Xem mẫu

  1. DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018­2019 Nhóm số : (Lớp thứ tiết )  Tên đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện  chính sách Đại đoàn kết tôn giáo Việt Nam STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Tỷ lệ % hoàn thành 1 100% 2 100% 3 100% 4 100% 5 100% Ghi chú:  ­ Tỷ lệ % = 100% ­ Trưởng nhóm : (SĐT: ) Nhận xét của giáo viên: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng 12 năm 2018 Trợ lý giảng dạy                                                      Giáo viên chấm điểm
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………..………….1 1. Lý   do   chọn   đề   tài…………………………………………………………………………...1 2. Mục   tiêu   nghiên   cứu……………………………………………………………………….1 3. Phương   pháp   nghiên   cứu………………………………………………………………….1 PHẦN NỘI DUNG……………………………………….………………………………..2 CHƯƠNG   I:   TƯ   TƯỞNG   HỒ   CHÍ   MINH   VỀ   ĐẠI   ĐOÀN   KẾT   DÂN   TỘC……... ……..2 1.1 Cở   sở   hình   thành   tư   tưởng   Hồ   Chí   Minh   về   đại   đoàn   kết   dân   tộc………………………..2    1.1.1Truy ề n th ố ng yêu n ướ c, nhân ái, tinh th ầ n c ố  k ế t c ộ ng đ ồ ng c ủ a dân t ộ c  Vi ệ t   Nam………………………………………………………………………………………. 2     1.1.2 Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân  loại……………3     1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần  chúng……..4     1.1.4 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng  Việt Nam và thế  giới………………………………………………………………………………….4     1.1.5 Yếu tố chủ quan của Hồ Chí  Minh……………………………………………………...5
  3. 1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân  tộc……………………5     1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách  mạng………6     1.2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách  mạng……………………...7     1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân ……………………………………... …..8     1.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân  tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng  ………………………………………………………….9     1.2.5  Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí  Minh……………………………………..10 CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN  TỘC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở  VIỆT NAM .. …………………………………………………………………………………………11 2.1 Những vấn đề lí luận chung về tôn  giáo………………………………………………….11     2.1.1 Tôn giáo và bản chất của tôn  giáo……………………………………………………..11     2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo…………………………………...………… 12     2.1.3 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã  hội……………………………..13     2.1.4 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã  hội…………………………………………….14
  4. 2.2.Vấn đề tôn giáo của nước ta……………………………………………………………… 16     2.2.1 Đặc điểm tình hình các tôn giáo ở Việt  Nam………………………………………….16     2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh khi giải quyết vấn đề tôn  giáo..21     2.2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo qua các  thời kì..…………………………………………………………………………………………24     2.2.4 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo hiện nay…………………… 25     2.2.5 Biện pháp để xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo.. …………………………………..27 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………...……………….32 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài      Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân  nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần  yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp   đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền  vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa   chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Trong thời đại  ngày càng phát triển, vị trí tôn giáo đang ngày càng được nâng cao thì vấn đề đoàn kết giữa  các tôn giáo với nhau ngày càng trở nên quan trọng. Điều đó càng được ý nghĩa hơn khi vận   dụng Tư tưởng của Bác Hồ vào việc đoàn kết tôn giáo hiện nay.Vì vậy, nhóm em chọn đề  tài “Vận dụng  tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện chính   sách Đại đoàn kết tôn giáo Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu      Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh   về đại đoàn kết dân tộc.         Nghiên cứu việc áp dụng tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  Đại đoàn kết dân tộc trong việc   đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.              Trên cơ  sở  đó tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế, rút ra những kinh  nghiệm về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong  việc đoàn kết các tôn giáo ở  Việt 
  6. Nam, đồng thời đề  xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả  trong việc tổ  chức   thực hiện đoàn kết các tôn giáo. 3. Phương pháp nghiên cứu      Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét   đánh giá.        Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ  thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và   tổng  hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.        Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh, gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách   mạng Việt Nam, lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp.        Phỏng vấn thực tế suy nghĩ của mọi người về vấn đề tôn giáo của nước ta hiện nay. 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC  1.1 Cở sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc        Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản   của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ  nhân dân đến cách mạng xã hội  chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác­Lênin.        Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được   hình thành trên cơ  sở  kế  thừa và phát triển chủ  nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết   của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ  nghĩa Mác­Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ  thể  của Việt Nam trong từng giai   đoạn cách mạng 1.1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc  Việt Nam        Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu   tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước.         Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy   các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. 
