Xem mẫu

  1. Đề tài 11
  2. MỤC LỤC I. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV - XVI) ......1 I.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội và khoa học [1,4] .......................1 I.2. Đặc điểm của Triết học thời phục hưng [1,2] .................................2 I.2.1 Triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội................................................2 I.2.2 Tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: .........2 I.2.3 Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải phóng con người............................................................................3 I.2.4 Triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn .......................................................................................3 I.3. Một số triết gia tiêu biểu [1, 2] .......................................................3 I.3.1 Nicolas Copernicus (còn được ghi là Copernide) (1473-1543)....3 I.3.2 Leonardo Da Vinci (1452-1519) .................................................3 I.3.3 Giordano Filippo Bruno (1548 – 1600).......................................4 I.3.4 Galiléo Galilée (1564 – 1642).....................................................5 II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI (THẾ KỶ XVII - XVIII) .6 II.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học [1, 2, 4] ......................6 II.2. Đặc điểm của Triết học Tây Âu thời cận đại [1, 2, 4] .....................7 II.2.1 Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản ............................................7 II.2.2 Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên ............................8 II.2.3 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII chịu ảnh hưởng nặng nề sự thống trị của phương pháp siêu hình. ........................................................8 II.2.4 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII là triết học duy vật không triệt để ...................................................................................................9 II.2.5 Triết học Tây Âu thời Cận đại đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về nhận thức và phương pháp luận ...........................................................9 II.2.6 Tư tưởng nhân văn, khai sáng ...................................................10 II.3. Một số trường phái tiêu biểu [1, 2, 3, 4] .......................................11 II.3.1 Triết học của Francis Bacon (1561-1626) – cơ sở của Chủ nghĩa Duy vật Kinh nghiệm Anh ..........................................................................11
  3. II.3.2 Triết học của Renne Descartes (1596 - 1650) – cơ sở của chủ nghĩa duy lý tư biện (siêu hình học) ............................................................ 13 II.3.3 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan - bất khả tri .................................14 II.4. Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp .............16 II.4.1 Tư tưởng duy vật tự nhiên của Charler Luis Secondat Montesquieu (1689 – 1755) ........................................................................17 II.4.2 Tư tưởng duy vật về lịch sử nhân loại của Jean – Jacque Rousseau (1712 – 1778)..............................................................................18 II.4.3 Tư tưởng duy vật chiến đấu của Denis Diderot (1713 – 1784) ..21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................24
  4. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG - CẬN ĐẠI LÀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HI ỆU QUẢ ĐỂ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CHO GIAI CẤP TƯ SẢN I. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC H ƯNG (THẾ KỶ XV - XVI) I.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội và khoa học [1,4] Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện tr ên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Thời kì phục hưng là giai đoạn quá độ của Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Đây là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nư ớc khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển.Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội phong kiến. Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra châu Mỹ... càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo h ướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thi ên nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Về chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã bước vào giai đoạn lụi tàn. Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp Châu Âu. Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học. Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vô thần này càng rõ nét. Đồng thời với sự phát triển của sản xuất v à thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Giai cấp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn... Vai tr ò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Trong khi người nông dân do không còn ruộng Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 1
