Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II Đề tài: HÌNH ẢNH KẺ THÙ DƯỚI GÓC ĐỘ Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975 - 1978 Giảng viên hướng dẫn :Thầy Vũ Đoàn Kết Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 8 Lớp : CT43A Hà Nội , 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 HÌNH ẢNH “KẺ THÙ” DƯỚI GÓC NHÌN Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975-1978 .................... 5 I. KHÁI QUÁT CHUNG .............................................................................. 5 1. Bối cảnh ..................................................................................................... 5 1.1. Tình hình thế giới ................................................................................ 5 1.2. Tình hình trong nước .......................................................................... 6 2. Sơ lược về một số thông tin quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước giai đoạn 1975- 1978 ..................................................................... 7 2.1. Với các nước Đông Nam Á (ASEAN) ................................................ 7 2.2. Với Hoa Kì ........................................................................................... 8 2.3. Với Trung Quốc ................................................................................... 8 2.4. Với Cam-pu-chia ................................................................................. 8 3. Khái niệm về kẻ thù .................................................................................. 9 3.1. Khái niệm kẻ thù.................................................................................. 9 3.2. Kẻ thù mang tính ý thức hệ ................................................................. 9 3.3. Kẻ thù mang tính lợi ích quốc gia ...................................................... 9 4. Tổng quan về hình ảnh “kẻ thù” trong báo nhân dân ........................ 10 II. NỘI DUNG ............................................................................................ 14 1. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ trên báo nhân dân giai đoạn 1975-1978 ..................................................................................................... 14 1.1. Xét về định lượng ............................................................................ 14 1.2. Về định tính ..................................................................................... 17 1.2.1. Kẻ thù giai đoạn đầu năm 1975 đến lúc thống nhất đất nước .. 21 1.2.2. Kẻ thù từ sau khi thống nhất đất nước đến hết năm 1978 ......... 32 1.2.3. Có hay không cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên thông tin của báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 ......... 34 2. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978............................................................................................ 38
  3. 2.1. Báo nhân dân khi nói về “kẻ thù” Mỹ dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................................ 41 2.1.1. Tham vọng của Mỹ khi tiến hành xâm lược Việt Nam............... 42 2.1.2. Về định lượng............................................................................. 43 2.1.3. Về định tính ................................................................................ 44 2.2. Báo Nhân dân khi nói về “kẻ thù” Trung Quốc dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................. 48 2.2.1. Về định lượng ............................................................................. 50 2.2.2. Về định tính ................................................................................ 50 2.3. Báo nhân dân khi nói về “kẻ thù” Campuchia dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................. 55 2.3.1. Quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1975-1978 ............ 55 2.3.2. Về định lượng............................................................................. 59 2.3.3. Về định tính ................................................................................ 60 III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ..................................................................... 63 1. Giọng điệu của những bài viết trên báo nhân dân về “kẻ thù”. ........ 63 2. Đánh giá ................................................................................................... 64 2.1. Ưu điểm: .......................................................................................... 64 2.2. Hạn chế: .......................................................................................... 65 3. Lợi ích của Việt Nam khi công khai lên án, chỉ trích kẻ thù trên báo nhân dân giai đoạn 1975-1978 ................................................................... 66 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 71
  4. LỜI MỞ ĐẦU Theo suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, trong ý thức của dân tộc ta luôn có hai chữ “bạn – thù”. Những kẻ luôn có âm mưu xâm lược và chiếm hữu nước ta thì coi là kẻ thù. Chúng ta đã gặp phải nhiều “kẻ thù” khác nhau từ lớn đến nhỏ như: Đức, Pháp, Mỹ,…Tính đến nay đã hơn 40 năm kể từ khi chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ và thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng để có được kết quả này Việt Nam đã phải trải qua một thời gian đầy gian khổ. Giai đoạn sau 1975, khi kết thúc chiến tranh tưởng chừng như êm đẹp thì ta vẫn gặp phải lệnh cấm vận của Mỹ. Bên cạnh đó, vấn đề Cam-pu-chia lại liên quan trực tiếp đến quan hệ Việt – Trung nên một lần nữa Việt nam bị “chảy máu”. Về đối ngoại, Việt Nam bị cô lập về chính trị, bị bao vây về kinh tế trong khi đó chúng ta phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội rất trầm trọng trong nước. Bởi vậy, bài tiểu luận này nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích hình ảnh “kẻ thù” dưới góc nhìn của ý thức hệ và lợi ích quốc gia trong giai đoạn 1975- 1978, một giai đoạn được coi là nhạy cảm. Bằng cách sử dụng các phương pháp: phân tích, định lượng và định tính qua các bài viết trên trang báo Nhân Dân để làm rõ hơn về tình hình các sự kiện, cái nhìn từ bao quát đến cụ thể về hành động của Mỹ cũng như Trung Quốc – Cam-Pu-Chia đối với Việt Nam và những bài học sâu sắc trong việc thiết lập quan hệ với các nước để biến từ “thù” sang “bạn”. Trong quá trình tìm hiểu, tổng hợp và phân tích tài liệu, bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, mắc phải những suy nghĩ chưa thực sự đầy đủ, chính xác. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và của các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiên hơn!
