Xem mẫu

Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Bởi: NCS. Nguyễn Phan Kiên Yêu cầu tất yếu phải có nguồn tài nguyên mở dành cho giáo dục Giáo dục luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Hoạt động trung tâm của giáo dục là "dạy" và "học" để thực hiện mục đích truyền thụ kiến thức, phổ biến tri thức với sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy. Phương pháp truyền đạt kiến thức một chiều với những bài giảng, những cuốn sách, giáo trình không những ít về số lượng mà còn cũ về nội dung không còn đáp ứng được yêu cầu của bất cứ một nền giáo dục hiện đại nào. Để hòa nhập và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại của kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến các thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là không tồn tại một mô hình giáo dục thống nhất cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, tất cả các nền giáo dục hiện đại đều hướng tới mục tiêu giúp các cá nhận nhận thấy được khả năng, năng lực của bản thân mình, tìm cách khuyến khích phát huy tiềm năng cá nhân để tham gia một cách thích ứng vào các hoạt động kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp giáo dục tích cực trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động cho người học, đối thoại với người học từ đó giúp người học tìm kiếm kiến thức. Giáo viên có thể là người khẳng định những ý kiến của học sinh hay đưa những ý kiến đó thành nội dung bàn luận trong một tập thể người học. Cũng chính bằng cách này mà hoạt động dạy-học có thể đạt được mục đích khuyến khích phát triển tư duy thông qua hình thức tự học - hình thức thu nạp kiến thức quan trọng nhất cho bất cứ ai tại bất kỳ nơi đâu. Để bồi dưỡng và tạo điều kiện nâng cao khả năng tự học, khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm thì yêu cầu về tài liệu hay nói rộng hơn là các nguồn tài nguyên trong giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. 1/4 Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Tuy nhiên, nguồn tài nguyên giáo dục của chúng ta còn quá thiếu. Cho đến thời điểm này, chủ yếu ta vẫn trông chờ vào số các giáo trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo với một số lượng hạn chế. Nhiều cuốn sách được xuất bản từ trước những năm 90 chưa được tái bản và cập nhật nội dung. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự "khan hiếm" tài nguyên giáo dục và điều này làm cho số người tiếp cận được với tri thức xã hội ngày một ít; học sinh sinh viên (HSSV) ít tiếp cận được với kiến thức mới. Tăng quy mô đào tạo cộng với sự thiếu hụt tài nguyên giáo dục sẽ làm giảm lượng kiến thức thu nhận trung bình của mỗi người! Nếu đưa tốc độ gia tăng về lượng kiến thức mới của nhân loại vào phép tính này thì tốc độ giảm lượng kiến thức thu nhận sẽ còn tăng hơn nữa. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của Internet, số lượng người người dùng mạng (trong số đó đa phần là HSSV) tại Việt nam ngày một tăng. HSSV truy cập mạng với nhiều mục đích trong đó có việc tìm kiếm tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, lượng tài liệu tiếng Việt chưa nhiều, chưa rộng. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Sự xuất hiện của các diễn đàn khoa học như diễn đàn toán học, vật lý, hóa học, sinh học, điện tử y sinh học và rất nhiều diễn đàn chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, THCN và cả các trường phổ thông đã giúp HSSV bù đắp một phần cho sự thiếu hụt này. Sự ra đời và hoạt động của Wikipedia tiếng Việt và Thư viện khoa học VLOS cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Thư viện khoa học như là một giải pháp tiếp cận yêu cầu hiện đại hóa giáo dục Chúng tôi, những tác giả của tham luận này, hoàn toàn đồng ý trước hình tượng "thế giới phẳng" của Thomas L.Friedman, cũng như ủng hộ tính cần thiết của Hội nghị Sinh viên sư phạm tự tin hội nhập thế giới phẳng. Một trong những nhân tố chính làm phẳng thế giới, xóa bỏ các rào cản không thời gian của khối tri thức nhân loại chính là internet. Với internet, HSSV Việt Nam nói riêng hay hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung có trong tay một chiếc chìa khóa hữu ích để mở cánh cửa hội nhập với nền tri thức thế giới, sánh vai cùng các nước năm châu. Ý thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa các nguồn tài nguyên giáo dục cũng như mong muốn truyền đạt những chân trời kiến thức mới mẻ và hiện đại đến HSSV trong nước, Thư viện Khoa học VLOS được xây dựng và phát triển để góp phần thực hiện sứ mạng lớn lao đó. Thư viện Khoa học VLOS với nòng cốt là Tủ sách Khoa học, nơi lưu trữ hàng ngàn tài liệu khoa học, công nghệ mới, những cuốn sách hữu ích là hành trang kiến thức cho HSSV cũng như giáo viên khắp cả nước. Ở đây bạn cũng dễ dàng tìm thấy những quy trình, giải pháp công nghệ cho từng vấn đề, những ý tưởng khoa học có tính ứng dụng cao hay những khóa học trực tuyến hữu ích. Tất cả những khối tri thức trên được xây dựng trên nền một thế giới phẳng bởi hàng trăm sinh viên, giáo viên, nhà khoa học, chuyên gia ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng tôi đôi khi ví Tủ sách Khoa học là một bàn làm việc trực tuyến lớn mà ở đó các nhà trí thức người Việt không kể chuyên ngành, 2/4 Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục trình độ, nơi làm việc nghiên cứu có thể cùng ngồi để thảo luận và đóng góp vào một khối tri thức chung. Một trong những wiki gắn bó thân thiết với các bạn HSSV trên VLOS là Thư viện Đề thi VLOS. Đúng như cái tên của nó, đây là thư viện sưu tầm hàng ngàn đề thi, đề kiểm tra của tất cả mọi môn học, cấp học ở các trường khắp nơi trên cả nước. Những giáo viên cũng tìm thấy nơi đây một môi trường thuận lợi để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, ra đề với nhau cũng như thu nhận những phản hồi từ học sinh. Một trong những ý tưởng đã biến thành hiện thực từ những thảo luận như vậy là một hệ thống ôn luyện kiến thức trắc nghiệm hoàn toàn mới trên thư viện đề thi VLOS. Bằng việc không cung cấp đáp án trắc nghiệm, những thí sinh cân nhắc câu trả lời thông qua sự lựa chọn của các thí sinh khác từ đó kích thích óc sáng tạo, tìm tòi cũng như khả năng tranh luận, tính hoài nghi khoa học một cách tích cực của học sinh Việt Nam. Thông qua đó, các giáo viên cũng có cơ hội giới thiệu và đánh giá tính đúng đắn, hợp lý và mô phạm của những câu hỏi của mình thông qua kết quả lựa chọn của học sinh trên khắp cả nước. Từ đó, từng giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi và các đáp án thích hợp đối với học sinh cụ thể của mình sao cho hiệu quả phân loại và đánh giá học sinh tốt nhất. Với tính mở toàn diện của mã wiki, qua đó cho phép các giáo viên từ các địa phương khác nhau có thể dễ dàng cùng soạn thảo những giáo án điện tử hay bài giảng điện tử trên thư viện khoa học VLOS. Thư viện VLOS đang lên kế hoạch gấp rút xây dựng một wiki chuyên biệt dành riêng cho các giáo viên nhằm tập hợp, phân loại và hệ thống hóa các nguồn tài nguyên giáo dục trên mạng góp phân giúp đỡ giáo viên tiếp cận với các công nghệ mới, kiến thức mới. Chúng tôi tin rằng, những bạn sinh viên sư phạm đang tham gia hội nghị này sẽ là một bộ phận quan trọng đại diện cho hệ thống giáo dục Việt Nam tương lai. Do đó, thông qua hội nghị này, Thư viện VLOS muốn chuyển tới các bạn muốn địa chỉ website mà nó sẽ trở nên hữu ích đối với các bạn ngay từ hôm nay. Đó là http://www.thuvienkhoahoc.com nơi mà chính các bạn được trông đợi vừa là chủ nhân vừa là người xây dựng và kiến tạo nên những nguồn tài nguyên giáo dục tiếng Việt hữu ích trong một thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn. Kết luận Có thể nói, với phương châm "kiến tha lâu đầy tổ" nên nếu mỗi người, mỗi HSSV, mỗi giáo viên, qua một vài thao tác để đưa vào thư viện khoa học một báo cáo khoa học, tóm tắt đồ án tốt nghiệp, một nghiên cứu, một bài viết hay nội dung một giờ giảng ... thì chẳng bao lâu Thư viện Khoa học VLOS sẽ thực sự trở thành địa chỉ cho bất cứ ai quan tâm, muốn tìm hiểu và trao đổi kiến thức và sẽ "là nơi các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học mọi cấp độ có thể trao đổi các vấn đề khoa học một cách nghiêm túc" như Tiến Sỹ Đào Hồng Thu, giảng viên ĐHBK Hà Nội, một thành viên của Tủ sách VLOS đã nói: 3/4 Tính mở của các nguồn tài nguyên giáo dục Có những cải cách trong giáo dục cần một thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài vì chúng tác động đến cả một thế hệ học sinh với những hiệu ứng khó lường nhưng cũng có những việc làm cụ thể, đơn giản, thiết thực mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để góp phần làm giàu nguồn tài nguyên giáo dục bằng tiếng Việt cho người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà. Tác giả TS. Nguyễn Phan Kiên (GV. Đại học Bách Khoa Hà Nội) TS. Nguyễn Bá Tiếp (GV. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) TS. Cao Xuân Hiếu (cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hiện đang nghiên cứu ngành Vi sinh vật tại Đại học Greifswald, CHLB Đức). 4/4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn