Xem mẫu

  1. DÂN TỘC H’MÔNG   I. KHÁI QUÁT: Việt nam là một quốc gia bao gồm nhiều thành phần dân tộc, chung sống trên cùng một lãnh thổ, có cùng bản sắc văn hóa và có chung vận mệnh lịch sử. Qua những thành tựu nghiên cứu mấy chục năm qua, chúng ta biết được rằng: các thành phần dân tộc trên đất nước ta cùng thuộc chủng mông- gô-lô-it phương nam, đã làm nên cuộc cách mạng đá mới trên địa bàn rộng và vùng trung tâm về sau là cương vực nước văn lang. Đến thời đại đồng thau hoặc sớm hơn đôi chút do sự chuyển hóa nội tại cùng với quá trình Mông-gô-lô-it hóa tiếp tục đã hình thành loại hình nam á cổ, là tổ tiên trực tiếp của người việt, người Mường, người H’mông và một số dân tộc anh em gần gũi. Trong những thế kỷ tiếp theo, trên lãnh thổ nước ta lại có sự quần cư đông đúc hơn do nhiều tộc người khác nhập cư đến vào những thời gian khác nhau, từ những miền đất khác nhau. Trong đó có dân tộc H’mông. Cũng như các dân tộc khác người H’mông có những nét văn hóa riêng và nét chung hòa mình vào một đất nước có đến 54 dân tộc anh em. I.1. Tên gọi: Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào) là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'Mông. Tên gọi khác là: Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Mèo Xanh, Mán Trắng, Ná Mẻo. I.2. Ngôn ngữ: Nhóm H’mông thuộc ngữ hệ Nam Á, H’mông-Dao có 3 ngôn ngữ: Hmông, Dao, Pà Thẻn. I.3. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc H’mông ở Việt Nam:
  2. Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc chủ yếu từ phương Bắc. Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người H’mông đến Việt Nam qua những con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính: Đợt 1: khoảng 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Lù, họ Giàng đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ đây họ bắt đầu tiếp tục di cư vào sâu hơn các tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam. Đợt 2: khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc hộ Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đông Văn. Còn một nhóm số người ít hơn, thuộc vào họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà ( Lào Cai). Sau đó khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam. Đợt 3: số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn người. về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Từ đây, hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang. I.4. Dân cư và địa bàn cư trú: I.4.1. Dân số và địa bàn cư trú: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực
  3. nước biển, gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt-Trung và Việt-Lào, từ Lạng Sơn đến Nghệ An. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người,), Điện Biên (170.648 người), Sơn La (157.253 người), Lào Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người). I.4.2. Nhóm địa phương ( ngành ) Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, các màu áo người ta chia dân tộc h mông ra các ngành: H’mông Đỏ hoặc h mông Đâu (H mông Trắng) H‘mông Đu (h mông Đen) H’mông Si (h mông Đỏ) H’mông Dua (h mông Xanh) H’mông Lềnh (h mông Hoa) H’mông Súa (h mông Lai) Ná Mẻo (h mông Nước) II. VĂN HÓA: II.1. Nhà ở: Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, kh ắc nghi ệt… thì ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người HMông có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ… Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, m ột c ửa chính, m ột cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn th ờ t ổ
  4. tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt c ối xay ngô, giã gạo… Bàn thờ tổ tiên của người HMông rất đơn giản, ch ỉ là một mảnh ván hoặc 3 ống cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường. Trong gia đình người HMông, phòng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí riêng. Người HMông ngủ bằng phản hoặc giát bằng tre mai đập giập. Người HMông rất khắt khe, nơi ngủ của con dâu, em dâu thì bố chồng và anh chồng không được vào và ngược lại, con dâu, em dâu không được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng. Nhà của người HMông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô lúa khi mang từ nương về bao gi ờ cũng được cât lên gác. Khói bếp sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu mọt. Phong tục người HMông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác. Nhà của người HMông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là anh em ruột thịt. Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 h ạt gạo ho ặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc ch ậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin th ổ công th ổ đ ịa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay l ại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Nếu những hạt gạo hay ngô đó đã bị sâu hay kiến ăn thì coi như đất ở đó dữ, không làm nhà được. Chọn được đất ở, người HMông tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,45- 0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn g ỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người HMông coi hai cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu th ối cụt ngọn. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người HMông, nhất là trong tang ma. Cây cột cái ở giữa phía