  5. HÌNH ẢNH “KẺ THÙ” DƯỚI GÓC NHÌN Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975-1978 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Bối cảnh 1.1. Tình hình thế giới Phức tạp và biến dạng theo nhiều hướng, chiến tranh lạnh vẫn chi phối hầu hết trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới diễn ra, tạo xu thế cho hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Thế giới vừa hợp tác mạnh mẽ vừa đấu tranh gay gắt, đặc biệt là hai phe, hai cực trong chiến lược lợi ích toàn cầu. Sự phân hóa mạnh mẽ trong nội bộ từng phe đặc biệt là phe các nước xã hội chủ nghĩa, nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó có thể điều hòa được Việc Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa đã khiến cho nền chính trị thế giới bước vào thời kỳ "sau Việt Nam". Cục diện quan hệ giữa các nước lớn cũng diễn biến phức tạp. Nước Mỹ suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong khi đó, Tây Âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ, các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã ( SEATO). Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây không ngừng tăng lên. Năm 1975, Liên Xô thúc đẩy ký Định ước Helsinki, kết thúc 30 năm đối đầu ở châu Âu. Liên Xô cũng tăng cường mở rộng ảnh hưởng đến Mỹ Lantinh, châu Á, châu Phi, đặc biệt là ở các nước thuộc khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành được độc lập và bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Trên mặt trận quốc tế lúc này, xu thế hòa hoãn đang thay thế dần xu thế đối đầu. Trong khi đó, tình hình khu vực cũng có nhiều biến động. Tình trạng chiến tranh nóng bỏng gây nên sự mất ổn định trong khu vực kéo dài suốt 30 năm đã kết thúc, ngày nay khu vực Đông Nam Á đã im tiếng súng, đã có hòa bình, ổn định. Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của Mỹ sau khi ta giành độc lập rất muốn có quan hệ tốt với chúng ta. Sau khi
  6. Mỹ rút lui, Liên Xô và Trung quốc tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Đối với Mỹ thất bại ở Việt Nam đã khiến Mỹ như bị dội “một gáo nước lạnh”, rút khỏi khu vực Đông Nam Á. Mặc dù ảnh hưởng ở khu vực này đã bị suy giảm nhưng Mỹ vẫn vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô – Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả với Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì cân bằng chiến lược giữa 3 nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế Mỹ suy yếu bởi tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70 cùng với việc Mỹ đã quá sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam đã tạo ra trong lòng nước Mỹ, nhân dân Mỹ “hội chứng Việt Nam” hình ảnh nước Mỹ bị giảm đi nghiêm trọng. 1.2. Tình hình trong nước Sau hiệp định Pa-ri năm 1973, tình hình 2 miền nước ta trước những thay đổi to lớn: Miền Bắc, về cơ bản miền Bắc đang dần khôi phục các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế đang dần dà có bước phát triển. Miền Nam, trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của chính quyền Sài Gòn vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định Pari, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất, mất dân. Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh.
