Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH GVHD: LÊ ĐẮC ANH KHIÊM Lớp: 42K02.2 ­ CLC CHỦ ĐỀ  PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CP VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG Nhóm 8: 1. Nguyễn Quang Huy 2. Nguyễn Trần Phương Nga 3. Lý Thị Thanh Ngân 4. Nguyễn Trọng Hiệp 1
  2.                                     Đà  Nẵng,04/2019 Mục lục 2
  3. Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng 1. Tổng quan về công ty: 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1 Giới thiệu công ty: Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng Tên giao dịch quốc tế :Da Nang Building Material VICEM Joint Stock Company Tên viết tắt: COXIVA Trụ sở chính: Số 15, Lê Hồng Phong, TP Đà Nẵng Điện thoại: (84­0236) 382 2832/ 356 2509 Fax: (84­0236) 382 2338/ 383 4984 Website: http://www.coxiva.com.vn Email: coxiva@dng.vnn.vn Mã số thuế: 0400101820 Giấy chứng nhận ĐKKD số  3203001458 do Sở  Kế  hoạch Đầu tư  thành phố  Đà  Nẵng cấp ngày 01 tháng 06 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 12/06/2008,  đăng ký thay đổi lần thứ  hai vào ngày 18/6/2010, đăng ký thay đổi lần thứ  ba vào ngày   14/10/2011, lần thay đổi thứ tư vào ngày 09/11/2011, lần thay đổi thứ năm vào năm 2012,   lần thay đổi thứ sáu vào ngày 06/06/2013, lần thay đổi thứ bảy vào ngày 05/05/2014, lần   thay đổi thứ tám vào ngày 10/06/2015, lần thay đổi thứ chín vào ngày 02/08/2016. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty: a. Những sự kiện quan trọng: Công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng tiền thân là Công ty Vật tư xây  dựng số 2. Được thành lập theo quyết định số  503/BXD­TCCB ngày 28/10/1975 của Bộ  Xây dựng. Đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, được Bộ xây Dựng giao nhiệm vụ: ­ Cung ứng xi măng cho các tỉnh miền Trung theo chỉ tiêu nhà nước. ­ Sản xuất vật liệu xây dựng. ­ Khảo sát và thiết kế các công trình vật liệu xây dựng. ­ Đào tạo công nhân ngành sản xuất VLXD cung cấp nhân lực cho công ty và miền  Trung. 3
  4. Đến năm 1979 công ty được đổi tên và thành lập Nhà máy gạch ngói Quảng Đà ­   trực thuộc Bộ xây Dựng theo quyết định số 417/BXD­TCCB ngày 07/04/1979 của Bộ xây   dựng.  Năm 1981 được Bộ  xây Dựng đổi tên: Xí nghiệp liên hợp gạch ngói miền Trung –  Trung bộ  và đặt tên là : Xí nghiệp liên hợp gạch ngói số  2 trực thuộc Bộ  xây Dựng.   Được thành lập theo quyết định số 82/BXD­TCCB ngày 21/01/1981.  Năm 1984 được đổi tên : Xí nghiệp liên hợp cung ứng và sản xuất VLXD gọi tắt là  Xí nghiệp liên hợp VLXD số  2 – Trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết   định số 1470/BXD­TCCB ngày 30/10/1984 của Bộ Xây Dựng.  Năm 1990 Xí nghiệp liên hợp VLXD số  2 được chuyển giao trực thuộc Liên hiệp  các xí nghiệp xi măng Việt Nam. Theo quyết định số 871/BXD­TCLĐ ngày 10/12/1990.  Năm 1993 : Bộ  xây Dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp : Xí nghiệp liên  hợp VLXD số 2 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng – Bộ xây dựng. Theo quyết   định số  020A/BXD­TCLĐ ngày 12/02/1993. Tháng 9/1993 được Bộ  xây Dựng đổi tên   thành Công ty xi măng VLXD Đà Nẵng trực thuộc Liên hợp các Xí nghiệp xi măng Việt  Nam theo Quyết định số 446/BXD­TCLD ngày 30/09/1993. Tháng 7 năm 1996 Công ty được bổ sung tên gọi chính thức là Công ty xi măng Vật   liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam theo quyết  định số 662/BXDTCLĐ ngày 29/07/1996.  Thực hiện chủ  trương đổi mới và sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngày   24/11/2006 Bộ  Trưởng Bộ  Xây Dựng đã ra Quyết định số  1615/QĐ ­ BXD về  việc cổ  phần hóa Công ty Xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/06/2007 theo   giấy phép đăng ký kinh doanh số  3203001458 do Sở  Kế hoạch và Đầu tư  Đà nẵng cấp   ngày 01/06/2007, đăng ký thay đổi lần thứ  nhất vào ngày 12/6/2008 và đăng ký thay đổi   lần thứ hai vào ngày 18/6/2010. Ngày 24/01/2008 Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ  Chí Minh có Quyết định   số: 16/QĐ­ SGDHCM về  việc chấp thuận đăng ký niêm yết cổ  phiếu Công ty cổ  phần   Xi măng Vật liệu Xây dựng Xây lắp Đà Nẵng trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố  Hồ  Chí Minh. Mã chứng khoán: DXV, Số  lượng cổ  phiếu niêm yết là: 9.900.000 cổ  phiếu với tổng giá trị là 99.000.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu).  Một số thành tích mà COXIVA đã đạt được:  4
