Xem mẫu

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ☞ ☝ Tieåu luaän trieát hoïc TÖ TÖÔNG TRIET HOC CUA PHAT GIAO VA SÖ ANH HÖÔNG CUA NO ÑEN ÑÔI SONG VAN HOA TINH THAN CUA NGÖÔI VIET Giaùo vieân höôùng daãn : Hoïc vieân thöïc hieän : Lôùp : Tieán só Buøi Vaên Möa Lyù Kim Cöông Cao hoïc ñeâm 1 – Khoùa 19 Naêm 2010 LÔØI MÔÛ ÑAÀU gay từ buổi bình minh tự chủ của dân tộc, đạo Phật đã có những mối duyên liên hệ thắm thiết đến sự tồn vong của dòng sinh mệnh Việt Nam: Dân tộc Việt Nam, về nhân chủng, có nguồn gốc Mélanesien và Indonesien cùng với các nước Đông Nam Á láng giềng trực tiếp thu nhận tinh hoa đạo Phật vốn có chung một truyền thống sinh hoạt văn hóa lúa nước. Một nền Văn hóa nhân bản bao dung, trí tuệ và khai phóng, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa, và giải thoát. Như chúng ta đã biết, khi hệ giáo lý từ bi, bác ái, giải thoát bể khổ của đạo Phật được truyền vào Việt Nam thì người Việt đã rất nồng nhiệt hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó như là Mạch sống của dân tộc hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức, suy tư và hành xử của người bản địa. Do những nhân duyên hội ngộ ấy, đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử hai mươi thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống “dân phong quốc tục” làm vẻ vang cho nòi giống Việt. Bởi những điều này, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt” để viết tiểu luận Triết học. Tiểu luận có giá trị như là tài liệu bổ sung vào kho tàng kiến thức Phật giáo nói chung và phân tích một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tình cảm con người Việt nói riêng. Tôi chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn đã giúp tôi hoàn thành xong tiểu luận này! Lý Kim Cương Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa MUÏC LUÏC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO.................................1 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo ......................................1 2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo .............................................................2 2.1 Thế giới quan Phật giáo............................................................................2 2.2 Nhận thức luận Phật giáo..........................................................................7 2.3 Nhân sinh quan Phật giáo .........................................................................9 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT ..........................................................................17 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam........................17 2. Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam .....................................................18 2.1 Tính tổng hợp..........................................................................................18 2.2 Tính hài hòa âm dương...........................................................................20 2.3 Tính linh hoạt..........................................................................................20 3. Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt........................................................................................................................20 3.1 Những ảnh hưởng tích cực......................................................................20 3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực......................................................................28 LỜI KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Tiểu luận triết học CHƯƠNG 1: GVHD: TS Bùi Văn Mưa TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Đạo Phật mang tên người sáng lập Buddha. Buddha vốn là một thái tử tên Tất Đạt Đa (Siddhatha), con trai vua nước Trịnh Phạn phía Bắc Ấn Độ (nay là nước Nepal). Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật – gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi. (Nguồn: http://home.swipnet.se/ratnashri/buddhalife.htm) Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 1 Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa Và sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn: 1. Giữa thế kỷ thứ 6 đến giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên: Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá. 2. Kể từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp. 3. Kể từ thế kỷ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông và Duy thức tông. 4. Kể từ thế kỷ thứ 7: Xuất hiện Phật giáo Mật tông (Phật giáo Tây Tạng, Kim cương thừa). Sau thế kỷ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật. Từ thế kỷ thứ 3, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của Thượng tọa bộ được truyền bá rộng rãi tại Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện (Myanma), Campuchia. Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Giáo pháp Kim cương thừa – cũng được xếp vào Đại thừa – phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ. 2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo Tư tưởng triết học Phật giáo chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan. 2.1 Thế giới quan Phật giáo Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi. 2.1.1 Thuyết vô thường Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng. Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức: Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 2 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn