Xem mẫu

  1. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN NSNN ở Việt Nam được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 20/3/1996. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm. 1
  2. 1. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước - Hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội và sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài. - Cơ cấu không hợp lý của các khoản chi NS. - Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả. Tăng thâm hụt NSNN sẽ gây áp lực lạm phát. 2
  3. Để cân đối NSNN, cần phải hiểu rõ những vấn đề sau: - Thâm hụt NS là không mong muốn nhưng phải có chính sách khắc phục phù hợp với điều kiện của đất nước. - Không nên xem cân đối NS, ngay cả trong trường hợp thu vượt chi là đặc trưng của một nền kinh tế đang phát triển tốt. Ở những giai đoạn riêng biệt của sự phát triển XH, trong những điều kiện đặc thù đối với mỗi nước, thâm hụt NS hoàn toàn được 3 phép.
  4. Để cân đối NSNN, cần phải hiểu rõ những vấn đề sau: - Mức thâm hụt ngân sách không được vượt giới hạn cho phép, từ 2 – 3% tổng sản phẩm quốc nội. Tình trạng thâm hụt ngân sách vượt mức giới hạn được phép đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp để giảm nhanh chóng mức thâm hụt. 4
  5. Để cân đối NSNN, cần phải hiểu rõ những vấn đề sau: - Để trang trải thâm hụt NSNN có thể sử dụng những hình thức khác nhau của tín dụng nhà nước. Vay nợ chủ yếu vay trong nước, chỉ vay nước ngoài ở chừng mực nhất định. Không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt. Cần phải thực hiện các biện pháp làm giảm thâm hụt NSNN, vừa có tác dụng kích thích tăng thêm nguồn thu cho NSNN, vừa có tác động đến việc giảm chi tiêu của nhà nước. 5
  6. 2. Các biện pháp giảm thâm hụt NS - Thay đổi hướng đầu tư vốn ngân sách vào các ngành kinh tế quốc dân nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của đồng vốn đầu tư từ ngân sách. Điều chỉnh tỷ lệ phân phối nguồn lực tài chính giữa trung ương và địa phương, sử dụng công cụ thuế để tăng thu NSNN. 6
  7. 2. Các biện pháp giảm thâm hụt NS - Sử dụng rộng rãi các biện pháp thưởng phạt tài chính, cho phép tính toán đầy đủ các điều kiện kinh doanh và kích thích tăng sản xuất xã hội. - Cải tổ khu vực kinh tế nhà nước, xác định phạm vi cấp phát của nhà nước và giảm các khoản trợ cấp tài chính7 không cần
  8. 2. Các biện pháp giảm thâm hụt NS - Giảm chi phí quốc phòng, thực hiện XH hóa giáo dục, y tế. NSNN chỉ cấp phát cho những chương trình xã hội quan trọng, khuyến khích và hướng dẫn sự góp vốn của XH. - Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các cơ quan chính phủ phải làm thủ tục nợ nhà nước. 8
  9. 2. Các biện pháp giảm thâm hụt NS - Sử dụng rộng rãi các hình thức thu hút vốn nước ngoài, nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách, tăng chi ngân sách cho đầu tư cơ bản, mở rộng cơ sở sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Từ đó tăng thu ngân sách do xuất hiện những người nộp thuế mới, cải thiện tình hình cán cân thanh toán. 9
  10. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Trong quản lý ngân sách, cần hướng tới một NSNN “cân bằng thu, chi” (thu không bao gồm các khoản vay nợ). Thứ nhất, nguyên tắc thực hiện cân đối NSNN (Theo Luật NSNN) - NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. 10
  11. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN - Vay bù đắp bội chi NSNN phải bảo đảm nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển. Phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chủ động trả nợ khi đến hạn. 11
  12. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN - Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu: Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm vượt khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết 12
  13. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Thứ hai, thực hiện cân đối NSNN Một là, dự toán ngân sách của các cấp được tổng hợp theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi, cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương, các cấp chính quyền địa phương, các cơ sở quản lý nhà nước ở địa phương được tổng hợp theo ngành kinh tế, và địa 13
  14. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Trong cân đối ngân sách cần lưu ý: - Dự toán chi ngân sách trung ương và thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% - 5% tổng số chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách. 14
  15. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN - Chính phủ, UBND cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn: tăng thu, kết dư ngân sách và bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. 15
  16. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN - Việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật mới làm tăng chi hoặc giảm thu ngân sách trong năm phải có nguồn tài chính đảm bảo. - Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản khác của nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định. 16
  17. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Hai là, trong quá trình cân đối NSNN, quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. 17
  18. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN - Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. - Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. 18
  19. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Thứ ba, trách nhiệm các cấp trong thực hiện cân đối ngân sách Một là, về thu ngân sách: Làm tốt công tác giao nhiệm vụ thu cho các đơn vị. Trong quá trình tổ chức thu, chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nâng cao chất lượng công tác kế toán cho các doanh nghiệp. Tăng cường quản lý thu thuế, quản lý thị trường, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả... 19
  20. 3. Tổ chức cân đối NSNN theo Luật NSNN Hai là, về chi ngân sách: Hết sức coi trọng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng công quỹ. Những khoản chi trong dự toán và có nguồn thu bảo đảm phải được cấp phát đúng, đủ, kịp thời theo tiến độ các ngành, không được gây trì trệ, dồn chi vào cuối quý, cuối năm. Tiết kiệm cần được quán triệt trong toàn bộ quá trình thực hiện cân đối ngân sách. 0 2
nguon tai.lieu . vn