  7.        Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của   những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một  tâm lý. Nghĩa là cố  kết thành dân tộc. Mặt khác, dân ta phải thường xuyên đương đầu với  các thế  lực ngoại bang hung bạo. Để  chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn người như  một, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báo của dân tộc.         Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với XH,  lấy dân làm gốc, coi trọng lòng khoan dung độ  lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố  kết   cộng đồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam.         Khái quát tình cảm tự nhiên, ca dao viết: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương” “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy là khác giống nhưng chung một giàn". 2        Truyền thống đó được nhân lên thành triết lý nhân sinh:  "Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.         Chủ nghĩa yêu nước cố  kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư  duy chính trị, phép  ứng xử  của con người trong tình làng nghĩa nước:   "Nước mất thì nhà   tan, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh".        Từ tư duy chính trị nâng thành phép trị nước:  “Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền   rễ giữ nước” (Trần Hưng Đạo); “Tướng sĩ một lòng phụ tử” (Nguyễn Trãi).        Việt Nam xuất hiện khái niệm "đồng bào". Bác tổng kết: " Dân tộc ta có một lòng nồng   nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ  quốc bị xâm   lăng thì tinh thần  ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt   qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước..."
  8.    1.1.2 Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại.             Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư  tưởng bình đẳng về  tài sản của Nho giáo. Theo  Khổng Tử, “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ  thiếu chỉ sợ có   không đều”. Quan điểm "nước lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Bác  gạn đục khơi trong, tiếp thu tư  tưởng đại đồng, nhân ái, thương người như  thương mình,   nhân, nghĩa, trong học thuyết Nho giáo.          Trong Phật giáo cũng có những điểm hay. Ví dụ tư tưởng  “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu   nạn”, “cầu đồng tồn dị” (tìm cái chung chế  ngự  cái khác biệt) mang sức mạnh đoàn kết.   Tiếp thu tư  tưởng lục hòa, cư  xử  hòa hợp giữa người với người, cá nhân với cộng đồng,   con người với môi trường tự nhiên của Phật giáo (năm điều cấm: nói dối, sát sinh, tà dâm,  uống rượu, trộm cướp).          Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế Trường   Quốc học. Sau này trong ba mươi năm hoạt động  ở nước ngoài. Người đã chọn lọc những   hạt nhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư  sản Mỹ. trong Tuyên ngôn   Nhân quyền và Dân quyền từ cách mạng, tư sản Pháp. Người đã học được tư tưởng, phong   cách dân chủ phương Tây, khai thác tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ  các triết gia 3 tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Giá trị  văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ  Chí Minh.                 Tiếp thu tư  tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ  nghĩa Tam dân, chủ  trương đoàn kết 400 dòng học người Trung Quốc, không phân biệt giàu nghèo, chống thực   dân Anh, chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ công nông.    1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng         Chủ nghĩa Mác­Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là   người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải   trở  thành dân tộc, liên minh công nông là cơ  sở  để  xây dựng lực lượng to lớn của cách   mạng.
  9.         Chủ nghĩa Mác­lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lênin   cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết  sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. ằng nếu không có sự đồng tình  và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản,   thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.          Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để  Hồ  Chí Minh có cơ sở  khoa học   trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền   thống, trong tư  tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các  nhà cách mạng lớn trên thế  giới, từ  đó hình thành tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đại đoàn kết  dân tộc.     1.1.4 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách  mạng  Việt Nam và thế giới         Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát   từ  thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm  ở  nước ngòai của Hồ  Chí Minh.      a/ Thực tiễn cách mạng Việt Nam          Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc   mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay  đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư  tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để   làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.          Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề  dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ  đến Hồ  Chí Minh và được người ghi nhận như  những bài  4 học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình.           Năm 1858, thực dân háp tấn công bán đảo Sơn Trà, từ  đó, các phong trào yêu nước,   chống pháp liên tục nổ ra, rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại. 
