Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN DẢI ĐẤT VEN SÔNG HƯƠNG (TỪ KHẢI THÁNH TỪ ĐẾN CHÙA THIÊN MỤ) VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH DI TÍCH VĂN MIẾU – VÕ MIẾU, THÀNH PHỐ HUẾ Lê Thị Nguyện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Trải qua bao biến thiên của lịch sử và sự tác động của thiên nhiên, công trình Khải Thánh Từ, Văn Miếu và Võ Miếu thuộc thôn Long Hồ Hạ, thôn Thọ Khương và thôn An Bình, xã Hương Hồ đã bị tàn phá rất nặng nề. Gần đây, trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, tôn tạo lại hệ thống di tích này. Tuy nhiên việc trùng tu chỉ mới tiến hành đối với công trình Văn Miếu, còn Võ Miếu, Công Thần và Khải Thánh Từ do có nhiều yếu tố hạn chế, cả yếu tố khách quan và chủ quan nên chưa tôn tạo được. Để bổ sung vào nguồn tư liệu hiện trạng các công trình di tích cố đô Huế và để có cơ sở vững chắc trong việc tiến tới trùng tu các công trình di tích này thì việc nghiên cứu những tác động của thiên tai đến công trình là hết sức cần thiết bởi tính ổn định của khí hậu Thừa Thiên Huế đã bị phá vỡ trong sự biến đổi chung của khí hậu toàn cầu. 1. Đặt vấn đề Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa của thế giới từ năm 1993. Tuy nhiên, trong số các quần thể di tích đó, do sự tàn phá của chiến tranh, cùng với sự tác động của thiên tai và thời gian, nhiều di tích đã bị hư hại nặng, thậm chí có di tích đã không còn giữ được bất kỳ một dấu tích ban đầu nào. Cụm di tích Khải Thánh Từ, Văn Miếu – Võ Miếu thuộc thôn Long Hồ Hạ, thôn Thọ Khương và thôn An Bình, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, cũng cùng chung số phận như vậy. Di tích Khải Thánh Từ là nơi thờ song thân đức Khổng Phu Tử, Công Thần miếu là nơi thờ các vị công thần khai quốc của vương triều Nguyễn, Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và dựng 32 tấm bia Tiến sỹ văn chương triều Nguyễn, kế tiếp là công trình Võ Miếu để thờ các võ tướng kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử và sự tác động của thiên nhiên, công trình Văn Miếu và Võ Miếu đã bị tàn phá rất nặng nề. Gần đây, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, tôn tạo lại di tích này. Tuy nhiên, chỉ mới trùng tu được công trình Văn Miếu, còn Võ Miếu, Công Thần và Khải Thánh Từ do có nhiều yếu tố hạn chế, cả yếu tố khách quan và chủ quan nên chưa tôn tạo lại được. Chiến tranh đã kết thúc, cả đất nước đang sống trong sự yên bình, nhưng để bổ sung vào 177
  2. nguồn tư liệu và để có cơ sở vững chắc trong việc tiến tới trùng tu các công trình di tích này trong tương lai thì việc nghiên cứu những tác động của thiên tai đến công trình là hết sức cần thiết, bởi tính ổn định của khí hậu Thừa Thiên Huế đã bị phá vỡ trong sự biến đổi khí hậu chung của toàn cầu. 2. Các phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Nhằm thu thập những thông tin, số liệu thứ cấp có chọn lọc tại UBND xã Hương Hồ, bao gồm các tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu và thông tin về cụm di tích Văn Miếu - Võ Miếu. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Quá trình phỏng vấn được thực hiện qua 75 hộ được chọn ngẫu nhiên ở 3 thôn, bao gồm thôn Thọ Khương, thôn Long Hồ Hạ và Thôn An Bình, trong đó thôn Thọ Khương và thôn An Bình chiếm đến 64 hộ vì cụm di tích Văn Miếu - Võ Miếu thuộc địa phận hai thôn này. - Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal): Để có được các thông tin liên quan về sự tác động của thiên tai đến khu vực nghiên cứu một cách khách quan, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp PRA, là “phương pháp đánh giá nhanh với sự tham gia của cộng đồng”. Sau khi làm việc với lãnh đạo 3 thôn, chúng tôi chọn những hộ gia đình mà đã cư trú tại khu vực nghiên cứu với thời gian trên 10 năm, tổng số hộ cùng tham gia để đánh giá đồng thời là 17 hộ, mỗi hộ đại diện một thành viên để tham gia. Mục đích của phương pháp này là mọi người dân cùng thảo luận để đi đến sự thống nhất trong việc xác định các địa điểm thường bị tác động bởi thiên tai, như lũ, lụt, xói lở, bồi đắp và những ảnh hưởng đến công trình di tích Văn Miếu - Võ Miếu… - Phương pháp nghiên cứu so sánh, phân tích tổng hợp: Nhằm rút ra những vấn đề lý luận cơ bản, cũng như để phân tích, đánh giá, so sánh mức độ tác động của thiên tai giữa các địa điểm trong khu vực nghiên cứu và sự tác động của các công trình di tích sau khi được trùng tu, sửa chữa đến các hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng. Ngoài các phương pháp trên, chuyên đề còn sử dụng phương pháp chuyên gia. Thông qua việc tổ chức các hội thảo, các buổi tọa đàm khoa học, các buổi thảo luận nhóm… là cơ hội để thu nhận những ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về các nội dung nghiên cứu. 3. Nội dung 3.1. Những tác động của thiên tai đến sự biến đổi địa hình và công trình di tích ở khu vực nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu bao gồm cụm công trình di tích từ Khải Thánh Từ đến Văn 178
  3. Thánh - Võ Thánh Miếu được tọa lạc dọc theo phía tả ngạn (theo chiều dòng nước chảy) sông Hương, kéo dài khoảng 1,5km. Trong đó công trình Khải Thánh Từ thuộc thôn Long Hồ Hạ, còn công trình Văn Miếu – Võ Miếu thuộc thôn An Bình, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Địa hình huyện Hương Trà bị chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống sông suối và đồi núi. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và được phân 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá ven biển. Địa hình xã Hương Hồ thuộc vùng đồng bằng, có tổng diện tích 3.375 ha. Phía Đông giáp sông Hương và phường Hương Long, phía Tây giáp xã Hương Bình, phía Nam giáp xã Hương Thọ và phía Bắc giáp xã Hương An và xã Hương Chữ. Địa hình xã Hương Hồ tương đối bằng phẳng, phần lớn thuộc dạng vòm, mật độ chia cắt yếu. Đất đai ở đây tương đối màu mỡ, tầng đất dày và thành phần cơ giới đại bộ phận là thịt nhẹ, thịt trung và cát pha do hằng năm được bồi đắp phù sa từ sông Hương. Đất vùng này rất thích hợp cho việc sản xuất lương thực, thuận lợi cho việc thiết kế đồng ruộng, thủy lợi hóa và cơ giới hóa cùng với dân cư tập trung đông nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất theo phương thức hàng hóa. 3.1.2. Tác động của thiên tai đến địa hình và công trình Văn Miếu - Võ Miếu 3.1.2.1. Biến đổi địa hình Khu vực sông Hương từ Khải Thánh Từ đến địa phận giáp chùa Thiên Mụ kéo dài khoảng 1,5km, lưu lượng dòng chảy trung bình 6.000m3/s, lưu lượng kiệt là 12m3/s. Vào mùa lũ mực nước dâng cao trung bình 3 - 5m. Chính vì thế khu vực nghiên cứu luôn bị ngập nước vào mùa mưu lũ và hằng năm nhiều đoạn sát bờ sông còn xảy ra hiện tượng bồi đắp hoặc sạt lở đất. - Đối với thôn Long Hồ Hạ do địa hình nằm ở vị trí cao hơn so với khu vực sát bờ sông Hương nên nơi đây hằng năm vào mùa mưa lũ chỉ bị ngập sâu từ 0,5-1m so với mặt đường. Tuy nhiên, ở xóm Thanh Tịnh và xóm Trung, do bề mặt địa hình nơi đây bị thấp trũng nên vào mừa mưa lũ mực nước có thể đâng cao từ 1-1,5m. - Đối với khu vực Khải Thánh Từ, nay là trụ sở UBND và trường mẫu giáo Long Hồ Hạ, và toàn bộ khu vực Văn Thánh - Võ Thánh cùng