  5. bếp lò dùng để treo trống khi có người ch ết ( ma tươi); cây c ột cái gi ữa ở phía bếp sưởi để treo trống khi làm ma khô. Cây cái nóc g ần tr ời nh ất nên là nơi người trời về nghỉ ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà. Người trời thường thanh cao nên khi đưa cây đòn nóc ở rừng về người ta phải đưa lên nóc ngay, không đựoc đặt xuống đất. Đặc biệt khi vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc thường phải chọn ngày tốt h ợp với tu ổi của của gia chủ. Tìm được cây gỗ, phải thắp 3 nén hương, ti ếp đó c ắm 3 tờ giấy bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng như thế thần cây, th ần rừng m ới không quở mắng và nhà cửa mới yên vui, mọi người khoẻ mạnh, ăn nên làm ra. Cửa chính nhà của ngưòi HMông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. C ửa bao gi ờ cũng m ở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người HMông không sử dụng bản lề, then ch ốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người HMông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những v ật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người HMông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính. Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người HMông, do v ậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc đ ược làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người HMông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người HMông đều thắp h ương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi. Nhà người HMông thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng rào đá xếp xung qunah một nhà hoặc 2,3 nhà có quan h ệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu riêng biệt.Người HMông cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà quay lưng ra khe, v ực sâu. B ản của người HMông có từ vài ba nóc nhà trở lên, có bản chỉ có một dòng họ, nhưng không nhiều, còn lại đa số là một bản có nhi ều dòng h ọ s ống cùng nhau. Trang phục: II.2.
  6. Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà h ọa ti ết c ủa trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu, tạo cảm giác trầm ấm. Trang phục của phụ nữ Mông có họa tiết hoa văn đẹp từ khăn đội đầu đ ến xà c ạp qu ấn chân. Phụ nữ Mông trắng trang phục có họa tiết tập trung ở cổ áo, nẹp áo, thắt lưng, bồ giáo phía trước. Phụ nữ H’Mông Hoa trang trí họa tiết ở trang phục phong phú hơn, ở cả khăn đội đầu, cổ áo, nẹp áo, thắt lưng, bồ giáo, thân váy, xà cạp… kỹ thuật thêu hoa văn của người H’Mông rất phức tạp và vì thế, nó thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ H’Mông. Cách bố cục và họa tiết trên trang phục của người Mông còn thể hiện sức sống, bản lĩnh của người Mông trước thiên nhiên… Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Phụ nữ Hmông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo x ẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để ch ỏm, đ ội khăn rộng vành. Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập. Trang phục nam:Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.
  7. Ẩm thực: II.3. Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ. Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ. Nếu người miền xuôi tự hào với món phở, thì người miền núi tự hào vì có thắng cố. Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng. Nói đến rượu thì không thể không nhắc tới rượu ngô Bản Phố, hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây "pa" Người Mông nơi đây cho rằng:" uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên
  8. được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được." Tết của người H"mông II.4. H"mông được coi là cộng đồng dân cư có cá tính mãnh liệt và phóng khoáng nhất. Họ sống trên các rẻo cao miền núi phía Bắc, đời sống người H"mông gắn liền cùng nương ngô, cây súng kíp... Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì người Hmông đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính l ịch c ổ truy ền của người Hmông, phù hợp với nông lịch truyền th ống. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân th ường th ổi khèn gọi bạn, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở nh ững bãi rộng quanh làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm l ịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch). Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng đầy tính thượng võ như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn, chọi chim họa mi... Người Mông không đón giao thừa. Đối với họ, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một mới là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Tối hoặc nửa đêm 30, người ta cúng ma nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (và phải là gà trống, mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt (nhà nào giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một mâm thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên. Tuy nhiên, cơm cúng có thể thiếu thịt (đối với những nhà nghèo) nhưng không thể thiếu món bánh dày, chính vì vậy, trong lễ hội thì thi giã bánh dày bao giờ cũng rất vui và được thi đầu tiên. Cơm nếp được nấu sẵn và mang đến, sau khi nghe hiệu lệnh, cơm được đổ ra cối và lập tức được giã nhanh chóng, vì giã lúc nóng thì bánh sẽ dẻo, cũng như khi giã giò phải giã thật nhanh tay khi thịt vừa pha xong còn nóng. Mỗi đội được giã trong vòng 50 phút, thành phẩm là 5 chiếc bánh đường kính 20cm, bánh phải trắng, dẻo, và kéo dài 30 cm không bị đứt. Cộng với điểm thời gian và trình bày sẽ quyết định đội thắng cuộc. Trong khi đàn ông giã bánh, thì phụ nữ chuẩn bị lá, và bóp vụn lòng đỏ
  9. trứng gà để trộn vào bột trước khi nặn thành bánh. Bánh đã giã xong, chắc chỉ trong vòng 10 phút, 4 chiếc với đường kính 20cm được đặt trên lá chuối, một chiếc được đặt trên đĩa để ban giám khảo chấm. Tục lệ cưới hỏi: II.5. Người H'mông có rất nhiều phong tục, tập quán đẹp, có chiều sâu vǎn hoá. Trong đó, đặc sắc nhất có lẽ là những tục lệ về cưới xin. Những tục lệ như "bắt vợ", "ǎn hỏi" và "buộc chỉ cổ tay cô dâu" là di sản lớn về tinh thần do cha ông ta từ xa xưa truy ền lại. Ng ười H'mông đã mang nó đi qua hàng trǎm cánh rừng du canh du cư ngày xưa đến những bản làng trù phú định canh định cư ngày nay. Bao giờ cũng vậy, Xuân về, Tết đến cũng là dịp để thanh niên nam nữ H’Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có th ể là các phiên ch ợ cuối năm, hội hè trong những ngày Tết hay đơn giản chỉ là những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới... Khi đôi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cu ối cùng là l ễ c ưới (đón dâu). Đám cưới của người H’Mông thường được tổ chức linh đình vào ngày lành tháng tốt, thường là vào mùa Xuân. Thế nhưng không phải câu chuyện tình yêu nào cũng có một cái kết có hậu mà không phải trải qua sóng gió. Trong thực t ế có rất nhi ều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý. Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái tự tìm đ ến s ống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đôi trái gái s ẽ bàn cách tiến tới hôn nhân bằng tục “kéo dâu” bằng cách nhờ cậy nh ững ông chú, bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, th ống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp lý hoá cuộc hôn nhân. Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như th ường. R ồi một ngày như đã hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái v ề nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng
  10. lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và h ư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn để chàng trai mang cô gái về nhà. Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm l ễ quét phép, cô gái mới được đưa vào nhà. Người H’Mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có b ỏ v ề b ố m ẹ đ ẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi bi ết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có không đ ồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý. Tục “kéo vợ” còn có thể diễn ra bởi nhiều lý do nh ư: ng ười con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ chối; gia đình ng ười con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai... nhưng những trường hợp này chỉ xảy ra trước kia, dưới thời xã hội phong kiến. Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người H’Mông luôn trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe m ạnh, đạo đức và chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” giờ đây chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh li ệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người H’Mông mà thôi. Chính vì vậy, hiểu tục “kéo vợ” của người H’Mông nh ư ngày này chúng ta vẫn hiểu, là khi người con trai thích một người con gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh bạo lực mà không thấy hết được tính nhân văn sâu sắc trong đó. Chính vì vậy, có thể nói, người H’Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên trong đó đều chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu. Đó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của người H’Mông. Tục đổi tên mới: II.6. Cũng như các dân tộc khác, người Mông đến tuổi trưởng thành được cha mẹ làm lễ đặt tên mới và công nhận là người trưởng thành, từ đó mới được lấy vợ và sinh con đẻ cái. Người Mông chọn ngọn núi mà người Mông cho nó là cao nhất để tiến
  11. hành cho các buổi lễ mang tính tâm linh, , đứng trên đỉnh ngọn núi người ta có thể phóng tầm mắt nhìn ra cả xã, những bản khác có nằm trên núi cao hơn khi đến đó vẫn phải leo ngược dốc mới lên được đến đỉnh. Trên ngọn núi có một phiến đá to, người Mông coi nó như cha, mẹ nuôi của mình. Nơi đây thường diễn ra lễ cầu cho những người tình duyên lận đận, số phận không gặp nhiều may mắn và cầu cho cuộc sống được suôn sẻ, nhất là đặt tên mới cho con cái mình phải được đến đó để nhận cha mẹ nuôi mong khi trưởng thành người con sẽ thành đạt trong cuộc sống, xua đi ma tà để con người được khỏe mạnh không bị bệnh tật đeo đuổi. Lễ thay tên mới ( Chus khuas) thường được chọn làm vào buổi sáng những ngày cuối tháng 11, 12 dương lịch, khi mặt trời đã nhô lên khỏi ngọn núi. Người Mông đến trước phiến đá linh thiêng, lễ vật gồm có: - Một con gà trống tơ. - 3 chén rượu - 3 chén nước - 6 nén hương - 3 tờ giấy (Giấy bản người dân tự làm, được cắt thành tiền). - Gạo, muối - Sợi lanh ( Sợi lanh để se buộc vào cổ ) Tất cả được mang đến tận chân phiến đá mới được chế biến. Ông mo cắt tiết cho tiết gà và dùng nó quết vào hòn đá, quết vào tờ giấy tiền và hòa vào rượu. Khi chuẩn bị song đồ lễ vật. Ông mo cúng cha mẹ và người được đặt tên phải đứng hai bên để khấn. “ Con là…… được cha mẹ sinh ra và nuôi cho khôn lớn, giờ đây đã đến tuổi trưởng thành. Hôm nay đến đây xin được đặt tên mới, con có cơm có rượu thịt mới cha nuôi nhận, chứng giám cho con hôm nay được đặt tên mới, mong cha nuôi xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều không may mắn để cuộc sống sau này con được bình yên hòa thuận, làm ăn phát đạt… ” Tiếp theo ông mo cùng với chàng trai mỗi người một đầu cùng se sợi lanh cho xoắn vào nhau cho thật chắc để buộc vào cổ chàng trai làm bùa hộ mệnh, phần thừa còn lại được cắt ra và dấu vào trong khe đá(Gửi cha nuôi chứng kiến và giữ hộ). Đây là bằng chứng nó chứng tỏ người thanh niên kia đã được làm lễ đổi tên mới tại đây. Chàng trai mổ gà nấu cơm và cúng “ Trước khi giao cho bố nuôi con gà còn sống, giờ đã được con nấu chín mời bố uống rượu, ăn đầu gà chân gà, cổ cánh và ăn cơm chứng giám cho lòng thành của con…” Kết thúc phần lễ, tất cả dọn cơm ăn ngay cạnh phiến đá ( Tục ăn với cha nuôi bữa cơm đầu tiên) bữa cơm của người trưởng thành, từ nay đã thành người lớn…
  12. Cái tết đầu tiên của người trưởng thành kể từ khi được đổi tên mới, chàng trai phải đi lễ tết cha nuôi ( Congv tsa ) Lễ vật lần này gồm: - Hương: 12 nén - Giấy 4 tờ ( Cắt thành tiền) - Một con lợn nhỏ - Gạo, muối Buổi lễ tết được diễn ra ngay ngày đầu năm mới. Mọi người mổ lợn cúng chúc tết cha nuôi với và cảm ơn cha nuôi, cầu cho cuộc sống tâm linh của chàng trai và gia đình mạnh khỏe… Từ khi được mang tên mới chàng trai phải hai lần về chúc tết và cảm ơn cha nuôi, thì mới hết nghĩa vụ của một người trưởng thành. Từ đó trở đi mọi người trưởng thành sẽ được bình an trong cuộc sống. Cha nuôi sẽ xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều không may mắn để cuộc sống sau này con được cuộc sống tươi đẹp hạnh phúc. Đây là một nghi lễ quan trọng mà ở đây nó không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mỗi người Mông III. KINH TẾ: Khác với dân tộc Thái làm nông nghiệp là chính nương rẫy chỉ là phụ và bổ sung. Còn người Hmông sống chủ yếu bằng cách du canh, đốt nương làm rẫy, trồng ngô, lúa. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương. Người Hmông có truyền thống trồng xen canh cùng với cây trồng chính như: các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc vừng, đậu… ở một và nơi còn có ruộng bậc thang. Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền và tính hiệu quả. Ngoài ra còn trông cây lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu, thuốc phiện, cây ăn quả: táo, lê, đào, mận. Họ phát triển các nghề thủ công như đan nát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ nhất là đồ đựng, làm giấy, bản đồ, trang sức bằng bạc phục vụ những nhu cầu thị yếu của con người. Người Hmông chăn nuôi gia súc như: ngựa, trâu, dê, chó,lợn. gà…
nguon tai.lieu . vn