Xem mẫu

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 TÌM HIỂU VÀ ĐỐI CHIẾU BẢN DỊCH CỦA DỊCH GIẢ NGÔ NGỌC LINH VÀ THẠCH CAN VỚI NGUYÊN TÁC THƠ CHỮ HÁN TRONG SÁU BÀI THƠ THU CỦA NGÔ THÌ NHẬM STUDY AND ANALIZE THE TRANSLATIONS OF NGO NGOC LINH AND THACH CAN OF THE 6 POEMS ABOUT FALL OF NGO THI NHAM SVTH: Nguyễn Hà Phương Lớp: 06SPT01, Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thanh Khoa Tiếng Trung, Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Một trong những kĩ năng của việc học ngoại ngữ đó chính là dịch thuật. Mà việc dịch thơ chữ Hán là một phần rất hay và rất thú vị trong quá trình học tiếng Hán của sinh viên khoa Trung. Bản báo cáo này thông qua việc nghiên cứu và so sánh những tác phẩm dịch thơ của Ngô Ngọc Linh và Thạch Can với nguyên tác thơ chữ Hán của Ngô Thì Nhậm sẽ giúp các bạn sinh viên hiể u rõ hơn: để cho ra đời một tác phẩm dịch thơ hay và xuất sắc thì người dịch không chỉ cần đảm bảo về mặt nội dung mà đảm bảo về mặt nghệ thuật cũng như hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm cũng rất quan trọng. ABSTRACT One of many language skills during the process of learning a foreign language is translating. For students learning Chinese, translating the Chinese poems into Vietnamese is a useful and interesting part in their learning Chinese process. By doing research and making a comparison between the translated versinons of Ngo Ngoc Linh and Thach Can and the original versions of Ngo Thi Nham. This seport will help the students have a wider knowledge about this fact: To make an excellent and perfect translated version, the translator must assure not only the meaning, the artistic means but also the background of the poem, which is very important. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đối với bản thân mà nói việc chọn thơ của Ngô Thì Nhậm làm đề tài xuyên suốt đơn giản khởi nguồn từ sự yêu thích thơ, sự muốn khám phá một bức màn thơ vĩ đại của một vị anh hùng vĩ đại. Thông qua sự gần gũi từ những tác phẩm thơ của Ngô Thì Nhậm đối với con người Việt Nam, mà Ngô Ngọc Linh và Thạch Can đã có những phần dịch thơ rất hay, lột tả được phần nào ý tứ của tác phẩm. Nhưng từ những kiến thức đã được học từ trường phổ thông và suốt những năm đại học, tôi cũng hiểu rõ giữa phần nguyên tác và phần dịch thơ là một chặng đường đầy gian nan và vất vả, sẽ có phần dịch sát nghĩa với ý gốc, nhưng cũng có câu thơ không thể dịch theo đúng những gì mà nhà thơ muốn nói, đó là một vấn đề vô cùng khó khăn. Mà nguyên nhân chính, chính là chữ Hán có rất nhiều tầng nghĩa. Trong mỗi bài thơ, Ngô Thì Nhậm sử dụng cung bậc nghĩa nào, người dịch có dịch sát không? Đó là câu hỏi lớn luôn khiến tôi day dứt. 450
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bản nghiên cứu này nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong 6 tác phẩm dịch thơ của Ngô Ngọc Linh và Thạch Can, thông qua đó chứng minh quá trình dịch một tác phẩm thơ chữ Hán là không dễ dàng. Để có được một tác phẩm dịch hay không chỉ cần bảo đảm nội dung mà nghệ thuật của nó cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó cũng nhằm một mục đích nữa là muốn giới thiệu đến các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn muốn tìm hiểu tiếng Hán thêm một nhà thơ Việt Nam nữa lấy chữ Hán là ngôn ngữ chủ đạo trong sáng tác văn chương của mình. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Muốn đạt được mục đích trên thì bản nghiên cứu này sẽ đi phân tích sâu hơn về những thiếu sót trong quá trình dịch 6 bài thơ Thu dựa vào việc đối chiếu so sánh giữa bản dịch thơ với nguyên tác và phần dịch nghĩa của bài thơ. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Thơ văn Ngô Thì Nhậm vô cùng phong phú và rộng lớn ở nhiều thể loại phú, thơ, văn xuôi…Trong cuộc đời sáng tác của mình Ngô Thì Nhậm đã để lại một lượng thơ tươn g đối lớn gồm hai phần: Thơ làm trong nước và thơ làm trong chuyến đi sứ nhà Thanh. Tổng cộng các bài thơ chữ Hán mà Ngô Thì Nhậm để lại cho đời trên dưới 800 bài. Tiễn thu 1. 送秋 Tiếc thu 2. 惜秋 3. 秋思四绝 – 其一 Thu tứ tứ tuyệt – kỳ nhất 4. 秋思四绝 – 其二 Thu tứ tứ tuyệt – kỳ nhị 5. 秋思四绝 – 其三 Thu tứ tứ tuyệt – kỳ tam 6. 秋思四绝 – 其四 Thu tứ tứ tuyệt – kỳ tứ 1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Cơ sở lý luận: Vận dụng lý luận về dịch thuật, đặc biệt là dịch tác phẩm văn học. Ngoài ra còn sử dụng lý luận về Hán ngữ cổ đại cũng như Hán Nôm Việt Nam vào quá trình phân tích. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp định tính trong việc phân tích, đánh giá, đối chiếu 6 bản dịch thơ của Ngô Ngọc Linh và Thạch Can với nguyên tác thơ chữ Hán. 1.5. Cơ sở văn bản 1.5.1. Giới thiệu về nguồn gốc sáu bài thơ thu. Trong 6 bài thơ Thu của Ngô Thì Nhậm thì có hai bài là 送秋, 惜秋nằm trong tập “ Cúc hoa thi trận ” còn gọi là (Cúc hoa bách vịnh). Tuyển tập gồm 50 bài Ngô Thì Nhậm cùng Phan Huy Ích vịnh thơ theo một vần “phương”, “đường”, “chương”, “dương”. Là một trong 6 tập thơ ông làm trong giai đoạn còn ở trong nước khoảng năm 1796. 451
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 秋思四绝 – 其一 秋思四绝 – 其二 秋思四绝 – 其三 秋思四绝 – 其四 Đây là bộ thu tứ tứ tuyệt, được Ngô Thì Nhậm viết trong tập “Ngọc đường xuân khiếu”, tập thơ này chép 67 bài thơ với các thể loại thơ khác nhau. Có thể tác giả sáng tác trong giai đoạn sau ngày họ Trịnh bị lật đổ ( ít nhất là từ sau 1786), năm Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà lần thứ nhất trở đi. (Nguồn từ: Trang 57_Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm của Cao Xuân Huy và Thạch Can chủ biên) 1.5.2. Giới thiệu 6 bài dịch thơ của dịch giả Ngô Ngọc Linh và Thạch Can. Sáu bài thơ dịch này được in trong tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm của nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1978. Hai bài thơ Thu là 送 , 惜 là Ngô Ngọc Linh dịch, 秋秋 còn bộ Thu tứ tứ tuyệt do Thạch Can đảm nhận dịch. 2. Nội dung 2.1. Giới thiệu sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm Ngô Thì Nhậm sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần (25/10/1746) tại làng Tả Thanh Oai (tục gọi là làng Tó) trấn Sơn Nam (nay là xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn Bình), trong một gia đình quý tộc có truyền thống văn học. Sau khi Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc vì có hiềm khích với Đặng Trần Thường, ông đã bị y sai đánh một cách cố ý. Ông mất ngày 16 tháng 2 năm Quý Hợi (7/3/1803). Có thể nói, thơ Ngô Thì Nhậm là tượng trưng của hai giai đoạn lịch sử trong cuộc đời ông. Trước ngày đi với phong trào Tây Sơn, thơ văn của ông chủ yếu nói về cuộc sống xã hội lầm than rối ren. Sau này đi theo cuộc khởi nghĩa của nông dân, niềm tự hào dân tộc hòa quyện vào trong từng tứ thơ từng suy nghĩ của ông. Ông viết về thiên nhiên cuộc sống, về