Xem mẫu

  1. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Tiểu luận Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7-Mart Nhóm 1 1 MTKD-Lớp: t03
  2. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Mục Lục Mục Lục..................................................................................................................................... 1 Đề tài : ....................................................................................................................................... 2 Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7-Mart ....................................................................... 2 Phần trình bày : .......................................................................................................................... 2 PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH BÁN LẺ .......................................................... 2 1. Khái niệm . ......................................................................................................................... 3 2.Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. ........................................................................ 3 II. Mô hình cửa hàng tiện ích : ................................................................................................ 6 1. Khái niệm : ....................................................................................................................... 6 2. Đặc trưng .......................................................................................................................... 6 3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác ............. 7 3.1. Những ưu điểm .......................................................................................................... 7 3.2. Nhược điểm. ............................................................................................................... 8 4. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích ............................................................... 9 PHẦN II : KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM ..................................... 9 1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. ................................................ 9 2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu ...................................................................11 2.1 Cửa hàng tiện lợi Family Mart .............................................................................11 2.2. Cửa hàng tiện lợi Circle K : ..................................................................................12 2.3. Chuỗi cửa hàng Co.op Food ..................................................................................12 2.4. Cửa hàng tiện lợi Shop & Go ..................................................................................13 PHẦN III : CỬA HÀNG TIỀN LỢI G7 MART ...................................................................14 Chương I : SƠ LƯỢC VỀ CTCP TM & DV G7 ( G7 MART)...............................................14 I.Bối cảnh hình thành CTCP TM & DV G7: ......................................................................14 II. G7 Mart – nhà bán lẻ số 1 Việt Nam .............................................................................15 1.Mục tiêu của G7 Mart : ...................................................................................................15 2. Mô hình kinh doanh của G7:..........................................................................................16 III. G7 Mart – Chặng đường đã qua : .................................................................................17 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG & HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .....................18 I.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :..................................................................18 II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: ................................................................22 III.HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SƠ BỘ : .....................................................................25 1.CÁC CHIẾN LƯỢC G7 MART ĐÃ & ĐANG THỰC HIỆN:.......................................25 2.HOẠCH ĐỊNH & ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC SƠ BỘ CHO G7 MART CỦA NHÓM ....28 PHẦN IV: KẾT LUẬN .............................................................................................................30 Tài liệu tham khảo:....................................................................................................................31 Thông tin nhóm .........................................................................................................................31 Đề tài : Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của G7-Mart Phần trình bày : PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH BÁN LẺ Nhóm 1 2 MTKD-Lớp: t03