  5. ­ Năm 1998 được Bộ Xây Dựng tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm   1998. ­ Năm 1999 được Bộ Xây Dựng tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm   1999  ­ Năm 1992 được Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam  thưởng Huân chương lao động hạng 3 “ Vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt   động sản xuất kinh doanh từ 1986­1991”. ­ Năm 1993 được Bộ Xây Dựng tặng bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm 1993. ­ Năm 1995 được Chính Phủ tặng bằng khen vì “ đã có nhiều thành tích trong công tác  sản xuất kinh doanh từ năm 1989 – 1994”. ­ Năm 2002 được Bộ lao động Thương binh và Xã hội tặng bằng khen vì đã có thành  tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa từ năm 1997 ­2001” ­ Năm 2004 được Uỷ ban ND Thành phố Đà Nẵng tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. ­ Năm 2004 được Chính Phủ  tặng cờ  thi đua “ Đơn vị  dẫn đầu trong phong trào thi  đua năm 2004”. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty hiện nay là :  ­ Sản xuất kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng và các chủng loại vật liệu  xây dựng khác ; ­ Sản xuất vỏ bao xi măng, bao bì các loại ;  ­ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng ; ­ Kinh doanh và kinh doanh XNK vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng ; ­ Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và đường thủy ;  ­ Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng ;  Hoạt động của công ty hiện nay chủ yếu là kinh doanh xi măng, kinh doanh sắt thép,  sản xuất và kinh doanh các loại VLXD như gạch nung tuynen, các loại bao bì PP, KP. Cùng với sự  phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xi măng tại địa bàn Công ty kinh   doanh từ  Đà Nẵng trở  vào đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên tăng cao, với kinh   nghiệm hàng chục năm kinh doanh xi măng và các loại VLXD, hiện nay Công ty đang  kinh doanh xi măng và các loại VLXD như gạch nung tuynen, các loại bao bì có hiệu quả.  5
  6. Với hệ thống các nhà phân phối sẵn có rộng khắp, có nhiều năm gắn bó với Công   ty, ngoài việc kinh doanh xi măng, Công ty đang triển khai mạnh việc kinh doanh sắt thép   để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay tại Tp Đà Nẵng, Công ty đã có hai cơ sở tại 15 Lê Hồng Phong, 255 Phan   Châu Trinh, đây là những vị  trí đắc địa tại thành phố  Đà Nẵng, cùng với sự  phát triển   năng động của thành phố, với lợi thế của các vị  trí trên và khả  năng tài chính của mình,   công ty đang có kế  hoạch kinh doanh bất động sản và liên kết, liên doanh để  khai thác  triệt để các lợi thế hiện có.  Ngoài Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng được đầu trang thiết bị hiện đại  của Áo, công suất 25 triệu vỏ bao/năm, Xí nghiệp gạch An Hoà với lò nung gạch tuynen   công suất 30 triệu viên quy tiêu chuẩn 01 năm, Công ty đã hoàn thành việc đầu tư lò nung   tuynen tại nhà máy gạch Lai Nghi với công suất 15 triệu viên. 1.3 Vị thế công ty: Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng là đơn thành viên thuộc Tổng  công ty xi măng Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ  chính là kinh doanh các loại xi  măng của Tổng công ty trên thị trường Miền Trung và Tây Nguyên, là đơn vị chủ lực của   Tổng công ty về kinh doanh xi măng tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Công ty kinh doanh các vật liệu xây dựng như gạch nung, đá ốp Granit, vỏ bao XM.   Hiện tại, thị phần phân phối xi măng của Công ty chiếm khoảng 45% tại khu vực Miền  Trung và Tây Nguyên. Công ty hiện có một xí nghiệp sản xuất vỏ  bao xi măng Đà Nẵng có công suất 25  triệu vỏ  bao/năm, xí nghiệp gạch An Hòa với lò nung gạch Tuynen công suất 30 triệu   viên/năm, lò nung Tuynen tại nhà máy gạch Lai Nghi có công suất 15 triệu viên/năm. 1.4 Triển vọng công ty: ­ Công ty sở hữu hệ thống phân phối ở hầu hết các tỉnh miền Trung. ­ Công ty nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Tổng công ty và các đơn vị thành viên trong   tổng công ty. ­ Công ty hiện có một xí nghiệp sản xuất vỏ  bao xi măng Đà Nẵng có công suất 25  triệu vỏ  bao/năm, xí nghiệp gạch An Hòa với lò nung gạch Tuynen công suất 30  triệu viên/năm, lò nung Tuynen tại nhà máy gạch Lai Nghi có công suất 15 triệu   viên/năm. 6
