Xem mẫu

  1. Tiểu luận Tác động của việc Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác
  2. LỜI MỞ ĐẦU Những năm 1950, thế giới có nhiều biến động, tiếp sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 là cuộc chiến lần 3 – chiến tranh lạnh – cuộc chiến không súng đạn nhưng diễn ra cực kì gay gắt, cực kì căng thẳng lôi kéo toàn thế giới tham gia. Thế chiến lần thứ 3 là sự đối đầu gay gắt giữa 2 khối Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa (XHCN), đứng đầu 2 phe là Mỹ và Liên - xô. Hai nước này không đụng độ trực tiếp trên chiến trường súng đạn mà chỉ đối chọi gay gắt trên bàn đàm phán và trên các quốc gia thuộc ảnh hưởng của mình. Việt Nam nằm trên khu vực tranh giành ảnh hưởng của 2 khối, chính vì vậy chiến trường Việt Nam trở thành khu vực để 2 nước tăng cường viện trợ và quân sự để tranh giành ảnh hưởng, chính vì vậy mà nó nóng hơn bao giờ hết và ác liệt hơn bao giờ hết. Trong khoảng năm 1950, thế giới đi từ thời kì kết thúc thế chiến thứ 2 sang tiền chiến tranh lạnh và sang chiến tranh lạnh thực sự. Thế giới thời kì này thực sự phức tạp. Phe đế quốc thành lập những khối liên minh và quân sự. Phe XHCN trong nửa đầu những năm 50 thì hợp tác nhiều mặt, nhưng sau đó lại có những rạn nứt và tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô – Trung Quốc. Còn với Việt Nam, kể từ sau khi thành lập nhà nước VNDCCH thì mục tiêu hàng đầu của nước ta là đặt quan hệ ngoại giao tốt đẹp với cả Trung Quốc, cả Liên Xô và cả các nước XHCN khác, mục đích cuối cùng là để tận dụng sự trợ giúp của họ cho cuộc chiến trường kì phía trước. Và sau nhiều những nghi ngờ, những khó khăn thì việc thiết lập ngoại giao cũng đã thực hiện được. Những năm 1950, có thể nói thành tích lớn nhất của ngoại giao đó là Việt Nam đã đặt quan hệ được với rất nhiều nước của phe XHCN. Tuy nhiên việc thiết lập quan hệ cũng có những ảnh hưởng nhất định, bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực đến nước ta. Bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích rõ về tình hình từ lúc nước ta ra đời đến khi đặt quan hệ ngoại giao được với các nước, cũng như các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đó đến các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Theo các nội dung ở trên, bài tiểu luận gồm 2 phần chính sau: Phần I: Nước Việt Nam DCCH ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với các nước Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN khác Phần II: Các tác động tích cực và tiêu cực của mối quan hệ trên. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VÀ VIỆC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) 1.1. Sự ra đời Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam đã giành lại được độc lập, đó cũng là lúc ở Châu Á phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Cũng sau đó, thực dân Pháp kí với Trung Quốc hiệp ước Trùng Khánh để Trung Quốc nhường quyền tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật để có thể đưa Pháp ra Bắc Kỳ một cách hoà bình. Đứng trước dã tâm thâm độc muốn cướp nước ta lần nữa của thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy phải có một Chính phủ chính thức để thay mặt đất nước tiếp đón các đại diện dân sự, quân sự của nước ngoài. Chính vì thế ngày 02/09/1945, trước hàng vạn người tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH, nhà nước công nông chính thức đầu tiên ở Đông Nam Á, cùng buổi đó là sự ra mắt của Chính phủ mới.