với khu nghĩa địa, do bề mặt địa hình nhô cao nên mức độ ngập lụt dưới 0,5m. - Khu vực từ thôn Thọ Khương kéo dài đến khu vực giáp ranh với Văn Thánh và từ Võ Thánh đến ngã ba gần chùa Thiên Mụ thường bị ngập sâu từ 1-1,5m (con đường dẫn đến chùa Phước Duyên). Do vị trí nằm sát bờ sông Hương và địa hình thấp hơn thôn Long Hồ Hạ nên hiện tượng ngập lụt xảy ra mạnh hơn. - Khu vực ngập sâu nhất, trên 1,5m (tính từ mép nước bờ sông) chủ yếu tập trung đoạn dọc bờ sông ở phía trước công trình Văn Thánh - Võ Thánh và ngay phía trước đình làng An Bình là khu vực trũng nhất. Trung bình năm mực nước sông dâng ở 179
  4. khu vực này khoảng 1,2m so với mặt đường. Khu tái định cư Quai Chèo cũng là nơi bị ngập sâu nhất trong khu vực nghiên cứu, dân ở khu tái định cư Quai Chèo trước đây là dân vạn đò định cư ở thôn Thọ Khương, vì thế địa phận Thôn tuy thuộc vùng đất của An Bình và Long Hồ Hạ nhưng chịu trách nhiệm quản lý người dân lại thuộc thôn Thọ Khương. Qua khảo sát và tính toán, tổng diện tích các vùng bị ngập lụt thuộc khu vực nghiên cứu được xác định như sau (Hình 1): - Vùng bị ngập dưới 0,5m: 73.643m2 - Vùng bị ngập từ 0,5 - 1,0m: 29.460m2 - Vùng bị ngập từ 1,0 - 1,5m: 89.070m2 - Vùng bị ngập trên 1,5m: 47.548m2 Hiện tượng ngập lụt đã khiến cho dải đất ven sông nhiều nơi bị xói lở nhưng cũng có nơi lại được phù sa bồi lắng. Do địa hình lòng sông có những đoạn uốn khúc khác nhau kèm theo hiện tượng khai thác cát sạn bừa bãi trên sông Hương nên sự bồi lắng phù sa và sự xói lở mỗi nơi mỗi khác, cụ thể như sau: - Những nơi không bị xói lở hay bồi đắp, nghĩa là dải đất ven bờ sông được giữ nguyên, được xác định từ Khải Thánh Từ đến hết khu vực Văn Thánh. Thật ra dải đất ven bờ sông Hương trong khu vực này những năm trước có đoạn bồi, có đoạn xói nhưng tốc độ xảy ra không mạnh, tuy nhiên kể từ sau khi khi việc khai thác cát sạn được kiểm soát chặt và khu vực phía trước chùa Thiên Mụ được xây bờ kè thì nơi đây hầu như không bị dòng nước tác động nữa. - Khu vực bị xói lở đất là từ đình làng An Bình (giữa Văn Thánh - Võ Thánh) đến khu vực tiếp giáp Võ Thánh, nhưng mức độ xói lở không nhiều. Theo đánh giá của người dân, hiện tượng xói lở xảy ra mạnh kể từ khi xuất hiện tình trạng khai thác cát sạn ở trước khu vực Văn Miếu - Võ Miếu. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc khai thác cát sạn bất hợp pháp đã được ngăn chặn, đồng thời kể từ khi khu vực ven sông trước chùa Thiên Mụ được xây dựng kè đá thì tình trạng xói lở có phần giảm đi. Tính trung bình dải đất ven sông ở khu vực này trung bình mỗi năm trước đây bị sạt lở đất từ 0,5 - 1,0m, nghĩa là trung bình mỗi năm diện tích đất ven sông ở khu vực này bị sạt lở khoảng 50 - 200m2. - Đoạn bờ sông từ công trình di tích Võ Miếu cho đến giáp giới chùa Thiên Mụ lại được bồi hằng năm. Trung bình mỗi năm nơi đây được phù sa bồi đắp từ 0,5 - 2m, tùy theo từng khu vực, nơi được bồi nhiếu nhất là khu vực xóm Ba, thôn An Bình. Đặc biệt hiện tượng phù sa bồi đắp bờ sông ở đoạn này càng xảy ra mạnh kể từ khi phía trước chùa Thiên Mụ được làm kè chống sạt lở và theo người dân nhận định rằng: năm nào lụt càng lớn thì hiện tượng bồi đắp bờ sông càng xảy ra rõ hơn. Trung bình mỗi năm diện tích đất được bồi nơi đây từ 150 - 700m2. Tính từ năm 1999 (năm xảy ra trận lụt 180
