Xem mẫu

  1. TÍNH QUỐC TẾ CỦA ĐIỆN ẢNH Tác phẩm nghệ thuật, dù của bất cứ quốc gia, dân tộc nào, khi đã đạt tới đỉnh cao thành công đều chứa đựng những tố chất nhân văn, nhân loại rộng lớn. Với điện ảnh, điều đó càng đúng, vì nó là loại hình nghệ thuật quốc tế, không của riêng quốc gia nào, dù được ra đời từ nước Pháp đã hơn 100 năm qua. 1. Tính quốc tế của điện ảnh Ngay từ khi mới ra đời, điện ảnh đã nhanh chóng trở thành một loại nghệ thuật “thời thượng” ở khắp châu Âu, sau đó thành bộ môn nghệ thuật thứ 7 của toàn thế giới. Ra đời muộn nhất, nhưng lại hoành tráng, sang trọng và mang tính toàn cầu nhất. Đó là đặc thù riêng của điện ảnh. Mặt khác chỉ nhìn vào lịch sử ra đời các Liên hoan phim quốc tế (LHPQT) với nhiều loại giải thưởng lừng danh của nó suốt gần một thế kỷ qua cũng phần nào thấy được tính quốc tế rộng lớn của điện ảnh. Ngoài giải Oscar danh giá hàng năm của Viện Hàn lâm khoa học - Nghệ thuật điện ảnh Mỹ, còn nhiều giải nổi tiếng của các LHPQT khác. Đầu tiên phải kể đến LHPQT Moscow - 1935; mặc dù năm 1932 tại Veniz (Italia) đã có Hội chợ nghệ thuật trong đó có phim với giải mang tên Sư tử vàng. Tiếp theo các giải: Cành cọ vàng (Canes, Pháp - 1939), Gấu vàng, gấu bạc (Berlin, Đức - 1951), Bồ câu vàng (Lép Zích, Đức - 1956), Bồ câu pha lê (Karlôvi Vari, Cộng hòa Séc - 1958), Rồng vàng, rồng bạc (Krakov, Ba Lan - 1964)... Và nhiều giải
  2. LHPQT các khu vực như Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Liên hoan phim các nước không liên kết tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên)... Dù tính quốc tế rộng lớn vốn là đặc thù riêng, nhưng không một nghệ sĩ điện ảnh chân chính nào khi sáng tạo chỉ để ý thể hiện cho đ ược đặc thù ấy, mà trước hết là thể hiện vẻ đẹp và sắc màu đa dạng của cuộc sống con người, trong từng quốc gia, dân tộc. Nếu ở phim Cuốn theo chiều gió đã in đậm trong tình cảm người xem khắp các châu lục gần 80 năm qua về cái đẹp, cái thiện, cái nhân văn, nhân bản của đạo làm người, thì phim Ôtenlô, Rômêo và Juliét lại khơi dậy nguồn sức mạnh mang tính vĩnh hằng của tình yêu, tạo hóa, thiên nhiên... Phim Chiến tranh và hòa bình lại khẳng định một chân lý giản đơn và cũng là quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại, đó là chính nghĩa bao giờ cũng thắng gian tà. Kẻ gây ra chiến tranh xâm lược, đem mạng sống của con người đổi lấy những tham vọng đen tối, cuồng điên thì bất kể là ai, cũng không tránh khỏi những hư vong bi thảm. Và, cũng trong khói lửa, binh đao, trong mọi thử thách sinh tử nghiệt ngã của cuộc đấu tranh sinh tồn giữa chính nghĩa và gian tà, giữa sự sống và hủy diệt, bao giờ cũng rực rỡ ánh hào quang của vẻ đẹp nhân loại. Đó là đức hy sinh, lòng quả cảm của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn đến thánh thiện, siêu phàm của những chiến sĩ hiến trọn cả đời mình cho tổ quốc, cho danh dự của người lính Nga trong Chiến hạm Pôchemkin. Những người lính trẻ Aliosa, Xôcôlốp, yêu nước, yêu nhà, giàu lòng nhân ái, không chịu khuất phục trước sự nham hiểm, tàn bạo của kẻ thù trong Bài ca người lính, Đàn sếu bay qua, Số phận con người... Điều ấy không đơn thuần chỉ là những người lính Nga, bản tính Nga mà là bản năng gốc chung của nhân loại. Đó cũng chính là tính quốc tế rộng lớn, của những bộ phim loại này.
