÀ NỘI – 2014

1

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS Trần Nghi
Phản biện 1:
-------------------------------------------------------------------Phản biện 2:
-------------------------------------------------------------------Phản biện 3:
--------------------------------------------------------------------

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp
tại …………………………………………………………………….
Vào hồi ……. giờ…….ngày…..tháng……năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng đến nay vẫn chưa có
đề tài và luận án nào nghiên cứu. Sự tồn tại của việc phân chia địa
tầng Đệ Tứ của đồng bằng Sông Hồng lý do cơ bản là không tìm
thấy hóa thạch định tuổi và không xác định được tuổi tuyệt đối của
trầm tích Pleistocen.
Vì vậy, cho đến giữa những năm 1980 của thế kỷ trước địa
tầng Đệ Tứ đồng bằng Sông Hồng được phân chia theo thạch địa
tầng nghĩa là các địa tầng được phân chia và gọi tên theo đặc điểm
thạch học. Ví dụ hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn) là gọi cho tầng cuội sạn.
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13b vp) gọi cho tầng sét loang lổ. Hệ tầng Hải
Hưng (Q21-2 hh) gọi cho tầng sét xám xanh và hệ tầng Thái Bình (Q13
tb) gọi cho tầng cát bột sét phủ trên tầng sét xám xanh. Sự phân chia
thạch địa tầng chưa phản ánh được quy luật quan hệ giữa tiến hoá
trầm tích và các chu kỳ thay đổi mực nước biển do ảnh hưởng của
băng hà và gian băng. Vì vậy luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề chưa được giải quyết về địa tầng Pliocen - Đệ Tứ trên cơ sở
nghiên cứu địa tầng phân tập.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên nghiên cứu sinh
đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích Pliocen
- Đệ Tứ bể Sông Hồng" với các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
Mục tiêu: Xác lập địa tầng phân tập trầm tích Pliocen - Đệ Tứ
bể Sông Hồng trên cơ sở phân tích cộng sinh tướng theo không gian
và thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển toàn
cầu và chuyển động kiến tạo.
Nhiệm vụ:

3

- Xác định được các phức tập (sequence), nhóm phân tập
(parasequence set) và phân tập (parasequence), quy luật biến đổi theo
không gian và thời gian các miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST),
biển tiến (TST) và biển cao (HST).
- Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích
Pliocen - Đệ tứ bể Sông Hồng
- Khôi phục lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ trong mối
quan hệ với sự dao động mực nước biển và chuyển động kiến tạo.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng.
Luận điểm bảo vệ:
Luận điểm 1. Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể sông Hồng có cấu
trúc đối xứng bao gồm 8 phức tập (sequence) ứng với 8 chu kỳ thay
đổi mực nước biển chân tĩnh phần thềm lục địa và 7 phức tập trên
phần đất liền. Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống trầm tích: Miền hệ
thống trầm tích biển thấp (LST), miền hệ thống biển tiến (TST),
miền hệ thống biển cao (HST). Các phức tập tương ứng với các hệ
tầng của thang thời địa tầng gồm:
- Phần đất liền: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N21), S2(N22) và
S3(N23); 4 phức tập trong Đệ Tứ: S4(Q11), S5-6(Q12), S7(Q13a) và
S8(Q13b-Q2).
- Phần thềm lục địa: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N21), S2(N22)
và S3(N23); 5 phức tập trong Đệ Tứ: S4(Q11), S5(Q12a), S6(Q12b),
S7(Q13a) và S8(Q13b-Q2).
Luận điểm 2. Không gian tích tụ trầm tích bắt đầu từ ranh giới
giữa các miền xâm thực và miền lắng đọng trầm tích của đồng bằng
Sông Hồng đến trung tâm bể bao gồm các dãy cộng sinh tướng có
quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nước biển. Các dãy cộng sinh

4

tướng được tích hợp theo 3 miền hệ thống trầm tích như sau:
- Miền hệ thống biển thấp (LST) bao gồm nhóm tướng trầm
tích lục nguyên (ar) môi trường lục địa chuyển sang môi trường châu
thổ biển thoái (amr) phần ngập nước.
- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) bao gồm nhóm
tướng trầm tích lục nguyên môi trường biển nông (mt) phân bố ở
trung tâm bể Sông Hồng chuyển sang môi trường châu thổ biển tiến
(amt) thuộc đồng bằng Sông Hồng.
- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (HST) bao gồm nhóm
tướng trầm tích lục nguyên môi trường châu thổ biển thoái (amr)
phân bố ở đồng bằng Sông Hồng chuyển sang nhóm tướng lục
nguyên môi trường châu thổ biển thoái xen môi trường biển nông
biển thoái (mt/amr) phân bố ở trung tâm bể Sông Hồng.
Những điểm mới của luận án:
- Phân tích, lựa chọn mô hình địa tầng phân tập áp dụng phù
hợp cho nghiên cứu trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng.
- Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng được phân chia
thành 7 phức tập trên đất liền và 8 phức tập phần thềm lục địa tương
ứng với 8 chu kỳ trầm tích.
- Sự phân bố các tướng, nhóm tướng và phức hệ tướng trầm
tích trong mặt cắt địa chất trầm tích là theo quy luật cộng sinh tướng
theo dãy liên tục dưới dạng tướng đơn và tướng kép trong mối quan
hệ với sự thay đổi mực nước biển.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả luận án góp phần lựa chọn mô hình địa tầng phân tập
phù hợp áp dụng nghiên cứu thực tiễn trầm tích Pliocen - Đệ Tứ
thềm lục địa và các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam.

5

nguon tai.lieu . vn