những lần đi sứ qua nhà Thanh và về vua Quang Trung – người mà ông kính mến và gửi gắm niềm trung tín cho đến chết. 2.2. Nhận xét bản dịch của Ngô Ngọc Linh và Thạch Can với nguyên tác thơ chữ Hán trong sáu bài thơ Thu của Ngô Thì Nhậm. 2.2.1. Nhận xét bản dịch của Ngô Ngọc Linh Trong sáu bài thơ được chọn để đi nghiên cứu này thì Ngô Ngọc Linh đảm nhận dịch hai bài là 送秋, 惜秋. Hai bài thơ này đều được Ngô Thì Nhậm sử dụng phương pháp nghệ thuật điệp vần “ương ” “đường, chương, dương, phương…”rất là tinh tế. Tuy nhiên trong hai bài thì bài 送秋 thành công hơn cả về mặt nghệ thuật, tính nghệ thuật của nguyên bản được đảm bảo gần như toàn bộ. Nhưng bên cạnh đó, mặt nội dung của bài 送秋 lại không thành công như của bài 惜秋. Ví như trong bài 送秋 có câu: “ Từ lầu yểu điệu đát thiên chương”, bản thân từ 452
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 “đát” nó có ý nghĩa là thấy người có sự bất hạnh mà sinh lòng thương, thấy cảnh vật h oang tàn mà sinh lòng ủ rũ, xót xa. Bản dịch thơ dùng từ “ngại”, ý chỉ người con gái không thích xuống lầu vì ngại trời nhiều sương như thế là chưa chính xác. Nhưng đối với hai câu dịch thơ : “Xô xát giáp vàng tan trận bướm Chắt chiu tinh ngọc dệt dòng thơ” (Trích bản dịch bài 惜秋) Thì Ngô Ngọc Linh thực sự đã rất thành công trong việc lựa chọn từ ngữ, hai từ “xô xát” và “chắt chiu” như một cái gì đó đối nghịch nhau vừa cảm thấy đau xót lại vừa cảm thấy thoả lòng. Đau xót vì quang cảnh mùa thu tàn úa quá, cái màu vàng của hoa cúc dường như cũng đang chống chọi lại với thiên nhiên, với quy luật muôn đời của tạo hoá để cố níu giữ lại chút hơn tàn của mùa thu…Cố chắt chiu chút tinh tuý còn sót lại của mùa thu này mà dệt nên những trang thơ. 2.2.2. Nhận xét bản dịch của Thạch Can Dịch giả Thạch Can đảm nhận dịch trọn bộ thu tứ tứ tuyệt bao gồm: 秋思四绝 – 其一 秋思四绝 – 其二 秋思四绝 – 其三 秋思四绝 – 其四 Nếu như đối với hai bài 送秋, 惜秋 đặt nặng vấn đề nghệ thuật, thì ở bộ thu tứ tứ tuyệt này lại đặt nặng vấn đề lột tả cái thần trong cảm xúc và nỗi lòng của Ngô Thì Nhậm. Bốn bức tranh thu như bốn tâm sự về thế thái nhân tình được Ngô Thì Nhậm trải bày vào những trang thơ. Thạch Can đã rất thành công trong việc truyền tải ý thơ thành ý tình ấy. Nếu như ở kì một đó là sự xót xa về nỗi buồn ly biệt của những người yêu nhau, thì sang kì hai đấy chính là sự hỗ thẹn vì lòng đầy danh vọng hão. Kì ba lại miêu tả cái thần cái sắc của cảnh thu nhưng lại lồng vào đó là những lời răn dạy về sự khiêm tốn giản dị và kì bốn lại là nỗi nhớ quê được Ngô Thì Nhậm gởi gắm vào những hình ảnh rất đặc trưng và đậm chất thu “bể biếc, non xanh, trời thu kia với sắc thu này…”. Tuy nhiên, trong bản dịch của dịch giả Thạch Can vẫn có đôi từ ngữ sử dụng chưa chuyển tải được hết ý nghĩa của nguyên bản. Ví như kì 4 Ngô Thì Nhậm dùng cụm từ “cộng bình phân” nhằm miêu tả hình ảnh bầu trời thu xanh thẳm, sắc thu trong trẻo, cả hai như bao trùm lấy không gian mùa thu, tầng thu lớp thu như chia không gian ấy thành những phần bằng nhau, rồi lại hoà quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh vừa đẹp về tình lại đẹp về cảnh. Còn Thạch Can dịch: “ Trời thu kia với sắc thu này”, chưa toát lên được ý tứ của “cộng bình phân” đó. 2.2.3. Nhận xét chung về một bản dịch thơ hay Một bản dịch thơ hay là một bản dịch vừa hội tụ được yếu tố nghệ thuật lại vừa truyền tải được ý nghĩa về mặt nội dung của nguyên tác. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ, 453