  3. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM 1. Khái niệm . Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của mỗi nền kinh tế. Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong cũng được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình bán lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh truyền thống.  Loại hình bán lẻ truyền thống bao gồm : - Chợ. - Quán tạp hóa.  Loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm: -Đại siêu thị (hyper market). -Các siêu thị ( super market). -Các trung tâm thuơng mại (department store). -Các trung tâm mua sắm (shopping mall). -Loại hình cửa hàng tiện ích. -Loại hình cửa hàng chuyên doanh. 2.Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nhìn chung có thể phân kinh doanh bán lẻ ra thành các loại hình như sau: -Thứ nhất là đại siêu thị (hyper market): Là loại hình kinh doanh với diện tích bán hàng khoảng trên 2500m2, với ít nhất 35xa % diện tích dành cho những sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở vị trí trung tâm hoặc đóng vai trò trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm. Ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất Big C Đồng Nai là mang dáng dấp của đại siêu thị, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với các đại siêu thị ở nước ngoài. Hiện nay, loại hình kinh doanh đại siêu thị cũng rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, song có một vấn đề hết sức khó khăn là về mặt bằng và tiền vốn. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro Cash and Carry mang dáng dấp như một đại siêu thị, tuy nhiên lại không phải là đại siêu thị vì đối tượng khách hàng chính mà Mêtro nhắm tới là các tổ chức, các doanh Nhóm 1 3 MTKD-Lớp: t03
  4. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM nghiệp sản suất hay những người kinh doanh mua hàng hóa là để bán chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng, hay nói cách khác đó là các trung tâm bán buôn chứ không phải bán lẻ như các đại siêu thị. - Thứ hai là các siêu thị ( super market): Siêu thị được dùng nhiều nhất để chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500m2 với ít nhất 70% hàng hóa là thực phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác. Loại hình siêu thị, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 570 siêu thị rải khắp các tỉnh thành kể cả siêu thị trong nước lẫn siêu thị của nước ngoài. Ví dụ: siêu thị Hapromart, Fivi-mart, Co.op mart, Big C, … Tuy nhiên, các siêu thị này thường có quy mô rất nhỏ mà theo các chuyên gia đánh giá thì nó chỉ tương đương với những cửa hàng bách hóa ở các nước khác, và mới chỉ dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa của "Supermarket". Đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối phong phú song xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn. Chất lượng hàng hóa trong siêu thị nhìn chung tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo... Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ hàng hóa được quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán, lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót...Đặc biệt có một điều trái ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán với mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi phí lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế...Còn về nguồn nhân lực kinh doanh siêu thị ở Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) thì chưa có kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, thái độ phục vụ của nhân viên siêu thị đối với khách hàng còn rất kém, có nơi còn bị phàn nàn là cư xử thiếu văn hóa. -Thứ ba là các trung tâm thuơng mại (department store): Là một nơi bán hàng với diện tích bán hàng thường từ 2500m2 trở lên bán chủ yếu là các hàng hóa phi thực phẩm và có ít nhất năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau. Trong trung tâm thương mại thường bày bán các mặt hàng cao cấp, giá đắt và ngay cả các siêu thị bên trong các department store cũng có giá đắt hơn các siêu thị thông thường.đối với các trung tâm thương mại. Do xu thế đô thị hóa được đẩy nhanh, tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành phá bỏ các chợ truyền thống cũ kỹ và xây dựng các trung tâm thương mại trên địa điểm cũ để tận dụng lợi thế thương mại của các địa điểm này. Tuy nhiên, số lượng loại hình này cũng vẫn còn ít, cả nước hiện nay ước tính chỉ có khoảng xấp xỉ 60 trung tâm thương mại. Chẳng hạn như: Parkson, Diamond plaza…Trên thực tế, có nhiều trung tâm thương Nhóm 1 4 MTKD-Lớp: t03
  5. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM mại không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí)... -Thứ tư là các trung tâm mua sắm (shopping mall) : Đặc điểm nổi bật của loại hình này là có diện tích rất rộng, rộng hơn cả đại siêu thị hay trung tâm thương mại. Bên trong trung tâm mua sắm thường có cả đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh…với rất nhiều dãy nhà mà người tiêu dùng muốn đi hết các khu vực cũng phải mất cả ngày.hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất Lotte Mart thành lập vào ngày 18/12/2008 được xem là na ná với shopping mall. Trung tâm thương mại có diện tích kinh doanh gần 33.400 m2, vốn đầu tư 75 triệu đô la Mỹ này là liên doanh giữa Lotte Mart và doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Minh