  7. Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, ngay sau đó Việt Nam phải tiếp tục đương đầu với các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Bị các thế lực thù địch do Mỹ, Trung Quốc đứng đầu bao vây, phong toả về kinh tế, cô lập về ngoại giao, cùng với sự áp dụng cứng nhắc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn cảnh trong nước giai đoạn 1975-1978 này có nhiều khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước càng ngày càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả kinh tế giảm sút. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không được đảm bảo. Thêm vào đó là quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới xuất hiện hiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống đối Việt Nam. 2. Sơ lược về một số thông tin quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước giai đoạn 1975- 1978 2.1. Với các nước Đông Nam Á (ASEAN) Ta vẫn cho rằng tổ chức ASEAN là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nên mặc dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa quan hệ với họ, ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi vẫn để xảy ra những trục trặc nhỏ không cần thiết đối với họ. Mặt khác, ta vẫn cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ. Vì vậy, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với ta trên cơ sở chính sách bốn điểm, các nước ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta1 1Chính sách đối ngoại Việt Nam (1975-2006), Học viện Quan hệ quốc tế, TS. Nguyễn Vũ Tùng biên soạn , NXB Thế Giới
  8. 2.2. Với Hoa Kì Trong quan hệ với Mỹ, tháng 1/1977, Jimmy Carter nhậm chức Tổng thống; Đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc A. Young nói: Coi Việt nam như Nam Tư ở châu Á, không phải là một bộ phận của Trung Quốc hay Liên Xô, là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngày 16/3/1977, Leonard Woodcock, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Phía Mỹ nêu vấn đề MIA, phía Việt Nam nêu vấn đề thực hiện điều 21 Hiệp định Paris. Ta và Mỹ cũng tiến hành 3 vòng hội đàm về bình thường hóa quan hệ 2 nước (3/5/1977, 1/6/1977, 19/12/1977) nhưng không kết quả; tuy nhiên, Mỹ thôi không phủ quyết việc VN gia nhập Liên Hợp quốc. 2.3. Với Trung Quốc Quan hệ Việt-Trung ngày càng xấu đi. Ngày 2-20/6/1977, đoàn quân sự ta do đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu thăm Trung Quốc, Trung Quốc nói gay gắt là ta đã làm tổn thương quan hệ 2 nước. Ngày 7- 10/6/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm các nước Bắc Âu về qua Bắc Kinh, Trung Quốc trao bị vong lục 7 điểm: Việt Nam công khai nói xấu Trung Quốc; vấn đề biên giới trên bộ; điểm nối ray đường sắt Việt-Trung; 2 quần đảo; vịnh Bắc bộ; Hoa kiều ở Việt Nam; Việt Nam dùng vấn đề lịch sử để chống Trung Quốc. Ngày 20/11/1977, đoàn Đảng và Chính phủ ta do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu thăm Trung Quốc. Trung quốc đón tiếp và hội đàm lạnh nhạt. Trung Quốc nhắc lại thuyết “3 thế giới”, từ chối việc ta yêu cầu viện trợ 50 vạn tấn thép. Trong khi đó, quan hệ Cam-pu-chia-Trung Quốc tiếp tục được tăng cường. 2.4. Với Cam-pu-chia Dưới sức ép của liên minh Trung Quốc – Khmer Đỏ, Việt Nam đã phải đưa quân vào giải phóng Campuchia khỏi tay của bè phái diệt chủng Pol Pot, mở đầu cho một thập kỷ mà Việt Nam bị cô lập về mọi mặt, phải phụ thuộc vào viện trợ của Hội đồng Tương trợ Kinh tế, phải đối phó với một cuộc xâm lược ở biên giới phía Bắc, và chịu tổn thất lớn về con người trên đất bạn.