  5. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa đất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trư ờng, xưởng thợ. Họ là tiền thân của giai cấp vô sản sau này. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Về khoa học: Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong sản xuất. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm. I.2. Đặc điểm của Triết học thời phục hưng [1,2] Những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời cổ đại được khôi phục và phát triển. Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên cứu của triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore, Xocrate…tr ở thành tiền đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người. Các giá trị toán học của Talet, hình học của Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure,..cũng được xem xét và ghi nhận thoả đáng. I.2.1 Triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp t ư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến v à giáo hội. Các nhà Triết học đã vận dụng các tư tưởng triết học của Hécralite, Épicure, Démocrite, Empédocle... trong tình hình m ới để bênh vực và phát triển chủ nghĩa duy vật. Áp dụng các tri thức khoa học tự nhiên để bác bỏ các luận điểm hoang đường phi lí của triết học kinh viện. Vì vậy, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã bị giáo hội sát hại, bắt bớ, cầm tù. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa duy vật đã được phát triển lên một bước, liên minh giữa chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên ngày càng chặt chẽ hơn. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa ki nh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm v à triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo. I.2.2 Tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: Vừa có những tiến bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận”. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 2
  6. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa I.2.3 Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải phóng con người Nếu như ở thời kỳ Trung cổ con người chỉ là sinh linh bé nhỏ, tồn tại, thụ động, như ngọn nến càng cháy càng ngắn thì con người của thời kỳ Phục hưng là thước đo tất thảy có vẻ đẹp cường tráng của thân thể, sự tinh anh của trí tuệ và chỉ biết thờ phụng, chiêm ngưỡng chính bản thân mình, với một khát vọng cháy bỏng về tự do. I.2.4 Triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn Các nhà triết học đã nhìn thấy mặt trái của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, gây ra thực trạng khốn quẫn, bần cùng của đời sống thợ thuyền lao động. Họ mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người lao động, một xã hội bình đẳng không có chế độ tư hữu. Đó là kiểu chủ nghĩa xã hội của các nhà không tưởng người Anh, người Italia và người Đức. I.3. Một số triết gia tiêu biểu [1, 2] I.3.1 Nicolas Copernicus (còn được ghi là Copernide) (1473-1543) Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm của Nicolas Copernicus, nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicolas Copernicus đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptolémée (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của Nicolas Copernicus đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra.Vai trò đấng sáng tạo của Thiên chúa đã mất đi. Quan niệm về chân lý cũng sai khác, không phải tất cả những gì hiển nhiên trực tiếp là chân lý. Nếu mặt trời là trung tâm, trái đất xoay quanh mặt trời thì việc đối lập giữa vận động trên trời và vận động dưới đất, xem vận động trên trời là hoàn thiện và vận động dưới đất là không hoàn thiện là không thể chập nhận được vì trên trời và dưới đất không khác nhau về nguyên tắc, đều tuân theo những nguyên tắc vận động cơ học. I.3.2 Leonardo Da Vinci (1452-1519) Ông sinh năm 1452 tại làng Tócane Da VinCi ở Florence (tên của ông được đặt theo tên làng ông được sinh ra). Ông mất năm 1519 tại lâu đài Amboise (Pháp). Từ lập trường khoa học tự nhiên, Leonardo đã phê phán các quan niệm thần học và giáo hội. Ông gọi giáo hội là cửa hàng bịp bợm, thần thánh chỉ là kẻ giả nhân giả nghĩa; xem tướng người là khoa học giả hiệu; thuật chiêm tinh, luyện đan là giả dối. Lửa giống như ánh sáng khoa học có nhiệm vụ loại bỏ tất thảy những thứ đó. “Lửa tiêu diệt sự giả dối, nghĩa là tiêu diệt kẻ nguỵ biện và xua đuổi bóng tối mà vạch ra chân lý. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 3
  7. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Lửa có nhiệm vụ tiêu diệt mọi kẻ nguỵ biện, nó là cái vừa giải thích vừa thuyết minh chân ly cho rằng nó là ánh sáng xua bóng t ối đang che giấu bản chất của các sự vật. Lửa đập tan mỏi kẻ nguỵ biện, nghĩa là đập tan sự lừa bịp và một mình nó vạch ra chân lý. Là một hoạ sĩ nhưng với ông tranh không phải là mục đích cuối cùng. Tranh của ông là những minh chứng mới về bố cục, nội dung tư tưởng, tâm trí con người và màu sắc. Ông lấy tranh để biểu hiện cái đối lập “Cơ thể của bất cứ vật sống nào cũng đều luôn luôn chết đi và luôn luôn tái sinh... nhưng nếu ta bù lại số lượng bị tiêu huỷ trong một ngày, thì sẽ lại nảy ra từng ấy sức sống bị tiêu hao. Chẳng khác gì những ánh sáng của cây nến do chất nến chảy ra nuôi dưỡng: nhờ nó chất nến chảy ra rất nhanh từ dưới lên, cây nếnluôn luôn khôi phục được cái chết đi, đã tiêu diệt đi và khi chết đã biến từ ánh sáng chói lọi thành khói đen”. Ông đ ã thấy được cái hữu hạn nhỏ bé của con người trước cái lớn lao vô hạn của tạo hoá. “Dù con người có đạt đến một nền khoa học nào đi nữa, con người cũng không bao giờ hết quằn quại xót xa về cái bé bỏng của mình trước tạo hoá”. Tuy vậy, ông lại luôn luôn khám phá với mong mỏi giải phóng con người khỏi những trói buộc của số phận. Ông đã đứng trên lập trường của nhà duy vật để phê phán các tín niệm thần học. Nếu nhà thờ cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ thì ông khẳng định: “Trái đất không phải ở trung tâm hệ thống mặt trời, cũng như không phải ở trung tâm thế giới mà ở trung tâp những lực lượng tự phát của nó, những lực lượng gần gũi với nó và liên kết với nó... Ai đứng trên mặt trăng khi