Vân. Hai bên lên kế hoạch sẽ mở 30 trung tâm thương mại khắp các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 10 năm tới với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, vào đầu năm 2008, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCIC) cũng ký hợp tác xây dựng khu phức hợp thương mại dịch vụ Tân Phong cùng 2 đối tác là Tập đoàn Mapletree (Singapore) và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Khu phức hợp Tân Phong (Tân Phong Shopping Complex) đặt tại quận 7 - TP.HCM với diện tích hơn 4,2 ha tương đương 42000m2, cùng tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Bao gồm khu kinh doanh thương mại, siêu thị Coopmart, cao ốc văn phòng và nơi vui chơi, giải trí của người dân, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự án và chưa được hoàn thành -Thứ năm đó là loại hình cửa hàng tiện ích (Convenience store ) : Loại mô hình này ở Việt Nam bắt đầu bùng nổ từ năm 2006, là một loại cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2 chuyên bày bán các loại hàng thiết yếu phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng. Loại hình này thường được coi như là cánh tay kéo dài của các siêu thị, đại siêu thị, len lỏi vào các khu dân cư để phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất. Trước đó, Massan cũng đã từng kinh doanh nhưng đã thất bại. Hiện nay, có khoảng 2000 cửa hàng tiện ích đang hoạt động ở khắp các tỉnh thành, bên cạnh đó là hàng ngàn các cửa hàng mới được nâng cấp lên từ các cửa hàng tạp hóa trước đây. Các cửa hàng tiện ích tiêu biểu nhất như: G7mart, Speedy, co.op, shop$go …riêng về cửa hàng tiện ích sẽ được phân tích cụ thể trong phần II. Nhóm 1 5 MTKD-Lớp: t03
  6. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM - Thứ sáu là loại hình cửa hàng chuyên doanh: các cửa hàng chuyên doanh cửa hàng này chỉ kinh doanh duy nhất một loại mặt hàng hay nhóm hàng. Chẳng hạn như cửa hàng điện thoại di động, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, cửa hàng điện máy… Các cửa hàng chuyên doanh hiện nay cũng đang được các doanh nghiệp chú ý đến như: chuyên doanh cửa hàng thực phẩm, chuyên doanh cửa hàng điện thoại, chuyên doanh cửa hàng điện tử, các cửa hàng bán quần áo…ví dụ như cửa hàng thực phẩm co.op food... Hiện nay, loại hình kinh doanh này đang được coi là phù hợp và có tiềm năng phát triển do thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trẻ tuổi Việt Nam. Thị phần loại hình kinh doanh này tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 14,4% thị trường bán lẻ. II. Mô hình cửa hàng tiện ích : 1. Khái niệm : Cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo. 2. Đặc trưng Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau: - Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao thông. - Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân. - Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người mua. - Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7 ngày trong tuần. - Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao hàng tận nhà cho khách hàng. - Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống do cộng thêm các yếu tố tiện ích. Nhóm 1 6 MTKD-Lớp: t03
  7. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM - Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời gian, có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh. Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền thống, nếu có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi lớn do thị trường cực kỳ rộng lớn. 3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác 3.1. Những ưu điểm Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa hàng tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời gian. Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm mua sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như: Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so với mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện ích chỉ cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị cần ít nhất là 400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn. Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện ích sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tức thời của người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh: do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng. Chu đáo và nhanh chóng : Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu đáo hơn đối với khách hàng. Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ hơn với khối lượng khách hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ hơn so với một siêu thị hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều lần. Nhóm 1 7 MTKD-Lớp: t03
