Xem mẫu

  1. 2.4.1. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999. [4] Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản l ượng tôm nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn. Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn 1/3, sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).[4] Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Hawaii . Từ đây tôm chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu đ ể nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay. Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh. Việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, tôm chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn (năm 2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm chân trắng. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học. Tôm chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ. [11].
nguon tai.lieu . vn