mặt trăng ở cùng với mặt trời ở trên đầu chúng ta thì đối với người ấy, quả đất là biển cả xung quanh nó sẽ tựa như giữ vai trò của mặt trăng đối với chúng ta”. Ông kết luận “Trái đất đó là ngôi sao gần giống như mặt trăng”. Theo ông, các sự vật hiện tượng trong thế giới này đều tuân theo các quy luật khách quan vì đó là “chủ đề” là “dây cương” điều hành vĩnh viễn. I.3.3 Giordano Filippo Bruno (1548 – 1600) Bruno là nhà triết học người Italia. Ông sinh năm 1548 trong m ột thành phố nhỏ - Nôla. Mồ côi từ nhỏ, ông được nuôi dưỡng trong tu viện. Biến cố quan trọng làm đổ tư tưởng của ông là do tình cờ ông tiếp xúc được cuốn “Về sự chuyển động của các thiên thể trên bầu trời” của Copernide. Bruno có nh ững đóng góp quan trọng vào việc phát triển những tư tưởng biện chứng. Trước hết là ở chỗ đã đưa ra tư tưởng về sự phù hợp của các mặt đối lập. Với ông, trong sự thống nhất của thế giới có sự phù hợp giữa cái “tối thiểu và cái tối đa, cái này mất đi là tiền đề của các khác ra đời”. “Nếu suy nghĩ một cách chín chắn thì chúng ta sẽ thấy rằng tiêu diệt chẳng qua chỉ là phát sinh, phát sinh chẳng qua chỉ là tiêu diệt. Tình yêu là lòng căm thù, lòng căm thù là tình yêu. Rốt cục, cằm thù là cái đối lập tức là căm thù cái thứ hai; do vậy, về mặt thực thể và gốc rễ, tình yêu và căm thù, hữu nghị và thù hằn là cùng một cái”. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 4
  8. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Như vậy các quá trình đối lập trong khi bài trừ phủ định lẫn nhau thì chúng lại thống nhất với nhau. Quá trình tiêu diệt và sự phát sinh là hai quá trình độc lập nhưng sự tiêu diệt không khác gì hơn là sự chuyển hoá từ cái này sang cái khác. Trong quá trình nhận thức, con người chỉ nhận thức được một mặt trong mối quan hệ với những cái đối lập với nó. Từ sự đối lập với căm thù ta kết luận được thế nào là tình yêu và ngược lại. Thứ hai, tư tưởng phát triển Kế thừa tư tưởng của Héraclite ông cho rằng thế giới này chỉ là một dòng chảy liên tục, tất cả đều tồn tại trong biến đổi. Tư tưởng phát triển là sự tiếp nối và triển khai trên nguyên tắc về sự phù hợp của các mặt đối lập. Về nhận thức, điểm gặp gỡ của Bruno với các nhà triết học cùng thời là khẳng định chân giá trị của con người thông qua nhận thức. Nhận thức là hướng tới chân lý nhưng chỉ có một chân lý duy nhất là chân lý của triết học và khoa học. Còn nếu có cái gọi là chân lý thứ hai thì chỉ là hoang đường và phi lý. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là giới tự nhiên. Ông đưa ra nguyên t ắc nghi ngờ trong nhận thức. Không nên dựa vào sự thừa nhận của quá khứ khi phán đoán sự vật khác bắt đầu từ nghi ngờ. Phải dựa vào lý trí trên cơ sở thực nghiệm để đảm bảo tính xác thực của tri thức. Chân tri thức chứ không phải là của uy quyền là lòng tin mù quáng. Quá trình nhận thức được Bruno chia làm ba giai đo ạn: cảm giác, lý trí và trí tuệ. Dựa vào cảm giác, chủ thể chỉ tiếp nhận được dáng vẻ bề ngoài của sự vật chẳng khác gì nhìn ra ngoài khe cửa hẹp. Nhận thức lý trí tuy đã là sự phát triển về chất nhưng chân lý chưa bộc lộ đầy đủ mới chỉ là “ánh sáng mặt trời do ánh sáng mặt trăng phản chiếu”. Chỉ có nhận thức trí tuệ mới nhận được chân lý. Vì vậy đây là giai đoạn cao nhất của nhận thức. I.3.4 Galiléo Galilée (1564 – 1642) Galiléo là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học, triết học người Italia. Galiléo tìm ra định luật quán tính và đã chỉ ra rằng trong chân không, mọi vật thể, dù trọng lượng thế nào cũng đều rơi xuống đất với một gia tốc như nhau. Từ thực nghiệm ông đi đến kết luận nếu một vật thể nào đó chuyển động đều, điều này không ảnh hưởng đến tính chất của quá trình cơ học xảy ra bên trong vật thể đó. Nguyên tắc tương đối này đã trở thành cơ sở lý luận của ngành vật lý, những quan niệm về không gian, thời gian trong khoa học tự nhiên thế kỷ XVII-XIX. Tất cả những thành tựu này đã làm cho quan niệm của thần học về cùng một đề tài trở nên lạc lõng, chỉ thuần tuý là kết quả của tưởng tượng. Thế giới quan của Galiléo được xây dựng trên các thành tựu khoa học. Với kính thiên văn tự tạo ông đã tìm ra những vệ tinh của sao Jupiter, những chấm đen trên mặt Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 5
  9. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa trời, những dãy núi và khe núi trên m ặt trăng, những chòm sao của sông Ngân hà...Như vậy vũ trụ này chỉ có thể là vật chất và vũ trụ này thống nhất ở tính vật chất. II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI (THẾ KỶ XVII - XVIII) Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. II.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học [1, 2, 4] Về kinh tế: Biến đổi trong phương thức sản xuất: phương thức sản xuất tư bản thay thế từng bước phương thức sản xuất cũ, mở ra khả năng phát triển khoa học, kỹ thuật, cải tiến công cụ sản xuất. Đồng hồ cơ khí và máy hơi nước là hai chỉ số quan trọng của nền sản xuất, với vị trí hàng đầu của cơ học. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa góp phần phá vỡ các quan hệ xã hội lỗi thời, đơn giản hoá môi trường giao tiếp, kích thích tính sáng tạo của cá nhân, tạo nên hệ biến thái mới trong đánh giá hoạt động của con người, xác lập những giá trị, những chuẩn mực phù hợp với thời đại đang biến đổi nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng bằng việc thúc đẩy nhanh hơn tiến trình lịch sử – xã hội, thời đại tư bản trở thành thời đại năng động nhất, biện chứng nhất so với các thời đại đã qua. Quá trình hình thành các qu ốc gia tư sản hiện đại, mở ra khả năng giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc với hiệu quả cao hơn trước, khả năng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Về chính trị- xã hội: Các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử nhân lọai: cách mạng tư sản Hà Lan (nửa sau thế kỷ XVI), cách mạng tư sản Anh (1640), cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) là những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. Đó là những cuộc cách mạng cơ cấu, làm đổi thay cơ cấu xã hội, chủ thể quyền lực, vị trí con người và nền văn hoá., tạo ra những xung lực mới của tiến bộ xã hội. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác và Ph. Ăngghen kh ẳng định rằng giai cấp tư sản đã từng đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử (C. Mác và Ph. Angghen, toàn tập, t.4, Nxb CTQG, HN, 1995, tr. 599). Nhận định đó phù hợp với thời đại này. Về khoa học: Thực tiễn đã chắp cánh cho khoa học tự nhiên dựa trên thực nghiệm phát triển mạnh mẽ. Việc chế tạo ra kính hiển vi, kính viễn vọng, hàn thử biểu, máy hút không khí đã gia tăng tốc độ, sự phát triển của nghề luyện kim, khai thác mỏ, đóng tàu... và cho thấy ngay từ đầu khoa học tự nhiên đã có mối liên hệ gắn bó khăng khít với sự tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không chỉ vậy, khoa học đã trở thành vũ khí lợi hại của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, triết học kinh viện. Việc phát hiện ra sự tuần hoàn máu đã trở thành căn cứ khoa học để khẳng định tư duy, ý thực gắn chặt với cơ thể con người, ý thức không có đời sống độc lập thần bí. Nhà hoá học Anh Robert Boyle (1627 – 1691) qua phân tích hoá h ọc đã giải đáp được Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 6
  10. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa nỗi niềm băn khoăn của các học giả trong nhiều thế kỉ đó là thế giới vật chất gồm những gì, thành phần các chất ảnh hưởng thế nào lên tính chất của chúng... trên lập trường duy vật. Khoa học không còn dừng lại ở vị trí “tri thức thuần túy”, mà dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thiết chế xã hội đặc trưng, nghĩa là những thành quả của khoa học, với sự tổ chức chặt chẽ (những trung tâm khoa học, dưới hình thức các viện, các hội khoa học) và khả năng ứng dụng kịp thời không chỉ làm thay đổi cuộc sống con người, cải tạo tự nhiên, mà còn góp phần vào tiến bộ xã hội. Bản thân nhà khoa học cũng tích cực tham gia vào các họat động chính trị, xã hội phong phú, phức tạp. Mặt khác, với tính ứng dụng hiệu quả của mình, đáp ứng nhu cầu giải phóng sức lao động, khoa học dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tất cả các thành tựu của khoa học như việc xác định được trọng lượng của không khí, khẳng định tính chất hạt và tính chất sóng của ánh sáng, những cách nhìn nhận mới về điện, về từ... đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của triết học, đặc biệt là về bản thể luận. Những di sản văn hóa, tư tưởng của Hi Lạp và La Mã vẫn được các nhà triết học kế thừa và phát triển. Các nhà tư tưởng cận đại tiếp tục viện dẫn các di sản của Démcrite, Épicure, Anaxagore, tư tư ởng duy vật của Aristote... trong hệ thống triết học của mình. Tóm lại, sự phát triển về kinh tế và xã hội cùng với sự phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của một hình thức lịch sử mới của triết học duy vật - chủ nghĩa duy vật siêu hình ở Tây Âu thời cận đại. II.2. Đặc điểm của Triết học Tây Âu thời cận đại [1, 2, 4] II.2.1 Ngọn cờ lý luận của giai cấp t ư sản Triết học thế kỷ XVII – XVIII là sự nối tiếp của triết học thời kỳ Phục hưng, tiếp tục là ngọn cờ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh để thiết lập trật tự tư bản chủ nghĩa và giải phóng con người.Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiều bình diện: duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo điều và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị…So với thời Phục hưng, giai cấp tư sản thế kỷ XVII – XVII đóng vai trò lực lượng chính trị độc lập cách mạng, tập hợp xung quanh mình các nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nền tảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trị mới, đơn giản hóa các quan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lịch sử. Thời Phục hưng thể hiện quá trình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, còn thời đại mới đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, với những đặc trưng mà xã hội trước đó chưa thể có được. Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trị bị lãng quên, để từ đó thực hiện sự nhận thức lại quá khứ và mở hướng cho tương lai. Thế kỷ XVII – XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 7
  11. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa thông qua cuộc cách mạng cơ cấu, nghĩa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trị, phá vỡ các đặc quyền đẳng cấp, thay đổi quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ v.v.. Cách mạng trong lý trí đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, các học thuyết triết học thực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xem cái đang tồn tại, tức chế độ phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý – hơp nhân tính, theo quan đi ểm phổ biến về sự thống nhất lý trí – nhân tính. Những thành tựu của khoa học mới và thực tiễn sinh động của xã hội thời kỳ Cận đại, như ngọn đèn chiếu rọi giúp cho giai cấp tư sản nhận chân được bộ mặt của giai cấp phong kiến. Những quan điểm xã hội tiến bộ của chủ nghĩa duy vật trở thành cơ sở lý luận cho việc bác bỏ thần học và tôn giáo. Những luận chứng của Hollbach về tôn giáo đã trở thành mẫu mực cho cuộc đấu tranh chống tôn giáo vì mục đích thoát khỏi những ràng buộc do sự yếu kém từ chính nó tạo ra. Những khẳng định và chứng minh của Diderot về nguồn gốc của loài người là những cơ sở lý luận vững chắc cho chủ nghĩa vô thần phê phán. II.2.2 Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên Triết học phương Tây Cận đại phát triển trong điều kiện gắn bó chặt chẽ với khoa học. Sự phát triển của triết học gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đại. Nhiều nhà triết học đồng thời là nhà khoa học (Descartes, Newton, Pascal , Leibniz …) ho ặc có những am hiểu sâu sắc về khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thời đại (Diderot chẳng hạn). Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão, các nhà triết học, để có thể đứng vững trong cuộc luận chiến tư tưởng, không có nhu cầu nào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa học. Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh cực khoa học, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh khoa học tổng thể, hoặc chí ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất. II.2.3 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII chịu ảnh hưởng nặng nề sự thống trị của phương pháp siêu hình. Nhờ biết bám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới, nắm bắt những tính quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đề bản thể luận mà trước đây chưa từng biết đến. Song ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến tư duy tríết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất định. Trước hết, sự thống trị của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máy móc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người. Tiếp theo, quá trình toán học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vào việc hình thành cách tiếp cận siêu hình đối với một số lĩnh Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 8
  12. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa vực tự nhiên, xã hội, chủ trương đưa khoa học chính xác vào môi trường nhân văn. Chẳng hạn, theo Hobbes, nếu chúng ta đã có vật lý học, nghiên cứu cụ thể về các vật thể tự nhiên, thì cần thiết phải xác lập “vật lý xã hội”, tìm hiểu các vật thể nhân tạo. Nếu trong tự nhiên có lực đẩy và lực hút, thì trong xã hội, hai lực ấy là chiến tranh và hoà bình! Hobbes cũng xem logic tính toán l à khoa học nhập môn của các lĩnh vực khác. Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương pháp tư duy theo ki ểu tách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “đúng – sai”, “trắng – đen”, “khoa học – không khoa học”… Phương pháp tư duy của Siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII có những mặt tích cực nhất định, nhất là trong điều kiện các nhà khoa học cần đến “những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thức nguỵ tạo khoa học và triết học kinh viện. Song phương pháp ấy lại tỏ ra không thích hợp trong việc giải thích bản chất của thế giới đang biến đổi. Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật, những lĩnh vực của đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa vạch ra một cách thỏa đáng mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, hoặc tuyệt đối hóa mặt nào đó, đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và phát triển. Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng chịu sự quy định của tính chất máy móc, siêu hình ấy, và được gọi là chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình, hay đơn giản là chủ nghĩa duy vật siêu hình. II.2.4 Triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII là triết học duy vật không triệt để Khi bàn về các hiện tượng tự nhiên họ là những nhà triết học duy vật, nhưng khi giải quyết các vấn đề của xã hội thì họ lại là những nhà triết học duy tâm. Do không nhận thức được vai trò của nhân tố vật chất kinh tế trong sự tồn tại và phát triển của xã hội nên các triết gia bất lực không giải thích được căn nguyên chế độ tư hữu, tình trạng kẻ giàu, người nghèo, sự bần cùng hoá trong xã hội nên đã đưa ra các giải pháp ở tình trạng cục bộ và duy tâm. Theo họ sở dĩ có những tình trạng như vậy là do trình độ dân trí thấp, luật pháp lỏng lẻo... Vì vậy để tháo gỡ tình trạng này phải phổ thông giáo dục đại chúng, khai sáng trí tuệ và đạo đức con người. Trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, các nhà triết học duy vật mới chỉ nhận thấy ở khía cạnh nhận thức, mà không thấy được nguyên nhân xã hội của vấn đề. Vì vậy không ít những biện pháp đưa ra chỉ là ảo tưởng. II.2.5 Triết học Tây Âu thời Cận đại đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về nhận thức và phương pháp luận Về mặt nhận thức luận, thời kỳ này có 2 xu hương cơ bản. Một là, nhấn mạnh đề cao nhận thức cảm tính, cho thí nghiệm, thực nghiệm giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành tri thức. Xu hướng ngược lại cho rằng nhận thức lý tính mới giữ vai trò Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 9