  8. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế của cửa hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương mại cũng chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm. Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng hóa chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt mắt và khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì luôn ồn ào, lộn xộn hơn, thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa không được đảm bảo về chất lượng , an toàn. Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng như siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở cửa vào một thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng còn cửa hàng tạp hoá cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm. Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều này được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay vì việc phải mất công gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi phí họ sẽ ghé vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh chóng, tiện lợi. 3.2. Nhược điểm. Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng cửa hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại khác cũng như các kênh phân phối truyền thống: Đối với các kênh phân phối hiện đại: Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể sánh bằng các siêu thị được. Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian họ sẽ thích đi siêu thị với hàng hoá phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ hơn là đi mua ở cửa hàng tiện ích. Không những thế đi siêu thị còn để ngắm hoặc tham gia các tiện ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi việc đi siêu thị là hình thức giải trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần. Những điều này không thể thực hiện khi đi vào cửa hàng tiện ích. Đối với các kênh truyền thống: Nhóm 1 8 MTKD-Lớp: t03
  9. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như chợ hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích. Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn nhiều so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân công, chăm sóc khách hàng hay trang bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí. Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có không gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có ít sự lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả, thịt tươi sống... 4. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách ngắn gọn những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau: Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ người qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu xe, mặt đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi vắng bóng những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong… Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập tăng lên, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại. Thị trường: cửa hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện đại, nền kinh tế sôi động, nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích được xây dựng ở những nơi mà thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết, tiềm năng lớn trong khi vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi đó, cửa hàng tiện ích đóng vai trò lấp chỗ trống thị trường. Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ khác nhau. Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì cửa hàng tiện ích sẽ rất có triển vọng phát triển. PHẦN II : KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM 1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. Loại hình cửa hàng tiện ích bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam từ năm 2006 với sự mở đầu là quyết định và hành động táo bạo của Trung Nguyên trong dự án xây Nhóm 1 9 MTKD-Lớp: t03
  10. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM dựng chuỗi cửa hàng tiện ích G7 mart. Nếu như cuối năm 2005 Việt Nam có khoảng 1000 cửa hàng tiện lợi hoạt động thì hiện nay con số đó là 2000 cửa hàng với khoảng 10 hệ thống, đa số được ra đời trong khoảng 2-3 năm trở lại đây như : Hapromart, best and buy, co.op, small mart 24/7, 365 days, V-24h, shop$go, speedy…và tình hình cạnh tranh đang diễn ra hết sức sôi động. Mỗi hệ thống lại có một điểm khác biệt riêng: Co-op Mart coi cửa hàng Co-op là cánh tay nối dài. Tận dụng hệ thống cửa hàng của các hợp tác xã thành viên, Co-op đào tạo bán hàng, bày hàng, quản lý và phân phối hàng với giá rẻ để nâng cấp thành cửa hàng Co-op có người phục vụ, bán hàng chất lượng theo đúng giá. Hiện nay, chuỗi cửa hàng co.op có khoảng 34 cửa hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty G7 cũng làm tương tự với hệ thống tiệm tạp hóa, cộng thêm việc đem lại lợi nhuận cho các cửa hàng này bằng hệ thống biển quảng cáo cho các hãng sản xuất, dịch vụ ngân hàng... Phạm Trang lại chọn cách tự đầu tư từng cửa hàng, với số vốn từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Sự khác biệt của Small Mart 24h/7 là dịch vụ giao báo, sữa và bánh ngọt buổi sáng cho các hộ gia đình, giao hàng tận nhà cả ngày lẫn đêm, trong bán kính cách cửa hàng 5 km. Shop&Go đã có 29 cửa hàng tại TP.HCM. Ngoài các sản phẩm tiêu dùng thông thường, các cửa hàng này còn được trang bị khá đầy đủ các dịch vụ như máy rút tiền, thẻ điện thoại, tạp chí... Hiện cùng với việc hoạt động 24 giờ mỗi ngày và suốt 7 ngày trong tuần, Shop&Go còn khuyến mãi giảm giá nhiều loại sản phẩm từ 10%- 30% hay mua 1 tặng 1... Cửa hàng tiện lợi V-24h ở TP HCM đưa các loại hình dịch vụ tiện ích khác vào phục vụ khách hàng như bán báo, xôi, dịch vụ thẻ ATM, thanh toán chi phí dịch vụ như điện thoại, điện nước, bán bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng... Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống đều đang trong tình trạng: chấp nhận chịu lỗ để đón cơ hội. Nhóm 1 10 MTKD-Lớp: t03
  11. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Biểu đồ 1: Nguồn: bài “người tiêu dùng thích sự tiện lợi”-báo Sài Gòn tiếp thị (14.1.2009) Theo số liệu từ kết quả các cuộc điều tra thị trường do báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện trong 3 tháng cuối năm 2008 thì cho thấy, thì thị phần của loại hình cửa hàng tiện lợi đang ở mức thấp nhất với 0,8%, trong khi của siêu thị là 48,2%, cửa hàng chuyên là 14,4%, tiệm tạp hóa là 22,1 %, chợ là 13,1% và các kênh khác như hàng rong, trung tâm thương mại…chiếm 1,4%. Người dân Việt Nam dường như chưa quen với loại hình kinh doanh này. Đặc biệt ở thời điểm sau 12h đêm, các cửa hàng tiện ích dường như vắng tanh, không có khách, có chăng chỉ là khách nước ngoài. Để có thấy rõ được tình hình hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh này, sau đây sẽ là một số phân tích về một vài hệ thống cửa hàng cụ thể. 2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu 2.1 Cửa hàng tiện lợi Family Mart Tập đoàn FamilyMart (Nhật Bản) thành lập ngày 01/09/1981, hoạt động chủ yếu là điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi (bao gồm cả hệ thống nhượng quyền) với tên gọi FamilyMart và Famima. Tính đến nay, tập đoàn có 17000 cửa hàng (bao gồm cả các cửa hàng nhượng quyền), phân bố chủ yếu tại Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam. Đại diện của Việt Nam là PHU THAI GROUP. Phú Thái phối hợp với Family Mart Nhật Bản, Tập đoàn Itochu, hợp tác với hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng trong và ngoài nước, đưa ra các phương thức kinh doanh phù hợp, chọn lựa và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm trong hệ thống, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn chỉnh hệ thống cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, kêu gọi hợp tác hình thức nhượng quyền. - Đặc trưng cửa hàng : ưu điểm của chuỗi các cửa hàng Nhóm 1 11 MTKD-Lớp: t03
  12. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM này không chỉ ở tính tiện lợi, sự đa dạng của hàng hóa, sự an toàn tuyệt đối trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà đặc biệt hơn cả là ở chất lượng dịch vụ cao, sự phục vụ khách hàng liên tục 24/24h với chính sách giả cả hợp lý. - Số cửa hàng : 01/2010, tại số 69 Nguyễn Khắc Nhu, quận 1, cửa hàng FamilyMart đầu tiên trong chuỗi hệ thống Family Mart Việt Nam đã chính thức khai trương. Tính đến tháng 08/2011 có 8 cửa hàng trên địa bàn TP.HCM. - Mục tiêu tương lai : tiếp tục khai trương mới để đạt 20 cửa hàng Family Mart tại TP.HCM trong năm 2011, chuẩn bị cho kế hoạch mở 300 cửa hàng Family Mart tại Việt Nam trong 5 năm tới. 2.2. Cửa hàng tiện lợi Circle K : Circle K (Mỹ) là thương hiệu nổi tiếng và có uy tín trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích với hơn 10.000 cửa hàng đang hoạt động trên khắp thế giới. Đại diện Công ty Vòng Tròn Đỏ, đơn vị mua nhượng quyền thương mại thương hiệu Circle K tại VN. - Đặc trưng cửa hàng : hợp tác với các thương hiệu xăng dầu hàng đầu thế giới. Phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp - niềm nở, nhanh, sạch sẽ, gọn gàng và môi trường an toàn, hoạt động 24/24 giờ - Số cửa hàng : cửa hàng Circle K đầu tiên được mở vào tháng 12/2008 tại Quận 1 Tp.HCM và tới 07/2011 Circle K đã có hơn 20 cửa hàng tại Tp.HCM, Vũng Tầu và Mũi Né. - Mục tiêu tương lai: là trở thành chuỗi các cửa hàng tiện lợi hàng đầu Việt Nam. Circle K kỳ vọng mở 550 cửa hàng ở 20 tỉnh, thành trong nước vào năm 2018. 2.3. Chuỗi cửa hàng Co.op Food Saigon Co.op, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Co.opMart và Co.op Food, 3 năm liền (2004 – 2006) được Tạp chí bán lẻ Châu Á (Retail Asia) bình chọn đạt danh hiệu “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam”, thuộc Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Saigon Co.op đang là đối tác chính của các tập đoàn lớn nước ngoài, có quan hệ thương mại với hơn 100 đối tác nước ngoài khác. Hiện tại hệ thống siêu thị Co.opMart đang chiếm lĩnh gần 50% tổng thị phần bán lẻ của kênh phân phối siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food là một sáng tạo trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam. Đây là mô hình lai giữa siêu thị - cửa hàng tiện lợi: kinh nghiệm và Nhóm 1 12 MTKD-Lớp: t03
  13. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM năng lực của siêu thị Co.opMart được kết hợp với khả năng đi sâu vào các khu dân cư, chuyên doanh về hàng thực phẩm. - Đặc trưng cửa hàng: là cánh tay nối dài của hệ thống siêu thị Co.opMart, thừa hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từ Co.opMart nên ngay từ khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Co.op Food nhấn mạnh vào yếu tố: an toàn và tiện lợi, đặc biệt nhắm vào việc thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người nội trợ. - Số cửa hàng: 12/2008 Co.op Food khai trương cửa hàng đầu tiên tại chung cư Phan Văn Trị (Q5), đến tháng 08/2011 đã có 22 cửa hàng thực phẩm Co.op Food. - Mục tiêu tương lai: mở 30 cửa hàng Co.op Food vào cuối năm 2011 và tăng lên 150 cửa hàng vào năm 2015. 2.4. Cửa hàng tiện lợi Shop & Go Công ty CP Cửa Hiệu và Sức Sống (SHOP & GO) được thành lập vào ngày 26 tháng 08 năm 2005 và đang là công ty điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Cửa hàng đầu tiên của Shop & Go chính thức hoạt động vào ngày 03 tháng 12 năm 2005 tại 74A1 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM. Từ 1 cửa hàng vào năm 2005, hiện nay Shop & Go đã có 59 cửa hàng tính đến tháng 9 năm 2011. Trong thời gian tới Shop & Go sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng tiện lợi trên phạm vi toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân cả nước SHOP & GO cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích, phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh mỗi cửa hàng, bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card. Đối tượng khách hàng của Shop & Go là những người nhắm đến sự tiện lợi và nhanh chóng trong phong cách phục vụ; chất lượng cao, mới với giá cả hợp lý của sản phẩm, môi trường thân thiện, sạch sẽ và hiện đại tại cửa hàng. Nhóm 1 13 MTKD-Lớp: t03
  14. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Với diện tích vừa phải (60 – 150 m2) tại các vị trí bắt mắt, dễ nhìn thấy, mỗi cửa hiệu có hơn 2.000 loại mặt hàng khác nhau, được lựa chọn một cách kỹ lưỡng nhất để phù hợp với nhu cầu của dân địa phương cũng như khách du lịch. PHẦN III : CỬA HÀNG TIỀN LỢI G7 MART Chương I : SƠ LƯỢC VỀ CTCP TM & DV G7 ( G7 MART) I.Bối cảnh hình thành CTCP TM & DV G7: Từ những năm giữa thập niên đầu thế kỷ 21 này, cùng với những thành công của VN trong quan hệ quốc tế,hệ thống phân phối (HTPP) VN phát triển rất nhanh chóng các loại hình phân phối hiện đại.Các tập đoàn phân phối nước ngoài đang dần dần chiếm lĩnh hệ thống phân phói trong nước như siêu thị Big C, Metro. Từ đó, các thương hiệu VN gặp rất nhiều khó khăn để tìm cho mình một hệ thống phân phối hiệu quả trong điều kiện kém xa về điều kiện tài chính,nhân lực và công nghệ kinh doanh…Cần thiết phải có một HTPP của VN để giải quyết các vấn đề trên. Công ty CP Thương Mại & Dịch Vụ G7, tên viết tắt g7 Mart ra đời trong bối cảnh trên với nhiều hoài vọng góp phần phát triển HTPP hiện đại VN, đã được sự ủng hộ của cấp cao trong Chính Phủ VN nhằm mục đích tạo cơ sở và hoạch định lộ trình cho việc xây dựng một HTPP hang bách hóa lớn nhất hiện nay tại Việt Nam do người Việt thực hiện. Với tổng kho phân phối tọa lạc tại 168 Phan Văn Trị - Gò vấp, G7 Mart được thành lập ngày 05/08/2006 dựa trên nền tảng nhân lực,tài lực và giá trị thương hiệu của CTCP Trung Nguyên, với ý tưởng xây dựng HTPP VN vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ đổ bộ vào VN kể từ 01/01/2009 sắp tới đây khi VN mở cửa lĩnh vực bán lẻ. Tổng giá trị dự án : 395 triệu USD Tư tưởng chủ đạo : đây sẽ là một hệ thống phân phối của VN nhằm “ Nhóm 1 14 MTKD-Lớp: t03
  15. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM - Giữ vững HTPP hoàng hóa tiêu dùng tại thị trường VN, xây dựng công lý phân phối. - Hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược phát triển thương hiệu Việt. - Trở thành sự đối trọng với các HTPP của tập đoàn nước ngoài. - Hợp sức với các nhà sản xuất trong nước tạo nên Thương Hiệu Sản Phẩm Việt để cùng nhau vươn ra thị trường nước ngoài. II. G7 Mart – nhà bán lẻ số 1 Việt Nam 1.Mục tiêu của G7 Mart : Những tư tưởng chủ đảo của G7 Mart nhằm đạt mục tiêu là : xây dựng mạng lưới phân phối số 1 VN và chủ động liên kết đua hang Việt đến với thị trường thế giới nhằm góp phần vào sự trỗi dậy nền kinh tế nước nhà. Cụ thể : - Sẽ hình thành tại VN một HTPP chuyên nghiệp hiện đại nhất , đủ sức cạnh tranh với tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang đổ bộ vào VN theo lộ trình gia nhập WTO. - Hợp sức với các nhà sản xuất trong nước tạo nên một Viet Town để cùng nhau vươn ra thị trường nước ngoài. Mục têu ngắn hạn: G7 Mart xây dựng và tiến tới nhượng quyền hình ảnh HTPP bán lẻ “ than thiện và rất tiện lợi” thông qua hệ thống cửa hang tiện lợi ( CHTL) G7 Mart. Cụ thể qua các đặc trưng : - Giá tốt nhất. - Mua hang dễ nhất. - Phục vụ khách hang chu đáo nhất. Trung hạn: - Mở siêu thị lớn tại các tỉnh thành theo hình thức nhượng quyền, đặc biệt là các tỉnh thành nhỏ. - Hợp tác với các tập đoàn phân phối quốc tế nhằm mượn danh để thực hiện chiến dịch kết nối với hệ thống siêu thị khác tại các tỉnh thành lớn như Tp HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ. Dài hạn - Xây dựng HTPP toàn dân phục vụ người tiêu dùng VN thông qua: Huy động ủng hộ từ cộng đồng. Tập trung vốn xã hội. Liên kết thương hiệu, hàng hóa Việt. Áp dụng công nghệ kinh doanh tiên tiến. - Xây dựng thương hiệu, tiến ra thị trường quốc tế qua hệ thống Viet Town. Nhóm 1 15 MTKD-Lớp: t03