  3. 1.2. Nhiệm vụ chính của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Nhà nước CNDCCH ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn cho tiến trình giải phóng dân tộc của nước nhà, nó mang trên mình 2 nhiệm vụ chính. Thứ nhất đó là giành được sự thừa nhận về mặt pháp lý của thế giới bởi vì sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Việt Nam chưa được các nước trên thế giới công nhận là một nước độc lập, vì vậy nó sẽ gây cản trở rất lớn trong việc bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Chính vì thế nó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của đất nước Việt Nam nói chung và ngành ngoại giao nói riêng. Nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè thế giới, phục vụ cho cuộc cách mạng giải phóng đất nước. Ngay từ sau khi VNDCCH ra đời, nhà nước ta đã kịp thời đề ra những chính sách ngoại giao cụ thể trong quan hệ với các lực lượng chủ yếu bên ngoài đó là các bạn bè, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ phục vụ cho cuộc công cuộc giải phóng dân tộc. 1.3. Bối cảnh thế giới trong khi nước ta vừa thành lập Thế giới thời kì 1945 đang trải qua thời kì tiền chiến tranh lạnh, xu thế phân cực của cuộc chiến tranh ngày càng rõ rệt, thế giới được chia thành 2 khối: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh này, ngay từ đầu Việt Nam là một bộ phận của thế giới chống lại sự áp bức bóc lột. Như vậy, dựa vào mục tiêu cũng như bối cảnh của dân tộc ta bấy giờ chỉ có các nước khối XHCN mới có thể giúp chúng ta giải phóng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ của các mạng thế giới. Do đó việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khối XHCN để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của họ là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết. 2. Quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN 2.1. Lí do tại sao ngay năm 1945 Việt Nam không thiết lập được quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa : a. Nguyên nhân khách quan : Trung Quốc: Trong giai đoạn này, tình hình trong nước của Trung Quốc vô cùng phức tạp. Tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc.Cách mạng Trung Quốc đang trong quá trình phát triển và còn gặp phải nhiều khó khăn, và phải đến năm 1949 mới đi đến thắng lợi hoàn toàn thành lập ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đưa đất nước này chính thức đứng về hàng ngũ của phe xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Trung Quốc cũng như cách mạng Việt Nam đều đang gặp rất nhiều khó khăn, việc liên kết cũng có nhưng chỉ là liên kết quân đội cùng chống quân Tưởng phía Bắc, chưa có cơ hội để thiết lập ngoại giao chính thức Liên Xô: Giai đoạn này còn đang nghi ngờ Việt Nam. Sau khi thành lập nước VNDCCH ngày 2/9/1945,Việt Nam chưa tuyên bố đi theo con đường XHCN, chính vì vậy các nước XHCN mà đi đầu là Liên Xô vẫn đang chờ đợi động thái của Việt Nam. Suốt mấy năm, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô hầu như chưa có tiến triển đáng kể gì. Trong tiếp xúc giữa đại diện Việt Nam và đại diện Liên Xô ở nước ngoài, phía Liên Xô thường chất vấn ba điều: Tại sao giải tán Đảng Cộng sản? Tại sao không thực hiện cách mạng ruộng đất? Việt Nam quan hệ với Mỹ dựa trên nguyên tắc gì? Lực lượng phản động:
  4. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, bao vây, chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống trị của chúng, xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được. b. Nguyên nhân chủ quan : Sau năm 1945, tình hình nước ta hết sức khó khăn. Kinh tế bị tàn phá nặng nề. Tình hình tài chính vô cùng khó khăn. Nạn đói vừa xảy ra vẫn chưa được khắc phục và thêm nữa còn gây ra nhiều vấn đề về xã hội. Nước ta phải tập trung vào việc khôi phục đất nước và giải quyết nhiều vấn đề đối nội trước mắt.Thời kì này ta còn phải đối phó với cả quân Pháp quay lại cướp nước ta; quân Tưởng, Anh, Mỹ và cả quân Nhật (6 vạn quân) vẫn chưa được đưa ra khỏi nước ta.Ta một mặt phải lo củng cố chính quyền trong nước, xây dựng lại cơ sở vật chất bị chiến tranh tàn phá, một mặt lo gìn giữ thành quả, chống lại các lực lượng phản động đang tìm cách chống phá cách mạng. Ta đứng giữa vòng vây cô lập của chủ nghĩa đế quốc với thế giới bên ngoài. Vì thế nước ta hoàn toàn ở thế bị động, chưa thể tìm ra được mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Như vậy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên ngay từ khi nước VNDCCH mới ra đời đã không thể thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với các nước XHCN 2.2. Phải đến năm 1950 Việt Nam mới thiết lập được quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN a. Bối cảnh: -Trong nước: Nếu như sau khi thành lập nước VNDCCH ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc, nhà nước non trẻ phải đối phó với thù trong giặc ngoài, bị bao vây cô lập về mọi mặt thì sang giai đoạn này đất nước đã bắt đầu khôi phục, thế trận chiến tranh cũng thay đổi, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện vừa tăng cường chiến đấu vừa mở rộng xây dựng hậu phương. -Quốc tế : +Khối các nước tư bản chủ nghĩa : Đầu những năm 50 tại Mỹ và các nước tư bản lớn châu Âu, bọn tư bản phản động lên nắm quyền. Lo sợ trước uy tín ngày càng cao của Liên Xô và các Đảng cộng sản ở Đông Âu, Mỹ và các nước phương Tây nên đã phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Mỹ đã liên tục viện trợ cho Pháp về mọi phương diện để duy trì chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 6/1950, Mỹ đưa quân đổ bộ lên Triều Tiên, đẩy quân đội Bắc Triều Tiên trở lại Bắc vĩ tuyến 38, đe doạ trực tiếp đến an ninh Trung Quốc. Hành động quân sự can thiệp ngày càng sâu vào Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Dương cho thấy Mỹ từ chỗ là kẻ thù tiềm tàng đã trở thành kẻ thù cụ thể của cách mạng Việt Nam. +Khối các nước xã hội chủ nghĩa : Liên Xô: Sau năm 1950, sự phục hồi kinh tế cộng với tiến bộ vượt bậc về khoa học quân sự tạo điều kiện cho Liên Xô có thể quan tâm hơn đến các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, việc Mỹ thay đổi chiến lược và bước đầu can thiệp sâu vào Châu Á Thái Bình Dương làm cho Liên Xô phải khẳng định mình với vai trò “anh cả” trong phe các nước XHCN, khẳng định ảnh hưởng của mình ở những nước này, trong đó có Việt Nam. Châu Á: Năm 1949 các chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, đồng thời là sự ra đời của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (1/10/1949) khiến cho hệ thống xã hội chủ nghĩa
  5. thế giới được mở rộng, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Việc nước Trung Hoa ra đời ảnh hưởng tích cực đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Đây là điều kiện thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam thắt chặt mối quan hệ hữu hảo giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà trước hết là với Trung Quốc láng giềng. b. Thành tựu ngoại giao: Năm 1950 nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với CHND Trung Hoa (18/1/1950), Liên Xô (30/1/1950), sau đó là hàng loạt các nước dân chủ nhân dân khác như CHĐCN Triều Tiên (31/1/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), Cộng hòa dân chủ Đức (2/2/1950), Rumani (3/2/1950), BaLan(4/2/1950), Hungary(4/2/1950), Bungari (8/2/1950), Anbani(13/3/1950) Nắm bắt tình hình, phân tích chính xác lợi thế cũng như nhu cầu của cách mạng ta kết hợp với sự nhanh nhạy, khả năng đánh giá tình hình, Đảng ta đã chớp lấy điều kiện chín muồi, lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước.Việc thiết lập thành công mối quan hệ với các nước đã có những tác động nhất định đối với nước ta trong suốt cuộc kháng chiến cũng như sau này. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC 1. Tác động tích cực của việc Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc: 1.1. Việt Nam nhận được viện trợ: Việt Nam trong giai đoạn này nhận được viện trợ chủ yếu từ hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc a. Sự viện trợ của Trung Quốc: Trong những năm 50, Trung Quốc chủ yếu tập trung giúp nước ta những vũ khí nhẹ và quân trang quân dụng vốn là thế mạnh của mình. Ngoài ra Trung Quốc còn phối hợp với Liên Xô để vừa trung chuyển hàng viện trợ, vừa kết hợp đào tạo quân đội giúp sức cho chiến trường Việt Nam. Số lượng vũ khí nặng như xe tăng tàu thuỷ, máy bay là không lớn song sự viện trợ này là đúng lúc đúng nơi, chính vào thời điểm đất nước ta dốc toàn lực đánh Mỹ nên đã phát huy hiệu quả cao. b. Sự viện trợ của Liên Xô Theo số liệu thống kê của Việt Nam, từ tháng 5/1950 – 6/1954 Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ (súng, đạn, lương thực, hàng quân y, quân trang…) với tổng trị giá khoảng 340 triệu rúp. Năm 1955, Liên Xô tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 90 triệu rup, và cho vay thêm 160 triệu rúp. Đến năm 1959, Liên Xô cho nước ta vay 100 triệu rup tín dụng ưu đãi để hoàn thành kế hoạch 3 năm . Đồng thời Liên Xô còn viện trợ những mặt hàng khác có ý nghĩa chiến lược về quân sự, kinh tế, văn hoá.. giúp Việt Nam đào tạo cán bộ xây dựng đất nước. Sự viện trợ của Liên Xô là một nhân tố có ý nghĩ quan trọng với cách mạng Việt Nam. Sự xuất hiện của các vũ khí hiện đại có uy lực mạnh, đã góp phần đưa cách mạng Việt nam nhanh chóng đi đến thành công. Bởi với trang thiết bị mà Việt Nam có thể tự lo liệu thì cuộc chiến có lẽ sẽ dài hơn rất nhiều và cùng với nó là sự hi sinh mất mát của những con người Việt Nam. 1.2. Sự ủng hộ của quốc tế : Việc thiết lập được quan hệ ngoại giao hàng loạt những nước dân chủ mới, được các nước này công nhận đã đánh dấu một mốc ngoại giao cực lớn năm 1950, thể hiện sự thành công bước đầu và một sự chuyển mình vĩ đại trong ngoại giao cũng như mở rộng giao lưu quốc tế để bạn bè quốc tế hiểu mình và ủng hộ mình trong cuộc kháng chiến vệ
  6. quốc đầy gian khổ với thực dân Pháp. Đó chính là một nút thắt mở. Nó phá bỏ được thế cô lập suốt thời kỳ “trứng nước” đầy khó khăn (1945 – 1950). Việt Nam trở thành thành viên trong khối XHCN, như lời Bác Hồ nói: “… Ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu dân chống đế quốc. Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này” Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phe XHCN, Việt Nam trở thành tiêu điểm của phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á. Ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mianma …, lập các cục thông tin ở Bangkok và Rangun. Các nước ở khối chủ nghĩa xã hội thì không chỉ đấu tranh, kêu gọi thiết lập hòa bình ở Việt Nam mà còn viện trợ rất nhiều quân tư trang, nhu yếu phẩm cho Việt Nam đánh Pháp. Trước kia do chưa hiểu rõ Việt Nam, chưa có cái nhìn chính xác về cuộc chiến vệ quốc ở Việt Nam mà bạn bè, cộng đồng quốc tế còn “ngoảnh mặt” với Việt Nam. Nhưng sau khi mở rộng quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã chứng tỏ cho thế giới thấy được thiện chí hòa bình của mình và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ đòi chấm dứt chiến tranh. Chúng ta còn kêu gọi được sự ủng hộ của chính Đảng cộng sản Pháp, phong trào tiến bộ ở Pháp và lay động tấm lòng yêu hòa bình của nhân dân Pháp. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp phát triển mạnh, biểu tình, đình công rầm rộ, thậm chí có người còn nằm trên đường ngăn không cho tàu chở vũ khí và quân trang sang Đông Dương. Mặt khác, nhân dân ở các nước đế quốc khác cũng xiết chặt vòng tay đấu tranh đòi hòa bình. Bên cạnh đó, ở các nước thuộc địa của Pháp phong trào biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam cũng lên cao. Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ngoại trưởng Indonesia kêu gọi ngừng bắn ở Đông Dương. 1.3. Nâng cao vị thế: a. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở thành thành viên phe XHCN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) đã quyết định đưa Việt Nam DCCH ngả hẳn theo phe XHCN. Việc VNDCCH thiết lập được quan hệ ngoại giao với nhiều nước lớn và các nước của phe XHCN đã giúp chúng ta mở rộng địa bàn hoạt động quốc tế, có mối liên hệ chặt chẽ với các Đảng Cộng sản trên thế giới như Đảng cộng sản Pháp, Nga... tạo cho Việt Nam nhiều thuận lợi: Việt Nam lúc này đã thoát khỏi thế cô lập và đã có vị thế mới trên trường quốc tế. VN DCCH tham gia vào hội nghị Genève để có thể nói lên tiếng nói chính nghĩa của mình. Từ ngày 8/5 - 19/6/1954, các bên tham gia đàm phán tại hội nghị Genève đều được trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và vấn đề Đông Dương, tuy nhiên chỉ có lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lập trường 9 điểm của Pháp được Hội nghị nhất trí lấy làm cơ sở thảo luận. Điều này cho thấy uy tín của VN DCCH đã ngang tầm với cả cường quốc Pháp lúc bấy giờ, và thực tế chúng ta còn trên tầm thực dân Pháp bởi chúng ta bước vào bàn đàm phán trong tư thế của người chiến thắng. b. Vị thế trên Hội nghị Genève Hiệp định Genève buộc thực dân Pháp đã phải chấm dứt sự nô dịch ở Việt Nam cũng như trên toàn bán đảo Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, làm cơ sở cho đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam. Mặt khác, chúng ta đã được các nước trên thế giới công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo cơ sở pháp lí để nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự can thiệp của đế quốc Mĩ trong suốt 21 năm tiếp theo. Đây là thắng lợi, dấu mốc quan trọng trong lịch sử một nước nhỏ đánh thắng 1 đế quốc lớn, là lần đầu tiên
  7. các nhà ngoại giao Việt Nam được tham gia một hội nghị quốc tế đa phương, trực tiếp đàm phán với các nước lớn, trong sự phối hợp với các nước XHCN với tư cách là một thành viên của cộng đồng các nước XHCN và dân chủ nhân dân. 2. Tác động tiêu cực 2.1. Việc Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên Xô – Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ đẩy nhanh việc can thiệp sâu hơn vào Việt Nam – Đông Dương a. Nguyên nhân của việc Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương Hiệp định đình chiến tháng 7/1953 được kí kết ở Bàn Môn Điếm đã tạm kết thúc chiến tranh ở Triều tiên, điểm nóng của chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản đế quốc và XHCN lúc này chuyển từ Triều Tiên sang Đông Dương. Rõ ràng là cuộc chiến tranh Việt Nam lúc này đã tiến triển vượt khỏi khuôn khổ kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp để trở thành điểm nóng nổi bật đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và XHCN Thực chất Mỹ đã quan tâm sâu sắc đến Đông Dương ngay từ đầu những năm 1940, song chưa nhảy vào vì còn kẹt Pháp. Thế cho nên, cái gọi là “thuyết đôminô” - sợ rằng cộng sản sẽ lan theo “dây chuyền” chỉ là một cái cớ che đậy ý muốn nắm Đông Dương và châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Việc ta tuyên bố đứng vào hàng ngũ cộng sản là một đòn mạnh giáng vào Pháp – Mỹ và rõ ràng là Mỹ sẽ không dễ dàng bỏ qua và sẽ nhanh chóng thúc