  10.         Hồ Chí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của   các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong   giai đọan này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng   Nhà ồng ra đi tìm đường cứu nước.       b/ Thực tiễn cách mạng thế giới          Từ 1911 đến 1941 Hồ  Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục. Cuộc khảo nghiệm   thực tiễn rộng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực :“Các dân tộc thuộc   địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì   các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công   nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”.         Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt   quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ  cho   nhân  dân. Từ  chỗ  chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để  hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm   quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới. Đặc biệt là  bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo  để giành và giữ chính quyền cách mạng     1.1.5. Yếu tố chủ quan của Hồ Chí Minh         Là người có lòng yêu nước thương dân vô bờ  bến, trọng dân, tin dân, kính dân, hiểu   dân, trên cơ sở nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý.         Người luôn chủ trương thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Vì vậy người   được dân yêu, dân tin, dân kính phục.          Đó chính là cơ sở của mọi tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng   đại đoàn kết của Người.    1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc         Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ  Chí Minh là một hệ  thống những luận điểm,  nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ  chức cách mạng và tiến bộ, nhằm phát  huy đến mức 
  11. 5 cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân  tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở  rộng lực lượng cách mạng trong sự  nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải   phóng con người.     1.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách  mạng.          Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người  cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy   mình bằng cách mạng vô sản.           Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể  và cần thiết phải điều chỉnh  chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau,   nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.        Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán,   xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. – Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì  đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng   lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối  thống nhất.          Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định   quy mô,mức độ  của thành công. ­ Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề  sống còn   của cách mạng. Tại sao Đế  quốc Pháp có ưu thế  về  vật chất, về phương tiện chiến tranh   hiện đại lại phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là   vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân Việt   Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ. Chỉ  có một chí: Quyết không chịu mất nước.   Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc.   Sự  đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ   quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng   phải thất bại”. 
  12.         Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng   Tháng Tám. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần   là vì tình  hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân   tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại   quyền độc lập cho Tổ  quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai   thắng được lực  6 lượng đó”.         Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào   dân ta đoàn kết muôn người như  một thì nước ta độc lập, tự  do. Trái lại, lúc nào dân ta   không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ   chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta  tới độc lập, tự do.     1.2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.          Hồ Chí Minh cho rằng: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ  là mục tiêu, nhiệm vụ  hàng   đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết   dân tộc chính là nhiệm vụ  của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ  mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu  tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.          Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư tưởng   cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Điều này được thấy rõ qua  tình hình lịch sử của nước ta ngay sau khi dành được độc lập dân tộc, khi đó trong ngân hàng   nước ta chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng dân số thì có đến 98% là mù chữ, các tổ chức   cách mạng thì mới bắt đầu được hình thành, 2,5 triệu dân chết đói, thực dân Anh thì nhăm   nhe vào nước ta để giải rác vũ khí, Pháp quay lại xâm lược, Tưỏng vào giải rác vũ khí, Mỹ  chống phá, Nhật chống phá, trong nước thì việt quốc, việt cách nổi dậy.        Một chính phủ mới thành lập mà đã vấp phải nhiều khó khăn và đặc biệt là không được   sự  thừa nhận của thế  giới., tình hình nước ta đang rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc.  Trước hoàn cảnh đó Hồ Chí Minh đã ký 2 hiệp ước quan trọng 14­9 và 6­3, với 2 hiệp ước  
  13. này thì dân tộc việt nam đã có được điều kiện để chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại được   bớt được kẻ thù là Mỹ, Anh và Tưởng. Độc lập dân tộc là bất biến và tất cả  những hiệp   ước hay tạm  ước chỉ là những sách lược để phục vụ cho một tư tưỏng cơ bản xuyên suốt   đó là độc lập dân tộc và đại đoàn kết toàn dân.           Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cứ khi nào dân tộc Việt Nam đoàn kết thì ta dành độc   lập và khi nào nước ta đánh mất sự  đoàn kết thì sẽ  bị  mất chủ  quyền. Hồ  Quý Ly là một   trong những ông vua giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là người lãnh đạo cuộc   kháng chiến thất bại nhanh nhất trong lịch sử Việt Nam khi quân Minh xâm lược, bởi ông đã   không  7 đoàn kết được toàn dân.          Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp mọi lực lượng  có thể  tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh  chống kẻ thù.          Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kỳ,   từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng  khác nhau. Tức là đại đoàn kết dân tộc là chiến lược nhưng trong từng giai đoạn thì phải có   cách thức đoàn kết khác nhau. Ví dụ như trứớc năm 1945 chúng ta có khẩu hiệu: “ Đánh đổ   thực dân, phong kiến dành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân cày”, nhưng đến năm  1945 khi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh đuổi thực dân dành độc lập   cho dân tộc” ,vốn dĩ có sự khác biệt đó là vì khi này ta cần phải lôi kéo thêm tầng lớp phong   kiến ủng hộ cho cách mạng để vừa bớt kẻ thù đồng thời thu hút được của cải để có tiền để  làm cách mạng.         Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất chân lý về đoàn kết. “ Đoàn kết,   đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.         Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng: Tư  tưởng   đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi chủ  trương,  đường lối, chính sách của  Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3­3­1951, Hồ Chí   Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố  trước toàn thể  dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động  
