Xem mẫu

  1. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT TẦNG HẦM Phần 1. Giới thiệu chung A. Giới thiệu chung 1.1. Nội dung : - Vận chuyển đất tầng hầm -1.2. Quy mô xây dựng và đặc điểm kết cấu - Diện tích mặt bằng : - Diện tích xây dựng : - Chiều dài nhà, chiều rộng - Gia cố móng bằng cọc khoan nhồi . - Kết cấu liên kết cọc bằng đài móng, dầm giằng và sàn bê tông cốt thép - Tường vây xung quang tầng hầm bằng cọc bê tông Barrette. II. Tổ chức mặt bằng thi công. 2.1 Phần chung: - Thiết kế tổ chức xây dựng tuân theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Căn cứ vào các bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác của Hồ sơ mời thầu. - Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công của gói thầu. - Căn cứ vào năng lực cung cấp vật tư, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu. 2.1.1 Một số nhận xét: - Theo hồ sơ mời thầu xây lắp, giải pháp kỹ thuật được đưa ra là thi công tường vây, cọc barrette, cọc khoan nhồi và thi công tầng hầm bằng phương pháp semi topdown. - Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tình hình địa hình, địa chất thuỷ văn Dự án, sự ảnh hưởng của các công trình lân cận, sẽ có những giải pháp linh hoạt, có thể dùng cừ lá sen. Để đảm bảo an toàn trong công tác thi công. + Khi thi công tầng hầm có độ sâu lớn dùng giải pháp tường vây sẽ không chủ động kiểm soát được chuyển vị của tường (không có thử tải tường). Không chủ động kiểm soát được các vấn đề về thấm (vì tường được ghép thành từ các tấm bằng gioăng). Việc này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thi công và chất lượng công trình. + Công nghệ thi công semi topdown được xem là giải pháp tốt cho việc thi công tầng hầm, tuy nhiên lại tồn tại một số hạn chế: Thi công đào hầm bằng thủ công, không tận dụng được thi công cơ giới – gây nên việc chậm tiến độ thi công; thi công khó khăn và không an toàn cho công nhân khi phải làm việc lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng và không khí. 2.1.2 Giải pháp kỹ thuật đề xuất: - Căn cứ vào kinh nghiệm đã thi công các dự án có độ phức tạp tương tự và năng lực thi công thực tế của chúng tôi; - Căn cứ vào yêu cầu của Chủ đầu tư về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình. - Chúng tôi sẽ hộ trợ bên Chủ đầu tư và đơn vị thi công đưa ra giải pháp kỹ thuật như sau: + Dùng công nghệ thi công “cọc khoan nhồi giao tuyến - CSP” tạo thành tường bao
  2. quanh; phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các cọc cắt nối nhau liên tiếp nên việc thấm qua tường không có, hơn nữa cọc được thử tải nên chủ động về mặt chịu lực và có thể kết hợp làm móng cho các cột biên. + Việc thi công semi topdown để thi công móng, đài, dầm, sàn sẽ được thay thế bằng việc thi công các hệ giằng tạm thời bằng cọc ống, mỗi hệ giàn sẽ được bố trí cách nhau m để đảm bảo chịu lực ngang. Dùng hệ kích thuỷ lực (hoặc lớn hơn) để lắp đặt hệ giằng tạm thời này. Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, việc đào hố móng sẽ tận dụng thi công cơ giới; Biện pháp thi công chúng tôi trình bày ở phần sau; Khi được chấp thuận, chúng tôi sẽ lập thiết kế thi công chi tiết. + Mặt bằng thi công chật hẹp, phạm vi gia cố nền ngoài tầm làm việc của các thiết bị làm cọc xi măng đất nên biện pháp xử lí nền bằng thi công cọc xi măng đất là rất khó thực hiện, tính khả thi không cao. Để xử lí nền khu vực dự án, chúng tôi kiến nghị phương án khoan phụt màng chống thấm xung quanh để kéo dài đường viền thấm, giảm tối thiểu áp lực đẩy nổi do nước ngầm không ảnh hưởng tới việc thi công móng tầng hầm với độ sâu khoan phụt từ 20m tới 40m. E. BIỆN PHÁP THI CÔNG *Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật: -Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng TCVN NĐ - 209/2004/NDSĐ - CP -Nguyên tắc cơ bản quản lý chất lượng các công trình XD TCVN 5637 - 1991 -Tổ chức thi công TCVN 5055 - 1985 -Dung sai trong XD công trình - phương pháp đo kiểm tra công trình và các cấu kiện chế sẵn của công trình vị trí điểm đo TC 210 - 1998 -Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.Quy định cơ bản TCVN 2287 - 1978 -An toàn điện trong xây dựng , yêu cầu chung TCVN 4086 - 1985 -Công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146 - 1986 -Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng TCVN 4244 - 1986 -Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 - 1991 -Phòng cháy cháy nổ cho nhà và công trình TCVN 2622 - 1995 I. Công tác định vị mặt bằng & thi công đào đất móng: - Tiếp nhận mốc, trục chuẩn, từ đó triển khai chính xác hệ thống các mốc phụ xung quanh công trình. Từ hệ mốc phụ tiến hành xác định các trục, tim cốt cho công trình trong quá trình xây dựng và cả trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sau này. Đào hố móng bằng thủ công kết hợp với máy đào sau đó dùng máy cần trục tháp xúc và đưa đất lên ô tô vân chuyển đổ ra nơi mà Nhà thầu đã xác định được phép đổ. Phần đất đào được Nhà thầu lên phương án huy động bố trí đủ số lượng công nhân và xe ô tô vận chuyển sao cho không để ùn tắc giao thông, khối lượng đất đầo đến đâu vận chuyển đến đó tránh để ảnh hưởng đến thi công các công việc tiếp theo. Nhà thầu lên phương án thi công công trình theo quy trình như sau: - Thi công tường CSP. - Thi công cọc khoan nhồi và đặt thép hình H350x350x14 đến cao độ cốt +0.000 - Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn, cốt +0.000
  3. - Đào moi đất tầng hầm 1 bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận chuyển đổ đi - Thi công lần lượt sàn tầng hầm cốt +0.000 và sàn cốt ( sàn biện pháp) theo thứ tự từ trên xuống dưới (những ô tường tầng hầm 1, tại vị trí tường đỡ dầm sàn thi công trước các ô tường còn lại thi công sau), có bản vẽ kèm theo - Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn tầng 1, cốt - Đào moi đất tầng hầm bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận chuyển đổ đi - Đổ bê tông lót móng, lắp dựng ván khuôn, thi công kết cấu móng cốt - Gia công lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt thép và thi công kết cấu dầm sàn tầmg hầm lần lượt theo thứ tự từ dưới lên Trong gói thầu này, Nhà thầu chúng tôi rất quan tâm đến hệ thống thu nước hố móng, biện pháp của Nhà thầu là trong khi thi công từng tầng hầm luôn luôn phải tạo những hố thu tạm. Đồng thời có người thường trực sử dụng đủ số lượng máy bơm để bơm nước ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (kèm theo bản vẽ) IV.4 Công tác hoàn thiện nghiệm thu và bàn giao công trình tuân thủ và áp dụng : - Tiêu chuẩn kỹ thuạt thi công và nghiệm thu - Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 447-1987 - Quy phạm nghiệm thu hoàn thiện mặt bằng xây dựng TCVN 4516 - 1988 - Quy phạm thi công và nghiệm thu các tác hoang thiện TCVN 5674 – 1992 G. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. Phần chung Biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường trong dự án này tuân theo các quy định của Gói thầu và các biện pháp an toàn được trình bày dưới đây. Biện pháp an toàn đối với từng phần việc được chỉ ra trong bản vẽ biện pháp và thuyết minh thi công chi tiết của các hạng mục công trình. II. Biện pháp an toàn cho con người và thiết bị: 1.Tổ chức: Ban điều hành dự án (BĐHDA) bố trí 01 cán bộ thường trực chỉ đạo công tác ATVS trên công trường để làm nhiệm vụ: hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các đơn vị thi công đảm bảo đúng các biện pháp an toàn đã được duyệt thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với người lao động theo Nghị định số 06/1995 của Chính phủ Thông tư Liên Bộ số 14/1998. Tại các công trình xây dựng có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác giám sát kỹ thuật an toàn hiện truờng, để đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện đúng mọi nội qui ATLĐ, biện pháp thi công. Tại các tổ sản xuất có mạng lưới ATVS viên gồm từ 1 đến 3 người để nhắc mọi người chấp hành tốt các qui trình qui phạm KTAT đã được phổ biến. BĐHDA có trách nhiệm phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác ATVSLĐ trên qui mô toàn công trường cho các đối tượng từ người chỉ huy đến các cán bộ phụ trách, điều hành sản xuất, cuối cùng đến người lao động. Đặc biệt, với đặc điểm công trình nhà cao tầng, cán bộ ATVS có trách nhiệm thường
  4. xuyên giám sát, kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với công nhân làm việc trên cao; phát hiện ngăn chặn kịp thời những trường hợp thiếu an toàn: - Hàng ngày, trước khi làm việc phải triểm tra an toàn vị trí làm việc của công nhân. Kiểm tra giàn giáo, sàn thao tác, thang lan can và các phương tiện trên cao khác. - Kiểm tra việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân: dây an toàn, móc, giầy và quần áo bảo vệ. - Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành kỷ luật lao động, nội qui an toàn... - Trường hợp nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm, đình chỉ ngay lao động. 2. Biện pháp ngăn ngừa trong công tác quản lý: - Trước khi thi công, BĐHDA sẽ được tổ chức mô hình học tập nghiệp vụ về BHLĐ cho các đối tượng là người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo nội dung thông tư 08 và 23 của bộ LĐTBXH. - Tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ) theo từng ngành nghề, có cấp thẻ chứng chỉ về ATVSLĐ. - Khi tuyển chọn NLĐ làm việc trên công trường phải đảm bảo có các yêu cầu sau: + Đã đủ độ tuổi lao động với từng ngành nghề. + Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ - Định kỳ được kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo làm việc theo ngành nghề. + Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc. + Tất cả NLĐ phải được học tập nội qui ANVSLĐ trước khi làm việc. + Khi sử dụng lao động nữ sẽ được thực hiện qui định đúng qui định của thông tư 09/86 của Bộ y tế và Bộ LĐTBXH. - Thường xuyên tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra về công tác BHLĐ trên công trường để kịp thời khắc phục các sự cố thi công và ngăn ngừa TNLĐ. Thực hiện các kiến nghị của cấp trên và công nhân lao động về công tác BHLĐ. - Đối với công nhân làm việc trên cao, cần phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động, nội qui làm việc trên cao: + Nhất thiết phải đeo dây an toàn ở nơi đã qui định. + Khi làm việc phải đi đúng tuyến, không đi lại tuỳ tiện (cấm đi trên mặt dầm, xà gồ...) + Cấm đùa nghịch leo trèo qua lan can. + Không đi dép lê, guốc khi đi lại, làm việc. + Trước 3 giờ và trong khi làm việc không được phép uống rượu, bia; khi làm việc không hút thuốc lá, thuốc lào. + Công nhân phải có túi đựng đồ nghề, cấm ném dụng cụ đồ nghề từ trên cao. 3. Biện pháp kỹ thuật ATLĐ: Xung quanh khu vực thi công bố trí rào chắn, rào ngăn để kiểm soát người có nhiệm vụ ra vào công trình. Bố trí đường vận chuyển theo đúng sơ đồ thiết kế tổ chức công trường tại các điểm giao nhau có biển báo, đèn tín hiệu ban đêm. Mặt bằng khu vực thi công phải gọn ngàng, ngăn nắp, vệ sinh, vật liệu thải và các
  5. chướng ngại vật được thường xuyên thu dọn. Những mương hố, hố móng, giằng, hầm trên mặt bằng phải được rào chặn đậy lắp kín, có biển báo và tín hiệu vào ban đêm. Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ, nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu công trình được bố trí rào chắn, biển báo. Khi sử dụng, lắp ráp, tháo dỡ các loại giàn giáo phải được thực hiện theo biện pháp thi công - thiết kế thuyết minh tính toán phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Các công tác khác phụ thuộc công tác giàn giáo thực hiện theo các điều 8 của TCVN 5308 - 91. Công tác hoàn thiện bao che áp dụng các điều 19 của TCVN 5308 - 91. Công nhân phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần, áo, mũ, găng tay... có phù hiệu của từng cá nhân và đơn vị thi công khi làm việc trên công trường. Tất cả công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, những công nhân làm việc trên cao và những vị trí nguy hiểm trước khi làm việc phải được khám sức khoẻ. Thường xuyên cho công nhân học tập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động. Có cán bộ chuyên trách của công trường và mỗi hạng mục đều phải có lực lượng an toàn viên giám sát. Có cầu thang lên xuống giữa các tầng nhà, đảm bảo cầu thang vững chắc, an toàn. Cấm công nhân leo trèo để lên xuống hoặc lên xuống bằng các phương tiên chở vật liệu. Dây an toàn phải được thử nghiệm với tải trọng >300kg, trong thời gian 5 phút, định kỳ 6 tháng kiểm tra lại. Nếu phát hiện thấy dây kém phẩm chất phải loại bỏ. Mặt sàn thao tác không quá nhẵn để chống trơn trượt. Tuyệt đối cấm bắc sàn thao tác lên các bộ phận kê đỡ tạm (thùng phuy, chồng gạch...) hoặc đặt lên các giáo, ghế lên các mặt sàn không vững chắc. 4. An toàn cho thiết bị: Thực hiện theo các điều 6 của TCVN 5308 - 91. Tất cả xe máy xây dựng đều phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật - đảm bảo các yêu cầu an toàn trong suốt quá trình xây dựng. Các thiết bị nâng được quản lý và sử dụng theo TCVN 4244 - 86. Phải được cơ quan có thẩm quyền về ATLĐ cấp giấy phép sử dụng theo thông tư 22/1996 của bộ LĐTBXH. Các thiết bị chịu áp lực được quản lý và sử dụng theo QPVN 2-1975 và được kiểm định cấp giấy phép sử dụng theo thông tư 22/1996 của bộ LĐTBXH. * Một số yêu cầu với thiết bị làm việc trên cao: - Về kết cấu: Các bộ phân của giáo phải đủ bền chắc, độ cứng ổn định. Giáo định hình phải có kiểm định xuất xưởng và phải được kiểm tra trước khi lắp dựng. Giáo tự chế phải được tính toán chi tiết. - Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không quá 10mm. - Sàn thao tác ở độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn. - Lan can phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn, có ít nhất 2 thanh ngang. Thanh ngang này phải chịu được lực xô ngang >90KG.
  6. - Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao * Yêu cầu khi lắp dựng giàn giáo, thang: - Mặt nền đặt giáo thang phải thẳng, không được đọng nước, không được lún, phải có ván kê chắc chắn, cấm kê bằng gạch đá, mẩu gỗ. - Giáo cao phải được neo vào công trình theo chỉ dẫn của thiết kế, hoặc có ít nhất 2 khoang giáo phải neo 1 lần với cáo bộ phận chắc chắn của công trình. - Giáo cao đứng độc lập phải có giằng neo đảm bảo ổn định. - Khi dựng các khoang giáo phải lắp đầy đủ các thành giằng chéo, giằng ngang theo cấu tạo của từng loại giáo, đảm bảo các khoang ở dưới chắc chắn mới chồng khoang tiếp theo. - Nếu sử dụng gỗ ván làm sàn thao tác thì ván này phải dầy ít nhất 3cm. Không mục mọt, nứt gẫy. Các tấm ván sàn phải ghép khít, thẳng, khe hở giữa các tấm ván
nguon tai.lieu . vn