Xem mẫu

  1. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT MỞ ĐẦU Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đ ề tr ọng y ếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành s ự nghi ệp không ch ỉ c ủa toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tài nguyên cung cấp những yếu tố cơ bản thiết yếu đ ể ti ến hành quá trình xây dựng, phát triển sản xuất, bên cạnh môi trường là điều kiện đ ảm b ảo quá trình phát triển, tăng trưởng bền vững. Thực tế cho thấy, quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên đòi hỏi ph ải ti ến hành nghiêm túc, cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để đảm bảo y ếu t ố môi tr ường. Tài nguyên môi trường luôn có mối quan hệ gắn bó thiết y ếu, quan h ệ m ật thi ết trong tiến trình phát triển. Trong thời gian qua, vấn đề khai thác tài nguyên, đảm bảo giữu gìn môi trường đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thi ết. Tài nguyên b ị khai thác cạn kiệt, không tính đến yếu tố bảo tồn và mở rộng. Song song đó là v ấn đ ề ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây nhiều khó khăn cho quá trình phát triển bền vững của đất nước. Thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang di ễn bi ến ph ức tạp. Đặc biệt, tại khu vực Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang n ổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bôxit trên đ ịa bàn Đăk Nông. Nh ững vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên đ ịa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý ch ặt ch ẽ b ởi l ẽ: bôxit là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác bôxit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng – nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai b ị 1
  2. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT san ủi phục vụ việc khai thác và xây Dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên n ước b ị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động QLNN về Tài nguyên và Môi trường là cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
  3. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT 1. Một số vấn đề chung về Tài nguyên – Môi trường - Khái niệm về Tài nguyên (Resource): Hiện nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái ni ệm tài nguyên. Theo nghĩa hẹp, “tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động chế tác của mình để có được v ật d ụng”. Theo nghĩa rộng, “tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và phát triển của mình”. Ngoài cách hiểu trên, tài nguyên còn có thể được hiểu là tất cả các dạng vật chất, văn hoá và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người. Tài nguyên bao gồm các nguồn vật liệu (đất, nước, rừng, khoáng sản), năng lượng (năng lượng dầu mỏ, gió, mặt trời...), thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có th ể sử d ụng ph ục v ụ s ự s ống và phát triển của mình. Hiện nay việc phân loại tài nguyên được dựa theo nhi ều ph ương th ức khác nhau như theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo và nguồn gốc phát sinh. Tùy từng trường hợp nghiên cứu cụ thể mà có thể sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại tài nguyên. Sự phân loại có tính ch ất t ương đ ối vì tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên và tùy theo mục tiêu sử dụng khác nhau. Các cách phân loại phổ biến: - Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội. - Theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo. - Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất, nước, rừng, bi ển, khoáng s ản, khí hậu, năng lượng, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. 3
  4. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Khái niệm về Môi trường (Environment): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh h ưởng đ ến đ ời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”(Mục 1, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005). Khái niệm môi trường chung này tùy theo mục tiêu nghiên c ứu mà đ ược phân chia một cách chi tiết hơn. Theo cách phân chia tương đối theo nguồn gốc thì môi trường được quan niệm thành 3 dạng là môi trường tự nhiên, xã h ội và nhân tạo: * Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, còn được gọi là môi trường vật lý, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. + Môi trường vật lý (Physical environment): để chỉ các yếu tố nhiệt độ, bức xạ, áp suất khí quyển, màu, mùi, vị... + Môi trường hoá học (Chemical environment) : chỉ những nguyên tố và các hợp chất hoá học. Đây là dạng môi trường “vô sinh” (abiotic). + Môi trường sinh học (Biological environment): gồm động vật, thực vật, vi sinh vật. Đây là dạng “biotic”. Khái niệm “môi trường sinh thái” được sử dụng nhiều vì suy cho cùng m ọi vấn đề môi trường đều do nguyên nhân suy giảm sinh thái. * Môi trường xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa con người và con người tạo nên sự thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển xã hội. * Môi trường nhân tạo: môi trường của tất cả các yếu tố vât lý - hoá học - sinh học và xã hội, chịu sự chi phối của con người và sự biến đổi do hoạt động của con người. Ví dụ: những toà nhà - những khối bê tông kh ổng lồ đặc biệt ở các “trade center” ở các nước phát triển. 4