  9. 3. Khái niệm về kẻ thù 3.1. Khái niệm kẻ thù Kẻ thù là cá nhân, thế lực, tổ chức hay quốc gia có âm ý định làm hại đến một cá nhân, tổ chức hay tập thể khác bằng những hành động gây ảnh hưởng đến nhiều mặt Có hai loại lẻ thù: kẻ thù trực tiếp và kẻ thù gián tiếp Kẻ thù trực tiếp là những cá nhân tổ chức trực tiếp hành động gây ra những tổn thất, khó khăn cho đối phương bằng mọi cách Kẻ thù gián tiếp là những thế lực đứng sau tiếp tay cho một nhóm tổ chức để âm mưu làm hại đối phương bằng cách viện trợ, giúp đỡ nhưng lại mamg ý đồ xấu 3.2. Kẻ thù mang tính ý thức hệ Ý thức hệ được định nghĩa là: Các ý tưởng, nhận thức, giá trị và niềm tin chung, thông qua đó những thành viên của một xã hội diễn dịch lịch sử và những sự kiện xã hội đương thời đã định hình các kỳ vọng và khát khao của họ đối với tương lai. Vậy kẻ thù mang ý thức hệ nghĩa là những quốc gia có âm mưu xâm chiếm nước ta và mang hệ thống tư tưởng tư bản chủ nghĩa. 3.3. Kẻ thù mang tính lợi ích quốc gia Lợi ích quốc gia - dân tộc là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, bao gồm: Giữ vững chủ quyền; thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ổn định chế độ chính trị; bảo đảm an ninh và an toàn cho người dân; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm các điều kiện cho quốc gia phát triển kinh tế, xã hội,... Các lợi ích này thường được chia thành hai nhóm: nhóm lợi ích an ninh và nhóm lợi ích phát triển. Nhóm lợi ích an ninh là những mục tiêu bảo đảm cho quốc gia tiếp tục tồn tại. Nhóm lợi ích phát triển bao gồm các lợi ích bảo đảm cho quốc gia ngày càng lớn mạnh, có vị thế quốc
  10. tế ngày càng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Kẻ thù mang lợi ích quốc gia là những nước được cho là xâm lược nước ta vì mục đích phát triển kinh tế, mở rộng lãnh thổ nhằm làm cho quốc gia đó lớn mạnh hơn, phát triển thành bá chủ thế giới 4. Tổng quan về hình ảnh “kẻ thù” trong báo nhân dân Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Cơ quan Trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Do đó, bằng cách chọn báo Nhân dân để phân tích sẽ cho ta thấy được cái nhìn chính xác, chân thực về tư duy, chính sách cũng như tiếng nói của Đảng và nhà nước. Báo nhân dân có số lượng phát hành 200-220 nghìn bản/ngày, phát hành rộng rãi đến từng chi bộ trên phạm vi cả nước và một số được phát hành nước ngoài. Trong giai đoạn 1975-1978 có tất cả 851 đầu báo nói về kẻ thù trong đó bao gồm có Mỹ, Thiệu, Trung Quốc và Cam-pu-chia. Dưới đây là biểu đồ thể hiện số đâu báo về kẻ thù trong giai đoạn này: Tổng số bài báo nói về kẻ thù trong các năm từ 1975- 1978 trong báo Nhân dân 600 550 500 450 400 417 350 300 250 231 200 150 122 100 81 50 0 1975 1976 1977 1978 Số bài