  16. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM Viet Town là các khu TTTM tại nước ngoài được xây dựng với sứ mạng đưa hàng hóa và văn hóa Việt ra thị trường thế giới một cách hiệu quả nhất, bền vững nhất. Viet Town hướng đến tập trung tất cả hàng hóa thương hiệu VN để tiếp cận với thi trường nước ngoài. Vì thế, với Viet Town, các hàng hóa sẽ không đơn lẻ khi ra bên ngoài mà là một sự đoàn kết hợp lực và sau kưng là toàn thể hệ thống phân phối Việt, toàn thể cộng đồng người tiêu dùng và sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ. Việt Town cho phép tận dụng trình độ và năng lực của các chuyên gia quốc tế để tao nên giá trị gia tăng, phát triển các giá trị thương hiệu Việt lên tầm mức cạnh tranh toàn cầu. 2. Mô hình kinh doanh của G7: Các mô hình phân phối. - Hệ thống CHTL. - Hệ thống trung tâm phân phối, bán sỉ. - Hệ thống siêu thị và đại siêu thị. - Hệ thống TTTM. - Hệ thống Việt Town. - Hệ thống dịch vụ tiện lợi: thẻ, công nghệ thông tin, nhãn hiệu riêng,….. - Hệ thống trung tâm đào tạo huấn luyện kỹ năng chuyên nghiệp: ngoại ngữ, bán hàng, quản lý,… Các loại hình kinh doanh. - CHTL theo hình thức nhượng quyền. - CHTL G7 Mart chuẩn. - Các dịch vụ kèm theo mini. - Kho bán sỉ tại trung tâm các tỉnh thành. - Trung tâm thương mại. - Tự sản xuất hoặc thuê sản xuất hàng dưới nhãn hiệu G7 Mart phục vụ cho các siêu thị mini, các dịch vụ kèm theo siêu thị mini, các kho bán sỉ tại các TTTM các tỉnh thành và cho xuất khẩu. - Bán lẻ hàng tiêu dùng qua catalogue phân phối bởi các kho bán sỉ hoặc bởi kho trung ương cảu G7 Mart qua đường bưu điện. Hàng hóa và dịch vụ.  Đa dạng hóa các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu.  Các dịch vụ thiết yếu, dịch vụ tăng thêm: giao hàng, bảo hành,….  Các dịch vụ tiện ích: thanh toán, tín dụng,….  Dịch vụ quảng cáo, quảng bá.  Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Các phương thức chuyển giao hệ thống.  Đầu tư 100% vốn.  Liên doanh.  Hợp tác kinh doanh. Nhóm 1 16 MTKD-Lớp: t03
  17. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM  Nhượng quyền cấp phép.  Nhượng quyền kinh doanh.  Thành viên hợp tác.  Thành viên mua hàng. III. G7 Mart – Chặng đường đã qua : Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006, chỉ trong vòng 2 tháng, G7 mart đã đưa vào hoạt động chuỗi cửa hàng gồm 500 cửa hàng chuẩn và 9500 cửa hàng thành viên và theo dự kiến số cửa hàng chuẩn sẽ là 10.000 vào cuối năm 2008. Về số lượng nhà cung, chủng loại hàng hóa, tỷ lệ chiết khấu được hưởng: G7 Mart đã đàm phán được với gần 70 nhà cung; cung cấp gần 5000 mặt hàng các loại với 5 ngành hàng chủ yếu mặn, ngọt, bia – rượu – nước giả khát, hóa mỹ phẩm, phi thực phẩm; và được hưởng tỷ lệ chiết khấu bình quân từ nhà cung là 5%. So với Co-op Mart và Metro, thì số lượng mặt hàng và ngành hàng của G7 Mart còn quá ít, chỉ mới bằng ¼. Mục tiêu đó của G7 Mart đã ngày càng trở nên xa vời, số lượng các cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart đã không "bùng nổ" như kế hoạch và sự thật là G7mart đã không thể hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hoạt động của G7mart cũng không thành công như dự kiến. Từ khi đi vào hoạt động, đối với các cửa hàng chuẩn G7mart, việc khai trương diễn ra khá tưng bừng nên thu hút được một lượng khách hàng tương đối đông, tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động một thời gian, cửa hàng cứ vắng khách dần. Theo như tính toán, để một cửa hàng tiện lợi làm ăn có lãi thì doanh thu của cửa hàng phải đạt từ 10 đến 12 triệu một ngày, 350- 400 triệu một tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cửa hàng này luôn trong tình trạng thu không đủ bù chi, doanh thu mỗi ngày chỉ đạt từ 5- 7 triệu đồng thậm chí có những nơi chỉ đạt từ 1- 2 triệu đồng một ngày. Nhiều cửa hàng làm ăn không hiệu quả đã phải đóng cửa hoạt động, ra đi một cách lặng lẽ. Đối với các cửa hàng thành viên, sau một thời gian hoạt động, bên cạnh những cửa hàng làm ăn tốt, thu hút thêm được nhiều khách mới thì có không ít những cửa hàng lượng khách còn ít hơn cả khi là cửa hàng tạp hóa, và cứ giảm dần theo thời gian, không thu hút được khách mới mà chủ yếu là khách hàng thân quen từ trước thậm chí một số khách hàng thân Nhóm 1 17 MTKD-Lớp: t03
  18. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM quen cũng dần dần chuyển đi mua ở những nơi khác, nhiều cửa hàng đã phải quay trở về với hình thức cửa hàng tạp hóa trước kia. G7 Mart đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cải tổ hoạt động kinh doanh, song cũng không đem đến nhiều thành công.sau nhiều năm im hơi lặng tiếng, tháng 10/2010 G7 Mat hợp tác với Ministop Nhật Bản, được đánh dấu như bước trở lại của G7 Mart tiếp tục chinh phục là nhà bán lẻ số 1 tại Việt Nam. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến việc một ý tưởng hay, khởi động hoàn hảo, rầm rộ rồi cuối cùng ra đi một cách lặng lẽ là gì? Những yếu tố môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến G7 Mart? CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG & HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC I.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI : Ma trận EFE STT Mức Yếu tố bên ngoài quan Phân Loại Điểm số trọng 1 Tiềm năng thị trường lớn 0.13 4 0.52 2 Nhu cầu tiêu dùng tăng 0.12 3 0.36 3 Thói quen tiêu dùng của khách 0.40 0.10 4 hàng 4 Gia nhập WTO 0.12 3 0.36 5 Biến động kinh tế 0.10 3 0.30 6 Hệ thống nhà cung cấp 0.08 4 0.32 7 Sản phẩm thay thế 0.09 2 0.18 8 Khuyến khích phát triển bán lẻ 0.10 3 0.30 9 Đối thủ cạnh tranh nhiều 0.08 3 0.24 10 Công nghệ thay đổi 0.08 2 0.16 Tổng cộng 1 3.14 Nhận xét: Với điểm số là 3.10 chứng tỏ nhìn chung G7 Mart phản ứng tốt với yếu tố môi trường bên ngoài. Giải thích: Nhóm 1 18 MTKD-Lớp: t03
