Xem mẫu

  1. KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Môn học KĨ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Đề tài XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI TRÙN QUẾ Thứ 7 Tiết 123 RD101 GVHD: THS. Lê Tấn Thanh Lâm Nhóm thực hiện Họ và tên MSSV Nguyễn Thị Thanh Tâm 14163233 Lê Thị Thùy Loan 14163134 Phạm Hữu Thái Sơn 14163227 Nguyễn Trƣơng Gia Hân 14163088 Huỳnh Minh Tuấn 14163305 Lê Nguyễn Đăng Khoa 14163116 Lê Hòa Phát 14163200 Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 1
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3 1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................. 4 1.3. Nội dung đề tài.................................................................................................................. 4 1.5. Phƣơng pháp thực hiện..................................................................................................... 4 1.6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.7. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài........................................................................... 5 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN......................................................................................................... 5 2.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÙN QUỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM5 2.2. SƠ LƢỢC VỀ TRÙN QUỀ............................................................................................... 6 2.3. ĐẶC TÍNH SINH HỌC, CẤU TẠO, SINH LÝ CỦA TRÙN QUẾ.................................... 7 2.3.1. Đặc tính sinh học........................................................................................................ 7 2.3.2. Đặc tính sinh lý........................................................................................................... 7 2.3.3 Tập tính ăn của trùn quế ............................................................................................. 7 2.3.4. Sinh sản và phát triển................................................................................................. 7 2.3.5. Thức ăn của trùn ........................................................................................................ 8 2.4 KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ ................................................................ 8 2.4.1 Kĩ thuật nuôi trùn quế................................................................................................. 8 2.4.2 Các mô hình nuôi trùn.............................................................................................. 11 2.5. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG KHÁC.............................................................. 13 2.5.1. Xử lý chất thải rắn................................................................................................... 13 2.5.2 Một số ứng dụng khác ............................................................................................... 14 CHƢƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 16 3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ................................................................. 16 3.2 Quy trình thực nghiệm ........................................................................................... 16 3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi .............................................................................................. 18 3.4. Kết quả sơ bộ .............................................................................................................. 18 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THU HOẠCH SAU 1 THÁNG ........................................................... 18 4.1. Lƣợng thức ăn trùn xử lý................................................................................................ 19 4.2. Kết quả thu trùn ............................................................................................................. 19 4.2 Đề xuất quy trình xử lý.................................................................................................... 20 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 22 1. Kết luận............................................................................................................................. 22 2. Kiến nghị........................................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 24 Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 2
  3. CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng khiến rác thải tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn so với các nƣớc khác trên Thế giới. Theo báo MTX (Môi trƣờng xanh), tính đến tháng 5/2015 thì trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh lƣợng rác thải là 12 triệu tấn/ngày. Dự kiến đến năm 2020, lƣợng rác thải phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lƣợng rác thải phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh,..Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý chất thải rắn ở nƣớc ta còn lạc hậu, chủ yếu là chôn lắp. Việc quản lý và xử lý rác thải chƣa hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm do nƣớc rỉ rác, gây ô nhiễm không khí bởi mùi hôi. Các bãi rác không hợp vệ sinh là môi trƣờng thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sản và phát triển. Rác thải không chỉ ảnh hƣởng đến môi trƣờng, mĩ quan mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời. Tuy nhiên, khoảng 1/3 tổng lƣợng rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể đƣợc chế biến thành phân ủ có chất lƣợng tốt nhất, đƣa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng. Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất, cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữ nƣớc đồng thời làm cho đất tiêu úng tốt. Nếu nhƣ loại chất thải này bị chôn lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽ phát tán vào không khí, nguồn nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng. Dùng trùn Quế để ủ phân là một phƣơng pháp ủ có thể dễ dàng đƣợc sử dụng ngay tại nhà . Xử lý rác thải hữu cơ bằng cách nuôi trùn là một công nghệ đơn giản, không đòi hỏi trình độ vận hành, quản lý hay trình độ kỹ thuật cao cũng nhƣ ít tốn chi phí so với những phƣơng pháp xử lý khác, lại thân thiện với môi trƣờng. Rác thải hữu cơ có thời gian phân hủy nhanh, công nghê này có thể làm giảm thời gian thu gom, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom, phân loại rác. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng xử lý chất hữu cơ của trùn Quế, và cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, và đó cũng là đề tài mà nhóm của chúng em sẽ thực hiện và báo cáo, đề tài “Kỹ thuật xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng trùn Quế”. Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 3
  4. 1.2. Mục tiêu đề tài Nghiên cứu khả năng tiêu thụ cải thảo, chuối và phân bò của trùn quế. Đánh giá thành phần dinh dƣỡng cơ bản của phân trùn sau thu hoạch. Tốc độ sinh trƣởng của trùn. 1.3. Nội dung đề tài Lƣợng thức ăn trên mỗi nghiệm thức trong quá trình nuôi. Theo dõi khối lƣợng trùn để đánh giá tốc độ sinh trƣởng. Theo dõi các điều kiện môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển của trùn: nhiệt độ, pH, độ ẩm, các sinh vật. Lƣợng thức ăn trên mỗi nghiệm thức trong quá trình nuôi. Theo dõi khối lƣợng trùn để đánh giá tốc độ sinh trƣởng. Theo dõi các điều kiện môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển của trùn: nhiệt độ, pH, độ ẩm, các sinh vật. 1.4. Phƣơng pháp thực hiện Nuôi thực nghiệm trên mô hình nuôi tại Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên. Tham khảo các tài liệu trên mạng, báo cáo đồ án khóa luận. Cân lƣợng trùn và sinh khối đầu vào trƣớc khi tiến hành nuôi và sau thu hoạch. Cân lƣợng thức ăn mỗi nghiệm thức trong suốt quá trình nuôi. Đánh giá cảm quan độ ẩm môi trƣờng nuôi, các sinh vật ảnh hƣởng đến đời sống môi trƣờng. Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ: Excel, word,.. 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng Do điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, thời gian nhóm chỉ nghiên cứu trên một đối tƣợng trùn quế trong môi trƣờng nuôi bắp cải, chuối và phân bò.  Phạm vi Thực hiện nghiên cứu trên mô hình tại Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Nguồn thức ăn cho trùn đƣợc lấy ở chợ Nông Sản Thủ Đức. Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 4
  5. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài  Ý nghĩa thực tiễn Xử lý đƣợc nguồn phế phẩm nông sản tránh gây ô nhiễm môi trƣờng, tận dụng đƣợc nguồn phân cung cấp cho nông nghiệp, lƣợng trùn khai thác đƣợc là nguồn thức ăn giàu chất dinh dƣỡng cho vật nuôi: gia cầm, thủy sản. Đây là mô hình chăn nuôi mới dễ áp dụng thực tế đem lại nguồn thu nhập ổn định cho ngƣời dân.  Ý nghĩa khoa học Hƣớng đi mới giúp xử lý nguồn phế phẩm nông nghiệp tại các vùng nông nghiệp. Hƣớng xử lý chất thải thân thiện với môi trƣờng. Điều kiện để mở rộng nghiên cứu với các nguồn phế phẩm khác. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÙN QUỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Chăn nuôi trùn quế công nghiệp khai sinh từ nƣớc Mỹ và phát triển nhất cũng ở nƣớc Mỹ. Chính Hugh Carter, là ngƣời đầu tiên nuôi trùn quế vào năm 1947 trong một chiếc quan tài cũ kỹ (khó mà tin nhƣng đó là sự thật). Sau 25 năm, Carter có thể cung cấp trùn cho tất cả các cửa hàng câu cá ở nƣớc Mỹ. Cuối năm 1976 doanh thu của hoạt động sản xuất kỳ lạ này vƣợt quá con số 4,5 tỷ Franc chỉ ở California. Nghề nuôi trùn đã nhanh chống chinh phục nhiều nhà chăn nuôi trên thế giới. Đến thập niên 80 các nhà khoa học Việt Nam mới thật sự nghiên cứu loài động vật quen thuộc này. Nhật Bản là nƣớc tiêu thụ trùn quế lớn, dùng trùn quế làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm, thức ăn cho thủy hải sản, gia súc và gia cầm. Đặc biệt là dùng thịt trùn làm bánh bích quy, dinh dƣỡng cho ngƣời, rất đƣợc ƣa chuộng. Một số nƣớc khác: Ở Italia: ngƣời ta dùng thịt trùn để làm pate Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 5
  6. Ở Mỹ: có nhiều món ăn đặc sản từ thịt trùn Ở Nam Triều Tiên: phổ biến món cháo trùn bổ dƣỡng, sau một ngày làm việc mệt nhọc hay ngƣời mới ốm dậy. Ở Việt Nam thạc sĩ y dƣợc Lê Thị Thu Hằng năm 1997 có đề tài nghiên cứu về giun đất để làm nguyên liệu bào chế thuốc rất nổi tiếng. Trên cơ sở nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trƣớc đó, năm 1999 hai nhà khoa học Dƣơng Thanh Liêm và Nguyễn Văn Bảy đã nghiên cứu thành công và đƣa vào thực tiễn sản xuất trùn quế từ phân chuồng và chất hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp để tạo nguồn protein động vật nuôi gà thả vƣờn (trong báo cáo sử dụng các biện pháp sinh học nhằm cải thiện chăn nuôi gia cầm …đề tài khoa học thuộc sở khoa học công nghệ và môi trƣờng TP.Hồ Chí Minh). Đã xây dựng đƣợc nhiều mô hình nuôi trùn khác nhau ở miền bắc và vùng Tây Nguyên, nhƣ nuôi vịt, cá kết hợp trùn quế ở Hƣng Yên; trồng cây ăn quả, nuôi trùn quế và nuôi cá ở Hà Nội; nuôi cá tầm kết hợp nuôi trùn quế ở Kon Tum, Đà Lạt,… Gia đình anh Trần Văn Đạt, xã Cộng Hòa, Tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh xây dựng mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Cơ sở trùn Quế số 1A, hẻm 29, đƣờng Trần Tử Bình, ấp Tân Định, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM của anh Nguyễn Văn Sang (0986633057). Trùn quế mang từ nƣớc ngoài về, đến nay đã đƣợc thuần dƣỡng và thích hợp với điều kiện sống ở Việt Nam. 2.2. SƠ LƢỢC VỀ TRÙN QUỀ Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae, ngành ruột khoang. Trùn quế là một trong những giống trùn đã đƣợc thuần hóa, nhập nội và đƣa vào nuôi công nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, thƣờng xuất hiện ở vùng nhiệt đới. Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 6
  7. 2.3. ĐẶC TÍNH SINH HỌC, CẤU TẠO, SINH LÝ CỦA TRÙN QUẾ 2.3.1. Đặc tính sinh học Trùn có kích thƣớc tƣơng đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10-15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang có thể đạt đến 0,1- 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chính, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Lƣợng thức ăn tƣơng đƣơng với trọng lƣợng cơ thể chúng. Chúng thải ra phân rất giàu chất dinh dƣỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhƣng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dƣỡng trong một khoảng thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có nhiều chất hữu cơ và có khả năng tái tạo đất tốt hơn các loại phân khác. 2.3.2. Đặc tính sinh lý Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn Quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC. Chúng thích hợp nhất với pH vào khỏang 7.0 – 7.5, nhƣng chúng có khả năng chịu đựng đƣợc pH khá rộng, từ 4 – 9. Trùn quế thích nghi với thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…).` 2.3.3 Tập tính ăn của trùn quế Trong tự nhiên trùn có thể sử dụng rất nhiều chất hữu cơ để làm thức ăn. Trong điều kiện không thuận lợi, chúng vẫn có thể lấy dinh dƣỡng từ trong đất làm thức ăn. Evans Guild (1948) nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn trên sự đẻ kén của trùn và thấy rằng trùn ăn thức ăn có phân động vật sẽ có nhiều kén hơn chỉ có chất hữu cơ và thực vật. 2.3.4. Sinh sản và phát triển Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tƣơng đối ổn định và có độ ẩm cao nhƣ điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 7
  8. từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm. Trùn quế là sinh vật lƣỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén đƣợc hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén Trùn di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trƣởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục. 2.3.5. Thức ăn của trùn Thức ăn của trùn chủ yếu là các chất hữu cơ không có độc tố, có độ pH thích hợp, có độ muối khoáng cao và đã đƣợc VSV phân giải nhƣ các loại phân gia súc, gia cầm, bã của các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, nhà máy làm giấy, các loại phế thải của nông sản, các cành lá mục, rau cải bỏ, …nhƣng lá các loại cây gia vị ( rau húng, rau quế, rau đắng…), lá các loại cây tinh dầu ( nhƣ lá chanh, lá cam, lá tràm bông vàng) điều có thể giết trùn hoặc làm trùn bỏ trốn. Đặc biệt trùn rất thích hợp với thức ăn ngọt và các vị tanh. Do vậy khi nuôi trùn phải chú ý đến thức ăn. Cho ăn các loại hoa quả dập nát và tƣới nƣớc tôm cá lên thức ăn sẽ làm tăng tính thèm ăn của trùn. Bùn cống rãnh đƣợc phơi khô là một trong những thức ăn có thể tốt nhất cho việc vỗ béo trùn. Bùn cống rãnh nên đƣợc phơi khô và đem ủ ít nhất một năm trƣớc khi sử dụng để phân giải những chất độc có trong bùn cống rãnh. 2.4 KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ 2.4.1 Kĩ thuật nuôi trùn quế  Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi trùn Luống trại nuôi trùn: Luống hoặc trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sáng chiếu trực tiếp, có nguồn nƣớc tƣới thƣờng xuyên, trung tính và sạch, cần thoát nhiệt, thoát nƣớc tốt. Bảo đảm các Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 8
  9. điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái, chuột). Chất nền: Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tƣơng đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài khoảng chịu đựng của Trùn, có thể là môi trƣờng sống tạm của Trùn khi gặp điều kiện bất lợi.  Phƣơng pháp làm nền Trƣớc hết chúng ta cho vào ô nuôi một lƣợng phân gia súc ủ kỹ với rơm rạ hay mùn cƣa làm chất nền. Chất nền là nơi tạm thời hay lâu dài để trùn trú ẩn, đồng thời làm thức ăn ban đầu cho trùn. Chất nền cần tơi xốp, giữ ẩm cao, không chua, không độc tố. Chúng ta có thể dùng phân bò, heo, gà, vịt, dê, thỏ… và các phụ phế phẩm của thực vật nhƣ rơm rạ, cây đậu, cỏ, lá cây…(cần dùng những cây không chứa tinh dầu và không có độc tố). Sau khi chọn đƣợc các loại phế phẩm kể trên, cần ủ cho hoai trƣớc khi cho vào ô nuôi làm nền. Tỷ lệ ủ nhƣ sau: 70% phân bò + 30% phụ phẩm thực vật hoặc 70% phân heo + 30% phụ phẩm thực vật hay 60% phân gà + 40% phụ phẩm thực vật. Các thứ kể trên cần xử lý chế phẩm vi sinh EM 1% phun đều vào đống để ủ thành từng lớp giúp cho phân mau hoai và diệt mầm bệnh, đống phân đƣợc đậy bằng tấm nilon hay tấm bạt. Thời gian ủ từ 10 – 15 ngày trở lên. Phƣơng pháp làm nền: Luân phiên nhau từ dƣới lên, cứ xếp một lớp thực vật dày khoảng 20cm thì đến một lớp phân gia súc dày 10cm, vừa xếp vừa tƣới nƣớc giữ độ ẩm 50 – 60% kết hợp với chế phẩm vi sinh EM, khi hố đầy dùng nilon phủ kín, dùng nọc tre nhọn có tiết diện 5,8 – 10cm xuyên một lỗ thủng từ đỉnh xuống đáy để làm chỗ tƣới nƣớc cho đống ủ. Sau 4 – 7 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên 70 – 800C, sau đó nhiệt độ hạ dần cần đảo đống ủ, khi sờ tay thấy không còn nóng là việc ủ đã hoàn thành. Nguyên liệu mới cần từ 30 – 45 ngày ủ, nguyên liệu đã mục thì chỉ cần từ 12 – 15 ngày. (Nguồn:http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=5061008353) Thức ăn: Thức ăn là chất thải hữu cơ ở dạng đang phân hủy (chủ yếu là phân), khi cho ăn có thể bố trí thức ăn thành những luống nhỏ xen kẽ nhau hoặc Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 9
  10. đổ thành từng cụm. Mỗi ngày, trùn ăn một lƣợng thức ăn bằng chính trọng lƣợng cơ thể trùn.. Sau đó tiếp tục cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp không còn thức ăn cũ. Chú ý không cho trùn ăn khi lƣợng thức ăn cũ còn quá nhiều, bởi vì điều đó làm cho trùn chỉ tập trung ăn và sống ở phía dƣới luống mà không lên trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản. (Nguồn: http://agriviet.com/nd/2500-kinh-nghiem-nuoi-trun-que). Cách ủ thức ăn: trƣớc khi ủ các nguyên liệu nhƣ các loại phân bò, phân ngựa, phân lợn, phải đƣợc tƣới nƣớc và làm tơi nát. Nếu dùng các loại phụ phẩm nông sản nhƣ: rơm rạ, thân cây đậu phụng, thân cây ngọ, các loại rau củ khác… thì phải băm nhỏ từ 6-9 cm, tƣới nƣớc và trộn đều rồi mới chất đóng ủ. Ở Nhật bản, ngƣời ta nghiên cứu thấy thức ăn và môi trƣờng sống tốt nhất của trùn gồm có: 50% (rơm rạ, giấy vụn…) cộng với 30% phân gia súc (heo, bò…) và 20% chất thải thực vật (vỏ chuối, rau cải…). Trộn lẫn các thứ trên, tƣới nƣớc và ủ kín trƣớc khi cho trùn ăn. Độ ẩm: Hàng ngày kiểm tra độ ẩm và tƣới bổ sung (nƣớc tƣới phải có pH trung tính, không nhiễm mặn và phèn). Độ ẩm thích hợp từ 60-70%; nhiệt độ thích hợp từ 17-26oC Thu hoạch: Có nhiều phƣơng pháp thu hoạch nhƣng nhử mồi là phƣơng pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn đƣợc 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lƣợt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dƣới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không đƣợc bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi nhƣ là sinh khối, và trùn sẽ đƣợc nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn. Bệnh của trùn: Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhầm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" nhƣ phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 10
  11. tƣợng nổi lên trên mặt luống và trƣờng dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trƣờng hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tƣới nƣớc lên luốn. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền, làm Trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tƣới nƣớc. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nƣớc rửa chén... vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp xúc. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái... là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại. 2.4.2 Các mô hình nuôi trùn Nuôi trong khay chậu: Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng đƣợc, mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền nhƣ các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô…Các thùng gỗ chỉ nên có kích thƣớc vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3m). Các dụng cụ nuôi nên đƣợc che mƣa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Ƣu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhƣợc điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lƣợng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho Trùn phải đƣợc chú ý cẩn thận hơn. Nuôi trên đồng ruộng có mái che: Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vƣờn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải. Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 11
