Xem mẫu

  1. Häc viÖn hµnh chÝnh khoa sau ®¹i häc ­­­*****­­­ ­ TiÓu luËn m«n  ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn nguån nh©n lùc Tªn ®Ò tµi: Yªu cÇu ph¸t triÓn nguån nh©n  lùc  phôc vô c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn  ®¹i ho¸ ®Êt níc Hä vµ tªn : Bïi ThÞ Lan H¬ng Líp : CH13D ­ Tæ 3
  2. Tiểu luận môn Chính sách phát triển nguồn nhân lực Hµ Néi, th¸ng 8 n¨m 2010 Đề bài: Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Bài làm Trong số các nguồn lực cần thiết cho sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, vai trò quyết định của nguồn nhân lực chỉ trở thành hiện thực khi người lao động được đào tạo để có năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra hiện nay và cả tương lai. Nghị quyết Đại hội lần thứ 10 của Đảng nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bác Hồ cũng từng dạy: con người nếu chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, mà thiếu tri thức, kiến thức khoa học, tức có đức mà không có tài, thì cũng chẳng khác gì ông Bụt ngồi trên toà sen, không làm điều gì xấu nhưng cũng chẳng làm được việc gì có ích cho đời. Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con người , bởi vì, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ - tức là phải thông qua trí tuệ. Sự yếu kém về trí tuệ sẽ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người. Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kỹ thuật – công nghệ hiện đại; khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp, nghĩa là, kỹ năng lao động giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp,... Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá cao của Bùi Thị Lan Hương - CH13D 2
  3. Tiểu luận môn Chính sách phát triển nguồn nhân lực đội ngũ lao động nhằm đạt được năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, người lao động còn phải biết chủ động hội nhập quốc tế. Khác với toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là hành động chủ quan, có chủ đích của con người nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh của đất nước mình. Hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài; hội nhập nhưng không hoà tan, vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình và nhất là bảo vệ được nền độc lập dân tộc. Trong điều kiện như vậy, người lao động ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao, còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đòi hỏi ít ra là của khu vực. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng có lực lượng nòng cốt, lực lượng dẫn đầu và nhân tài. Lực lượng nòng cốt của đội ngũ lao động là những công nhân lành nghề – những người trực tiếp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cả ở trong nước và nước ngoài. Do đó, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Lực lượng lao động dẫn đầu là đội ngũ trí thức. Với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, quản lý kinh tế – xã hội, văn hoá - văn nghệ, ... Họ phải thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu, chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại, những tinh hoa của văn hoá, văn minh thế giới, những di sản văn hoá dân tộc và văn hoá phương Đông vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, họ phải có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực hành, nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Đội ngũ trí thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mưu, sáng tác; thực hiện, thi hành, ứng dụng, phát triển; giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện; quản lý, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo... Bộ phận nhân tài có vai trò thực sự quan trọng trong đội ngũ lao Bùi Thị Lan Hương - CH13D 3
  4. Tiểu luận môn Chính sách phát triển nguồn nhân lực động. Bộ phận này là hạt nhân có chất lượng cao, có năng lực khai phá những con đường mới mẻ trong nghiên cứu khoa học để đạt được những thành tựu mới, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lượng của đội ngũ này không nhất thiết phải đông, nhưng thực sự là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, tiêu biểu cho tinh thần trí tuệ của dân tộc. Một yếu tố không thể thiếu đối với nguồn nhân lực là sức khoẻ. Sức khoẻ ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau hết sức khó khăn và khắc nghiệt. Nền sản xuất công nghiệp còn đòi hỏi ở người lao động hàng loạt năng lực cần thiết như: có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp,..., nghĩa là phải có văn hoá lao động công nghiệp. Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của văn hoá lao động công nghiệp là tinh thần trách nhiệm cao đối với chất lượng sản phẩm. Giờ đây, nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay đổi kiểu quan hệ đó, tức là người tiêu dùng, chứ không phải người sản xuất, qui định mặt hàng và chất lượng hàng hoá, còn người sản xuất phải đáp ứng nhu cầu đó. Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất hàng hoá chất lượng cao với giá cả hợp lý cũng đáp ứng lợi ích của chính người sản xuất. Tuy nhiên cũng chính trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực của lợi nhuận, của động cơ kiếm tiền bằng mọi cách, đã xuất hiện một hiện tượng tiêu cực mới, đó là nạn làm hàng giả. Tình trạng lẫn lộn trắng đen, thật giả trong thị trường hàng hoá ngày một tăng đã tác động hết sức xấu đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Trong khi chưa hạn chế, tiến tới chấm dứt nạn làm hàng giả, thì chưa thể nói đến một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế phải có văn hoá lao động, vì chỉ có như vậy mới đáp ứng Bùi Thị Lan Hương - CH13D 4
  5. Tiểu luận môn Chính sách phát triển nguồn nhân lực được lợi ích lâu dài của họ cả với tư cách là người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn đụng chạm đến các vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Nó đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững, nói một cách ngắn gọn là phải có văn hoá sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ đối với mỗi quốc gia – dân tộc mà còn đối với nền văn minh nhân loại. Vì vậy, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, bao gồm mọi lứa tuổi, song đối với người lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải được nâng lên thành văn hoá sinh thái. Khái niệm “văn hoá sinh thái” bao gồm cả quan điểm, nhận thức, thái độ, hành vi, lối sống, cách ứng xử đúng đắn của người lao động đối với tự nhiên; cả việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hậu quả của sản xuất công nghiệp gây ra; cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên, thích nghi với tự nhiên và đấu tranh chống lại việc tàn phá tự nhiên. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, người lao động còn phải có năng lực xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và thời đại. Truyền thống được hiểu là: phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí, v.v. của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, truyền thống có cả mặt tích cực và tiêu cực dù muốn hay không vẫn để lại dấu ấn vào hiện tại, và ở mức độ nhất định, có thể còn ảnh hưởng đến sự vận động của tương lai. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi người lao động vừa biết kế thừa những giá trị truyền thống, vừa biết phát triển những giá trị đó lên tầm cao hơn, đồng thời tiếp thu những tinh hoá quý giá của văn hoá nhân loại. Nếu không biết kết hợp truyền thống với cách tân để vượt lên, để hội nhập, để tìm mọi cách bước vào xã hội hiện đại thì tương lai chỉ là sự tụt hậu. Nguồn nhân lực của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là “những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị – xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng”. Việc xác lập các chuẩn mực, định hướng các giá trị xã hội để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, Bùi Thị Lan Hương - CH13D 5
  6. Tiểu luận môn Chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết. Chìa khóa vạn năng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là phải nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" nền giáo dục Việt Nam. Bùi Thị Lan Hương - CH13D 6
nguon tai.lieu . vn