  5. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc ở trên, môi trường còn có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Theo nghĩa rộng: môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, xã h ội có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn tài nguyên phục vụ cho đời sống con người. Theo nghĩa này khái niệm môi trường bao g ồm cả nghĩa tài nguyên. - Theo nghĩa hẹp: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người mà không xem xét đến vấn đề tài nguyên. Theo nghĩa này thì môi trường chỉ “chất liệu môi trường”. Tuy nhiên, sự phân chia các khái niệm này chỉ là tương đối, phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu chuyên ngành. Các hợp phần và y ếu t ố c ủa môi tr ường luôn có mối liên hệ và quy ước với nhau. 2. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: * Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: QLNN về tài nguyên và môi trường là tổng hợp các giải pháp luật pháp, chính sách, kinh t ế, k ỹ thu ật... nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường. Nội dung QLNN về tài nguyên và môi trường thể hiện cụ th ể trong từng vấn đề tài nguyên cũng như môi trường: chính sách tài nguyên môi trường, tiêu chuẩn môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và s ử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động s ản xu ất kinh doanh, b ảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường biển… Về cơ bản, nội dung QLNN về môi trường bao gồm các nội dung sau: - Ban hanh và tổ chức thực hiên phap luât về bảo vệ môi trường; ̀ ̣ ́ ̣ 5
  6. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Ban hanh hệ thông tiêu chuân và bộ chỉ thị về môi trường; thâm đinh, phê ̀ ́ ̉ ̉ ̣ duyêt bao cao đánh giá tác động môi trường (ĐTM); ̣ ́ ́ - Xây dựng và chỉ đao thực hiên chiên lược, kế hoach quôc gia về bao vệ môi ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ trường; - Xây dựng, quan lý hệ thông quan trăc môi trường; đanh giá hiên trang, dự ̉ ́ ́ ́ ̣ ̣ bao diên biên môi trường và quan lý thông nhât thông tin, dữ liêu về môi trường; ́ ̃ ́ ̉ ́ ́ ̣ - Ban hanh và tổ chức thực hiên cac chinh sach thuê, phí về bao vệ môi ̀ ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ trường; - Bao đam ngân sach đâu tư cho công tac quan lý nhà nước về bảo vệ môi ̉ ̉ ́ ̀ ́ ̉ trường, cac kêt câu hạ tâng quan trong về môi trường và cac dich vụ bảo vệ môi ́ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ trường mà khu vực ngoai nhà nước không thể đâu tư; ̀ ̀ - Tổ chức nghiên cứu và ap dung tiên bộ khoa hoc, công nghệ và kinh nghiêm ́ ̣ ́ ̣ ̣ quan lý trong bao vệ môi trường; ̉ ̉ - Tuyên truyên, phổ biên, giao duc về môi trường và đao tao nguôn nhân lực ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ cho hoat đông bao vệ môi trường; ̣ ̣ ̉ - Hợp tac quôc tế trong linh vực bao vệ môi trường; ́ ́ ̃ ̉ - Giam sat, thanh tra, kiêm tra viêc châp hanh phap luât và xử lý vi pham phap ́ ́ ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ luât về môi trường; ̣ - Giai quyêt khiêu nai, tố cao, tranh châp, bôi thường thiêt hai về môi trường. ̉ ́ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̣ * Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường: Mục tiêu chủ yếu của QLMT là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân b ằng giữa phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường. Phát triển KT-XH tạo tiềm lực BVMT. Và ngược lại bảo vệ môi trường tạo các tiềm năng tự nhiên và xã h ội mới cho phát triển KT-XH. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ội, h ệ 6
  7. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT thống chính trị, pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia mà mục tiêu QLMT có thể khác nhau. Theo Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban ch ấp hành Trung ương Đảng, một số mục tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt Nam hiện nay là: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội ngh ị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Braxin) tháng 6/1992 thông qua. Để xây dựng xã hội phát triển bền vững, các nhà môi trường đế ra 9 nguyên tắc bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc này bao gồm: • Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng • Cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống con người • Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất • Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo • Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất • Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự phát triển bền vững • Tạo điều kiện để cộng đồng tự QLMT của mình • Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững 7