  12. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che: phƣơng pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết Với phƣơng pháp này, ngƣời nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m, chiều dài thƣờng không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp: Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm là chủ động đƣợc điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhƣng tốn chi phí xây dựng. Cách thu hoạch trùn Có nhiều phƣơng pháp thu hoạch nhƣng nhử mồi là phƣơng pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn đƣợc 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lƣợt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dƣới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không đƣợc bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi nhƣ là sinh khối, và trùn sẽ đƣợc nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn. hình thức thu hoạch “cuống chiếu”. Lấy phần phân còn lại ta có đƣợc phân trùn. Trong trƣờng hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mƣa nhiều quá chúng ta không thể tách đƣợc trùn và phơi phân chúng ta có thể làm nhƣ sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ đƣợc đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe đƣợc mùi thức ăn mới và sẽ chui qua Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 12
  13. phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phan trun dễ dàng hơn. Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch đƣợc, nhƣng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 – 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg - 1kg/1m2/lần thu hoạch. Ƣu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác nhƣ: Gà, heo, ếch, cá… Trùn quế không cần tái đầu tƣ con giống nhƣng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch đƣơc. 2.5. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG KHÁC 2.5.1. Xử lý chất thải rắn Một nhóm khoa học tại TP.HCM đã thành công trong việc huấn luyện trùn đất ăn hết số mạt cƣa thải sau trồng nấm. Sản phẩm quá trình “tiêu hóa" của chúng trở thành phân bón sử dụng tốt trong nông nghiệp. Trong 8 loại trùn đang đƣợc thế giới nghiên cứu để đƣa vào nuôi công nghiệp, khó nhất là chọn ra loại có khả năng phân giải rác hữu cơ. Sau khi tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã "chấm" trùn Peryonyx excavatus (còn gọi là trùn đất hay trùn quế), thuộc vùng nhiệt đới, thích hợp để nuôi trong điều kiện khí hậu nƣớc ta. Đối với bà con ở các vùng ven nội ô và nơi có đông dân cƣ sinh sống, việc khử đi mùi hôi từ phần chất thải của đàn gia súc, gia cầm bây giờ hòan toàn không khó: Chỉ việc tập trung toàn bộ phần chất thải này lại nơi khô ráo, tránh mƣa và thả vào đây một lƣợng trùn quế thích hợp. Nhƣ vậy chỉ sau một thời gian ngắn, không những mùi hôi sẽ không còn mà bà con ta còn có đƣợc một lƣợng phân vi sinh 100%. Cách sử dụng phân trùn Cho sự nẩy mầm: Dùng 20 - 30% phân trùn trộn với đất, xem nhƣ một hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất đảm bảo cho cây phát triển không ngừng trong 3 tháng Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 13
  14. mà không cần bất cứ thức ăn nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao. Nhƣ là chất điều hòa chất: nếu bạn bỏ phân trùn và tƣới nƣớc thƣờng xuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã đƣợc cuốc lên, thì lớp đất này sẽ đƣợc cải tạo đáng kể (2000 - 2500kg/ha). Nhƣ là phân bón: Bỏ trực tiếp phân trùn quanh gốc cây (không gây hƣ hại cây nếu sử dụng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm hảo hạng và đạt năng suất cao. Nhƣ chất phân bón lỏng: Có thể pha trộn với nƣớc theo tỷ lệ 1/5, hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng nhƣ một loại phân bón hảo hạng và có khả năng kiểm soát sâu bọ khi phun trực tiếp vào thân, lá. Nhƣ là nhà cải tạo đất: Vì phân trùn chứa đựng hàng ngàn kén trùn/kg nên khi ta bón phân trùn vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén trùn sẽ nở ra và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta - mà chúng ta ai cũng biết nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn mầu mỡ và tơi xốp. 2.5.2 Một số ứng dụng khác Phân trùn: Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng nhƣ kén trùn rất giàu chất dinh dƣỡng, dễ hòa tan trong nƣớc, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân trùn không chỉ kích thích tăng trƣởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ. Phân trùn còn chứa các khoáng chất cho cây nhƣ: Nitrát, Photpho, Magne, Kali, Calci, Nitơ.... Đặc biệt là các khoáng chất này lại đƣợc cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp không nhƣ những lọai phân hữu cơ khác phải đƣợc phân hủy trong đất trƣớc khi cây hấp thụ. Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân trùn. Phân trùn làm gỉảm hàm lƣợng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ đƣợc. Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 14