  14. Việt Nam có thể gồm 8 chữ là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc ”. Nói chuyện với cán  bộ  tuyên huấn miền núi về  cách mạng xã hội chủ  nghĩa, Người chỉ  rõ : Trước cách mạng   Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân  tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc   lập. Chỉ đơn giản thế thôi .      1.2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.          Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. “đoàn kết toàn dân tộc”.   Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân tộc thiểu số  với dân tộc   đa số, người theo tín ngưỡng với người không theo tín ngưỡng…. “ai có tài, có đức, có sức,  có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông   lao động trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân.  8          Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng,  người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân đất việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số  với dân tộc đa số, không phân biệt “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.Như  vậy, dân,   nhân dân vừa là  một tập hợp đông đảo quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả  hai đều là chủ  thể  của đại đoàn kết dân tộc. Người đã nhiều lần nói rõ: “Ta đoàn kết để   đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà.   Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta cũng thật thà   đoàn   kết   với   họ         Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước ­ nhân   nghĩa ­ đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ  lượng với con người. Xác   định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu   vì quyền lợi của dân. Người cho rằng: liên minh công nông ­ lao động trí óc làm nền tảng  cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân   tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn  kết dân tộc.       1.2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ  chức là Mặt  trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
  15.            Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế  độ  xã hội mới có thêm lao   động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng.          Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích  của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.          Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến   bộ. hương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ  Chí Minh là: “Cầu   đồng tồn dị”          Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Đầu năm 1951, tại   hội  nghị  đại biểu Mặt trận Liên ­ Việt toàn quốc, Người vạch rõ: “ Đại đoàn kết tức là trước   hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và   các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập,   dân chủ  thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ  chúng ta cũng thật thà   đoàn kết với họ”.          Người chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính   trị.  9 Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để   xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân   thì ta đoàn kết với họ”.         Người còn nhấn mạnh: “Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có   vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới 10 tốt tươi. Trong chính sách đoàn kết phải   chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc ”. Cũng tại Đại  hội đó, Người chỉ rõ: “Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc   của Đại hội thống nhất Việt Minh ­ Liên Việt. Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân,   của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng   các vị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy   rừng cây đại đoàn kết  ấy đã nở  hoa kết quả  và gốc rễ  của nó đang ăn sâu lan rộng khắp   toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão ”. Vì vậy cho nên lòng tôi sung   sướng vô cùng.” 
  16.         Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc   thống nhất, mà còn là sự  cần thiết phải mở  rộng và củng cố  Mặt trận cũng như  niềm tin  vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể  hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.       1.2.5. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh:           Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết   đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại.          Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều,   đoàn kết hình thức, nhất thời. Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và  đoàn kết tổ chức không tách rời nhau. Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ.   Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.         Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.          Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ  của Đảng, là biện pháp phát huy   sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc.          Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong Đảng.­ Thực   hiện đồng bộ đoàn kết trong Đảng ­ đoàn kết toàn dân ­ đoàn kết quốc tế. 10 CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ  TƯỞNG HỒ  CHÍ MINH VỀ  ĐẠI ĐOÀN KẾT   DÂN TỘC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT TÔN           Những nǎm gần đây tín ngưỡng tôn giáo đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ   ở  nhiều quốc gia, châu lục, trong đó có Việt Nam. Rõ ràng tôn giáo không mất đi như  nhiều   người dự  đoán, mà ngược lại có chiều hướng phát triển. Tình hình diễn biến theo nhiều  khuynh hướng, góc độ  khác nhau, đang đặt ra những vấn đề  cần được lý giải trên cơ  sở  khoa học. Vì vậy, việc làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh   về  vấn đề  tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình hiện nay là việc làm cần thiết, nhằm nâng   cao nhận thức, quan điểm, thái độ  cách nhìn nhận cho quần chúng và tìm cách giải quyết   vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn. 