  13. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa quyết định trong quá trình nhận thức. Cả hai đã không thấy được tính biện chứng, thống nhất của quá trình nhận thức. Về mặt phương pháp nổi lên tư tưởng tuyệt đối hoá một phương pháp trong nhận thức, diễn dịch hay quy nạp là do chủ thể, do nhà triết học quy định chứ không phải do đối tượng và mục đích nghiên cứu quyết định. II.2.6 Tư tưởng nhân văn, khai sáng Con người đã trở thành niềm kiêu hãnh của thời đại, nó không chỉ là thước đo của vạn vật mà còn là điểm tựa của toàn vũ trụ. Vì vậy, quan hệ con người với thế giới phải trở thành trung tâm các quan ni ệm triết học. Khoa học không gì khác hơn là tiền đề để con người đi đến hoàn thiện. Nói như Spinoza, nếu khoa học không giúp con người đi đến mục đích ấy thì nó cũng không có lý do tồn tại. Tất nhiên do tinh thần của thời đại, con người trong triết học mới chủ yếu được đề cập ở khía cạnh cá thể, ở những đòi hỏi bức bách được khẳng định về năng lực và giải phóng chỉ mới dừng lại ở tính sinh vật, mặt nhận thức, nhu cầu tình cảm, còn mặt bản chất xã hội dường như ít được đề cập đến. Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên m ột trong những nội dung cốt lõi của triết học Cận đại. Quan điểm của Bacon về xã hội lý tưởng, được xây dựng trên cơ sở “quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự. Nếu Bacon tuyên bố “tri thức là sức mạnh”, thì Hobbes nhấn mạnh rằng quyền lực cần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghĩa là được xác lập trên sự hiểu biết bản chất con người, hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và thống nhất ý chí toàn dân. Locke trở thành người đặt nền móng cho quan điểm nhà nước pháp quyền, được các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII phát triển và hoàn thiện ở đêm trước của cách mạng tư sản. Hình ảnh “con người lý trí” và “nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … không chỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự xã hội khác với chế độ phong kiến “phi lý” và phi nhân tính, ng ự trị suốt hàng ngàn năm, mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hội tương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Với những đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII – XVIII là một trong những thời đại sôi động nhất trong lịch sử loài người. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 10
  14. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa II.3. Một số trường phái tiêu biểu [1, 2, 3, 4] II.3.1 Triết học của Francis Bacon (1561-1626) – cơ sở của Chủ nghĩa Duy vật Kinh nghiệm Anh Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacon là “ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”. Các tác phẩm chính: - Khái lược về đạo đức và chính trị - Đại phục hồi các khoa học - Công cụ mới - Lịch sử sự sống và cái chết Bacon thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacon cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” c ủa con người. Bacon phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Bacon, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó. Về nhận thức luận và phương pháp luận. Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận. Bacon đã dành một vị trí thích đáng để bàn về những nội dung này Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì phải chỉ ra khả năng và giới hạn nhạn thức của con người. Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bacon đó là những sai lầm vốn có trong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại. Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bacon gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh - theo tiếng Hi Lạp cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Bacon đã gom lại các sai lầm và chia thành bốn ảo ảnh sau: ẢO ẢNH LOÀI (IDOLA TRIBUS). Nh ững nhận thức sai lầm do loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật nên dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởng của mình, biến chúng thành thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật. Ông cho rằng trí tuệ của con người cũng tương tự như Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 11
  15. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa chiếc gương méo, khi pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bị bóp méo. Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực nghiệm, thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm về mặt logic… ẢO ẢNH HANG ĐỘNG (IDOLA SPECUS). Th ực chất là ảo ảnh loài nhưng nó được biểu hiện ở mỗi con người cụ thể. Do có những đặc điểm sinh lý riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khác nhau…làm khúc x ạ tầm nhìn, đẻ ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhóm c ảm tính. Ảo ảnh này được gọi là hang động vì Bacon xem trí tuệ của con người méo mó như hang động của Platôn, cái ta cảm nhận được không phải là bản chất, chỉ là bản sao giống như ảo ảnh tưởng rằng nhốt được mặt trăng vào trong chậu nước. ẢO ẢNH THỊ TRƯỜNG (IDOLA FORI). Ảo ảnh này xuất hiện do thường xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (giống như ở chợ). Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học chưa thật chính xác. Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo lộn tất cả và cuối cùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vả để diễn giải những cái rỗng tuếch. Vì thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái dộ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác. Theo Bacon, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm. ẢO ẢNH SÂN KHẤU (IDOLA THEATRI). Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu. Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời hoàng kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận. Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức. Về phương pháp luận, theo Bacon cần phải rà soát những phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới. Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 12