  15. Acid humic ở trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi vì Acid humic ở trong trạng thái đƣợc phân bố về mặt ion mà trong đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất dinh dƣỡng nào khác. Phân trùn có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt động nhƣ một rào cản, giúp cây phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp. Trùn thịt: dùng trùn quế làm thức ăn dặm trong nuôi trồng thuỷ sản Sau khi thả giống đƣợc 1 tuần thì chúng ta có thể cho tôm ăn dặm thức ăn bằng trùn. Sau khi rửa thật sạch trùn dùng máy xay nhuyễn hoặc băm thật nhuyễn, trộn với thức ăn thƣờng tỷ lệ 1% trong lần đầu và tăng dần lên sau những lần kế tiếp cho đến 5%. Khi tôm thả đƣợc 45 ngày lúc này tôm dần nhƣ quen với việc săn mồi và quen với mùi của trùn ta có thể cho tôm ăn trùn nguyên con khi còn sống Chữa bệnh: Trong y học cổ truyền Việt Nam, trùn đất (giun) vẫn đƣợc dùng trong một số bài thuốc chữa sốt rét, sốt nóng, suy nhƣợc cơ thể, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, viêm tắc mạch ở chi... Một số nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam cho thấy con trùn này có chứa enzym có thể thủy phân đặc hiệu sỏi fibrin với hoạt tính xúc tác rất cao, có triển vọng khai thác đƣợc để làm thuốc nhƣng nghiên cứu vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Bột trùn: làm tăng khả năng tăng trƣởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lƣợng Protein và Acid amin thiếu hụt, tăng cƣờng khả năng tình dục, ngon miệng. Dịch trùn quế: Dịch trùn là sản phẩm thủy phân trùn quế bằng các enzyme thủy phân protease. Dịch trùn chứa 100% amino acid tự nhiên với đầy đủ 20 loại acid amin thiết yếu và chuỗi peptides cần thiết cho sự sinh trƣởng của cây trồng.. Thành phần dinh dƣỡng trong dịch trùn quế: Thành phần của dịch trùn quế bao gồm: Alanin (0,03% ), Histidine (0.02%), Valine (0.07%), Glycine(0.05%), Leucine(0.06%),… Cùng với đó là hàm Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 15
  16. lƣợng nguyên tố khoáng nhƣ: Bo (0,49%), Kali (1.95%), Phospho (0.77%), Đồng ( 2,26mg/kg), Kẽm (9.04mg/kg),… Và đặc biệt là hàm lƣợng acid humic hiện diện trong dịch trùn quế là 0.22%. Bên cạnh đó còn rất nhiều thành phần dinh dƣỡng và hệ vi sinh vật có lợi khác nữa nhƣ vi sinh vật cố định đạm tự do, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải cellulose,.. CHƢƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm Thời gian thực hiện: ngày 28/2/2017 đến ngày 24/3/2017. Địa điểm: phòng thí nghiệm khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên – Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP. HCM. 3.2 Quy trình thực nghiệm 3.2.1 Mục đích thí nghiệm Tìm ra phƣớng pháp xử lý chất thải hữu cơ mà nó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và không gây ô nhiễm môi trƣờng. 3.2.2 Đối tƣợng nghiên cứu Chất thải hữu cơ : trái cây hƣ, rau cải hƣ,.. 3.2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu Giấy đo pH, bình phun nƣớc, … 6 thùng xốp kích thƣớc : 30*20*20cm có đâm nhiều lỗ nhỏ để trùn thở 6 kg trùng quế(Perionyx excavatus) 0.6 m2 lƣới lót dƣới đáy 6 thùng 1 tấm bìa cứng để cào lớp trùn ra và thu phân trùn lớp dƣới Chất thải hữu cơ cho trùn ăn lấy từ chợ Nông Sản Thủ Đức Giấy vụn cắt nhỏ hoặc cát 6 tấm che phủ Chuẩn bị chất nền ( phân bò cũ ) 3.2.4 Tiến hành thí nghiệm  Thí nghiệm 1: ( tiến hành 1 lần ) Sử dụng thức ăn cho trùn quế là chuối hƣ + phân bò Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 16
  17. Đo pH đầu vào, cân kí của sinh khối ban đầu trƣớc khi xử lý chất thải hữu cơ (chuối + phân bò). Lót lớp lƣới vào 6 thùng có đục lỗ Cho lớp chất nền vào 0.5kg/thùng Cho lớp giấy nhỏ cắt vụn lên khoảng 1cm Cho 1kg trùn quế vào thùng Cho trùn ăn Đợi sau 1 tháng đo pH, cân kí của sinh khối đầu ra sau khi đã xử lý chất thải hữu cơ  Thí nghiệm 2 (Tiến hành 1 lần) Sử dụng thức ăn của trùn quế là cải + phân bò Đo pH đầu vào, cân kí của sinh khối ban đầu trƣớc khi xử lý chất thải hữu cơ (đu đủ hƣ) ghi kết quả . Lót lớp lƣới vào 6 thùng có đục lỗ Cho lớp chất nền vào 0.5kg/thùng Cho lớp giấy nhỏ cắt vụn lên khoảng 1cm Cho 1kg trùn quế vào thùng Cho trùn quế ăn Cải + phân bò Đợi sau 1 tháng đo pH, cân kí của sinh khối đầu ra sau khi đã xử lý chất thải hữu cơ Báo cáo kết quả thí nghiệm  Thí nghiệm 3 (Tiến hành 2 lần) Sử dụng thức ăn của trùn quế là cải Đo pH đầu vào, cân kí của sinh khối ban đầu trƣớc khi xử lý chất thải hữu cơ. Lót lớp lƣới vào 6 thùng có đục lỗ Cho lớp chất nền vào 0.5kg/thùng Cho lớp giấy nhỏ cắt vụn lên khoảng 1cm Cho 1kg trùn quế vào thùng Cho trùn quế ăn cải Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 17