  3. Phim truyện Việt Nam về đề tài chiến tranh ở giai đoạn 1959 -1964, mặc dù còn nhiều non kém về kỹ thuật và thiếu tính chuyên nghiệp, nhưng đã mang tính quốc tế khá đậm nét, được trao tặng nhiều giải thưởng cao tại các kỳ LHPQT, được sự yêu mến và ngưỡng mộ của đông đảo người xem ở các nước có nền điện ảnh phát triển. Bởi trong nội dung những phim này, nỗi đau và sự mất mát do chiến tranh tàn khốc gây ra đã khơi dậy được sự đồng cảm sâu sắc của nhân dân các nước vừa ra khỏi họa phát xít và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Đó là nét nổi bật của chủ nghĩa nhân văn và cũng là tính quốc gia, tính hiện đại trong đề tài chiến tranh của phim truyện Việt Nam. Đối với điện ảnh, một loại hình nghệ thuật luôn cập nhật, nên tính quốc tế rộng rãi của nó không chỉ là những gì đã định hình có sẵn, mà nó luôn được bổ sung, thay đổi cả về khoa học kỹ thuật, quan điểm thẩm mỹ, kể cả nhận thức xã hội theo thời cuộc, thậm chí là ở từng thời điểm lịch sử ngắn ngủi, đột biến... Trên thực tế, có phim được giải cao ở các LHPQT, nhưng người xem lại không hâm mộ. Nếu cho đó là phim quá hay, quá cao siêu về nghệ thuật nên công chúng không hiểu, không đủ trình độ thưởng thức... thì chưa hẳn đúng. Phải công bằng mà nói, đó là những phim thiếu tính quần chúng, thiếu tính quốc tế cao, thiếu tính cập nhật hơi thở của cuộc sống. Ngược lại, có phim vừa đoạt giải LHPQT, vừa được công chúng ở mọi nền văn hóa khác nhau nồng nhiệt đón xem. Chẳng hạn phim 4 tháng 3 tuần và hai ngày của đạo diễn Cristian Mugiu người Rumani đoạt giải Cành cọ vàng tại LHPQT Cannes - 2007 là một điển hình. Phim kể về đôi bạn gái ở cùng phòng: Gabita và Ôtilia trong xã hội Rumani thời chuyên chế, một xã hội lạnh lùng và đầy nhẫn tâm với con người. Gabita cả tin và ngốc nghếch, bị chửa hoang, muốn giải quyết cái thai ngoài ý muốn phải nhờ đến gã bác sĩ có tên là Bebe, vốn là một thầy thuốc “mặt người dạ thú”. Ngoài một khoản tiền cắt cổ đòi cô gái phải trả, hắn
  4. còn đòi được “quan hệ” với cả hai cô, trước khi thực hiện công việc. Đó là sự nhẫn tâm và đốn mạt đến tột cùng của một gã đàn ông làm nghề, “trị bệnh cứu người”. Bên cạnh đó, cô bạn gái Ôtilia không chỉ lo kiếm tiền cho bạn mà còn chấp nhận cả sự mất mát của đời người con gái để cứu giúp bạn qua cơn hoạn nạn, khó khăn. Bộ phim không chỉ giàu tính nhân văn mà c òn cập nhật được những vấn đề nóng bỏng, bức thiết của xã hội loài người đương đại: độc ác, nhẫn tâm và đồng tiền vấy máu, không chỉ riêng ở Rumani mà ở khắp các quốc gia trên hành tinh này. Phim Sắc giới của đạo diễn Lý An (Trung Quốc) cũng cập nhật được những vấn đề mới mẻ trong quan hệ xã hội con người hiện đại. Mặc dù truyện xảy ra vào thời chiến tranh Trung - Nhật ở Trung Quốc từ những năm 40 của TK XX. Việc dùng mỹ nhân kế để thực hiện mục đích chính trị đã có từ nghìn đời nay. Nhưng ở phim Sắc giới, người con gái được dùng làm mỹ nhân kế không giống một nhân vật nào cùng cảnh ngộ trong lịch sử, mà nó chứa đầy bi kịch hiện đại trong mối quan hệ tay ba: người yêu, người tình và lý tưởng chính trị. Sự phức tạp trong tâm lý nhân vật và cách xử lý tài tình của đạo diễn đã đẩy bi kịch thành “ảo ảnh tình yêu” có mà không, không mà có! Với người yêu, người tình thì không được yêu, nhưng bản năng sinh học ở một con người đã có những phút yêu, thật sự yêu! Bản năng và lý trí, nghĩa vụ và tình yêu... tất cả hiện lên lung linh, huyền ảo, thật thật hư hư, đã tạo được chiều sâu cho chủ đề phim và gây được xúc cảm mạnh mẽ cho người xem. 2. Chuyên nghiệp hóa mới có tính quốc tế cho điện ảnh Nói đến điện ảnh là nói đến tính chuyên nghiệp cao của công nghệ, của khoa học kỹ thuật và sự phối hợp một cách tinh tế giữa các loại hình nghệ thuật với các bộ môn khoa học xã hội, tự nhiên.
  5. Muốn sản xuất được một bộ phim truyện nhựa hoàn chỉnh và đưa phim đến được với người xem, nhất thiết phải qua ba công đoạn cơ bản: tạo ra được phương tiện để làm phim; tạo được nội dung, nghệ thuật của bộ phim và tạo ra được phương thức tốt nhất để đưa phim đến với người xem. Tạo ra phương tiện làm phim, nghĩa là phải có phim sống, máy quay phim ghi hình, có hóa chất, máy in tráng để biến phim quay từ âm bản thành dương bản... và còn nhiều công đoạn của các công nghệ khác như định sáng, hòa âm, lồng tiếng,... Nếu là phim vidéo, trước hết cũng phải có băng đĩa, máy quay đặc chủng để có thể ghi hình trực tiếp, không cần qua khâu in tráng nh ư ở phim nhựa. Khi phim chiếu lên màn hình, cũng cần một loại máy chuyên dùng thích hợp để hình ảnh hiện lên màn hình một cách trung thực. Tạo ra nội dung và nghệ thuật cho bộ phim cần phải có kịch bản, đạo diễn, diễn viên... và sự phối hợp một cách hài hòa của nhiều bộ môn nghệ thuật khác. Tạo ra phương thức để đưa phim đến với người xem, trước hết phải có máy chiếu phim, rạp chiếu phim với các trang thiết bị phù trợ tối thiểu hoặc những phương tiện kỹ thuật hiện đại như âm thanh nổi, máy chiếu tạo không gian ba chiều và các loại kỹ thuật khác. Để có hiệu quả cao nhất trong việc đưa phim đến người xem, ngoài những phương tiện máy móc và mọi sự cố gắng chủ quan, còn cần đến nhiều yếu tố khách quan cả về mặt xã hội lẫn tự nhiên, như công tác tiếp thị, quảng cáo, thời gian, không gian, địa điểm, thời tiết khí hậu và đối tượng người xem,... Bởi lẽ, cùng một bộ phim nhưng chiếu ở đâu, vào thời khắc nào, thời tiết khí hậu ra sao, cho đối tượng người xem nào?... đều có những hiệu quả khác nhau.