đẩy việc can thiệp vào Đông Dương, kéo dài cuộc chiến ở Đông Dương. b. Hậu quả của việc Mĩ can thiệp: Mĩ can thiệp đã khiến nước ta đã phải ký kết một hiệp định Genève với nhiều thua thiệt, và có cả những bất lợi về sau, trong quá trình thi hành hiệp định: • Sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền: Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Đối với Việt Nam, đây là sự chia cắt khiến cho việc thống nhất đất nước ta mãi tới 1975 sau mới thực hiện được • 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung, thế nhưng quân địch rút đi đã phá hoại và giết hại rất nhiều nhân dân và chiến sĩ cộng sản • Mỹ có điều kiện để lập chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam (chính quyền Nguỵ luôn tìm cách chọc phá cách mạng miền Nam Việt Nam), để khi có điều kiện sẽ hất cẳng Pháp, nhảy vào cuộc chiến tranh Việt Nam. 2.2. Phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô,Trung Quốc. Chịu sức ép từ bên ngoài (Liên - xô, Trung Quốc) trong việc thực hiện đường lối chiến lược cũng như bị chi phối bởi mâu thuẫn Xô-Trung: a. Mâu thuẫn Xô-Trung: Tại đại hội XX Đảng Cộng Sản Liên Xô, Khơ-rút-sốp phát động phong trào phê phán “tệ sùng bái cá nhân Stalin” và chủ trương “cùng tồn tại hoà bình” với các nước TBCN, không tham khảo ý kiến các đảng anh em khác và không được sự đồng tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất đồng quan điểm gay gắt thêm vào cuối thập kỉ 50 bằng những cuộc tranh luận không ngừng về lý luận giữa Mát-xcơ- va và Bắc Kinh. Mao Trạch Đông nhấn mạnh việc xây dựng CNXH theo mô hình của Trung Quốc và khẳng định tư tưởng của Lê nin rằng “chiến tranh là không thể tránh khỏi với các nước đế quốc”; Trong khi Khơ-rút-sốp muốn áp đặt mô hình xây dựng CNXH kiểu Liên Xô và chủ trương “cùng tồn tại hoà bình với các nước đế quốc”.
  8. Ngoài ra mâu thuẫn Xô – Trung còn gay gắt ở vấn đề biên giới, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương và đảo Kim Môn, Mã Tổ, ở Viễn Đông, vấn đề chế tạo bom nguyên tử của Trung Quốc... b. Việt Nam bị ảnh hưởng của mâu thuẫn: Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Nhật Bản cũng nhiều lần đề nghị với Trung Quốc lập mặt trận quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ nhưng cũng bị Trung Quốc cương quyết bác bỏ. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc kiên quyết không hợp tác và cố tình tách khỏi Liên Xô, để làm suy yếu hơn nữa ảnh hưởng của Liên Xô trong phong trào cộng sản thế giới và phong trào giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh mâu thuẫn Xô – Trung, Việt Nam bị đặt trong tình thế “đi trên dây”, nếu mất thăng bằng về bên nào đó sẽ bị phía còn lại phản ứng. Hơn nữa, Mỹ lại thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt, ra sức lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung để cô lập và làm suy yếu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta. Cụ thể là đã mưu đồ triển khai cuộc “chiến tranh bóp nghẹt” từ xa, làm cho Việt Nam không còn khả năng nhận được sự ủng hộ, chi viện quốc tế thoả đáng, phải đi đến sự tự lụi tàn. c. Việt Nam bị phụ thuộc: Với việc nhận viện trợ chủ yếu từ Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam thực chất bị phụ thuộc rất nhiều. Nếu không có những viện trợ ấy, chắc chắn cuộc chiến ở Việt Nam còn kéo dài và gian nan hơn nhiều nữa. Và cùng với việc nhận viện trợ, Việt Nam bị phụ thuộc trên bàn đàm phán ở Hội nghị Gienève, phải kí hiệp định với nhiều thua thiệt do các nước lớn đã thoả thuận trước. Việc phụ thuộc cũng là do tính toán trước trong chính sách của cả Trung Quốc và Liên Xô d. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Liên Xô Trung Quốc: Sự giúp đỡ của Trung Quốc đã tăng dần theo thời gian. Có một số lí do giải thích cho sự giúp đỡ này: Sự leo thang chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở miền Nam bắt đầu có nguy cơ mở rộng ra miền Bắc, uy hiếp trực tiếp đến an ninh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, thông qua những hoạt động đối ngoại và ủng hộ Việt Nam, Mao Trạch Đông mong muốn củng cố vị trí và uy tín của mình trong ĐCS và đông đảo nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam gắn liền với sự rạn nứt trong quan hệ Xô – Trung nảy sinh từ 1956, Trung Quốc muốn chứng tỏ mình là nước XHCN đích thực có thể giúp đỡ Việt Nam một cách có hiệu quả và còn muốn chứng tỏ vị trí tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc thế giới thứ ba. Như vậy, thông qua việc giúp đỡ Việt Nam, Trung Quốc mong muốn thực hiện được cùng một lúc cả 2 mục tiêu là đối nội và đối ngoại. Liên Xô: Mặc dù giúp đỡ Việt Nam nhưng Liên Xô vẫn không muốn “hi sinh” chiến lược hoà dịu của họ trong quan hệ với Mỹ. Liên Xô sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu cần thiết của Việt Nam nhằm chống lại sự tấn công ngày một mở rộng và ác liệt của đế quốc Mỹ, mong muốn thực hiện đàm phán để chấm dứt cuộc chiến hơn là ngày một dấn sâu vào cuộc chiến tranh đó. Nói cho cùng, Liên Xô mong muốn thông qua cuộc chiến tranh này thực hiện những mục đích đối ngoại có tính toàn cầu, chiến lược của mình. Tóm lại, từ khi ta thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc, các đường lối chiến lược, chính sách đối ngoại của ta đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ bên ngoài. Thông qua các hình thức viện trợ cả Xô và Trung đã tác động lên đường lối, chính sách của ta theo hướng phục vụ lợi ích của hai nước này.
  9. e. Chính sách đối ngoại của nước ta Kiên định đoàn kết với Liên Xô và Trung Quốc với sách lược có lý có tình, trên tinh thần quốc tế chân chính và vì lợi ích lâu dài, biết phát huy mặt mạnh, mặt tích cực của từng nước để thu hẹp chỗ còn khác nhau, mặt còn hạn chế trong quan hệ giữa ta và bạn. Cuối cùng, kết quả nước ta đạt được là Ngoại giao của ta đã góp phần duy trì, củng cố quan hệ đoàn kết hợp tác với cả Liên Xô và Trung Quốc, khéo léo trong đường lối ngoại giao để duy trì sự viện trở từ cả hai bên. 2.3. Khu biệt hóa quan hệ đối ngoại song đã vô hình quốc tế hóa cuộc chiến Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền chủ động và tự quyết dân tộc Trước khi tuyên bố theo CNXH, các nước đế quốc chỉ băn khoăn không biết chúng ta là chủ nghĩa cộng sản hay chỉ là chủ nghĩa dân tộc. Chính vì thế, họ cũng có những động thái giúp chúng ta ở một số mặt nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng với chúng ta, lôi kéo đồng minh. Mỹ trong giai đoạn này cũng đã hứa giúp Việt Nam trong việc hòa hoãn với Pháp. Về phía Việt Nam, ta cũng đã tranh thủ và lợi dụng điều này để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trả lời cho câu hỏi phỏng vấn của phóng viên nước ngoài “Vì sao có người tin rằng Chính phủ Việt Nam là Chính phủ cộng sản?”, Bác nói: “Tuyên truyền của thực dân phản động Pháp nhất là Đô đốc Đácgiăngliơ, đã lần lượt đặt cho chúng tôi là cộng sản, phát xít, đế quốc, thân Nhật, bài ngoại, v.v.. Điều đó không có gì đáng lạ, vì họ không ưa chúng tôi, song tôi chắc rằng nhân sĩ thế giới không ai tin họ; một là vì Chính phủ Việt Nam gồm đủ các đảng, các phái và các nhân sĩ không đảng phái, hai là chính sách của Việt Nam rất rõ rệt: cốt làm cho nước Việt Nam thống nhất và độc lập, làm cho dân tộc được tự do và khỏi khổ, khỏi dốt.(…)” .