  5. lịch sử) đến năm 2011 đoạn bờ sông từ Võ Miếu đến giáp ranh chùa Thiên Mụ có nơi được bồi rộng thêm lên đến 22m. 3.1.2.2. Tác động đến công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu a. Công trình Khải Thánh Từ nằm ở vị trí trên một gò đất, cách mực nước sông Hương khoảng 5m. Chính vì thế hằng năm khu vực này không bị ngập lụt. Trận lụt lịch sử năm 1999 khu vực này chỉ bị ngập khoảng 20cm. Công trình di tích Khải Thánh Từ đã bị phá hủy hoàn toàn từ rất lâu và hiện nay là trụ sở làm việc của UBND xã Hương Hồ. Qua phỏng vấn những người dân địa phương cao tuổi, công trình Khải Thánh Từ theo thời gian và do chiến tranh nên đã bị phá hủy dần. Cũng chính do bị tàn phá nặng nề nên sau ngày thống nhất đất nước khuôn viên đất này đã được sử dụng xây dựng thành trụ sở làm việc của chính quyền địa phương. Chính vì thế sự tàn phá công trình này do tác động của thiên tai không được xác định rõ ràng. b. Công trình Văn Miếu - Võ Miếu thuộc thôn An Bình. Toàn bộ công trình được xây dựng trên một nền đất khá cao, nhưng bao quanh công trình là vùng đất thấp nên vào những mùa mưa bão đoạn đường phía trước công trình thường bị ngập lụt nhiều hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, sự tác động của thiên tai đến công trình di tích này không phải xảy ra mạnh lắm. Theo đánh giá từ cộng đồng, mức độ thiệt hại công trình do thiên tai tác động được hệ thống như sau: Hình 1. Sơ đồ phân vùng ngập lụt khu vực Văn Miếu – Võ Miếu 181
  6. Hình 2. Sơ đồ phân vùng bồi – xói khu vực Văn Miếu – Võ Miếu Bảng 1. Ý kiến cộng đồng về mức độ thiệt hại của công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu do tác động của thiên tai Mức độ thiệt hai do tác động từ thiên tai Tỉ lệ (%) số ý kiến Không bị tác động bởi thiên tai 19,67 Thiệt hại ít 49,18 Thiệt hại tương đối nhiều 22,95 Thiệt hại rất nhiều 08,20 Tổng ý kiến 100,00 Như vậy, theo ý kiến của cộng đồng, công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu bị tàn phá do thiên tai chỉ ở mức độ trung bình, qua đó đã phản ánh được sự kiên cố của công trình đối với những dạng thời tiết đặc biệt ở Thừa Thiên Huế. Do nằm trong khu vực của vành đai nhiệt đới, hằng năm chịu sự tác động của hoàn lưu gió mùa (gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông), có nền nhiệt khá cao và độ ẩm cao, nhất là trong mùa mưa nên công trình Văn Miếu – Võ Miếu vẫn bị phá hủy phần nào bởi chế độ khí hậu của Thừa Thiên Huế. Theo đánh giá của cộng đồng địa phương, tình trạng thiệt hại công trình do tác động của các yếu tố thời tiết được thể hiện như sau: 182
  7. Bảng 2. Ý kiến cộng đồng về tình trạng thiệt hại công trình di tích Văn Miếu - Võ Miếu do ảnh hưởng của chế độ khí hậu khu vực Tình trạng thiệt hại Tỉ lệ % (ý kiến) Tốc mái 31,14 Sập tường 19,67 Lún nền 13,15 Kèo, cột bị mục nát do ẩm, hay do ngâm lụt dài ngày 54,09 Những hư hại khác (nứt vách, rửa trôi xi măng, trôi gỗ) 8,19 Với độ ẩm trung bình năm cao, trên 80%, do hiện tượng mưa dầm nên tình trạng ẩm mốc thường xảy ra. Công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu theo thời gian cùng với đặc điểm khí hậu của TTH đã làm cho kèo, cột của công trình bị mục nát, gần 55% ý kiến đánh giá của cộng đồng. Đồng thời, vào những năm có bão, tố hoành hành, hiện tượng tốc mái các công trình này cũng đã xảy ra, có 31,14% ý kiến đánh giá của cộng đồng về tình trạng này. Ngoài sự tác động của thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan, yếu tố chiến tranh cũng là nguyên nhân chủ yếu đã làm cho Văn Miếu – Võ Miếu bị phá hủy. Qua khảo sát thực tế, vào những năm chiến sự bất ổn xảy ra ở Huế (1968, 1972, 1975…), một phần do bom đạn đã trực tiếp tàn phá công trình, một phần do người dân ở các vùng ven thành phố Huế, nơi chiến sự đang bất ổn, kể cả người dân từ Quảng Trị, Đông Hà di tản vào Huế để tránh