  18. Đợi sau 1 tháng đo pH, cân kí của sinh khối đầu ra sau khi đã xử lý chất thải hữu cơ  Thí nghiệm 4: (tiến hành 2 lần) Sử dụng thức của trùn quế là chuối  Đo pH đầu vào, cân kí của sinh khối ban đầu trƣớc khi xử lý chất thải hữu cơ.  Lót lớp lƣới vào 6 thùng có đục lỗ  Cho lớp chất nền vào 0.5kg/thùng  Cho lớp giấy nhỏ cắt vụn lên khoảng 1cm  Cho 1kg trùn quế vào thùng  Cho trùn quế ăn chuối  Đợi sau 1 tháng đo pH, cân kí của sinh khối đầu ra sau khi đã xử lý chất thải hữu cơ 3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi Sinh khối trùn tăng (kg) = sinh khối trùn cuối kỳ (kg ) - sinh khối trùn ban đầu(kg). Hệ số sinh trƣởng của trùn = sinh khối trùn cuối kỳ/sinh khối trùn ban đầu*100%. 11 Theo dõi sự tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sinh khối trùn tăng = tổng số thức ăn tiêu thụ(kg)/sinh khối trùn tăng (kg). Theo dõi sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, pH của khối chất nền trong quá trình thí nghiệm. 3.4. Kết quả sơ bộ Điều kiện môi trƣờng trong thời gian tiến hành thí nghiệm khá ổn định và thuận lợi cho quá trình phát triển của trùn. Trùn có xuất hiện lên ăn và lƣợng thức ăn trùn tiêu thụ đƣợc là khá đều. Có xuất hiện các sinh vật phá hoại các nghiệm thức, ảnh hƣởng đến quá trình ăn của trùn tuy nhiên do hạn chế về thời gian và thiết bị nên chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể. CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THU HOẠCH SAU 1 THÁNG Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 18
  19. 4.1. Lƣợng thức ăn trùn xử lý Thức ăn Tuần 1( 28/2-7/3) Tuần 2( 8/3- 15/3) Tuần 3( 16/3- Tổng 24/3) lượng thức (g) (g) ăn (g) Cải+ phân bò (50+50) x 4 = (100+100) x 4 = (100+100) x 4 = 1.6kg 400g 800g 400g Chuối + Phân (50+50) x 4 = (100+100) x 4= (100+100 x 4 1.6kg bò 400g 800g =400g Cải 50 x 4= 200g 100 x 4= 400g 100 x 4= 400g 1kg 4.2. Kết quả thu trùn Mẫu lúc thu pH Khối lƣợng Khối lƣợng sinh hoạch trùn(g) khối(kg) Chuối+ phân bò 9.52 38.412 1.150 (1) Cải + phân 8.73 90.441 0.95 bò(2) Cải(3) 8.06 67.369 0.95  Kết quả thí nghiệm 1: chuối + phân bò Sinh khối trùn tăng (kg) 1,15-0,957=0,193 kg Hệ số sinh trƣởng của trùn 1,15/0,957*100=120% Theo dõi sự tiêu tốn thức ăn cho 1 kg 1,6/0,193= 8,3kg sinh khối trùn tăng pH ban đầu = 7 pH lúc sau = 9,52  Kết quả thí nghiệm 2 : cải + phân bò Sinh khối trùn tăng (kg) 0,95-0,957=-0,007 kg Hệ số sinh trƣởng của trùn 0,95/0,957*100=99,3% Theo dõi sự tiêu tốn thức ăn cho 1 kg 1,6/-0,007=-15kg sinh khối trùn tăng Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 19
  20. pH ban đầu = 7 pH lúc sau = 8,73  Kết quả thí nghiệm 3: cải Sinh khối trùn tăng (kg) 0,95-0,957=-0,007 kg Hệ số sinh trƣởng của trùn 0,95/0,957*100=99,3% Theo dõi sự tiêu tốn thức ăn cho 1 kg 1/-0,007=0,993 kg sinh khối trùn tăng pH ban đầu = 7 pH lúc sau = 8,06 4.2 Đề xuất quy trình xử lý Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Thu gom Sơ chế Chăm sóc Thu hoạch Thuyết minh quy trình xử lý Bƣớc 1 – Thu gom thức ăn Thức ăn đƣợc thu gom từ các nguồn: rau thừa sau thu hoạch, rau thừa, trái cây hƣ tại các chợ nông sản và chợ tập trung. Thời điểm thu gom nên cố định và nên là buổi sáng vì lƣợng rau tập trung ở chợ nhiều . Bƣớc 2 – Sơ chế thức ăn Thức ăn đƣợc thái mỏng và nhỏ với kích thƣớc khoảng 1-2 cm, nếu có điều kiện nên sử dụng máy cắt cải sẽ làm cho thức ăn phân hủy nhanh hơn và trùn sử dụng thức ăn đƣợc nhiều hơn. Ủ thức ăn trong thời gian 1 ngày trƣớc khi cho trùn ăn. Tránh tình trạng ủ lâu quá sẽ làm tăng pH của thức ăn. Để nguyên hoặc nếu có điều kiện thì nên trộn với phân bò trƣớc khi cho trùn ăn Bƣớc 3 – Chăm sóc Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phƣơng pháp nuôi trùn quế Trang 20
nguon tai.lieu . vn