  7. 2 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong: 2.1 Mô hình tổ chức của công ty: BAN QUẢN TRỊ CÔNG TY: * Hội đồng quản trị: – Ông: Doãn Nam Khánh (Chủ tịch) – Ông: Trần Văn Khôi (Ủy viên) – Ông: Đinh Ngọc Châu (Ủy viên) – Ông: Lê Kế Tích (Ủy viên – Ông: Nguyễn Hữu Vỹ (Ủy viên) * Ban kiểm soát: – Bà: Nguyễn Thị Thu Hằng (Trưởng ban) – Bà: Nguyễn Phương Lan (Ủy viên) – Ông: Trần Minh Hoàng (Uỷ viên) * Ban Giám đốc:  – Ông: Trần Văn Khôi (Giám đốc Công ty) – Ông: Lê Kế Tích (Phó Giám đốc Công ty) *Kế toán trưởng: –Ông: Đinh Ngọc Châu 2.2 Chiến lược phát triển và đầu tư: ­ Duy trì và phát triển thị trường truyền thống: Thị trường Tây Nguyên 7
  8. ­ Giữ  vững vị  thế  là doanh nghiệp kinh doanh xi măng hàng đầu của khu vực Tây   Nguyên với mạng lưới phân phối rộng khắp ­ Đầu tư  mở  rộng sản xuất sản phẩm bao dán PE, tăng cường mở  rộng thị  trường  sản phẩm vỏ bao KPK, KP nhằm nâng cao sản lượng lên trên 25 triệu sản phẩm. ­ Tập trung  vào  các  sản phẩm  chính:  Xi  măng  VICEM,  vật liệu xây dựng  (gạch  tuynen, bao bì...) và kinh doanh bất động sản 2.3 Các khoản đầu tư lớn: ­ Dự án nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp tại địa bàn Quảng Nam với quy  mô đầu tư giai đoạn đầu là 200.000m3/năm và có thể mở rộng quy mô lên 400.000   m3/năm với tổng mức đầu tư dự kiến 200­300 tỷ đồng. ­ Dự  án gạch không nung (gạch xi măng cốt liệu) công suất 10 triệu viên/năm tại Xí   nghiệp gạch Tuynel Lai Nghi với chi phí đầu tư dự kiến 4 tỉ đồng. DỰ ÁN ĐẦU TƯ HIỆN TẠI: ­ Đầu tư  Dự  án dây chuyền sản xuất vỏ  bao PP dán đáy tại Xí nghiệp sản xuất vỏ  bao Đà Nẵng. 2.4 Năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm: *Lĩnh vực kinh doanh: ­ Kinh doanh các loại xi măng VICEM PCB30, PCB40, PC 40 của các Công ty trực   thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam như: Vicem Hoàng Thạch,  Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hải Vân .. ­ Sản xuất các loại vỏ  bao xi măng KP, KPK, PP trên dây chuyền thiết bị  hiện đại   của hãng STARLINGER (Áo). ­ Gạch đất sét nung sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, ép đùn gạch có hút chân không,  sấy nung trong lò tuynel. ­ Dịch vụ vận tải ôtô chuyên chở xi măng cho khách hàng. ­ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng. ­ Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng và kho bãi. ­ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng. *Sản phẩm: Vỏ bao xi măng, gạch nung Tuynel, xi măng Vincem. 8
  9. Với công nghệ  sản xuất tiên tiến, chất lượng sản phẩm được kiểm tra chặt chẽ  qua từng công đoạn từ  tạo sợi, dệt, tráng màng, tạo  ống đến may thành phẩm tạo nên   sản phẩm đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm. 2.5 Thương hiệu  của công ty Vincem: 2.6 Năng lực tài chính: Nhóm ngành: VLXD tổng hợp             Vốn điều lệ: 99,000,000,000 đồng KL CP đang niêm yết: 9,900,000 cp KL CP đang lưu hành: 9,900,000 cp Tính đến ngày 09/01/2019, cổ đông nhà nước ( TCT Công nghiệp Xi Măng Việt Nam  ) chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất (65.81%) trong cơ cấu sở hữu. Thấp nhất là các tổ chức   nước ngoài 0.16%; Tổ chức trong nước chiếm 0.22%; Cá nhân nước ngoài 0.21% và cuối   cùng là cá nhân trong nước chiếm 33.61%. 3 Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài 3.1 Môi trường vĩ mô 3.1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị   ổn định cao. Điều  này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ  đó tạo niềm tin cho các nhà đầu   tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất.  Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ  sung ngày càng hoàn thiện, cơ  chế  thông  thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư  và phát triển. Đây là sự  thuận lợi đối với  ngành cũng như là cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.  Việc ban hành luật đầu tư  đã tạo môi trường đầu tư  bình đẳng giữa nhà đầu tư  trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nên cũng góp phần gia tăng đầu tư  vào thành phố  Cần Thơ. Mặt khác  Ủy ban nhân dân thành phố  Cần Thơ  đã tích cực chỉ  đạo tập trung   9