  11. Từ biểu đồ trên ta có thể thấy: Năm 1975, số đầu báo lên đến 417 bài và giảm dần xuống 122 đầu năm 1976, 81 đầu năm 1977 và lại tăng lên nhanh trên 231 đầu năm 1978. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là bởi vì, sau 1975, Mỹ và Thiệu là hai kẻ thù chung lớn nhất gây áp lực nhiều cho phía Việt nam mặc dù đại thắng Mùa xuân năm 1975 đã chấm dứt chiến tranh nhưng phía Mỹ lại phá bỏ hiệp định Pari – ép dân ta phải di cư…Đồng thời lên án Mỹ- Thiệu về những hành động sai trái đối với người dân Việt Nam, vạch trần bộ mặt xảo trá. Đến năm 1976, ta tiếp tục lên án hành động Mỹ phản đối Việt nam gia nhập Liên hợp quốc. Cho đến năm 1977, Mỹ có ý định muốn bình thường hóa quan hệ với Việt nam và Việt Nam cũng đang suy nghĩ để đưa ra những điều khoản mong Mỹ bồi thường cho chiến tranh, có thể vì thế mà giai đoạn này các đầu báo lên án Mỹ đã được cắt bớt đi nhiều thay bằng các tình hình thời sự khác. Tuy nhiên, năm 1978 khi vấn đề Mỹ chưa giải quyết ổn thỏa thì Cam-pu-chia cho quân xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Một lần nữa Việt Nam phải đối mặt liên tiếp với nhiều kẻ thù, đặc biệt là được sự ủng hộ của nhân dân nhiều nước trên thế giới nên số đầu báo lại tăng lên nhằm nhấn mạnh tội ác, sự sai trái của kẻ thù. Đồng thời từ đây, các nguồn báo không chỉ lấy từ báo Nhân dân mà còn từ tin Thông tấn xã Việt Nam (một hãng Thông tấn Quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), Báo Liên Xô (Tạp chí Hồng Kì, Báo Mặt trận trẻ,…). Báo Mỹ (Báo Thế giới hằng ngày. Báo Tin tức nông nghiệp Mỹ,…),…
  12. Nguồn báo nói về kẻ thù giai đoạn 1975-1978 13% Thông tấn xã Việt Nam 6% 39% Báo nhân dân - tác giả Việt 3% 2% Báo Mỹ Báo Tiệp Khắc Báo Liên Xô Các báo khác 37% Báo Nhân dân cũng cập nhật tất cả những ngòi bút của các nhà báo, những người luôn tìm cách tiếp cận tin tức mới nhất từ quốc tế. Báo Mỹ và các nguồn báo khác chủ yếu cung cấp thông tin về chính trị, văn hóa, kinh tế. Tuy nhiên nếu chỉ để viết một bài báo nhiều chữ xoanh quanh các vấn đề thường xuyên được nhắc đến sẽ dễ gây nhàm chán và rối mắt. Do đó trên một số Báo Nhân dân thường có các thể loại như tường thuật, tin vắn, xã luận, truyện ngắn và thậm chí là cả thơ ca, tranh ảnh. Dưới đây là một số thể loại báo được lấy từ Báo Nhân dân về nội dung “kẻ thù” của Việt Nam:
  13. Mỹ luôn đưa ra những luận điệu xảo trá nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình về những gì đã gây ra cho nước ta. Nếu chỉ bằng ngòi bút không thì chưa hẳn đã gây được sức ép dư luận nhưng bằng những hình ảnh mà ta đã thu được như vậy dễ dàng làm khó Mỹ. Hay là những bài thơ được sang tác nên nhằm châm biếm cả Pho, Mỹ, Thiệu rằng cứ mãi đeo bám Việt Nam, âm mưu xâm lược và làm hại nước ta.