  16. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Về vai trò của phương pháp, Bacon cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”. Ông đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương pháp tối ưu để nhận thức, khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này là xuất phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của sự vật. Triết học Bacon là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacon đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội. II.3.2 Triết học của Renne Descartes (1596 - 1650) – cơ sở của chủ nghĩa duy lý tư biện (siêu hình học) Cũng như Bacon, Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên c ứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản. Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Descartes đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacon, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacon cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Descartes thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội. Descartes là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Descartes ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 13
  17. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Trong học thuyết về tự nhiên, Descartes là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Descartes về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại. Descartes thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết học của Đêcátơ. II.3.3 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan - bất khả tri a) Triết học của George Berkeley (1685 – 1753) George Berkeley là nhà triết học nổi tiếng người Anh, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông sinh trong một gia đình quý tộc miền Nam Ailen. Năm 15 tuổi ông đã học tại Đại học Tổng hợp Đublin. Ông say mê nghiên c ứu thần học, toán học, triết học cho đến cuối đời. Ông có nhiều tác phẩm như Kinh nghiệm của thuyết thị giác mới (1709), Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con người (1710)... b) Quan niệm về thế giới George Berkeley chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng phê phán các quan niệm triết học cũ. Ông sử dụng ngay lập trường duy cảm của các nhà duy vật Anh để chống lại họ và các hệ thống siêu hình học lúc bấy giờ. Đặc biệt ông chống lại các quan niệm duy vật về vật chất, cho rằng chỉ có sự vật riêng lẻ tồn tại (với tính cách là tổ hợp các cảm giác của con người), còn tất cả những gì phổ biến, trước hết là thực thể vật chất, đều bị xem là trừu tượng trống rỗng. George Berkeley khẳng định nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của các sự vật trong thế giới, coi chúng chỉ là hiện thân của cảm giác con người. Ông viết: "Tôi hiểu ý niệm là bất kì sự vật nào được cảm giác hay tưởng tượng... Sự tồn tại của các sự vật không khác gì với sự tưởng tượng cảm tính hay tri giác". Điều đó có nghĩa là tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại khách quan mà chỉ tồn tại trong ý thức của con người. Sự vật không phải là sự phản ánh khách thể mà nó chính là sự vật thực tế. Từ quan niệm trên, George Berkeley đi đến một công thức chung: Tồn tại tức là được tri giác (esse est percipi). "Khi tôi nói r ằng, cái bàn mà tôi đang vi ết trên nó tồn tại thì điều đó có nghĩa rằng tôi đang nhìn và tôi đang cảm giác được nó; và nếu tôi đi Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 14
  18. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa ra khỏi căn phòng của mình, nếu tôi nói là cái bàn đang t ồn tại, thì tôi có hàm ý rằng, nếu tôi ở trong phòng của mình, thì tôi có thể cảm nhận nó,... Ở đây có mùi có nghĩa là tôi đang ngửi thấy, ở đây có âm thanh có nghĩa là tôi đang nghe thấy". Mọi quan niệm duy vật về tồn tại đều bị George Berkeley phê phán. Quan niệm trên đưa George Berkeley đến chủ nghĩa duy ngã: ngoài cái tôi ra thì không có gì hết. Không có chủ thể thì không có khách thể. Ông nói: "Một điều kì lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng, các ngôi nhà, sông núi, tóm l ại các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiện thực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôi cho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ không có sự tồn tại bên ngoài tinh thần". Tính chất phi lý hiển nhiên của chủ nghĩa duy ngã được George Berkeley giải quyết bằng cách cho rằng, mọi sự vật trong vũ trụ, sở dĩ tồn tại vì chúng được Thượng đế tri giác. Thực chất, do sự bất lực của lập trường duy tâm chủ quan, George Berkeley đã phải ngả sang lập trường duy tâm khách quan. Tuy nhiên, v ề cơ bản ông vẫn là đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thời cận đại. c) Quan niệm về con người Cũng như các nhà duy tâm khác, George Berkeley quan niệm con người bao gồm linh hồn và thể xác; linh hồn là cái quyết định. Thể xác thuộc về các vật thể tự nhiên, tức các cảm giác. Do vậy, thể xác tồn tại được là nhờ linh hồn cảm nhận nó. Thể xác phải tuân theo cái gậy chỉ huy của linh hồn. Đối với linh hồn con người, George Berkeley cho rằng, "tồn tại nghĩa là cảm nhận". Có nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác mà trước hết là cảm nhận thể xác của con người. d) Về nhận thức luận Từ chỗ khẳng định nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của mọi sự vật trong thế giới, coi toàn bộ thế giới chỉ là chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, George Berkeley cho rằng linh hồn là cái quyết định quá trình nhận thức. Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác, và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì chúng ta mới có được tri giác về sự vật. George Berkeley đề cao cảm giác, đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với các cảm giác. Các khái niệm trừu tượng chỉ là kết quả so sánh và phân tích các c ảm giác. Mặc dù các ý niệm, tức các cảm giác, tồn tại trong linh hồn nhưng chúng khác với linh hồn, bởi vì linh hồn là cơ chất và nền tảng "nuôi dưỡng" các ý niệm, cảm giác. Theo George Berkeley, chân lý là sự phù hợp giữa sự suy diễn của con người về sự vật với chính bản thân sự vật đó tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, ông phủ nhận sự tồn tại khách quan của chân lý. Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 15