  10. thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đầu mối tại Sở Kế  hoạch và Đầu tư (theo quyết định số 77/2006/QĐ­ UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của  Ủy ban nhân dân thành phố  Cần Thơ  về  việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký   kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Giấy chứng nhận đăng ký thuế  theo   cơ  chế  “một cửa liên thông” tại Sở  Kế  hoạch và Đầu tư) trong các lĩnh vực liên quan  đến việc thành lập doanh nghiệp nhằm phục vụ cho doanh nghiệp sớm tham gia vào thị  trường.  Hơn thế nữa ngành vật liệu xây dựng là ngành mà sự biến động của nó có thể  liên   quan đến các ngành khác vì nó là nền tảng của mọi ngành. Cho nên có rất nhiều chính   sách – pháp luật của chính phủ ban hành có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty như  là chính sách điều chỉnh giá nguyên vật liệu, các quyết định của Bộ Thương Mại về việc   ban hành Quy chế đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, các quy chế về việc xây dựng các   công trình, Quyết định của Thủ  Tướng Chính phủ  về  việc ban hành Quy chế  quản lý   kinh doanh vật liệu xây dựng.  Ở  đây ta chỉ  quan tâm đến các chính sách và quyết định   của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vật   liệu xây dựng Vicem Đà Nẵng như:  Thứ nhất: Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ  tướng Chính phủ  (số  09/BC­BCT),   trong đó nêu rõ: “Đoàn kiểm tra chưa phát hiện được doanh nghiệp nào găm hàng với   khối lượng lớn (tới hàng vạn tấn) đợi tăng giá cao để trục lợi làm ảnh hưởng đến giá cả  các mặt hàng xây dựng đặc biệt là thép luôn có hiện tượng tăng giá  ảo trong thời gian  gần đây. Bên cạnh đó là các cơ  quan chức năng phối hợp với các doanh nghiệp kinh  doanh vật liệu xây dựng kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giá bán tại các hệ thống   phân phối, tiêu thụ ….  Thứ hai: Nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi liên kết độc quyền nâng giá bán   các sản phẩm vật liệu xây dựng, Văn phòng Chính phủ đã có “Công văn số 1609/VPCP­ KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc tăng cường quản  lý kinh doanh vật liệu xây dựng” đặc biệt ngành thép là ngành dễ biến động do còn phụ  thuộc vào thị  trường thế  giới (có hơn 50% phôi thép của Việt Nam phải nhập khẩu từ  nước ngoài).  Hai Công văn trên là điều kiện vô cùng thuận lợi đối với ngành kinh doanh vật liệu   xây dựng nói chung và là cơ hội rất lớn, rất thuận lợi đối với Công ty cổ phần vật liệu   xây dựng  Vicem Đà Nẵng nói riêng vì hai Công văn này làm chuyển đổi hình thức kinh   doanh vật liệu xây dựng từ “thị trường mua bán tự chủ quản lý theo cơ chế có lợi nhuận   là trên hết sang hình thức thành lập hệ thống mua bán công bằng điều tiết cân bằng giá   bán”. Hai quyết định này cũng quy định cụ thể, rõ ràng về  việc mua bán hay đầu cơ  để  trục lợi làm nâng giá bán sản phẩm cho nên giúp Công ty có thể tránh được những kiểu  10
  11. cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường đồng thời cũng giúp Công ty hoạt động thuận   lợi hơn.  Nhìn chung các quyết định từ chính sách của nhà nước đưa ra nhằm tạo điều kiện  cho các doanh nghiệp mua bán một cách bình đẳng, công bằng cùng có lợi. 3.1.2 Yếu tố kinh tế Với những chính sách và hướng đi đúng đắn, nền kinh tế  Việt Nam đã phát triển  mạnh, đã tạo được nhiều thành tựu nổi bật, ngoại trừ năm 2008 do tình hình kinh tế suy   thoái trên toàn thế giới và nước ta không tránh khỏi tình hình chung đó do vậy tốc độ tăng   trưởng GDP năm 2008 chỉ là 6,23% thấp hơn nhiều so với năm 2007 và năm 2006, cụ thể  là năm 2006 GDP đạt 8,2%, năm 2007 GDP đạt 8,44%. Bên cạnh đó thì tình hình lạm phát nước ta đang diễn biến phức tạp, năm 2006 tỷ lệ  lạm phát là 6,8%, năm 2007 tỷ lệ này là 12,63% lần đầu tiên trong thập kỷ mức lạm phát   vượt qua hai con số. Do tình hình kinh tế  khủng hoảng nên tỷ  lệ  này  ở  năm 2008 là   19,89%.  Lạm phát cao cộng với tốc độ GDP không ổn định làm giảm sức mua của người có   thu nhập, và làm tăng bất bình đẳng thu nhập. Đây là một đe dọa đối với ngành nói chung  và công ty nói riêng. Công ty cần có những dự  đoán chính xác và phù hợp để  có những  biện pháp đối phó kịp thời không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công   ty. Hiện nay lãi suất ngân hàng ở nước ta đang ở mức thấp chỉ riêng năm 2008 do kinh tế  suy thoái kéo theo ngân hàng tăng lãi suất cho vay cao nhưng đã giảm xuống rất thấp vào  những tháng đầu năm 2009 do các gói kích cầu kinh tế của chính phủ. Đây là cơ  hội để  các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ. 