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 người dịch giả cũng cần phải lựa chọn từ ngữ sao cho tinh tế, sắc sảo làm thế nào thể hiện được cái thần của bài thơ. Cái khó của dịch thơ là làm sao chọn được từ ngữ thích hợp, vì đôi khi chỉ cần một từ thôi cũng đủ nói lên hết cái đẹp cái tinh túy của một câu thơ mà ta cần phải đến đến bảy tám từ để dịch nghĩa. 2.3. Đề xuất ý kiến trong việc học thơ chữ Hán và quá trình dịch văn bản thơ. Thơ chữ Hán là một mảng rất thú vị trong quá trình học của sinh viên khoa Trung. Vì những rào cản về kiến thức về khả năng cảm thụ tác phẩm cho nên hầu hết là mãi đến năm học thứ ba, thứ tư các bạn mới có cơ hội được tiếp xúc gần nhất với các tác phẩm thơ đó. Việc học thơ là rất khó vì thơ không giống văn xuôi có thể truyền tải được ý tứ dễ dàng, ý thơ ẩn trong ý từ. Để có thể học tốt và cao hơn nữa là trở thành một dịch giả tương lai thì ngay từ bây giờ, khi đã nhen nhóm trong mình lòng yêu thích thơ các bạn nên trang bị cho mình một lượng kiến thức tiếng Việt thông thạo về ngữ pháp cũng như am hiểu về từ. Bên cạnh đó cũng không quên tích lũy từ vựng tiếng Hán. Hoàn cảnh sáng tác, lịch sử xã hội, tiểu sử tác giả cũng là một yếu tố cần để chúng ta có thể dịch đúng nội dung bà i thơ. 3. Kết luận Sáu bài thơ thu của Ngô Thì Nhậm là những bài thơ rất hay miêu tả vẻ đẹp của mùa thu, sáu tác phẩm dịch thơ đều là những bản dịch xuất sắc. Ngô Ngọc Linh và Thạch Can đã rất tinh tế trong việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ để diễn tả một cách t rọn vẹn nhất vẻ đẹp của tác phẩm gốc. Từ việc tả cảnh mùa thu đến việc lồng tâm tư tình cảm của tác giả vào từng ý thơ đều được các dịch giả xử lý một cách rất tinh tế.Tuy nhiên trong quá trình dịch, những thiếu sót trong việc diễn đạt ý là điều không thể tránh khỏi. Sự truyền tải về mặt nội dung và nghệ thuật của nguyên bản vào tác phẩm dịch vẫn còn đôi chỗ chưa chuẩn xác. Một số từ sử dụng chưa thật sát nghĩa, một số cụm từ chưa chuyển tải được hết ý. Thông qua bản nghiên cứu này, người viết cũng hi vọng rằng các bạn trẻ sẽ có một cái nhìn thiện cảm hơn với những tác phẩm thơ, sẽ rút ra được cho mình một phương pháp học ngoại ngữ, một phương pháp học dịch luôn luôn đối chiếu và so sánh, khởi đầu từ sự học hỏi kinh nghiệm của các dịch giả chuyên nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thiều Chửu. (2003), Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Thanh Niên. [2] Chủ biên: Khổng Đức; cộng sự: Long Cương, Đạt Sĩ, Từ điển Hán Việt hiện đại, Nhà xuất bản thống kê. [3] Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm. (1998), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Hoá. [4] Lê Văn Hảo (1984), Huế giữa chúng ta, Nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế. [5] Cao Xuân Huy, Thạch Can (1978), Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm tập 1 - tập 2, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội- Hà Nội. [6] Hoàng Dân, Nguyễn An Tiêm, Trịnh Ngọc Ánh (2004), Mở rộng vốn từ Hán Việt, Nhà xuất bản Thanh Niên. 454
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 [7] Hà Thúc Minh (1978), Thơ văn Ngô Thì Nhậm, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội- Hà Nội. [8] Vũ Khiêu (1986), Thơ Ngô Thì Nhậm, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội. 455
nguon tai.lieu . vn