  14. II. NỘI DUNG 1. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ trên báo nhân dân giai đoạn 1975-1978 Năm 1975 là năm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam bằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi trọn vẹn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Để đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Xã hội chủ nghĩa có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài khu vực, Đảng và nhà nước ta đã luôn phấn đấu đưa Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, có thể nhận thấy rõ sự phát triển đó thông qua các kì đại hội. Ngay từ đại hội IX đã phát triển phương châm của đại hội VII “ Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” thành “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Việc gạt bỏ rào cản “ý thức hệ” có cái nhìn mới hơn về quan hệ đối tác thêm “bạn” bớt “thù” đã giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Trở lại những năm 1975- 1978 do quan niệm về “ý thức hệ” của người Việt Nam về hình ảnh đối với các nước đế quốc đã quá sâu đậm nên trong giai đoạn này, dù có cơ hội cho một bước ngoặt về mặt ngoại giao nhưng Việt Nam đã đánh mất nó, vụt mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ cuối những năm 1977- 1978, đây có thể xem là một bài học lịch sử quan trọng đối với ta vì sự việc đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như việc Mỹ bao vây cấm vận ngay sau đó. Có thể thấy trong giai đoạn 1975-1978 Việt Nam luôn coi Mỹ là kẻ thù số một, coi các nước đế quốc là những tên tay sai, bọn phản động và chính quyền Thiệu là bọn bù nhìn thân Mỹ, việc phân định ranh giới “bạn” và “thù” được Việt Nam vạch ra đều thông qua cái nhìn “ý thức hệ” và bị “ý thức hệ” chi phối một cách trầm trọng. 1.1. Xét về định lượng
  15. Biểu đồ số lượng báo viết về kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ trên báo Nhân dân giai đoạn 11% 1975-1978 Mỹ 51% Thiệu 38% Các nước TBCN khác Thông qua quá trình tổng hợp và thống kê, nhóm đã tính toán và trình bày số liệu trong biểu đồ tròn, từ biểu đồ chúng ta có thể thấy Mỹ chiếm số lượng báo viết về kẻ thù nhiều nhất (51%) tiếp đó là chính quyền Sài Gòn có số lượng báo viết về kẻ thù nhiều thứ hai (38%) còn các nước Tư bản chủ nghĩa khác chiếm tỷ lệ ít hơn (11%) Mỹ có số lương báo viết về kẻ thù gấp 51/11 lần số lượng báo viết về kẻ thủ của các nước Tư bản chủ nghĩa khác, gấp 51/38 lần số lượng báo viết về kẻ thù của chính quyền Thiệu. Qua những con số trên có thể thấy rằng Mỹ luôn là kẻ thù được báo chí Việt Nam, đặc biệt trong báo nhân dân – nguồn báo được nhóm lựa chọn để nghiên cứu, nhắc đến nhiều nhất và tiếp đó là chính quyền Thiệu - tay sai của Mỹ, đối với các nước Tư bản chủ nghĩa khác do sự đối lập nhau về ý thức hệ tức có cùng ý thức hệ với Mỹ nên Việt Nam cũng luôn coi họ là kẻ thù như Mỹ.
  16. 300 250 Mỹ 200 150 Các nước Tư bản chủ nghĩa khác 100 Chính quyền Sài Gòn 50 0 1975 1976 1977 1978 BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG CHỮ “THÙ” THEO Ý THỨC HỆ TRÊN BÁO NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1978 Ở biểu đồ này cho chúng ta thấy được rất rõ số lượng chữ “thù” giảm qua các năm từ 1975-1978, từ gần 280 chữ “thù” xuống còn khoảng 80 chữ đối với Mỹ, từ 60 tới khoảng 10 chữ “thù” đối với các nước Tư bản chủ nghĩa khác và cuối cùng từ 124 từ giảm xuống còn không từ trong năm 1978 đối với chính quyền Sài Gòn, và hơn thế nữa năm 1978 sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền Sài Gòn bị lật đổ, một kẻ thù lớn của chúng ta đã bị loại bỏ còn lại là các nước thuộc phe Tư bản chủ nghĩa trái ngược ý thức hệ với Việt Nam và đặc biệt nhấn mạnh kẻ thù chung của các nước Xã hội chủ nghĩa là Mỹ, tuy nhiên cũng có thể thấy rằng số lượng chữ “thù” đối lập về ý thức hệ này đã giảm hơn qua bốn năm cho thấy được phần nào về việc nhìn nhận kẻ thù qua lăng kính ý thức hệ cũng giảm dần theo.