“Quốc kỳ Việt Nam có hai ý nghĩa, màu đỏ thì quốc kỳ nhiều nước khác đều có, không cần giải thích (…) Ngay sau khi Hồ Chủ tịch tuyên bố rõ quan điểm đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới” , chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ mới lần lượt chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta. Tuy đã được các nước XHCN anh em công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, ngược lại, chúng ta đã tự cô lập mình với các nước đế quốc thân Mỹ như Anh, … và không còn có thể tranh thủ sự ủng hộ của họ trong một số vấn đề như trước kia nữa. Nói cách khác, chính ta đã tạo điều kiện cho Mỹ thuận lợi xen vào cuộc chiến giữa ta và Mỹ khi lấy tư tưởng giai cấp làm trọng tâm, ta đã phải nhận một trách nhiệm nặng nề hơn so với cái mà ta đáng lẽ ra phải thực hiện, đó là giải phóng dân tộc. Truman lên làm tổng thống sau khi Roosevelt qua đời và đã đề xuất học thuyết Truman, dựa trên chính sách ngăn chặn và được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 22/5/1947. Học thuyết này nêu rõ “Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho bất cứ nước tự do nào đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa cộng sản”. Khi VNDCCH tuyên bố theo cộng sản, thành lập Đảng Lao động – Đảng vô sản của dân tộc Việt Nam; đồng nghĩa với việc ta đã tự đặt mình trở thành đối tượng của học thuyết Truman. Đối với Mỹ, đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã đứng ra cáng đáng toàn bộ chi phí của cuộc chiến. Về phương diện quốc tế, đây là cuộc chiến tranh nóng trong lòng chiến tranh lạnh. Việt Nam đã trở thành nơi thử sức mạnh của hai bên thông qua hình thức viện trợ kinh tế, giúp
  10. đỡ chuyên gia, trực tiếp đưa quân đến (đối với miền Nam). Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta đã không còn đơn thuần là cuộc đối đầu giữa ta và Pháp nữa. Từ những năm 50 trở đi, nó trở thành một phần của chiến tranh lạnh, với miền Bắc là phe XHCN, miền Nam là phe tư bản chủ nghĩa; và sự tham gia của nhiều nước đồng minh thuộc hai phe nói trên. KẾT LUẬN Tóm lại những năm 50, Việt Nam đã khắc phục được tình trạng ngờ vực của khối XHCN, thiết lập được quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia của phe XHCN, tận dụng được nhiều ưu thế như nhận được tiện trợ về quân sự, về kinh tế, có được sự ủng hộ của quốc tế cả về chính trị và ngoại giao, nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, có được ưu thế trên bàn đàm phán hội nghị Genéva. Thế nhưng việc chúng ta ngả hẳn theo phe XHCN cũng khiến cho Việt Nam lâm vào thế đối chọi gay gắt với phe TBCN, khiến cho Mỹ lợi dụng can thiệp sâu hơn vào nội bộ của Đông Dương, thêm nữa là việc nhận viện trợ của các nước cũng khiến cho nước ta bị phụ thuộc và bị chi phối bởi các nước viện trợ trong các vấn đề của dường lối đối ngoại, và ngoài ra việc chúng ta là thành viên của phe XHCN, thì các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp chỉ phát triển trong phạm vi khối, chúng ta đã mất hẳn sự trợ giúp từ các nước đế quốc như lúc trước đã giành được. Việc ý thức hệ đã ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chiến tranh tại Việt Nam. Chúng ta đã gắn cuộc chiến giải phóng dân tộc với cuộc chiến của một hệ thống các dân tộc bị áp bức, của một hệ thống đấu tranh toàn thế giới. Tuy đó một phần là tốt, là đồng lòng hiệp lực với các dân tộc áp bức khác nhưng cũng khiến cho chiến trường Việt Nam đã nóng nay lại càng nóng thêm. Như vậy việc Việt Nam kết nối vòng tay ngoại giao với Trung Quốc, Liên xô và các nước XHCN anh em thì vừa có những thuận lợi vừa phải đối mặt với các bất lợi không thể tránh khỏi. Tuy nhiên phần lợi ích vẫn là nhiều bởi đó là sự lựa chọn một mất một còn vì vận mệnh dân tộc. Nếu chúng ta những người hoạch định chính sách của đất nước thời kì ấy thì chắc chúng ta cũng phải chịu hi sinh mặt này để có thể có những lợi ích mặt khác.
nguon tai.lieu . vn