bom đạn, trong số đó rất nhiều người dân đã biến các công trình này thành nơi tạm trú, chính vì những sinh hoạt hằng ngày của người dân đã làm cho kiến trúc công trình mất dần đi tính nguyên vẹn của nó. 3.2. Những tác động của sự biến đổi địa hình và sự phá hủy công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu đến các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.2.1.1. Thôn Long Hồ Hạ Tính đến tháng 4 năm 2011 Tổng số dân của Thôn là 1.736 người, bao gồm 362 hộ. Trong đó số người thuộc độ tuổi lao động là 880 người, số người trên độ tuổi lao động 184 người và dưới độ tuổi lao động 692 người. Về trình độ học vấn, toàn thôn có 92 người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 209 người có trình độ bậc trung học phổ thông, 331 người có trình độ bậc trung học cơ sở và 248 người có trình độ ở bậc tiểu học. Nghề nghiệp chủ yếu của người dân trong thôn bao gồm: trồng trọt có 138 hộ, thợ nề 37 hộ, dịch vụ nhỏ như buôn bán, thợ may, sửa xe, cắt tóc, gội đầu… có 68 hộ. Trong thôn không có hiện tượng tệ nạn xã hội nào. 183
  8. 3.2.1.2. Thôn Thọ Khương Thôn Thọ Khương tiếp giáp với sông Hương ở phía Nam, thôn An Bình ở phía Đông và thôn Long Hồ Hạ ở về phía Tây và phía Bắc. Do vị trí của thôn tiếp giáp với sông Hương nên đây là khu vực thường bị ngập lụt trong mùa mưa bão. Toàn Thôn có 224 hộ, tương ứng 998 người (tháng 4 năm 2011). Trong đó trên độ tuổi lao động là 98 người, dưới độ tuổi lao động 346 người và thuộc độ tuổi lao động 655 người. Số người có trình độ đại học, cao đẳng và THCN khá cao, 107 người, trung học phổ thông 55 người, trung học cơ sở 157 người và tiểu học là 402 người. Nghề nghiệp phổ biến nhất trong Thôn là nghề đánh bắt cá, kế tiếp là nghề khai thác cát sạn, một số lao động là công nhân may mặc cho xí nghiệp ở Phú Bài, Hương Sơ, Thủy Dương, công nhân ngành thủy sản ở Bãi Dâu, thợ cơ khí, thợ mộc, nuôi cá lồng và các nghề dịch vụ nhỏ khác. 3.2.1.3. Thôn An Bình Thôn An Bình là thôn cuối cùng của xã Hương Hồ ở về phía Đông, nghĩa là phía Đông của thôn giáp với chùa Linh Mụ (thuộc phường Kim Long), phía Nam giáp với sông Hương, phía Tây giáp với thôn Thọ Khương và phía Bắc giáp với xã Hương Long. Toàn bộ công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu thuộc địa phận thôn An Bình. Đặc biệt trong khuôn viên công trình này có đình làng An Bình là nơi mà người dân trong làng thường tổ chức cúng tế (16 tháng 7 âm lịch) và cầu an (16 tháng 2 âm lịch) hằng năm. Đình làng An Bình được xây dựng đầu tiên là ở phía trước kỳ đài, có tên là làng Nội Bình. Kể từ khi bà Nguyễn Thị Chi Hương Lan khai canh làng An Ninh (tức An Bình ngày nay) thì bắt đầu dời đình làng đến khu vực này và lấy tên đình làng là An Bình (nghĩa là ghép hai địa danh Nội Bình và An Ninh). Không rõ đình làng An Bình chính thức được xây dựng tại đây vào năm nào nhưng đình làng xuất hiện trước khi có công trình Văn Miếu – Võ Miếu. Tính đến tháng 4 năm 2011, số dân của Thôn là 770 người, tương ứng 163 hộ. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 328 người, trên độ tuổi lao động 65 người và dưới độ tuổi lao động 377 người. Như vậy cơ cấu dân số của thôn An Bình là cơ cấu dân số quá trẻ, dưới 15 tuổi chiếm đến 48,96% và trên 60 tuổi là 8,44% (theo chuẩn của cơ cấu dân số trẻ là dưới tuổi lao động trên 35% và trên 60 tuổi dưới 10%). Hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của người dân An Bình là làm mộc, 60 hộ. Số hộ còn lại rải rác ở các nghề như: chằm nón 3 hộ (trước đây rất nhiều nhưng do sức mua ngày càng giảm nên người dân không còn tha thiết với nghề này nữa), thợ nề 39 hộ, hoạt động nông nghiệp chỉ có 4 hộ, chủ yếu trồng lúa, bắp…, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có 24 hộ, bao gồm buôn bán nhỏ, xích lô, xe thồ, thợ làm tóc…, ngoài ra có một số hộ có con em làm công nhân may mặc cho các xí nghiệp và khoảng 18 người đi xuất khẩu lao động ở các nước như Nhật Bản, Li Bi, Ucraina, Hàn Quốc… 184