  19. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa e) Triết học của David Hume (1711 – 1776) Sinh tại Scotland. Các tác phẩm: Luận về bản chất con người (1739 – 1740); Nghiên cứu nhận thức con người (1748); Nghiên cứu nguyên lý đạo đức” (1751). Chủ nghĩa hoài nghi. Trong “Luận về bản chất con người” Hume chỉ rõ tính chất thiếu vững chắc của các nguyên lý khoa học và sự thiên kiến của tầng lớp tri thức thời đại ông. Nguyên nhân là do thi ếu một khoa học nghiêm túc về con người, về năng lực nhận thức. Hume lý giải nguồn gốc tri thức từ lập trường duy cảm luận nhưng lại hướng nó sang chủ nghĩa duy tâm. Ông chia cảm giác ra “những ấn tượng” (impressions) và “những ý niệm”, và xem đó là phát minh n ền tảng trong lý luận nhận thức. Ấn tượng đi trước ý niệm, ý niệm là bản sao của ấn tượng, vì vậy kém nó về tính rõ ràng và sinh động. Tất cả ấn tượng được lưu giữ và tái tạo lại trong trí tuệ thành các ý niệm nhờ sự trợ giúp của ký ức và tưởng tượng. Cuộc sống là dòng chảy của những ấn tượng và những ý niệm. Tất cả mọi thứ diễn ra theo quy luật nhân quả, tức quy luật phản ánh mối quan hệ giữa các khách thể: quan hệ kế cận trong không gian và thời gian, quan hệ trước sau trong thời gian (chuỗi liên hệ thời gian), quan hệ sản sinh. Cái cuối cùng không rõ ràng, nên bị Hume hoài nghi. Theo Hume sự thống nhất thường thấy (tức thống nhất theo thói quen) của các ấn tượng và các ý niệm, sự chuyển hóa liên tục từ cái này sang cái khác, gắn với trạng thái xúc cảm đặc biệt, tạo ra một loại ý niệm về mối liên hệ tất yếu giữa nguyên nhân và hành đ ộng, vì vậy tính tất yếu là cái gì đó tồn tại trong trí tuệ, chứ không phải trong các sự vật. Do chỗ các sự vật khách quan hoàn toàn thụ động nên chúng được đưa về mối liên hệ điều chỉnh của các cảm giác và tri giác. Lý giải các hiện tượng và quá trình từ mối quan hệ ấn tượng – ý niệm, thói quen, trạng thái tâm lý, Hume đã phủ nhận vai trò nhận thức khoa học đối với thế giới xung quanh. Triết học xã hội. Hume đánh giá quyền tư hữu như lợi ích chân chính, được thừa nhận bởi quy luật của công bằng, song ông lý giải nó từ khía cạnh tâm lý. Cũng như Hobbes, Hume xem quyền lực nhà nước mạnh, tập trung là công cụ hữu hiệu bảo vệ tư hữu, nhưng khác với Hobbes ông nhìn thấy nguồn gốc hình thành nhà nước ở sự xâm lăng và chiếm đoạt, chứ không phải ở sự liên hiệp tự nguyện các cá nhân. Hume cho rằng con người có quyền bày tỏ sự phản kháng một khi nhà nước không còn bênh vực quyền lợi kinh tế – chính trị của họ và không tuân thủ nghiêm minh các quy luật công dân. II.4. Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 16
  20. Báo cáo Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa hình học thế kỉ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc phê phán không thương ti ếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản Pháp trong thời kì chuẩn bị cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789, được hình thành bởi các nhà Khai sáng Pháp, tri ết học Khai sáng Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản. Chính vì vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ, nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người... Các nhà triết học duy vật vô thần Pháp thế kỷ XVIII đã góp phần quan trọng vào sự phát triển triết học duy vật vô thần. Họ đấu tranh kiên quyết chống lại tôn giáo, kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu giới tự nhiên. Họ cho rằng, không nắm được các quy luật của tự nhiên thì con người không thể có hạnh phúc. Mục đích của khoa học và triết học là phải nhận thức và chinh phục giới tự nhiên. Đây là một phong trào sinh họat học thuật, tư tưởng tại Pháp, sau đó lan rộng sang các nước Đông Âu, tạo nên thời đại ánh sáng. Tư tưởng khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là ngọn cờ lý luận của Đại cách mạng Pháp năm 1789. II.4.1 Tư tưởng duy vật tự nhiên của Charler Luis Secondat Montesquieu (1689 – 1755) Montesquieu sinh ra trong một gia đình quan chức nghị viện tiến bộ. Bản thân ông từng giữ chức Chủ tịch Nghị viện Thành phố Bordeaux. Montesquieu say mê nghiên cứu văn học cổ, luật học, vật lý học và triết học. Ông là một trong những người sáng lập ra nền triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Tinh thần luật pháp là tác phẩm triết học chủ yếu của ông bàn về các vấn đề xã hội, nó chứa đựng tinh thần quyết định luận địa lý. Montesquieu cho rằng, không chỉ các hiện tượng tự nhiên mà cả các hiện tượng xã hội đều tuân theo các quy luật xác định. Quy luật nằm trong bản chất của hiện tượng. Nhưng nếu các hiện tượng tự nhiên chỉ do các quy luật tự nhiên chi phối, thì các hiện tượng xã hội (lịch sử nhân loại) bị chi phối cùng lúc bởi hai loại quy luật - các quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội. Các quy luật tự nhiên tác động đến những cái sinh học trong con người như ăn, uống, sinh, đẻ…, chúng thể hiện rất rõ trong thời kỳ tiền xã hội của loài người. Các quy luật xã hội tác động đến những cái xã hội như lao động, nhân cách..., chúng th ể hiện càng rõ khi xã hội loài người càng phát triển. Khi xã hội loài người càng phát triển, thì các cuộc chiến tranh, xung đột giữa con người càng quyết liệt hơn, quan hệ xã hội càng phức tạp hơn. Tình thế này đòi hỏi luật pháp và nhà nước phải xuất hiện để khắc phục các cuộc chiến tranh, điều chỉnh các Thực hiện: Tống Thị Hương Trang 17
nguon tai.lieu . vn