  6. Những công việc kể trên cho thấy không có khoa học kỹ thuật thì không có điện ảnh. Mà đã là khoa học kỹ thuật thì phải mang tính chuyên môn cao, chuyên nghiệp cao. Có lẽ trong lịch sử điện ảnh thế giới, thì điện ảnh Việt Nam thủa sơ khai là một trường hợp ngoại lệ. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà làm phim đã tự chế máy in tráng phim và một số phương tiện kỹ thuật khác. Chẳng hạn họ đã dùng guồng để in tráng phim, chiếc lu to để làm buồng tối, đèn măng xông để chiếu phim, ghe xuồng làm cơ sở sản xuất phim lưu động,... Những bộ phim ở giai đoạn này là sự mở đầu tốt đẹp cho việc làm phim tài liệu ở những năm tháng tiếp theo. Phim tài liệu, một thể loại được coi là có tính chuyên nghiệp và tính quốc tế rõ nét nhất trong điện ảnh Việt Nam. Lịch sử điện ảnh thế giới hơn 100 năm qua đã để lại nhiều bộ phim kinh điển vừa có trình độ cao về nghề nghiệp, vừa có nội dung xã hội sâu sắc. Trong những phim kinh điển, có phim ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước như Cuốn theo chiều gió, Ben Hur, khi mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, nhưng những người làm phim vẫn đạt được hiệu quả nghệ thuật và kỹ thuật xuất sắc mà ngay cả các nhà làm phim bây giờ cũng không phải dễ dàng đạt tới. Đó cũng là một bài học lớn cho nghệ sĩ ở bất cứ thế hệ nào. Bài học về yếu tố tài năng và con người là quyết định. Chẳng hạn các cảnh kỹ xảo gây c ười, cảnh người cuốn cả vào bánh xe răng cưa của máy và nhiều chi tiết, động tác kỹ thuật, kỹ xảo khác trong phim của Saplơ Saplin; hay cảnh tranh đua quyết liệt, bất phân thắng bại ở trường đua ngựa trong phim Ben hur là những ví dụ điển hình. Bên cạnh đó có nhiều cảnh hoành tráng, lộng lẫy nhưng lại không phô trương hào nhoáng để đặc tả tính cách nhân vật và khắc họa chiều sâu nội dung như cảnh trong phim Cuốn theo chiều gió.
  7. Cảnh Ôtenlô vì quá yêu, quá ghen, dẫn đến hành động rồ dại, điên khùng đã bóp cổ Đécđemôna, đẩy bi kịch của cốt truyện lên đến đỉnh điểm và kết thúc bộ phim trong sự hãi hùng, thương xót của người xem... Tất cả cảnh trên, cùng với nhiều chi tiết trong các phim kinh điển khác đã thể hiện được tính chuyên nghiệp tinh tế, siêu đẳng của nghề làm phim, không chỉ từ những thập kỷ đầu của thế kỷ trước mà ngay cả với các nhà làm phim bây giờ. Tuy vậy, tính chuyên nghiệp và tính quốc tế rộng rãi của điện ảnh không chỉ dừng lại ở sự chỉn chu, bài bản của phim kinh điển mà, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm phim ngày nay đã có những bước tiến vượt bậc. Chẳng hạn việc làm phim về con tàu Titanic bị chìm dưới đáy biển từ năm 1912, phải đến năm 1983, nhờ máy thăm dò hiện đại cùng với máy lặn, máy quay phim đặc biệt, nguồn chiếu sáng lazer cực mạnh, nhà thám hiểm Bob Balate phải tìm kiếm ở diện rộng 100km2 mới phát hiện được con tàu ở độ sâu 3000m. Từ đó mới có cơ sở để hình thành kịch bản phim và dựng lại được những gì đã xảy ra trên con tàu định mệnh của gần 100 năm trước. 11 giải Oscar được tặng cho các thành phần chính phụ của bộ phim. Thành công đầu tiên của tác giả kịch bản là tìm ra được “đường dây xuyên suốt” nối liền thời gian từ khi con tàu đắm cho đến bây giờ. Đó là một thiên tình sử của đôi trai gái trên tàu năm ấy, đến nay, trải qua gần 80 năm vẫn là nhân chứng sống về câu chuyện tình dang dở, về sự khủng khiếp khi con tàu đắm. Bà cụ già 101 tuổi - chính là cô gái của mối tình năm xưa - được trực thăng chở đến tàu thám hiểm giữa biển để xem lại bức chân dung người yêu vẽ mình vừa mới được tìm thấy... Chỉ một chi tiết ấy cũng làm cho nội dung cốt truyện sống động và tạo sự hấp dẫn đến cao độ cho cả bộ phim.