3.1.3 Yếu tố công nghệ Trong thời gian gần đây, khoa học công nghệ  phát triển rất nhanh và mạnh, chính  điều này đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc trước kia nhất là trong quản lý  ví dụ như hệ thống thanh toán. Sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, các công ty có   thể  nhận đơn đặt hàng, giao hàng và thanh toán không cần đến giấy tờ  ghi sổ. Sự  phát   triển của các công nghệ này đã và sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho công việc kinh doanh cho   không chỉ công ty nói riêng mà cho cả ngành nói chung. Là đơn vị kinh doanh nên công ty   cũng chịu  ảnh hưởng của các tác động về  mặt công nghệ  đối với hoạt động của mình.   Với xu thế phát triển như  hiện nay và tương lai thì các tiến bộ  về khoa học công nghệ  thật sự sẽ hữu ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của công ty. Hiện tại công ty có  những công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bao gồm: máy vi tính, điện thoại, máy   fax, máy in và mạng internet dùng để  cập nhật những tin tức, thông tin liên quan đến   công việc hàng ngày. 11
  12. Đối với công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp chứa amiăng  nói chung sẽ phải chuyển giao công nghệ sản xuất mới không sử dụng amiăng trong sản   xuất mà thay vào đó là sử dụng sợi PVA. Tổng giá trị  của dây chuyền, thiết bị  là 1,5 tỷ  đồng, ước tính giá thành của tấm lợp không amiăng cao hơn khoảng 20% so với tấm lợp  amiăng – ximăng. Tấm lợp không sử dụng amiăng được sản xuất trên hai cụm thiết bị:   chuẩn bị  nguyên vật liệu và xeo. Xeo được hiểu là công đoạn tách nước khỏi hỗn hợp   ximăng, bột giấy, PVA và phụ gia để tạo thành các tấm lợp thành phẩm.  Như  vậy nhu cầu cấp thiết trong thời gian sắp tới là phải thay đổi công nghệ  sản  xuất nhằm đáp  ứng nhu cầu sẽ  rất lớn khi Nhà nước cấm sử  dụng amiăng trong sản  xuất tấm lợp trong tương lai, giống như phần lớn các nước Châu Âu đã làm, đồng thời  để  phù hợp với sự  phát triển của thị  trường. Điều này đòi hỏi một khoản kinh phí khá   lớn cho việc đầu tư công nghệ mới này. 3.1.4 Yếu tố xã hội­ văn hóa Miền Trung là vùng tập trung đông dân cư, nền văn hoá xã hội mang đặc trưng nền  văn hoá nông nghiệp lâu đời. Bên cạnh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có   cơ cấu dân số trẻ do đó nhu cầu về xây dựng nhà ở là rất cao tuy nhiên nhu cầu này cũng  rất biến động tùy thuộc vào tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Đồng thời vùng này cũng  đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế.   Do đó nhiều công trình trọng điểm sẽ  được xây dựng, vì thế  công ty cần có kế  hoạch   mua hàng và kế hoạch dự trữ thích hợp để đáp kịp thời ứng nhu cầu của khách hàng.  3.1.5 Yếu tố quốc tế Sau hơn 2 năm trở  thành thành viên của Tổ  chức thương mại thế  giới (WTO) thì  môi trường kinh doanh quốc tế đã tác động mạnh vào nước ta theo chiều sâu lẫn chiều   rộng cũng như  tạo thêm cơ  hội để  nền kinh tế  nước ta hội nhập vào nền kinh tế  thế  giới. Việt Nam cam kết sẽ mở cửa các sản phẩm nhạy cảm như sắt, thép, ximăng ... sau  3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ trở  nên gay gắt hơn. Đây là đe dọa   cho ngành kinh doanh vật liệu xây dựng trong đó công ty cổ  phần vật liệu xây dưng  Motilen Cần Thơ không phải là ngoại lệ. Gia nhập WTO có nghĩa là mở rộng thị trường kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển,  tạo điều kiện tối đa cho việc kinh doanh thương mại. Đây là cơ hội lớn mà công ty cần   tận dụng để có sự phát triển vượt bậc.  Gia nhập WTO sẽ làm cho nước ta chuyển đổi từ  lối sống chậm chạp bó hẹp với  liên kết xã hội thấp, dấu  ấn của nền sản xuất nhỏ sang lối sống công nghiệp hiện đại,   đề  cao tính năng động, trách nhiêm kèm với lợi ích cá nhân. Đây là đe dọa đối với công  ty. Công ty cần có sự thay đổi trong tư duy, thói quen và phong cách làm việc, quản lý.  12
  13. Hơn nữa nó còn thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, đổi mới bộ  máy của Nhà   nước và bộ  máy của các doanh nghiệp. Công ty cần có sự  thay đổi trong bộ  máy lãnh   đạo, cơ cấu lại tổ chức để hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự thay đổi này sẽ gây ra  những mất  ổn định trong nội bộ  doanh nghiệp. WTO tác động đến môi trường đầu tư  của nước ta, đến việc phát triển cơ sở hạ tầng vì cơ sở hạ tầng là vấn đề  lớn thúc đẩy   kinh tế phát triển khi gia nhập WTO. Vì khi đầu tư thì các nhà đầu tư cũng muốn có cơ  sở hạ tầng tốt. Đây là cơ hội lớn cho ngành cũng như cho công ty để tranh thủ cơ hội làm  ăn kinh doanh khi nhu cầu xây dựng tăng lên. WTO tác động đến chất lượng lao động và môi trường lao động. Đây cũng là sức ép  lớn không chỉ đối với ngành mà đối với cả  công ty. Công ty phải luôn duy trì và làm tốt  hơn nữa chính