Xem mẫu

z

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC
Bộ môn Giải Phẫu - Sinh Lý
----------

TIỂU LUẬN
Đề tài:
Sự vận hành của hệ tiêu hóa:
 Đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
 Đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.

 Giảng viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Đỗ.
 Lớp 17K3D9 - Nhóm sinh viên:
1. Thân Việt Hoàng - 17K3D.0482
2. Trần Mạnh Hùng - 17K3D.0449
3. Vũ Khánh Huy - 17K3D.0470
4. Mạch Kim Long - 17K3D.0457
5. Nguyễn Trần Chiến Thắng - 17K3D.0453

TP.HCM, Tháng 11/ 2017
NĂM HỌC 2017 - 2018
0

1

LỜI MỞ ĐẦU
Bạn có thể ăn những thực phẩm đắt nhất, tốt nhất từng có trên thế
gian này mà vẫn bị bệnh tật hay sức khỏe kém. Làm sao có thể như vậy
được? Một yếu tố cực kỳ quan trọng là sự tiêu hóa. Nếu bạn không thể phân
tách và hấp thụ những gì bạn ăn, bạn chỉ tiêu tốn tiền mua thức ăn mà thôi.
Tồi tệ hơn nữa, bạn đang tạo ra những hỗn hợp ứ đọng, lên men và độc hại
trong hệ thống tiêu hóa có thể làm rối loạn mọi cơ quan và hệ thống khác
trong cơ thể bạn.
Ðể hấp thu và sử dụng được các chất dinh dưỡng quan trọng từ thức
ăn, cơ thể phải biến chúng thành những chất có cấu tạo đơn giản. Ðó là
nhiệm vụ của hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa còn đảm nhận nhiệm vụ hấp thu các sản phẩm tiêu hóa
qua niêm mạc ruột để vào máu, đồng thời đào thải các chất cặn bã không
cần thiết ra bên ngoài cơ thể.

HỆ TIÊU HÓA CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI SỰ SỐNG CÒN CỦA CƠ THỂ.

“Chúng ta cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt
động của hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa đã vận
hành ra sao để đưa các chất dinh dưỡng đi
nuôi cơ thể. Đồng thời cũng đào thải các
chất cặn bã ra ngoài môi trường.”

2

I. Nhắc lại giải phẫu hệ tiêu hóa.
Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
- Miệng
- Hầu
- Thực quản
- Dạ dày
- Ruột non (tá tràng, hỗng
tràng, hồi tràng)
- Ruột già (manh tràng, đại
tràng lên, đại tràng ngang, đại
tràng xuống, đại tràng sigma, trực
tràng và ống hậu môn)

- Tuyến nước bọt
- Tuyến tụy nội
tiết/ ngoại tiết
- Hệ thống bài tiết
và vận chuyển mật
(gan, ống mật, túi
mật).
- Các tuyến ở niêm
mạc đường tiêu hóa.

II. Sơ lược lại chức năng/nhiệm vụ của hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hoá có chức năng thu nhận nước, thức ăn từ môi trường vào cơ
thể và đảm nhận các chức năng:
+ Tiêu hóa thức ăn.
+ Hấp thu các sản phẩm tiêu hóa qua niêm mạc ruột để vào máu.
+ Đào thải các chất cặn bã.

Thức
ăn

Ống tiêu hóa

Được
nghiền
nát/Còn
phức tạp

Men tiêu hóa/Tuyến tiêu hóa

Chất
đơn
giản

Hấp
thu vào
máu

Cung cấp năng lượng cho
cơ thể

 Trong quá trình tiêu hóa diễn ra 3 hiện tượng:

3

 Cơ học.
 Hóa học.
 Hấp thu.

III. Cơ chế vận hành của hệ tiêu hóa.

1. Quá trình tiêu hóa ở miệng và thực quản.
a. Hiện tượng cơ học.
Tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với enzym, tránh trầy
niêm mạc, dễ nuốt thức ăn (tạo thành viên nuốt).

NHAI

Phá vỡ lớp vỏ cellulose của rau và trái cây.

Là hành động tự ý, nhưng được điều
khiển bởi trung tâm phản xạ trong
cuống não.

Giai đoạn miệng: Tự ý.

Giai đoạn hầu: Phản xạ.

NUỐT
Giai đoạn thực quản: sóng nhu động.
+ Nhu động nguyên phát.
+ Nhu động thứ phát.

Đẩy thức ăn từ
miệng xuống dạ
dày. Khi nuốt
lưỡi gà đóng
đường lên mũi,
sụn nắp đậy
đường vào thanh
quản, làn sóng
ngu động thực
quản đẩy viên
thức ăn xuống dạ
dày.

Trào ngược thực quản: giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới
=> viêm, loét, hẹp.

Một số
bệnh lý
liên quan
đến hoạt
động cơ
học

Phì đại thực quản: tăng trương lực cơ thắt thực
quản dưới => thức ăn tích tụ, phần thực quản dưới
giãn rộng.

Co thắt thực quản lan tỏa: Phần dưới thực quản co thắt kéo dài
=> đau sau khi nuốt.

4

b. Hiện tượng hóa học/bài tiết.
Nước bọt:
* Thành phần:
- Amylase (tiêu hóa tinh bột).
- Nhầy (bôi trơn, bảo vệ niêm mạc).
- Chất điện giải (K+ và HCO3- cao, Na+ và Cl- thấp).
- ph kiềm (môi trường cho amylase).
* Bài tiết:
- Enzym amylase: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi.
- Nhầy: tuyến ở miệng và lưỡi, tuyến dưới hàm tuyến dưới lưỡi.
* Chức năng:
- Bôi trơn thức ăn.
- Amylase: tiêu hóa tinh bột => maltose, dextrin.
- Vệ sinh răng miệng: rửa mảng bám thức ăn, là chất kháng khuẩn
(lysozym, lactoferrin, globulin,…).
- Trung hòa axit: bởi HCO3- (trào ngược, vi khuẩn,...).
- Làm môi và lưỡi dễ dàng cử động => giúp cho sự nói.
Tóm lại, chức năng cơ bản nhất của nước bọt là chuyển hóa tinh bột chín
thành đường mantose/nhờ men amylase.

Hoạt động hóa học/bài tiết tại thực quản:
* Liên quan đến chất nhầy:
- Đoạn trên: bôi trơn tránh trầy niêm mạc.
- Đoạn dưới: bảo vệ tránh tấn công bởi dịch dạ dày trào ngược.

c. Hấp thu:
Ở miệng chưa có hiện tượng hấp thu cơ bản, một số chất đơn giản có
thể thẩm thấu qua niêm mạc miệng để vào máu.

Cơ học: thức ăn được nghiền nhỏ trộn với nước bọt => viên nuốt
mềm, trơn => được lưỡi đẩy xuống hầu và thực quản, và theo các
nhu động xuống dạ dày.
KẾT
QUẢ

Hóa học: dưới tác dụng của men amylase, một số tinh bột được
phân hủy thành đường maltose. Do đó, khi ăn chất bột nếu nhai kỹ
sẽ thấy vị ngọt.

nguon tai.lieu . vn