Xem mẫu

  1. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam                          Tiểu luận triết học  Vận dụng mối quan hệ biện chứng Vật Chất – Ý Thức để xem xét sự tồn tại và phát triển của loại hình nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Lời nói đầu Cïng víi qu¸ tr×nh dùng níc vµ gi÷ níc , nÒn v¨n ho¸ ViÖt Nam ®· h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn . B»ng lao ®éng s¸ng t¹o vµ ý chÝ ®Êu tranh bÒn bØ , kiªn cêng , nh©n d©n ta ®· x©y ®¾p nªn mét nÒn v¨n ho¸ kÕt tinh søc m¹nh vµ in ®Ëm dÊu Ên b¶n s¾c cña d©n téc , chøng minh søc sèng m·nh liÖt vµ sù trêng tån cña d©n téc ViÖt Nam . V¨n hãa ViÖt Nam lµ tæng thÓ nh÷ng gi¸ trÞ vËt chÊt vµ tinh thÇn do céng ®ång c¸c d©n téc ViÖt Nam s¸ng t¹o ra trong qu¸ tr×nh dùng níc vµ gi÷ níc . Cùng với sự tồn tại của nhiều hình thức nghệ thuật , với xu hướng hội nhập của nền kinh tế thị trường .Múa rối nước , một hình thức nghệ thuật độc đáo cũng tự mình phát triển và vươn lên trong thời kì h ội nh ập .Bằng mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Ý thức , cùng với thời gian Múa rối nước hình thành trong sự sáng tạo của con người .Múa rối nước nh ư một sản phẩm tinh thần mà nhờ nhận thức của con người, nó đã tồn t ại đ ến ngày hôm nay. Thời con nít , mê trò rối nước Reo ầm lên : Giỏi quá !Tài ghê ! Các chú rồi úp nơm , bắt cá Các cô rối múa đều hết chê! Xem cứ tưởng trời ban phép lạ, Biến đất thó , gỗ mụn thành người . Nghĩ càng thấy lắm điều bí ấn Lại reo toáng :Tuyệt vời , tuyệt vời. Múa rối nước một nét đẹp của văn hóa Việt Nam . Một nghệ thuật gần gũi 1
  2. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam và quen thuộc với người dân Việt Nam qua bao thế kỉ. Chương I : Múa rối nước một hình thức nghệ thuật độc đáo 1.Lịch sử hình thành Khắp nơi trên trái đất, loài người luôn luôn gắn liền cuộc sống vật chất và tinh thần với thiên nhiên. Như các dân tộc khác, người Việt cũng tìm cách khai thác thiên nhiên để sản xuất và phát triển những loại hình nghệ thuật của mình. Miền đồng bằng sông Hồng là cái nôi sinh ra nghệ thuật múa rối nước. Những người nông dân nơi đây chăm làm và biết vui chơi. Ngoài thời gian canh tác, họ thường tổ chức những trò giải trí diễn vào các dịp lễ hội, ngày vui, ngày Tết. Múa rối nước là một sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời, nó đã có từ xa xưa trong lịch sử văn hóa dân tộc với những nét độc đáo riêng. Múa rối nước được manh nha từ công cuộc chế ngự nước, cải tạo nước thành yếu tố số một cho việc sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm nhiều tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nam Hà, Hà Tây... Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước được nhân dân quen gọi là nhà rối hay thủy đình, được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... đúng là một khu đình làng thu nhỏ lại thành một cảnh đẹp như trong mộng với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng. Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét. Ðể làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí hóa trang và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân không thể bỏ qua. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển 2
  3. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm, trên thực tế, gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc con rối, vì loại gỗ này nhẹ lại dai, rất dễ điều khiển trong khi biểu diễn dưới nước. Sau khi con rối được tạc với những đường nét cách điệu riêng, chúng được đầu óc tinh tế của các nghệ nhân thổi vào luồng sức sống mới bằng cách gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật, làm cho nhân vật được đặc sắc hơn, trong sáng hơn trước người xem. Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, nó vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Trong kho tàng quân rối nước cổ truyền ta còn thấy những người đi cày, chú tễu, người đánh cá, dàn nhạc, cô tiên... Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa. Quân rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động. Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, nó tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm, lần mò trong thực tế, tìm tòi, sáng tạo và để lại cho đời nay nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng. Ta có thể gặp ở đây khá nhiều đồ dùng thường ngày của nghề lúa nước mà người nông dân tự làm ra như thừng, sào, vọt... để làm máy điều khiển quân rối. Máy điều khiển rối nước có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và máy dây đều có nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ khó lý giải. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây xào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật 3
  4. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm sương" như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước. Trong nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật sử dụng mặt nước cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của con rối. Là sân khấu ngoài trời giữa ao h ồ mà trò rối lại xuất thân là các trò không lời, nếu có thì chỉ là những câu ca dao mang tính chất giới thiệu, minh hoạ, làm nền... cho nên, rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ. Ngoài ra còn có pháo, tù và ốc hỗ trợ đắc lực cho trò diễn. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người múa lẫn người xem. Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sân khấu. Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng. Thông qua các trò của rối nước, người xem đã cảm nhận được sắc thái của hội làng, lại phảng phất những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Họ mơ ước có được cuộc sống may mắn, hạnh phúc và bình yên. Nghệ thuật múa rối cổ truyền từ thời xa xưa đã mang đậm bản sắc dân tộc từ vẻ dịu dàng, man mác đồng quê, sự chịu thương chịu khó tần tảo sớm hôm lo cho cuộc sống, tới sự quật cường anh dũng bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn khi kẻ thù xâm chiếm bờ cõi giang sơn. Ở đấy vừa trần tục gần gũi lại vừa linh thiêng, nó cũng chính là biểu tượng cho mơ ước của cộng đồng người Việt, một nghệ thuật quen thuộc và gần gũi với người nông dân từ bao thế kỷ qua. 2.Phân loại , các hình thức và phong các biểu diễn Cảnh tượng quanh ao làng thật là náo nhiệt. Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, đàn ông, đàn bà, các cụ già và trẻ em như đã hẹn hò đến đây. Nơi thường ngày rất yên tỉnh này bỗng rộn rã tiếng trống, tiếng 4
  5. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam chiêng và âm điệu những nhạc cụ dân gian khác: đàn nhị, sáo trúc... Ở bờ ao nổi lên một công trình bằng gạch lợp ngói có hình dáng như một ngôi đền. Đây là ngôi Thủy đình. Khán giả đứng vây quanh bờ ao. Tiếng trống nổi lên mỗi lúc một rộn ràng. Rẽ tấm mành trúc, xuất hiện một con rối bằng gỗ lớn bằng một chú bé bốn tuổi, đôi mắt đầy vẻ tinh nghịch, nét mặt tươi cười, mặc chiếc áo nẹp không tay, không khuy cài để hở cái bụng quả dưa rồi cất tiếng hát... Hát xong, chú tiến lại bánh pháo treo trên một cây sào cắm giữa ao và châm lửa. Pháo nổ ran mặt nước và ban đồng ca cất tiếng hát báo hiệu sắp kéo cờ. Những lá cờ nổi lên từ mặt nước và đi tới cột cờ "phần phật" trước gió. Tiếng trống càng thêm rộn rã. Một con rồng lướt trên mặt nước. Hai con lân tranh một quả cầu lụa theo nhịp trống do một con rối đánh. Con hạc xòe hai cánh, mổ lên cổ một con rùa đang rẽ nước mặt hồ, vừa bơi vừa lắc lư đầu. Sau trò tứ linh của Rồng, Lân, Rùa, Hạc, một ngư ông đi đến. Ông thả câu và một lúc sau, một chú cá cắn câu giẫy giụa. Đó là cảnh tượng một buổi biểu diễn múa rối nước, đỉnh cao và tiêu biểu nhất của nghệ thuật múa rối Việt Nam. Vì sao biểu diễn múa rối trên nước? Vì sao múa rối nước là nghệ thuật sân khấu độc đáo của Việt Nam? a. Phân loại Theo P.L Mi-nhon (Mignon) trong cuốn Bách khoa - Phổ thông, từ Ma-ri- on-nét (Marionnette - múa rối) là một từ giảm nhẹ của (Mariole) thời Trung cổ dùng để chỉ những bức tượng Đức Mẹ đồng trinh nhỏ. Người ta không thấy từ này trong các ngôn ngử khác, từ pup-pê trong tiếng Đức và puppet (búp bê) trong tiếng Anh được dùng để gọi con rối, vì về ngoại hình con rối trông giống con búp bê. Trên thế giới có nhiều loại múa rối được xếp loại theo phương thức hoạt động. Rối tay: gồm một cái đầu bằng gỗ gọt và một túi vải rộng làm thân • mình, con rối hoạt động được là nhờ các ngón tay và bàn tay của người điều khiển. Rối que: gồm một que điều khiển đầu và mình và các que phụ điều • khiển hai tay. Điển hình là rối que Ja-va và múa rối cạn của Việt Nam. 5