  19. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM - Tiềm năng thị trường lớn: Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán lẻ, phân phối, hậu cần tại Việt Nam, và thị trường bán lẻ tại Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng lớn. Theo thống kê,người tiêu dùng Việt nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á với 79 triệu người dưới 65 tuổi. Với dân số đông trên 89 triệu dân ,cơ cấu dân số trẻ , mức độ tăng trưởng kinh tế rất cao, kể từ năm 2000, trung bình tăng khoảng 8%/năm, đặc biệt là từ năm 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, thường đạt mức trên 8%, năm 2008- 2010 trung bình đạt 6% đặc biệt 2010 mức tăng trưởng đã tăng lên so với 2 năm trước báo hiệu sự phát triển và phục hồi của thị trường bán lẻ trong khi đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Theo công bố của hãng tư vấn Mỹ AT Kearney năm 2008 Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới,năm 2009 Việt Nam xếp vị trí thứ 6,năm 2010 xếp thứ 14 và năm 2011 xếp thứ 23. Năm 2009, ngành bán lẻ cũng được cho là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam (12%). Thậm chí, người ta còn dự báo đến năm 2012, doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ USD. Do đó thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng và có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư.VN trở thành thị trường tiêu dùng tiềm năng cho ngành bán lẻ nói chung và các cửa hàng tiện ích nói riêng. Đối với G7 Mart đã sớm nhận ra được thị trường trong nước là thị rất tiềm năng,việc đầu tư của G7 Mart đã nói lên được điều đó.Mặc dù,sau vài năm hoạt động kinh doanh G7 Mart làm ăn không có lãi,nhưng G7 Mart vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường bán lẻ.Tháng 12/2010 ,nhưng việc G7 Mart ký kết hợp tác với Ministop của nhật,cho thấy tìm năng thị trường còn rất lớn đối với G7 Mart. Đây là yếu tố quan trọng của mọi ngành kinh doanh đặc biệt là ngành bán lẻ,nhận thấy được tầm quan trọng này G7 đã mở nhiều cửa hàng tiện ích và thông qua hình thức nhượng quyền G7 đã tạo được hệ thống phân phối rộng khắp nối dài khắp các thành phố lớn tới các tỉnh nên được đánh giá mức quan trọng là 0.13và phân loại là 4 - Nhu cầu tiêu dùng,mua sắm tăng nhanh: Với mức tăng trưởng kinh tế cao khoảng 5.8% và đang dần vượt qua khủng hoảng kinh tế,chỉ số GDP trung bình người dân tăng người dân dần Nhóm 1 19 MTKD-Lớp: t03
  20. Môi trường kinh doanh Đại học Ngân Hàng-TP.HCM quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe.Người dân có xu hướng dành nhiều tiền hơn cho tiêu dùng chi tiêu hàng ngày Bảng : Mức chi tiêu cho tiêu dùng thiết yếu bình quân người dân qua các năm. Năm 2006 2008 2010 Mức chi tiêu cho tiêu dùng (1000đ) 460.4 704.8 1138.5 Nếu như năm 2006 chi tiêu cho trung bình người dân 460.400đ thì đến năm 2008 con số này đã là 704.800đ, năm 2010 là 1138.500. Và trong những năm tới, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ Việt Nam tuy nhiên dự báo mức chi tiêu cho bán lẻ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao.  Thói quen tiêu dùng thay đổi có lợi: Ngày nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe,không có nhiều thời gian mua sắm và yêu cầu đảm bảo chất lượng nên cửa hàng tiện lợi dần được lựa chọn thay cho một vài hình thức chợ hay tạp hóa truyền thống không đảm bảo chất lượng.. Tuy nhiên,về phía G7,đa số các cửa hàng kinh doanh doanh theo hình thức nhượng quyền,việc quản lý vẫn còn rất kém,tại vì khó có thể nào kiểm soát được hết tấc cả các cửa hàng.trong khi có một số các chủ cửa hàng mà theo hình thức nhượng quyền đó họ vẫn quen cách kinh doanh kiểu tạp hóa nhỏ lẻ,có thể ngoài lấy hàng do G7 cung cấp, họ càng lấy bên ngoài,việc đảm bảo chất lượng không thể kiểm soát,và điều đó có thể làm mất đi uy tín G7 Mart về chất lượng.  Việc gia nhập WTO :Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực phân phối từ 1/1/2009, trên thị trường nội địa sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, do đó mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, sự chuẩn bị của các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực hệ thống bán lẻ lại chưa được tốt. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn trong tình trạng phương thức kinh doanh lạc hậu, trình độ quản lý chưa đáp ứng được xu hướng hiện đại, thông tin còn kém nhạy bén... Ngược lại, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, với sự “bành trướng” và xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài thì thị phần của hệ thống bán lẻ trong nước sẽ bị “co lại”. Nói như thế không có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước đã mất hết cơ hội vì sự thông hiểu về phong tục tập quán, thói quen mua sắm là lợi thế quan trọng mà các doanh nghiệp nước ngoài không dễ có được. Nhóm 1 20 MTKD-Lớp: t03
nguon tai.lieu . vn