sách nhân sự của mình cũng như cải thiện môi trường làm việc ngày càng  tốt hơn để có thể giữ chân được nhân viên giỏi đồng thời thu hút những nhân tài về làm  việc cho công ty. 3.2 Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối  với các doanh nghiệp, quyết độ tính chất và mức độ cạnh tranh của công ty. Có 5 yếu tố  cơ bản tác động đến công ty như sau: ­ Đối thủ cạnh tranh ­ ­ Khách hàng sử dụng sản phẩm ­ ­ Nhà cung cấp cho công ty ­ Các đối thủ tiềm ẩn trong ngành ­ Các sản phẩm thay thế 3.2.1  Đối thủ cạnh tranh Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả  các yêu cầu của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp được   biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài  chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, hệ thống thông tin,… Tuy nhiên, để  đánh giá năng   lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng   lực cạnh tranh của những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ở đây ta phân tích các đối thủ:   Công ty CP Viglacera, Công ty Cổ phần Phú Tài, Công ty Cổ  phần Khoáng sản và Xây   dựng Bình Dương. 13
  14. 3.2.2 Phân tích yếu tố khách hàng, người mua Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Vicem là một công ty chuyên về  sản xuất vật   liệu xây dựng nên nhóm khách hàng hướng tới là các ban ngành­ tập thể­ doanh nghiệp  thuộc nhà nước nhất là có nhu cầu xây dựng. Công ty có thể đáp ứng yêu cầu của khách   hàng khá tốt từ khâu tư vấn, bán hàng,… Để  tiếp cận được lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng này thì phải biết rõ  được khách hàng của chúng ta là ai? Và họ muốn gì? Những khách hàng này sẽ là yếu tố  quyết định đến khả năng sinh lợi của công ty. Hiện nay nhu cầu xây dựng các công trình giao thông để nâng cao chất lượng về cơ  sở hạ tầng ngày càng lớn, nhất là Đà Nẵng, hiện nay bộ GTVT đang tiến hành mở hàng  loạt các gói thầu sửa chữa – xây dựng quốc lộ  và hàng loạt các công trình khác, đây là  một thị trường khả thi cho cho doanh nghiệp với đa dạng nhóm khách hàng.  Nhóm khách hàng mục tiêu chính là Sở  giao thông công chính, Ban quản lí dự  án,   các tổng công ty xây dựng ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Yêu cầu về  chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố  quyết định đến khách hàng lựa   chọn doanh nghiệp. Do vậy để thu hút khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài   chế  độ  chăm sóc khách hàng tốt, công ty xác địng chất lượng và giá thành sản phẩm là  những nhân tố cạnh tranh quan trọng nhất.  Thị trường mà doanh nghiệp hướng tới là xây dựng các công trình về giao thông –  thủy lợi. 3.2.3 Các yếu tố nhà cung ứng Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với thành viên trong nhóm  ngành này bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó   công ty cổ phần VLXD Vicem Đà Nẵng cần phải có một chiến lược mua hợp lí.  + Sức mua ổn định và sức cạnh tranh của nhà cung cấp + Sự phân bổ hàng mua của nhà cung cấp đạt yêu cầu + Sự hình thành sức mạnh tối đa với những nhà cung cấp được chọn Công ty có nhiều nhà cung  ứng với nhiều lĩnh vực: vật tư, máy móc thiết bị, nhân  lực và tài chính. Để  không phụ  thuộc vào nhà cung  ứng   thì công ty nên mua hàng từ  nhiều nhà cung cấp, tuy nhiên nếu mua hàng từ  quá nhiều nhà cung cấp sẽ  không tận  dụng được sức mạnh mặc cả của công ty.  14
  15. 3.2.4  Đối thủ tiềm ẩn Đối thủ  tiềm  ẩn của các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên ngành nhưng có thể  ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ  tiềm  ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ  tới  ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh  lợi, số lượng khách hàng, số doanh nghiệp trong ngành. + Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố  làm cho việc gia nhập vào một   ngành khó khăn và tốn kém hơn. Hiện   nay,   ngành   vật   liệu   xây   dựng   đang   rất   phát   triển.   