  8. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT • Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển bền vững Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới vốn nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa. Sau RIO-92, đã có thêm rất nhiều cố gắng mới trong nghiên cứu các nguyên tắc phát triển bền vững, nhằm mục tiêu bổ sung hoàn thiện, hoặc chi tiết hóa làm rõ nghĩa h ơn, ho ặc gi ản lược hóa, làm cho nó dễ hiểu và dễ áp dụng h ơn. Một trong nh ững c ố gắng theo hướng giản lược các nguyên tắc của phát triển bền vững đã được thực hiện bới Luc Hens, một giáo sư ngành sinh thái nhân văn học người Bỉ. Đó là các nguyên tắc: • Sự ủy thác của nhân dân; • Phòng ngừa; • Bình đẳng giữa các thế hệ; • Bình đẳng trong nội bộ một thế hệ; • Phân quyền và ủy quyền; • Người gây ô nhiễm phải trả tiền; • Người sử dụng phải trả tiền. Luc Hens đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio-92 v ề Môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới của phát triển bền vững. Mặt khác, trong các nguyên tắc này của Luc Hens, ông quan tâm nhi ều tới khía cạnh thể chế. Các nước trên thế giới cũng đã bước đầu th ể ch ế hóa các nguyên tắc này, trong đó có cả ở Việt Nam. Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban ch ấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về bảo vệ môi trường của nước ta trong thời gian tới là: 8
  9. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và s ự c ố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. - Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhi ễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng b ước nâng cao ch ất lượng môi trường. - Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã h ội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường. * Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường: - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát tri ển b ền v ững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đ ồng dân cư trong việc quản lý môi trường. - Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn th ất do ô nhi ễm môi tr ường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó. II. VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUY ỀN TRONG QLNN VỀ TN-MT: 9
  10. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT 1. Định nghĩa - Hoạt động tuyên truyền là quá trình đưa ra những chủ trương, chính sách, biện pháp của chủ thể quản lý đến với đối tượng quản lý nhằm hướng đối tượng theo ý chí của chủ thể, đạt mục tiêu đề ra. - Hiện nay hoạt động tuyên truyền cần hiểu đúng hơn là “hoạt động truy ền thông”. Đây là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình c ảm, suy nghĩ, thái đ ộ giữa các cá thể, các nhóm người. “ Truyền thông môi trường” là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then ch ốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và tác động thích h ợp để gi ải quy ết vấn đ ề v ề môi trường. Theo khoản 2, Điều 5, luật Bảo vệ môi trường :“ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp các biện pháp tài chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dưng ý thức tự giác, kỷ cương trong bảo vệ môi trường”. - Hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt nó là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể: UBND các cấp ( điểm d, khoản 2, Điều 122, Luật Bảo vệ môi trường), của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( Khoản 1, Đi ều 124, Lu ật Bảo vệ môi trường) - Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện hoạt động tuyên truyền về giữ gìn tái tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cụ thể: + Tuyên truyền giáo dục môi trường là hoạt động chủ y ếu trong công vi ệc tổ chức và quản lý của các cơ quan nhà nước (. Đây chính là công c ụ qu ản lý c ủa nhà nước về tài nguyên và môi trường. 10
  11. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT + Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, huy động toàn dân tham gia thì công tác bảo vệ mới thành công. Công tác này có vai trò to l ớn trong s ự nghiệp bảo vệ môi trường. + Thực hiện tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nh ận th ức về môi trường để vấn đề này trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, “ sự nghiệp của toàn dân”. 2. Vai trò của hoạt động tuyên truyền trong QLNN về TN-MT Thứ nhất: Giúp các đối tượng liên quan nhận thức và có sự quan tâm đến vấn đề môi trường, tìm kiếm các giải pháp khắc ph ục, giúp các đối tượng b ị ảnh hưởng có giải pháp tự vệ trước sự ô nhiễm môi trường. Thứ hai: Huy động các biện pháp,kinh nghiệm, kỷ năng, bí quyết tham gia vào chương trình bảo vệ môi trường. Thứ ba: Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân Thứ tư : tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Thứ năm: Tác động đến ý thức người dân làm cho họ thay đổi hành vi c ủa mình tác động tiêu cực đến môi trường. 3. Tác động của hoạt động tuyên truyền trong QLNN về TN-MT a. Phương thức tác động: Để vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của toàn xã h ội, của toàn dân thì hoạt động tuyên truyền cần th ực hi ện thông qua m ột vài ph ương thức sau: 11