  9. Một đặc điểm chung về việc sử dụng phần đất bồi ven sông Hương của người dân thôn Thọ Khương và thôn An Bình chủ yếu là dùng vào việc canh tác, như trồng bắp, rau các loại, đậu, kể cả một số loại cây ăn quả lâu năm như thanh trà, mít… Cũng có một số hộ lấn chiếm đất bồi để dựng nhà ở hay cơi nới thêm diện tích nhà ở. 3.2.2. Những tác động từ sự biến đổi địa hình ven sông và sự xuống cấp công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu 3.2.2.1. Ảnh hưởng của sự biến đổi dải đất ven sông Với những biến đổi của dải đất ven sông thuộc khu vực nghiên cứu do tác động của thiên tai và đặc điểm khí hậu TTH như xói lở đất, bồi tụ phù sa hay giữ nguyên dạng địa hình đã tác động đến cuộc sống của người dân địa phương như sau: Bảng 3. Đánh giá của cộng đồng về sự biến đổi dải đất ven sông ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Tình trạng Tỉ lệ % Không bị ảnh hưởng 39,34 Có ảnh hưởng, bao gồm: 60,66 * Đối với đất đai - Tăng diện tích đất canh tác do bồi tụ 27,03 - Giảm diện tích đất canh tác do xói lở 51,35 - Sạt lở (sụt lún) đất ở 16,22 - Bồi tụ đất ở 05,40 * Đối với cây trồng - Tăng sản lượng cây trồng 16,21 - Giảm sản lượng cây trồng 35,13 - Ảnh hưởng khác 48,66 (Ảnh hưởng khác: Sản lượng cây trồng không đổi, mặc dù tăng diện tích đất canh tác; mùa vụ gieo trồng có phần thay đổi). Như vậy sự thay đổi diện tích dải đất ven sông thuộc khu vực nghiên cứu phần lớn có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (60,66%). Đối với những khu vực bị xói lở đất do diện tích đất bị giảm nên sản lượng cây trồng sẽ cùng giảm theo. Tuy nhiên tình trạng này đang có xu hướng giảm dần kể từ khi bờ kè phía trước chùa Thiên Mụ được xây dựng và yếu tố cũng không kém phần quan trọng đã gây ảnh hưởng đó là do tình trạng khai thác cát sạn bất hợp pháp đã được quản lý chặt hơn. 185
  10. 3.2.2.2. Những ảnh hưởng do sự xuống cấp của công trình Văn Miếu - Võ Miếu Không chỉ riêng công trình Văn Miếu - Võ Miếu mà cả công trình Khải Thánh Từ, sự phá hủy cụm công trình di tích này do cả yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và kể cả môi trường xung quanh. Qua tiếp cận với cộng đồng địa phương, người dân đã nhận định rằng: Sự phá hủy công trình Khải Thánh Từ, công trình Võ Miếu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tâm linh của người dân địa phương nói riêng và nhân dân Huế nói chung. Sự hiện hữu của công trình vừa để hậu thế luôn ghi nhớ đến công lao của các bậc hiền tài, của các vị võ tướng danh tiếng, là nền tảng quý giá để giáo dục cho các hậu thế. Sự xuống cấp và biến mất công trình Khải Thánh Từ, Võ Miếu còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động du lịch của Huế, vì nó sẽ hạn chế số du khách đến tham quan, nghĩa là hạn chế số ngày lưu trú của khách tại Huế. Một số ý kiến người dân còn cho rằng sự xuống cấp của công trình đã làm mất đi cảnh quan nhân văn, một nét văn hóa đặc trưng của làng, xã bên ngoài Kinh thành Huế. Thậm chí sự xuống cấp công trình còn gây ra hiện tượng mất vệ sinh trong các khuôn viên của công trình và về mặt giá trị kinh tế là gây lãng phí đất đai trong một thời gian quá dài. 4. Kết luận