Xem mẫu

  1. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 Tiểu luận XU HƯỚNG LỰA CHỌN TRONG BỘ BA BẤT KHẢ THI Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  2. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 Các lý thuyết về bộ ba bất khả thi hầu hết đều mang cùng một ý nghĩa, nó cho thấy con đường phát triển của mỗi quốc gia ít nhiều phải tuân theo một quy luật. Đó chính là quy luật đánh đổi giữa các biến trong bộ ba bất khả thi, đó là: chính sách tiền tệ độc lập, chế độ tỷ giá cố định và tự do hóa dòng vốn. Như vậy, xu hướng lựa chọn trong bộ ba bất khả thi của mỗi nhóm quốc gia như thế nào? Liệu sự lựa chọn có thay đổi theo thời gian hay không? 1. Nhóm các nước đang phát triển: - Nhóm tác giả See Obstfeld, Sambaugh và Taylor (2005) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của nhóm các nước đang phát triển trong thời gian từ giữa đến cuối những năm 80 và Joshua Aizenman trong bài “Bộ ba bất khả thi” - “The Impossible Trinity (aka The Impossible trilemma -2010) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 50 quốc gia (trong đó 32 quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển) trong giai đoạn 1970-2008 đã cùng đưa ra kết luận: Từ giữa những năm 1980, hầu hết các nước đang phát triển đều thích chọn lựa mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập và chế độ tỷ giá hối đoái cố định, đóng cửa thị trường tài chính – thị trường tài chính tự cung tự cấp. - Đồng quan điểm như trên, nhóm 3 tác giả Aizenman, Chinn, Ito trong các bài nghiên cứu năm 2008, 2009, 2010 và 2011 dựa trên dữ liệu từ 1970-2006 của 179 quốc gia, đã kết luận rằng: + Sau những năm 80, các nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi (NON-EMG) vẫn kiên trì với chính sách tỷ giá ổn định ở mức cao, theo sau là độc lập tiền tệ trong suốt thời kỳ quan sát và không có một xu hướng rõ ràng trong hội nhập tài chính. + Các nước mới nổi (EMG) không ngừng hội nhập đồng thời chấp nhận đánh mất độc lập tiền tệ, và tỷ giá có xu hướng linh hoạt hơn. Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  3. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 + Xu hướng hiện tại, các nước đang phát triển lựa chọn một mô hình trung gian với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí bằng cách nỗ lực gia tăng dự trữ ngoại hối, chính sách tiền tệ độc lập vừa phải và hội nhập tài chính. - Vijay Joshi trong bài nghiên cứu “ Ấn Độ và bộ ba bất khả thi” lấy số liệu từ năm 1990-2000 cũng đưa ra kết luận là Ấn Độ trong suốt thập kỷ đã đối phó với bộ ba bất khả thi bằng cách áp dụng một tỷ giá hối đoái trung gian kết hợp với kiểm soát dòng vốn. - Ila Patnaik và Ajay Shah trong bài báo “ Châu Á đương đầu với bộ ba bất khả thi” - “Asia confronts the Impossible Trinity” (2010) dựa trên dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1970-2008 của 11 quốc gia châu Á đã đưa ra kết luận là sự phản ứng của 11 quốc gia Châu Á đối với bộ ba bất khả thi khá đa dạng: + Ấn Độ và Trung Quốc trước đây đã lựa chọn mở cửa tài khoản vốn thấp và chế độ tỷ giá hối đoái cố định cùng một chính sách tiền tệ độc lập. Gần đây (từ năm 2008 trở về sau), Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang phấn đấu để giữ tỷ giá hối đoái ít linh hoạt kết hợp với chính sách mở cửa tài khoản vốn khá mạnh. Có phải hai nước này đã bảo vệ chính sách tiền tệ độc lập? Phân tích cho thấy, mặc dù đã dùng chính sách vô hiệu hóa hoặc các kỹ thuật can thiệp khác dựa trên kiểm soát vốn hoặc áp chế tài chính, thì họ đã thất bại trong việc thực hiện chính sách tiền tệ độc lập. Bởi cách duy nhất để có được tỷ giá hối đoái cố định là phải duy trị một tỷ lệ lãi suất rất thấp trong điều kiện thực tế. + Nhóm các nước Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông có xu hướng mở cửa tài khoản vốn mạnh, kết hơp với tỷ giá ít linh hoạt hơn so với Ấn Độ. + Trong số 11 nước Châu Á được nghiên cứu, Hàn Quốc có nhiều tiến bộ nhất với mô hình chủ đạo của nền kinh tế công nghiệp. Hàn Quốc mở cửa vốn nhiều hơn và hệ thống tài chính phát triển tốt hơn và tỷ giá hối đoái gần như linh hoạt nhất ở Châu Á. + Đối với Philippines và Indonesia , mở cửa tài khoản vốn ở mức thấp. Đây là hai nền kinh tế có các biến dạng của các chính sách tiền tệ liên quan đến tỷ giá hối đoái cố định là thấp nhất. Mặc dù vậy, các nền kinh tế này đã lựa chọn chính sách để có một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt đáng kể. Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  4. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 - Irma Rosenburg trong bài nghiên cứu “ Bộ ba bất khả thi và những ràng buộc trong việc lựa chọn chính sách” - “The impossible trinity and constraints on policy options” (2010) cũng cho ra kết luận tương tự. Gần đây, hầu hết các quốc gia Châu Á đều duy trì một chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí theo kiến nghị của IMF. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn cho phép tỷ giá hối đoái linh động hơn thời gian trước. Riêng Trung Quốc duy trì chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá trị đồng nhân dân tệ. - Stephen Grenville (2011) trong bài “Bộ ba bất khả thi và các dòng vốn ở khu vực Đông Á” - “The impossible Trinity and Capital Flows in East Asia” cho rằng mô hình bộ ba bất khả thi đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Dẫn chứng bằng trường hợp cụ thể của ba quốc gia sau: + Singapore: Điều hành chính sách tiền tệ độc lập, duy trì một hệ thống dải băng tỷ giá bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối và hội nhập tài chính. + Trung Quốc: thực hiện chính sách tiền tệ độc lập, tự do hóa tài chính và duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối.( Dự trữ ngoại hối của TQ đă tăng hơn 50% GDP) + Thái Lan đã duy trì tỷ lệ lãi suất phù hợp. Và với dự trữ ngoại hối gia tăng vào khoảng một nửa GDP hàng năm, đã có thời gian Thái Lan có những can thiệp mạnh mẽ nhằm chống lại sự biến động mạnh trong tỷ giá hối đoái gia tăng. Từ đó, ông kết luận rằng: Thuyết bộ ba bất khả thi áp dụng khi các giả định là đơn giản, thực tế phức tạp hơn. Ngoài sự ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất đến dòng chảy vốn đầu tư, còn có những nhân tố khác ảnh hưởng (đánh giá rủi ro, ý muốn chủ quan…). Các thị trường mới nổi vẫn rất nhỏ bé và dễ bị tổn thương khi có bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào. Do đó, cần phải xây dựng những chính sách giúp cố đình tỷ giá nhưng vẫn đảm bảo thu hút vốn đầu tư, hạn chế tối thiểu sự sụp đổ.  Kết luận: Nhìn chung, trong nhiều thập kỷ qua, nhóm các nước đang phát triển có nhiều sự thay đổi trong chính sách điều hành vĩ mô của mình để tìm ra hướng giải quyết bộ ba bất khả thi. Tuy nhiên, chưa có một quốc gia nào thực sự giải quyết được vấn đề này. Nếu như Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  5. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 trước đây, hầu hết các quốc gia đang phát triển đều lựa chọn mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập, duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và từ bỏ hội nhập tài chính thì theo thời gian, xu hướng lựa chọn đó đã hoàn toàn thay đổi. Dựa theo nghiên cứu của Joshua Aizenman trong bài “The Impossible Trinity (aka The Impossible trilemma -2010) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 50 quốc gia (trong đó 32 quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển) trong giai đoạn 1970-2008, chúng ta theo dõi đồ thị sau: Emerging Market Countries Non-Emerging Marketdeveloping ( EMG) Countries (NON-EMG) Có thể thấy, có sự khác biệt giữa thị trường mới nổi (EMG) và các thị trường đang phát triển không nằm trong nhóm mới nổi (NON-EMG). So sánh hai biểu đồ cho thấy thị trường EMG di chuyển hướng về phía: chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, hòa nhập tài chính cao hơn và chính sách tiền tệ độc lập kém hơn, hơn là các nước NON-EMG. Đồ thị cho thấy các nước EMG có xu hướng hội tụ đến một điểm trung gian ở giữa 3 chỉ số. Ngược lại, các nước NON-EMG, trung bình, không biểu lộ sự hội tụ như vậy. Cả hai nhóm, mức độ ổn định tỷ giá suy giảm từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 1990, nó gia tăng trong khoảng 15 năm gần đây. Tuy nhiên, khủng hoảng toàn cầu năm 2008 có thể Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  6. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 làm cho một vài nước hướng đến tỷ giá linh hoạt cao hơn. Vào thời kỳ cuối của mẫu, các nước NON-EMG biểu lộ mức độ của sự ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ lớn hơn, nhưng mức độ hòa nhập tài chính thấp hơn khi so sánh với các nước EMG. 2. Nhóm các nước phát triển: - Theo nghiên cứu của Aizenman, Chinn, Ito (2009, 2011), ưu tiên hàng đầu của các nước công nghiệp phát triển thay đổi theo thời gian, đầu tiên là độc lập tiền tệ, tiếp đến là hội nhập tài chính vào những năm 90 và cho đến nay là duy trì mục tiệu ổn định tỷ giá ở mức cao, cùng với tự do hóa tài chính rộng rãi đã làm mất đi sự độc lập về tiền tệ. - Irma Rosenburg trong bài nghiên cứu “The impossible trinity and constraints on policy options” (2010) chỉ ra rằng : ngày