  12. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT Một là: phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, ph ổ cập hóa nh ận th ức môi trường theo các chương trình và các thông tin môi trường trên các ph ương tiện thông tin đại chúng ( báo chí, ti vi, radio, pa nô, áp phích, tờ rơi, phim ảnh...) Hai là: mở các lớp tập huấn nhằm chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát... Ba là: đưa nội dung này vào trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, trong đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp... Bốn là: đào tạo chuyên gia về môi trường. Năm là: có biện pháp khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp có những việc làm tốt, có những sáng kiến trong giữ gìn, bảo vệ môi trường. b. Tác động của hoạt động tuyên truyền: Thông qua các biện pháp, phương thức tuyên truyền phong phú, đa đạng mà có sự tác động chuyển biến mạnh mẽ trong ý th ức, hành vi c ủa đ ối v ới ng ười dân, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…. Cũng nh ư làm thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò của TN-MT đối với cu ộc s ống, đ ối v ới s ự phát triển trên toàn xã hội, giúp họ hiểu được thực trạng của TN- MT hiện nay của đất nước ta như thế nào. Thứ nhất: Tác động đến hành vi, ý thức đến người dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh… Một là, tác động đến ý thức: - Người dân: Người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Ở thành thị hầu hết người dân đều tham gia đóng đầy đủ phí và lệ phí nhằm bảo vệ môi trường, đó là các phí đánh vào người sử dụng các dịch vụ công cộng về xử lý và cải thi ện ch ất 12
  13. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT lượng môi trường như hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý ch ất th ải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe...Cụ thể như: “phí vệ sinh”. Phí này dung để trả cho việc chất lượng môi thu gom rác th ải c ủa t ừng h ộ gia đình, (mức phí là 15000đ/ tháng/ gia đình). Ở nông thôn, nhiều phong trào “xanh, sạch, đẹp từ trong nhà ra đến ngõ”, “ nhà nhà sạch, làng làng s ạch”. H ệ thống kênh mương được xử lý theo định kỳ hàng tháng... - Tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất: Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, thuế ý th ức bảo vệ môi trường. chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thong qua việc đóng đầy đủ các loại thuế, phí và lệ phí nhằm bảo vệ môi trường. Cụ th ể: thuế Tài nguyên, thuế TNDN, thuế TTĐB, lệ phí cấp giấy phép hành ngh ề ch ế bi ến g ỗ vá các lâm sản khác, lệ phí cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, ch ế bi ến khoáng sản, lệ phí cấp giấy phép sử dụng nguồn nước, phí bảo vệ môi trường, phí kiểm tra vệ sinh thú y… Khái niệm “sản xuất sạch hơn” đã được hình thành. Sản xu ất s ạch h ơn thực hiện các biện pháp đổi mới hoặc cải tiến dây chuy ền công ngh ệ, cải ti ến quá trình quản lý trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho nguyên, nhiên v ật li ệu được sử dụng một cách có hiệu quả cao hơn, chi phí cho nguyên nhiên vật li ệu ngày càng thấp hơn, các chất phế thải ngày càng ích hơn và sạch hơn. “Sản xuất sạch hơn” có các nội dung cơ bản : - Đối với quá trình sản xuất : đó là việc bảo toàn nguyên liệu, năng l ượng, loại bỏ các chất liệu độc hại, giảm chất thải, giảm độc tính của các dòng thải, giảm chất thải trước khi chúng ra khỏi quá trình sản xuất 13
  14. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn tập trung giảm thiểu tác động môi trường đối với các sản phẩm từ khâu khai thác cho đến khâu thải bỏ cuối cùng. - Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đòi hỏi việc sử dụng các cách phòng ngừa liên quan đến vấn đề thiết kế, lựa chọn tốt h ơn cho phát tri ển d ịch vụ. “Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ thì các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.” Theo Nghị định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1-2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ. D ịch vụ h ấp th ụ và l ưu gi ữ các bon của rừng, cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, s ử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. cũng phải trả tiền dịch vụ môi trường”. Như vậy hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất đều ý th ức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia bảo vệ môi trường Hai là, tác động đến hành vi của người dân, tổ chức: Mọi người dân từ thành thị cho đến nông thôn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, tố giác các hành vi xâm hại đ ến môi tr ường, phá hoại đến tài nguyên, đồng thời khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. Ví dụ điển hình cho hành vi tố giác của người dân đ ối với hành vi xâm h ại tới môi trường: sáng 18/8/2003 hơn 250 hộ dân thôn Phú Sơn, xã Hòa Kh ương, Hòa Vang, Đà Nẵng đồng loạt kéo đến nhà máy xi măng Cosevco 19 yêu c ầu đ ơn vị này tạm đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trường ( Báo Lao động ngày 19/8/2003). Hay mới đây là vụ công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải làm thiệt hại cho hơn 5000 hộ dân sống quanh khu vực sông. Người dân đã lên án, t ố cáo bu ộc 14