  6. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Rối dây: con rối dây có đầy đủ các bộ phận chủ yếu: đầu, cổ, mình, • chân tay... ghép vào nhau bởi các khớp có thể cử động được. Bộ máy điều khiển gồm một bàn máy có các dây dài nối xuống các bộ phận cần phải cử động của con rối. Rối Nhật Bản: có kích thước rất lớn (0,8 mét đến 1,3 mét) gồm đầy đủ • các bộ phận của cơ thể người. Có ba người điều khiển đứng đằng sau con rối. Người điều khiển chính làm cử động đầu và tay phải con rối,ngườiđiều khiển thứ hai làm cử động tay trái con rối và người thứ ba điều khiển các chân con rối. Múa rối nước Việt Nam không nằm trong các thể loại nói trên. b. Những người điều khiển múa rối nước ngồi ở đâu? Cạnh bờ ao nổi lên một ngôi nhà làm bằng tre hay gạch gọi là ngôi Thủy đình, một tấm màn tre sơn nhiều màu sắc khác nhau treo từ mái nhà xuống mặt nước. Đằng sau tấm màn này, những người điều khiển đứng ngâm mình trong nước. Qua các khe hở, họ có thể thấy cảnh diễn các con rối và khán giả . Những người hát ngồi bên cạnh người điều khiển con rối. Đôi khi hát và nói thay cho các nhân vật rối. c. Nhạc đệm Các nhạc công ngồi bên cạnh nhà Thủy đình và trống cái đóng một vai trò quan trọng: nó chẳng những báo hiệu cho dân làng biết buổi biểu diễn bắt đầu mà còn nhấn mạnh những đoạn ngâm ngợi hoặc ca hát, nó đệm cho những cảnh hùng tráng như cuộc diễu hành của quân lính hay trò múa lân. Các nhạc khí gõ khác là mõ và thanh la. Tại Đoàn múa rối trung ương, dàn nhạc tương tự như dàn nhạc của một đoàn chèo: ngoài trống, mõ, thanh la, sáo trúc, đàn nhị, còn có tiêu, đàn tam thập lục. d. Tìm lại cội nguồn Trong cuốn sách về múa rối nước của Tô Sanh đã cố gắng khai thác ký ức của những người giữ bí truyền trong múa rối. Ông đã đến hơn một trăm địa phương còn giữ các di tích của múa rối nước. Ông cũng đã tra cứu các tác liệu cổ, các bản chép tay và gia phả của các cụ nghệ nhân giữ những bí truyền múa rối. Cùng cộng tác với các nhà sử học và khảo cổ học để xác định niên đại của các "Thủy đình", ông đã tìm đọc các bài văn bia. Trên bia Sùng Thiện Diên Linh (Hà Nam Ninh) dựng năm 1121 ca ngợi công trạng của 6
  7. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam vua Lý Nhân Tông, Nguyễn Công Bật có nói đến "trò máy" như sau: "Giữa dòng nước lung linh, một con rùa vàng lớn nổi lên đội ba hòn núi, trên mặt nước chảy lờ đờ, lộ mai, há miệng phun nước... Một nhà sư tí hon đánh chuông và biết quay người lại phía phát ra tiếng sáo hay phủ phục cúi chào khi tiến đến gần nhà vua". Công trình nghiên cứu của Tô Sanh đã cho phép chúng ta khẳng định rằng múa rối nước đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao từ đời nhà Lý (1010 - 1225) và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác liên tục cho tới ngày nay. e. Múa rối chỉ còn tồn tại ở Việt Nam Tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, chỉ có rối tay, rối que và rối dây. Còn múa rối nước người ta chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo giáo sư J. Pim-pa-ne-au, múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày nay "chỉ còn tồn tại ở Việt Nam". Khuôn mặt và y phục của con rối mang những nét tiêu biểu của Việt Nam và chủ đề các tiết mục đều lấy từ lịch sử Việt Nam (Hai Bà Trưng, trận Bạch Đằng, chiến thắng quân Nguyên) hoặc lấy từ đời sống nông thôn Việt Nam như trò chọi trâu và đánh đu. Lời giáo đầu và nhạc đệm không hề mang ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngôn ngử sử dụng là ngôn ngữ bình dân, trái ngược hẳn với văn phong Hán - Việt của hát tuồng hay hát bội thường chỉ giới nho sĩ và chuyên môn mới hiểu được. Nó cũng không hề chịu ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-y-a-na như các loại hình múa rối Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Campuchia, Lào, Miến Điện, Malaysia và Indonesia. Xưa kia, các gia đình nông dân đều giữ bí truyền về việc điều khiển con rối trong những tình huống đặc biệt. Ngày nay, họ bắt đầu dạy lại cho các nhà nghiên cứu trẻ. Đoàn múa rối trung ương không những chỉ giới thiệu các chương trình múa rối tay, múa rối que và múa rối nước mà còn động viên việc sáng tác các tiết mục mới cũng như việc nghiên cứu về lịch sử múa rối. Với những cố gắng của ngành múa rối nước Việt Nam, nghệ thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. 3.Mỗi quan hệ biến chứng giữa Vật chất và Ý thức trong loại hình nghệ thuật Múa rối nước 7