  8. Có lẽ chẳng mấy ai, khi xem phim Titanic lần đầu, lại không bị ấn t ượng sâu sắc, thậm chí bị ám ảnh bởi âm thanh nhạc nền của phim. Tiếng nhạc lẻ loi, xa vắng, âm u vang vọng mãi vào không gian, lúc gần, lúc xa... như điềm báo trước một điều gì thật to tát, khủng khiếp sẽ xảy ra. Con tàu rời bến... Cảnh tiễn đưa giữa kẻ ở người đi, giữa bến bờ và mênh mông biển cả thật mặn mà, lưu luyến nhưng sao vẫn cứ buồn bã, mong manh như cuộc chia ly không bao giờ gặp lại. Tiếng còi tàu tạm biệt đất liền yếu ớt, nhỏ nhoi giữa không gian bao la, giữa những giọt nước mắt của cảnh tiễn đưa, thấp thoáng nỗi buồn như lời vĩnh biệt... Những ấn tượng, những ám ảnh vô hình ấy, ngay từ đầu phim đã gợi cho người xem một cách rõ ràng: con tàu Titanic ra đi sẽ không bao giờ trở lại! Đó là cáchxử lý tài tình cao hơn cả mọi yêu cầu tính chuyên nghiệp của nghề làm phim thông thường. Tính chuyên nghiệp và tính quốc tế của nghề làm phim hiện đại không chỉ ở những quy mô hoành tráng, kỹ thuật cao siêu như ở phim Titanic mà còn cần những thủ pháp nghệ thuật táo bạo mới mẻ, độc đáo để đạt được hiệu quả cao nhất cả về nghệ thuật và kỹ thuật của phim. Bộ phim mới nhất, Người già không có đất sống của hai anh em ruột vừa biên kịch vừa đạo diễn Joel Coen và Ethan Coen, được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Cormac Mccarthy. Bộ phim đoạt ba giải Oscar 2008: giải cho phim, cho nam diễn viên phụ xuất sắc và giải cho kịch bản chuyển thể xuất sắc. Người già không có đất sống thuộc loại phim đen, đầy chất bạo lực. Đó cũng là sở trường và là chủ đề quen thuộc, tâm đắc của anh em nhà Coen. Họ muốn đề cập đến cái ác, cái tàn bạo của con người mà chung quy lại chỉ vì tiền, để lên án cái ác và cảnh báo cho con người “hãy cảnh giác” khi đang sống ở một xã hội còn đầy rẫy độc ác, bất công.
  9. Nội dung phim là một gã đàn ông đã đứng tuổi, trong buổi đi săn vào một khu đất hoang vắng vẻ, tình cờ đã phát hiện một vụ thanh toán lẫn nhau của bọn buôn ma túy. Giữa ngổn ngang xác chết, xe cộ và máu me, anh ta đã nhặt được một vali đựng hai triệu đô. Sự săn tìm của bọn mất tiền và quá trình chạy trốn của anh ta là nội dung căng thẳng, hấp dẫn của bộ phim. Cả phim hầu như không có nhạc nền, không có âm thanh và rất ít tiếng động. Sự trần trụi về âm thanh đến lạnh lùng, ghê rợn ở nhiều cảnh bạo lực, đã làm tăng thêm chất độc ác, dã man, mất hết tính người của những kẻ khát máu, say tiền. Cách xử lý âm thanh này rất có hiệu quả cho loại phim bạo lực, làm rõ hơn được tính cách nhân vật, tạo chiều sâu cho chủ đề và sự hấp dẫn cho phim. Lời thoại rất ngắn gọn, súc tích cũng là sự lựa chọn sáng suốt tài tình cho loại phim này. Ở những con người đã mất hết nhân tính, những hành động nhẫn tâm vì đồng tiền vấy máu thì lời nói của chúng không còn là ngôn ngữ của loài người, mọi sự đối đáp với nhau chỉ còn là những âm sắc cục cằn, thô lỗ của loài dã thú trong đấu tranh sinh tồn. Việc tạo ra sự gọn lỏn, khô khốc cho lời thoại của những tình huống, những nhân vật bạo lực ở phim này là một sáng tạo, mang tính chuyên nghiệp cao và đạt được hiệu quả nghệ thuật bất ngờ cho phim.
nguon tai.lieu . vn