  15. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT công ty phải bồi thường thiệt hại cho họ và phải ng ừng mọi ho ạt đ ộng khi ch ưa có hệ thống xử lý nước nước thải đạt tiêu chuẩn. Thứ hai: làm thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò của TN-MT đ ối với cuộc sống, đối với sự phát triển trên toàn xã hội, giúp họ hiểu được thực trạng của TN- MT hiện nay: Người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nguồn tài nguyên, ý nghĩa của hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ trong hiện tại mà cho cả tương lai, là yếu tố quan trọng chi sự phát triển bền vững- đ ịnh h ướng mà b ất kỳ qu ốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. “Phát triển kinh tế nhanh và b ền vững” là m ục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong vòng 5 năm tới ( 2010- 2015, trong định hướng chính trị của Đảng). Phát triển bền vững = công bằng xã hội + tăng trưởng kinh tế + bảo vệ môi trường ◄Như vậy bảo vệ môi trường là một thành tố quan trọng, là cơ sở cho phát triển bền vững. c. Thực tiễn sự tác động của công tác truyền thông: Giáo dục, truyền thông môi trường: Phổ cập kiến thức nâng cao dân trí qua các hệ thống thông tin đại chúng có vai trò to lớn trong việc huy động thu phương. Sử dụng phương tiện thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác qu ản lý môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường: Xây dựng và phát triển h ệ thống tổ chức quản lý môi trường từ thành phố đến phường xã. Phân công, phân nhi ệm rạch ròi, cụ thể và thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả. Đầu tư tăng c ường cơ s ở vật chất, tài chính, tập huấn đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường của thành ph ố bảo đảm đủ mạnh. 15
  16. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT Huy động cộng đồng tham gia quản lý về bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ chế để huy động, tập hợp được trí tuệ liên ngành, đoàn kết thu hút s ự tham gia t ự nguyện của đông đảo cộng đồng, các tư nhân, hình thành một mặt trận mạnh mẽ, giải quyết có kết quả, ngăn chặn ô nhiễm suy thoái môi trường tài nguyên, phục hồi các hệ sinh thái bị xuống cấp. Bên cạnh các tổ ch ức Nhà n ước theo h ệ th ống chính quyền cần khuyến khích các tổ chức tư nhân, các cộng đồng phường, làng xã hoạt động theo phương thức tự nguyện, có sự hỗ trợ của chính quyền. Mạng lưới cộng tác viên có tổ chức, có trang bị kiến thức, công nghệ chắc chắn sẽ hoạt động tốt, vươn tới những nơi mà tổ chức chính quyền không với tới được. “Nghị quyết số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành”: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động ph ụ n ữ tham gia bảo vệ môi trường gắn các nội dung bảo vệ môi trường với các Ch ương trình công tác trọng tâm do Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra. Đẩy mạnh công tác xây dựng và nhân rộng mô hình ph ụ nữ tham gia b ảo v ệ môi trường ở các cấp Hội, đặc biệt chú trọng ở những nơi có các vấn đ ề môi trường bức xúc, đòi hỏi sớm được giải quyết, góp phần phòng, chống ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện môi trường sống và làm việc của cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông để trang b ị các kiến thức, kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường, quản lý và s ử d ụng h ợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cán bộ Hội các cấp. Tổ ch ức biên soạn và cung cấp các tài liệu giáo dục về môi trường phù hợp v ới đ ối t ượng ph ụ n ữ. Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường với nội dung giáo dục về giới, sức khoẻ, xoá đói giảm nghèo và các nội dung công tác của Hội nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục về môi trường. 16
  17. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội phụ nữ và các ngành Liên quan có đủ kiến thức và kỹ năng vận động, huy đ ộng ph ụ n ữ, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thông qua hệ thống thông tin đại chúng c ủa H ội, của trung ương, địa phương, ngành; tập huấn nâng cao kiến th ức, kỹ năng, k ỹ thuật và công nghệ bảo vệ môi trường cho cán bộ Hội ph ụ nữ các cấp, tuyên truyền viên, cộng tác viên; chiến dịch truyền thông nâng cao nhận th ức về bảo vệ môi trường; hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch - vệ sinh môi trường (29/ 4 - 06/ 5) và ngày Môi trường thế giới (05/6) hàng năm; sinh ho ạt Câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ môi trường và các hoạt động truyền thông giáo dục khác nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào " Xanh - Sạch - Đẹp " và các hoạt động khác phù hợp với tình hình, điều kiện từng địa phương, gắn với việc thực hiện các phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốn văn hoá khu dân cư " do Mặt trận Tổ quốc Việt nam phát động và phong trào " Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ", cùng 6 chương trình công tác trọng tâm do Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra. Về tuyên truyền, nâng cao nhận th ức về bảo v ệ môi tr ường: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường đã được đ ặc bi ệt coi trọng. Các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước và nước ngoài về môi trường đã nâng cao rõ rệt kiến thức và pháp luật về môi trường cũng nh ư kỹ năng quản lý cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các c ấp, các doanh nghi ệp và các t ổ chức xã hội. Các tổ chức với rất nhiều chương trình, hoạt động tuyên truy ền, v ận động cộng đồng tham gia. Các hoạt động thường thấy là tổ chức ra quân tổng vệ sinh 17
  18. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý; ký cam kết, phát tờ rơi, tổ chức các lớp tập huấn…Ngoài ra, vào các dịp Tết trồng cây, ngày Môi trường thế giới 5-6 hay Tuần lễ vệ sinh môi trường nước sạch. Từ 29-4 đến 6-5, các địa phương, đoàn thể cũng đều tổ chức mít-tinh kỷ niệm, tuyên truyền, cổ động trên đường phố…Các nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các chương trình hoạt động khác chẳng hạn. Mặt trận Tổ quốc có chương trình lồng ghép phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc bảo vệ môi trường,… d. Tồn tại của sự tác động: Thực tế cho thấy, các hoạt động tuyên truyền, vận động của h ệ th ống các t ổ chức đoàn thể xã hội chưa thực sự có tác dụng lôi kéo người dân cùng tham gia. Những nỗ lực cổ động trực quan, những đợt ra quân chưa tạo được sự thay đổi lớn về nhận thức. Trong khi đó, chưa có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm nh ững trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Tâm lý “nh ờn” các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đang diễn ra ở bộ phận không nh ỏ người dân. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường có nhiều lợi ích, không ch ỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự cố ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện. III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN TRONG QLNN VỀ TN-MT 1. Nội dung 18
  19. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, về trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Phổ biến kiến thức pháp luật cho toàn dân: Luật Môi trường, Luật B ảo vệ môi trường, và các văn bản qui phạm Pháp luật khác về tài nguyên, môi trường, nhằm nâng cao ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi trường là làm đúng theo pháp luật. - Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có sáng kiến, thành tích trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. - Tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Doanh nghi ệp xả nước, rác thải trộm ra môi trường, hành vi chặt phá rừng bừa bãi… - Giới thiệu và nhân rộng các mô hình tiên tiến về quản lý và b ảo v ệ tài nguyên và môi trường cho các địa phương học tập và tham quan. - Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường quốc gia: Cảnh sát môi trường, Kiểm lâm… - Phát động phong trào xây dựng nếp sống văn minh,văn hoá, xanh sạch … VD: Làng em xanh, sạch, đẹp”, “khu phố sạch đẹp không rác thải”, “tuyến đường không rác”, 2. Hình thức tuyên truyền a. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng - Giới thiệu các văn bản qui phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo chí, đài truy ền thanh, t ạp chí khoa học… 19
  20. Nhóm IV QLNN – KHCN – TN&MT - Tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về tài nguyên và môi trường. - Tổ chức các cuộc tuần hành, ra quân vệ sinh môi trường. - Xây dựng các bộ phim, phóng sự, bài báo… có nội dung về tuyên truy ền bảo vệ môi trường. - Xây dựng các câu khẩu hiệu, cổng chào, panô, biểu ngữ, tranh cổ động về môi trương tại các nơi công cộng có tác động vào nhận thức của người dân. - Nêu các gương điển hình về cá nhân, tập thể có thành tích trong việc bảo vệ môi trường để mọi người học tập. Đồng thời đấu tranh lên án nh ững cá nhân, tập thể có hành vi huỷ hoại môi trường, phát động “văn hoá tẩy chay” đối với sản phẩm của các doanh nghiệp có hành vi huỷ hoại môi trường (VD: Công ty Vedan) b. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền - Xây dựng đội ngũ tuyên truyền có kiến thức, kĩ năng và tâm huyết. - Lực lượng thanh niên tình nguyện là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường đến người thân, gia đình và xã hội. c. Thông qua hệ thống giáo dục quốc dân - Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục qu ốc dân ở tất c ả các cấp học. - Tổ chức các buổi ngoại khoá, chuyên đề về đề tài bảo vệ tài nguyên và môi trường. 20
nguon tai.lieu . vn