  8. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối lên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu: - Nhận thức được và biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan. - Phải có ý chí, - Phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về: - Bản chất quy luật khách quan của đối tượng, - Trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp hoạt động phù hợp. Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra.Mà cụ thể ở đây là : với lịch sử hình thành và phát triển , múa rối nước một hình thức nghệ thuật đặc sắc nã nêu các mục trên, nói lên được mỗi quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Chương II: Bảo tồn , phát huy Múa rối nước dân gian , giới thiệu cùng bạn bè thế giới 1.Bảo tồn và phát huy Ðể bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc ở đồng bằng Bắc Bộ, một di sản văn hóa được nằm trong danh sách xếp hạng đăng ký để UNESCO công nhận là DSVHTG, ngày 3-12, TS nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Bảo tồn và phát huy múa rối nước dân gian Bên cạnh đó,nhiều tổ chức và đơn vị đã tham gia tổ chức và biểu diễn mục đích giới thiệu và quảng bá nghệ thuật độc đáo dân gian . Múa rối nước cổ truyền Việt Nam với các tiết mục đặc sắc từng chinh phục bè bạn quốc tế: múa lân, múa rồng, múa tiên, đua thuyền, câu cá... 8
  9. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Sự sáng tạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ tạo ra một hình thức nghệ thuật độc đáo cùng với công việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này là một minh chứng cho một phạm trù triết học về vật chất và ý thức Ý thức quyết định sự tồn tại của nghệ thuật và nó đóng vai trò lớn cho sự tồn tại đó trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp hoạt động phù hợp. Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổ chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Vì vậy phải phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan. Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thức là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thế giới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình 2 Múa rối nước là sứ giả Việt Nam trên khắp thế giới Hơn 10 thế kỷ trước, được nuôi dưỡng và hình thành trong không khí hội hè đình đám, các trò diễn múa rối nước vui nhộn phản ánh sinh hoạt đời sống lao động của những người nông dân Việt Nam đã dần dần trở thành bộ môn độc đáo trong sân khấu dân gian nước nhà, gắn liền với sông nước. Sử cũ ghi lại, kể từ lúc rời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã đặt lệ thi bơi chải hàng năm trên sông Cái. Và năm nào, ông cũng ngự giá ra xem bơi thi. Cho tới nay, tấm bia Sùng thiện diên linh ở chùa Long Sơn (núi Đọi, huyện Duy Tiên, Nam Hà) dựng năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông đã ghi nhận chứng tích xa xưa, đáng tin cậy về cảnh trình diễn múa rối nước ở đời nhà Lý. Đó là các trò múa tiên, múa phượng, rùa vàng phun nước... khá quen thuộc với chúng ta ngày nay. Kể từ chuyến xuất ngoại biểu diễn lần đầu tiên của nghệ thuật múa rối nước cổ truyền năm 1984, đã 20 năm trôi qua, hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài tham dự các festival sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia khắp 9