Cuộc   cách   mạng   công   nghiệp hóa­ hiện đại hóa bùng nổ, các chính sách đô thị  hóa, nông thôn mới ngày càng  nhiều vì thế  cơ  sở  hạ  tầng của được nâng cao, ngoài ra có rất nhiều tuyến đường cao   tốc đã và chuẩn bị thi công,… cho nên đây là cơ hội cho ngành vật liệu xây dựng. Điều  này, cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành. Tuy nhiên để tồn tại  ở ngành này cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp vì chi phí tài chính khi gia nhập  là cao vì phải đầu tư vào máy móc, cơ sở hạ tầng, quảng cáo,…  Ngoài ra, cũng có nhiều  công ty có tên tuổi, chỗ  đứng  ổn định trong lòng khách hàng nên để  cạnh tranh với các   công ty đó thì doanh nghiêp mới vào ngành cần phải có chiến lược marketing tốt, chất   lượng sản tốt có gì nổi trội hơn để thu hút được nhiều khách hàng. Đặc trưng hóa sản phẩm: các doanh nghiệp có đặc trưng về  thương hiệu và sự  trung thành của khách hàng nhờ  chất lượng sản phẩm, uy tín với khách hàng, dịch vu   chăm sóc khách hàng hoặc có trách nhiệm với cộng đồng. Đặc trưng hóa tạo ra một hàng  rào gia nhập bằng cách buộc kẻ  mới đến phải đầu tư  mạnh mẽ  để  thay đổi sự  trung   thành của khách hàng.  Vì vậy, công ty cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kĩ để  có thể  đưa ra những chiến   lược cụ thể có thể giúp cho công ty cạnh tranh lại các đối thủ đó. 3.2.5 Các sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thõa mãn nhu cầu   tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản   phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào   nữa là các nhân tố  về  giá, chất lượng, các yếu tố  khác của môi trường như  vắn hóa,  chính trị, công nghệ cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa sản phẩm. Khả năng tạo ra sản phẩm thay thế phải dựa vào nghiên cứu và phát triển công ty,  phát triển công nghệ, sản xuất, khả năng khác biệt hóa sản phẩm, … 15
  16. 2. Phân tích thông số: 4 Khả năng thanh toán 4.1 Khả năng thanh toán hiện thời Thông số khả năng thanh toán hiện  thời của Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây   dựng Đà Nẵng: Khả   năng  Tài   sản   ngắn  Bình   quân  Nợ ngắn hạn thanh   toán  hạn ngành hiện thời 2014 159441220482 83560767630 1.91 1.70 2015 132143214642 49161578526 2.69 1.89 2016 154426244935 63955960197 2.41 2.07 2017 142287795764 42223689466 3.37 2.75 2018 141276391931 43512277303 3.25 2.09 Nhận  xét:  Nhìn chung Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng có khả  năng  thanh toán hiện thời biến động qua các năm và luôn cao hơn so với bình quân ngành. - Giai đoạn 2014 – 2016: Con số biến động theo xu hướng tăng chủ yếu là do sự biến  động tăng giảm nợ ngắn hạn  và tài sản ngắn hạn. Có thể thấy nợ  ngắn hạn của   công ty đã giảm dần trong khi tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy mức độ trả  nợ cao, và công ty được đảm bảo về mặt thanh khoản. - Giai đoạn 2016 – 2018: Con số  này tăng vọt chủ  yếu là do nợ  ngắn  hạn tiếp tục   giảm, trong khi tài sản ngắn hạn vẫn duy trì  ở  mức   ổn định (không thay  đổi  nhiều), cho thấy công ty đang hoạt động tốt, phát triển mạnh… Nhận định chung: Công ty có khả  năng thanh toán hiện thời rất tốt (5 năm đều  ở  mức cao hơn trung bình ngành), doanh nghiệp có đầy đủ  nguồn lực để  thực hiện các  nghĩa vụ với các khoản nợ ngắn hạn. Trong hai năm cuối con số này tăng cao vượt trội  16
  17. so với trung bình ngành cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tốt hơn so với  nhiều đối thủ khác trong ngành. 4.2 Khả năng thanh toán nhanh Thông số  khả  năng thanh toán nhanh của Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu Xây   dựng Đà Nẵng: Khả  năng  Bình  Tài   sản   ngắn  Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn thanh  quân  hạn toán  nghành nhanh 2014 159441220482 27504615718 83560767630 1.6 1.20 2015 132143214642 38044647296 49161578526 1.9 1.27 2016 154426244935 27343858115 63955960197 2.0 1.06 2017 142287795764 26777414953 42223689466 2.7 1.99 2018 141276391931 35169143888 43512277303 2.4 1.44 Nhận xét: Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng có khả  năng thanh toán  nhanh tăng vượt bình quân ngành qua các năm: ­ Giai đoạn 2014 – 2017: Con số này tăng nhanh mặc dù tải sản ngắn hạn giảm nhưng  nợ ngắn hạn giảm, hàng tồn kho biến động nhưng ở xu hướng giảm. ­ Giai đoạn 2017 – 2018: Con số này giảm mạnh theo xu hướng ngành, nguyên nhân là  do nợ ngắn hạn và hàng tồn kho đều tăng, tài sản ngắn hạng giảm nhẹ. Nhận định chung: đa phần công ty có khả năng thanh toán nhanh duy trì ở mức cao  và  ổn đinh, vượt trội so với trung bình ngành (>bình quân ngành). Tóm lại so sánh khả  năng thanh toán hiện thời và khả  năng than toán nhanh của công ty với bình quân ngành  cho thấy công ty có dấu hiệu rất tốt về khả năng thanh toán. 17