Công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu và Khải Thánh Từ rõ ràng có một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng và giá trị về triết lý giáo dục. Toàn bộ công trình, từ Khải Thánh Từ đến Võ Miếu, được tọa lạc bên bờ sông Hương nên những biến đổi dạng địa hình ven sông (bồi tụ hay xói lở) bởi yếu tố thiên tai rõ ràng sẽ ảnh hưởng phần nào đến công trình. Trong đó hiện tượng xói lở bờ sông là hiện tượng có nguy cơ đe dọa sự tồn tại các công trình. Vì thế, việc bảo vệ, chống xói lở bờ sông là điều cực kỳ quan trọng nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử của cụm công trình. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử và sự tàn phá của thiên tai, các công trình di tích Văn Miếu – Võ Miếu và Khải Thánh Từ không còn nguyên vẹn như xưa (ngoại trừ Văn Miếu đã được khôi phục phần nào), nhưng với những giá trị lịch sử, đậm tính nhân văn để lưu truyền và giáo dục cho các đời sau thì việc trùng tu, tôn tạo các công trình đang là những ước nguyện không chỉ của người dân xứ Huế mà cả dân tộc Việt. Việc trùng tu các di tích Văn Miếu - Võ Miếu còn là yếu tố góp phần vào nguồn tài nguyên du lịch của Huế phong phú hơn và từ đó sẽ thay đổi cuộc sống của người dân địa phương ngày một khả quan hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An, Ô Châu cận lục (bản dịch của Bùi Lương), Nxb. Văn hóa Á Châu, Sài Gòn, 1961. 186
  11. 2. Ban chỉ huy PCLB và TKCN, Báo cáo “Đánh giá công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2007. Phương hướng nhiệm vụ công tác PCLB và giảm nhẹ thiên tai năm 2008 tỉnh TTH”, 2008. 3. Ban chỉ huy PCLB và TKCN, Báo cáo “Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả lũ, bão số 9 gây ra năm 2009”, 2009. 4. Chi cục PCLB và QLĐĐ Thừa Thiên Huế, Báo cáo”Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Huế, 2007. 5. Địa chí Thừa Thiên Huế(phần Địa lý tự nhiên), Nxb. Khoa học Xã hội, 2005. 6. Phan Thanh Hùng, Trần Hữu Tuyên, Nguyễn Việt, Điều tra tình hình lũ quét và sạt lở đất ở Thừa Thiên Huế. Huế, 2005. 7. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế. NXB Thuận Hóa, Huế, 2004. 8. Nguyễn Ngọc Thiện, Thừa Thiên Huế với công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Báo cáo tham luận nhân dịp 60 năm ngày truyền thống phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam, Hà Nội, 2005. LEARNINGTHE IMPACT OF NATURAL CALAMITY TO THE LAND STRIP HƯƠNG RIVERSIDE (FROM KHAI THANH TU TEMPLE TO THIEN MU PAGODA) AND VAN MIEU – VO MIEU MONUMENT SYSTEM, HUE CITY CITY Le Thi Nguyen College of Sciences, Hue University Abstract. Through historical upheavals and natural impacts, Khai Thanh Tu, Van Mieu and Vo Mieu monuments at Long Ho Ha, Tho Khuong and An Binh hamlet, Huong Ho commune have been seriously damaged. Recently, Hue Monument Conservation Centre has tried to preserve (conserve) and restore these monuments. However, this restoration has just been carried out with Van Mieu monument (temple of civil mandarins). Vo Mieu (temple of military mandarins), Cong Than (temple of meritorious officials) and Khai Thanh Tu (temple to Confucius’s Parents) have not been restored yet because there have been several limiting factors including subjective and objective ones. To complement the material sources of Hue ancient capital monuments and account for restoring these monuments, research on the impacts of natural calamity on these relic works is of great necessity because the stability in Hue climate and weather has been broken due to the fluctuation of global climate. 187
nguon tai.lieu . vn