  10. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam các châu lục của những nghệ sĩ múa rối nước luôn gây bất ngờ, thán phục với khán giả, bạn bè quốc tế bởi sự độc đáo, tài nghệ điều khiển khéo léo con rối trên mặt nước. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam, đều coi môn nghệ thuật này là hiện thân của sứ giả văn hóa mang tình yêu, hạnh phúc và sự thanh bình đến với đất nước họ. Trong dịp tháng 5/2004, chương trình múa rối nước của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối TƯ đã gây tiếng vang tại Liên hoan nghệ thuật Quốc tế tại Maroc, Croatia. Nhà hát múa rối Thăng long cũng biểu diễn thành công tại các Festival quốc tế Forum - Barcelona 2004 tại Tây Ban Nha, Tuần lễ văn hóa Hà Nội tại Geneve - Thụy Sĩ. Nhà hát múa rối nước Thăng Long do nghệ sĩ Lê Văn Ngọ làm trưởng đoàn vinh dự được Ban tổ chức chương trình Forum - Barcelona 2004 mời tham dự biểu diễn chương trình múa rối nước cổ truyền Việt Nam, liên tục ngày 3 buổi diễn tại khu sân khấu ngoài trời có sức chứa khoảng 800-1000 khán giả. Cùng với nhiều chương trình nghệ thuật phong phú của nghệ sĩ nước chủ nhà và các nước khác, trò diễn múa rối nước độc đáo của Nhà hát múa rối Thăng Long đã được Ban tổ chức đánh giá cao về sự thành công, thu hút khán giả với 95 buổi diễn liên tục. Trong lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội sân khấu thế giới ITI lần thứ 30 tổ chức tại Tampico - Mexico đầu tháng 6/2004, ngài Manfred Beiharz - Chủ tịch Hiệp hội sân khấu thế giới trong lời chúc mừng NSND Trọng Khôi - Trưởng đoàn đại biểu sân khấu Việt nam tại đại hội đã khẳng định: "Với bề dày lịch sử sân khấu phát triển từ truyền thống đến hiện đại, sự đa dạng về mặt thể loại biểu diễn sân khấu, đặc biệt sự đóng góp vào kho tàng sân khấu thế giới bộ môn múa rối nước cổ truyền độc đáo như một sứ giả văn hóa, Việt Nam thực sự xứng đáng bước vào ngôi nhà sân khấu thế giới". KẾT LUẬN 10
  11. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Vật chất là nền tảng xây dựng nên ý thức, vì ý thức là sự phản ánh lại sự vật hiện tượng khách quan. Vật chất là phương tiện tạo ra và truyền tải ý thức: bộ não là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức cho con người, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất giúp truyền tải ý thức. - Sự tác động trở lại của ý thức đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn theo hai chiều hướng: + Chiều hướng tích cực làm thúc đẩy sự phát triển thế giới nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực vật chất + Chiều hướng tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển TG nếu ý thức phản ánh sai hiện thực vật chất. - Đề cao sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của ý thức vào hoạt động thực tiễn Tóm lại Múa rối nước là loại hình nghệ thuật độc đáo . Chúng ta cần bảo tồn và phát huy nó ngày một phát triển , và nó là một minh chứng thực tiễn cho cách vận dụng mỗi quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Ý thức. 11
  12. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo Văn hóa 2.Sách Nghệ thuật dân gian 3.Mạng Internet 4.Giáo trình triết học trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội và trường đại học Kinh tế quốc dân. 12
  13. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 Chương I:Múa rối nước thức nghệ thuật độc hình đáo ..........................1 1.Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................2 2.Phân loại , các hình thức và phong cách biểu diễn .................................4 3.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong loại hình ngh ệ thuật rối Múa nước...................................................................................................7 Chương II:Bảo tồn phát huy mưa rối nước dân gian giới thiệu nó ra bạn bè thế giới………..................................7 1.Bảo tồn và phát huy........................................................................................7 2.Múa rối nước là sứ giả Việt Nam khắp toàn thế giới.....................................8 KẾT LUẬN......................................................................................................10 liệu khảo Tài tham ..........................................................................................11 Mục lục .......................................................................................................12 13
  14. Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam LỜI CAM KẾT CỦA SINH VIÊN Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm kiếm tài liệu , suy nghĩ - và viết ra , không sao chép một nguồn khác ,không nhờ viết hộ,không thuê viết hộ. 14
nguon tai.lieu . vn