  17.        Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đang tồn   tại. Lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội cũng như tác động chính trị  của các tôn giáo ở nước ta cũng khác nhau. Có tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc.  Nhưng cũng có tôn giáo quá trình du nhập, hình thành và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi   dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Chính vì vậy, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận   dụng sáng tạo những quan điểm của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin về  tôn giáo vào điều kiện cụ  thể  của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở đó Người đã đưa ra phương pháp giải quyết vấn   đề tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.    2.1 Các vấn đề chung về tôn giáo      2.1.1 Tôn giáo và bản chất của tôn giáo         Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực  khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều  trở thành thần bí.         Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch  sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh  sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.         Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sở  xem tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, Ông viết, tất cả mọi tôn giáo chẳng  qua chỉ là sự phản ánh hư ảo­ vào trong đầu óc của con người­ của những lực lượng  ở bên  ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở  trần  11 thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.        Tôn giáo là sản phẩm của con ngựời, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch  sử xã hội xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Tuy  nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã  hội. Chủ nghĩa Mác­Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn  trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.        Tôn giáo được tạo thành bởi ba yêú tố cơ bản là ý thức tôn giáo (gồm tâm lý tôn giáo và  hệ tư tưởng tôn giáo), hệ thống nghi lễ tôn giáo (trong đó hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ 
  18. bản), tổ chức tôn giáo (thường có hệ thống từ trung ương đến cơ sở). Vì vậy, tôn giáo là  một lực lượng xã hội trần thế, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội      2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo        Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá  tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc  và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt  lõi nhân vǎn trong các tôn giáo. Người đã viết: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân . Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu  hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại  một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân   thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy ".        Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh ­ Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân  tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách  thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng  Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.        Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các  học  thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn  được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên  quan đến  12 tôn giáo.        Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giá trị  nhân   vǎn của tôn giáo, khác với đức tin của các tín đồ  của các tôn giáo ấy, nó xuất phát từ  chủ  nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ  Chí Minh. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh là  người vô  
  19. thần đầy tư tưởng bao dung, không giáo điều, cục bộ, hẹp hòi ; Người đã khéo léo vận dụng  chủ  nghĩa duy vật của Mác để  "gạn đục khơi trong", kế  thừa những giá trị  vǎn hoá mang   tính nhân vǎn cao đẹp của các tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn đối   lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại một số vǎn hoá, đạo đức tôn giáo có thể  hoà nhập   cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,  dân chủ  và vǎn minh; xây dựng một nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấy   chính là sự vận dụng những quan điểm mác­xít hết sức xuất sắc và phát triển sáng tạo của   Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tế nước ta.        Có thể nói, ở Hồ Chí Minh “tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những   giá trị  tư  tưởng nhân vǎn cao cả  trên nền tảng của chủ  nghĩa yêu nước, chủ  nghĩa cộng   sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người”. Trong sự dung hoà đó các giá trị  nhân bản của tôn giáo được Hồ  Chí Minh kế  thừa, nâng cao trên cơ  sở  bổ  sung những nội   dung mới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử  của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời   đại. Bản chất của tôn giáo là khẳng định, nhấn mạnh vai trò của siêu nhiên như một giá trị  xã hội cao nhất và đề  ra một hệ  thống chuẩn mực bình đẳng cho sự  củng cố, giữ  vững   niềm tin  ở  sức mạnh của các thế  lực siêu nhiên. Dù tôn giáo có lý tưởng cứu khổ, giải  phóng con người nhưng tôn giáo đã phủ định sức mạnh ở chính con người. Với tôn giáo, con   người chỉ  là "con cừu bé nhỏ", là "chúng sinh đau khổ", cần được "chǎn dắt", "cứu vớt",   "giải thoát". Với Hồ Chí Minh, xuất phát từ sự tôn trọng, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của   bản thân con người, Người cho rằng sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc  phải dựa vào chính tiềm nǎng, sức mạnh to lớn của con người, của dân tộc. 2.1.3 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội        a) Nguyên nhân nhận thức. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng  tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức   mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự  được đã khiến một bộ  phận nhân dân đi tìm sự  an  ủi, che chở và lý giải từ  sức mạnh của   đấng  13
  20. siêu nhiên        b) Nguyên nhân kinh tế. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của  nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội,  với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho  con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư  tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.        c) Nguyên nhân tâm lý. Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ  nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của  một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về  kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến  đổi kinh tế­xã hội mà nó phản ánh.        d) Nguyên nhân chính trị­xã hội. Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã  hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của  tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy, trong một chừng  mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.         e) Nguyên nhân văn hoá. Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào  nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa  giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh  hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình  cảm của họ. Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ  nghĩa xã hội. Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với  sự biến đổi của những điều kiện kinh tế­xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội  mới      2.1.4 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội          Tôn giáo góp phần xây dựng, củng cố các giá trị  đạo đức, luân lý  ở  mỗi cá nhân, gia   đình và xã hội, đồng thời khắc phục những hạn chế của 30 Nghiên cứu Tôn giáo.         Tôn giáo là thực thể xã hội gắn liền với sự phát triển của các mặt đời sống xã hội, vì  vậy, đạo đức tôn giáo là một bộ phận của đạo đức xã hội và gắn kết chặt chẽ với đạo đức  
nguon tai.lieu . vn