nay, tất cả các nước phát triển ngoại trừ Đan Mạch đều duy trì một chế độ tỷ giá neo cố định hoặc thả nổi. Một ví dụ cụ thể là trường hợp của Thụy Điển. Trước năm 1992, Thụy Điển duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định kết hợp với đóng cửa tài khoản vốn. Tuy nhiên, tỷ giá cố định đã không thành công trong việc nhằm bình ổn thị trường mức lạm phát vẫn còn quá cao. Đến năm 1992 chế độ tỷ giá cố định đã sụp đổ sau khi một loạt các hoạt động đầu cơ bùng nổ đồng Krona được phép thả nổi, nền kinh tế Thụy Điển được cải thiên đáng kể: lạm phát đi xuống và gần với lạm phát mục tiêu khoảng 2%, GDP khoảng 3%...Như vậy trong giai đoạn này Thụy Điển đã lựa chọn mục tiêu tự do hóa dòng vốn và tỷ giá linh hoạt. - Joshua Aizenman trong bài “The Impossible Trinity (aka The Impossible trilemma -2010) đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 50 quốc gia (trong đó 32 quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển) trong giai đoạn 1970-2008 đã dẫn chứng cho thấy: + Mỹ trong 3 thập kỷ vừa qua đã chọn lựa: chính sách tiền tệ độc lập, hòa nhập tài chính và cho tỷ giá thả nổi. + Khu vực Cộng đồng Châu Âu và Argentina những năm 1990 đã chọn: duy trì tỷ giá ổn định, hòa nhập tài chính nhưng từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập. Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  7. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012  Kết luận: (Biểu đồ lấy từ nghiên cứu của Joshua Aizenman (2010) đã nêu trên) Nhìn từ biểu đồ, có thể thấy hầu hết các nước công nghiệp hóa trước đây ưu tiên mục tiêu độc lập tiền tệ. Tuy nhiên từ những năm 90, các nước này đã tăng cường mở cửa tài khoản vốn. Và từ đây có một nhóm các quốc gia lựa chọn mục tiêu tự do hóa tài chính và tỳ giá hối đoái cố định mà chấp nhận mất đi sự độc lập tiền tệ (Khu vực đồng tiền chung Châu Âu), và nhóm các quốc gia còn lại thì duy trì chế độ tỷ giá thả nổi kết hợp với hội nhập tài chính và duy trì chính sách tiền tệ độc lập (Mỹ, Thụy Điển).  Kết luận chung: Tổng hợp lại, rất khó để xác định mô hình lựa chọn nào là tối ưu nhất. Tùy vào đặc điểm thị trường tài chính của mỗi một quốc gia mà chính phủ mỗi nước có thể đưa ra sự lựa chọn cho mình. Riêng đối với nhóm các nước đang phát triển, từ các bằng chứng thực nghiệm, Aizenman, Chinn và Ito trong các bài nghiên cứu năm 2008, 2009, 2010 và 2011 đã vạch ra một con đường mới cho chính phủ các nước đang phát triển trong việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi. Họ thấy rằng các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mới nổi đã thể hiện một xu hướng mới khi đạt tới trạng thái trung gian giữa ba chính sách mục tiêu: hội nhập tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, độc lập tiền tệ vừa phải, Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  8. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 và cơ chế tỷ giá biến động trong một biên độ mục tiêu cho phép bằng cách tăng cường kho dự trữ ngoại hối như một công cụ để quản lý tỷ giá. Minh họa bằng đồ thị sau: Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  9. Môn: Tài Chính Quốc Tế - GVHD: TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ila Patnaik and Ajay Shah (2010), “Asia confronts the Impossible Trinity”, Asian Development Bank Working Paper. 2. Stephen Grenville (2011), “The Impossible Trinity and Capital Flows in East Asia”, Asian Development Bank Working Paper. 3. Joshua Aizenman (2010), “The Impossible Trinity (aka The Impossible trilemma)”. 4. Joshua Aizenman ,Menzie D.Chinn, Hiro Ito (2011), “Trilemme configurations in Asia in an Era of Financial Globalization”. 5. Joshua Aizenman, Hiro Ito (2011), “The “Impossible Trinity,” the International Monetary Framework, and the Pacific Rim”. 6. Joshua Aizenman, Hiro Ito (2011),Surfing the Waves of Globalization” Asia and Financial Globalization in the Context of the Trilemma” 7. Joshua Aizenman ,Menzie D.Chinn, Hiro Ito (2009), “The “Impossible Trinity” Hypothesis in an Era of Global Imbalance: Measure and Testing”. 8. Joshua Aizenman ,Menzie D.Chinn, Hiro Ito (2008), “The “Impossible Trinity” Hypothesis in an Era of Global Imbalance: Measure and Testing” 9. Irma Rosenburg (2010), “The impossible trinity and constraints on policy options”. 10. Vijay Joshi ( 2003), “India and The Impossible Trinity”. 11. Koichi Hamada and Yosuke Takeda, (2001), “The choice between flexible Exchange rate, Capital control and The Currency Board in Asia contries: A Prespective from the “Impossible Trinity” Nhóm thực hiện: Nhóm 1
nguon tai.lieu . vn