  18. 4.3 Vòng quay phải thu khách hàng Vòng quay phải thu khách hàng =  Thông số  vòng quay phải thu khách hàng của Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu   Xây dựng Đà Nẵng: Phải   thu  Vòng   quay  Tổng   doanh  Bình   quân  khách   hàng  phải   thu  thu ngành bình quân khách hàng 2014 697826767878 92722788314 7.53 8.28 2015 541496176233 72657800957 7.45 9.03 2016 481149876211 67046932165 7.18 9.27 2017 303970169441 73940390228 4.11 8.34 2018 337941730636 74700841156 4.52 7.4 Nhận xét: Chỉ số vòng quay phải thu khách hàng của công ty ở mức thấp hơn so với bình quân   ngành và có xu hướng giảm dần. ­ Giai đoạn 2014 ­2017: Chỉ số này giảm cực mạnh, do tổng doanh thu giảm mạnh, và   phải thu khách hàng chỉ giảm ở mức thấp. Điều này cho thấy có thể doanh thu bán  hàng và cung cấp dịch vụ  giảm, công ty đang gặp khó khăn nên thu hẹp quy mô   sản xuất, hàng hóa của công ty không cạnh tranh được với đối thủ  và sản phẩm  không đáp  ứng được thị  hiếu  người tiêu dùng. Qua đó nhận thấy rằng khả  năng   thu hồi vốn của doanh nghiệp ngày càng giảm đi, có thể  nói doanh nghiệp đang   nới lỏng hơn với việc thu nợ  từ  khách hàng, cũng như  tránh trường hợp mất đi  khách hàng về tay đối thủ cạnh tranh. ­ Giai đoạn 2017 – 2018: Chỉ  số  này tăng nhẹ  là do tổng doanh thu tăng. Có thể  do   doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên, hoạt động kinh doanh của công  ty có tiến triển mạnh, các khoản nợ từ khách hàng giảm đi, công ty giảm thiểu bán  chịu cho khách hàng. Vòng quay phải thu tăng cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp  18
  19. được khách hàng trả  nợ càng nhanh, có thể  đang áp dụng chính sách thặt chặt tín  dụng để đảm bảo nguồn vốn của công ty. Nhận định chung: So với bình quân ngành thì Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu   Xây dựng Đà Nẵng có tốc độ chuyển hóa chậm hơn so với ngành, đây là điều không thể  chấp nhận được. Điều này có thể cho thấy dấu hiệu của chính sách thu hồi nợ lỏng lẻo  và nhiều khách hàng vẫn chưa thanh toán nợ cho công ty. 4.4 Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân =  Thông số  vòng quay phải thu khách hàng của Công ty Cổ  phần VICEM Vật liệu   Xây dựng Đà Nẵng: Vòng   quay   phải  Kỳ   thu   tiền  Bình   quân  thu khách hàng bình quân ngành 2014 7.53 48.50 44.08 2015 7.45 48.98 40.42 2016 7.18 50.86 39.37 2017 4.11 88.79 43.75 2018 4.52 80.68 49.32 Nhận xét: Nhìn chung, kỳ thu tiền bình quân trong cả giai đoạn biến đồng theo xu hướng tăng  và vượt xa so với bình quân ngành. ­ Giai đoạn 2014 ­ 2016: kỳ thu tiền bình quân trong giai đoạn này có xu hướng tăng  nhẹ  ( tăng 2.36), bởi vì vòng quay phải thu khách hàng giảm, có nghĩa là tỷ  lệ  khách hàng trả nợ cho công ty thấp, công ty có thể đã gai hạn thêm số ngày trả nợ  cho khách hàng. Điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng, tuy nhiên dẫn đến công ty   sẽ  có một số  lượng khách hàng trả  nợ  không đúng hạn,  ảnh hưởng đến nguồn  vốn cũng như các công việc đầu tư khác của công ty. 19
  20. ­ Giai đoạn 2016 – 2018: chỉ  số  này biến động theo hướng tăng mạnh, năm 2016 –   2017 tăng 37.93 và năm 2017 – 2018 chỉ giảm nhẹ 8.11, do vòng quay phải thu khách  hàng giảm mạnh, có nghĩa là có số lượng lớn khách hàng chưa trả nợ cho công ty,   công ty chưa làm tốt về siết chặt chính sách tín dụng, chưa thực hiện tốt khả năng   thu nợ  từ  khách hàng dẫn đến kỳ  thu tiên kéo dài. Điều này đồng nghĩa với việc   công ty sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn và các hoạt động đầu tư khác. Nhận định chung: So với ngành, thì công ty có thời gian thu hồi nợ  dài hạn, biểu  hiện sự chênh lệch về hiệu quả thu hồi phải thu khách hàng của công ty so với bình quân   ngành. Công ty không quản lý tốt công nợ của khách hàng. Điều này ảnh hưởng rất xấu   đến nguồn vốn của công ty và trong quá trình đâu tư, sản xuất. 4.5 Vòng quay hàng tồn kho Thông số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng  Đà Nẵng: Vòng  quay  Bình  Hàng   tồn   kho  Giá vốn hàng bán hàng  quân  trung bình tồn  ngành kho 2014 673048299281 26876262166 25.04 10.46 2015 500141299935 32774631507 15.26 8.51 2016 438193549250 32694252706 13.40 8.27 2017 272618379886 27060636534 10.07 7.37 2018 312778595706 30973279421 10.10 6.84 Nhận xét: Nhìn chung thông số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây  dựng Đà Nẵng có xu hướng giảm mạnh theo bình quân ngành. ­ Giai đoạn 2014 – 2015: Con số  này có sự  giảm mạnh (10.14 vòng) chủ  yếu là do   hàng tồn kho tăng lên, ngoài ra giá vồn hàng bán giảm xuống nhưng chỉ số này vẫn   20
nguon tai.lieu . vn