  17. Mỹ 250 200 150 Mỹ 100 50 0 1975 1976 1977 1978 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG CHỮ “KẺ THÙ” THEO Ý THỨC HỆ ĐỐI VỚI MỸ TRÊN BÁO NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1978 Qua biểu đồ đường như trên có thể nhận thấy số lượng số lượng chữ kẻ thù theo ý thức đối với Mỹ trên báo nhân dân Việt Nam giảm dần qua bốn năm và giảm hơn 50% ở giai đoạn 1975 – 1978. Đặc biệt giảm mạnh những năm 1976-1977 nguyên nhân là vì ta đã đánh đuổi được đế quốc Mỹ và trong năm 1977-1978 số lượng chữ “kẻ thù” bị chững lại là do ở thời điểm này Mỹ có ý định bình thường hóa quan hệ với ta. Có thể xem xét rằng mối quan hệ giữa Việt Nam tuy có chút khởi sắc ở giai đoạn giữa năm 1976 tuy nhiên đến giữa những năm 1978 lại không có gì thay đổi nhiều vì vậy có thể nói ranh rới về ý thức hệ vẫn còn trong tư tưởng cũng như đường lối xây dựng đất nước vẫn còn khá mạnh mẽ. 1.2. Về định tính Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn thể nhân dân Việt Nam đã kết thúc trong thắng lợi vẻ vang bằng hiệp định Pari được kí kết vào năm 1973 thì cho đến đầu những năm 1975, đất nước vẫn chưa thống nhất hoàn toàn, non
  18. sông vẫn chưa về một mối, theo hiệp định Pari, miền nam Việt Nam sẽ tạm thời tồn tại 2 chính quyền là Cộng Hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa sau đó một thời gian sẽ đi đến tổng tuyển cử thống nhất theo nguyện vọng của nhân dân và Mỹ phải rút hết mọi dính líu và can thiệp vào đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, qua những trang báo Nhân dân từ giai đoạn 1975- 1978 lại phản ánh rất rõ thực tại tình hình nước ta lúc bấy giờ, đất nước vẫn xảy ra chiến tranh vào những tháng đầu năm 1975 và mãi đến 30 tháng 4 năm 1975 thì mới hoàn toàn giải phóng được Việt Nam, việc kéo dài lâu như vậy nguyên nhân phần lớn là do chính quyền Sài Gòn liên tiếp có những hành động đi ngược lại hiệp định đã ký kết và Mỹ vẫn còn dính líu phần lớn vào nội bộ nước ta. Trước những hành động phản động, phá hoại của chính quyền Mỹ cũng như Chính quyền Sài Gòn cùng đường lối đối ngoại hiện thời của Đảng và Nhà nước ta đã tác động trực tiếp về hình thức, số lượng cùng nội dung các bài đăng về “kẻ thù” hoặc những bài báo dù là của những quốc gia khác lên tiếng vì “kẻ thù” chung của toàn dân tộc đều được đăng tải lên báo Nhân dân, giúp cho người đọc nhận thức và định hình về “kẻ thù” của cách mạng Việt Nam, không chỉ là một chính quyền Thiệu mà đằng sau đó còn là một đế quốc sừng sỏ, hùng mạnh như nước Mỹ, một tên đế quốc đầu têu can thiệp vào chủ quyền, quyền độc lập, quyền tự chủ, tự quyết của dân tộc.
  19. Năm 1975 Mỹ Chính quyền Sài Gòn Các nước Tư bản chủ nghĩa khác Quý I 43 67 15 Quý II 35 10 5 Quý III 25 6 7 Quý IV 24 4 3 BẢNG THỐNG KÊ CÁC BÀI BÁO VỀ KẺ THÙ MANG TÍNH Ý THỨC HỆ NĂM 1975 Như đã kể trên, số lượng các bài báo đăng tải trên báo Nhân dân giai đoạn 1975 tập trung và nhắc nhiều nhất đến kẻ thù mang tính ý thức hệ của dân tộc Việt Nam. Đây là giai đoạn kháng chiến của miền nam Việt Nam, đang chống lại những cuộc tấn công từ kẻ địch trực tiếp là Chính quyền Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu. Khi đi vào nghiên cứu hình ảnh kẻ thù mang tính ý thức hệ trên báo Nhân dân giai đoạn này, ta dễ dàng nhận ra được, không một sự kiện nào vắng bóng chính quyền Thiệu trong những cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, mà ẩn sau đó là một “ông trùm đế quốc” hay còn được coi như là một nhà viện trợ giàu có cho chính quyền Sài Gòn.
  20. Năm Mỹ Chính quyền Sài Gòn Các nước Tư bản chủ nghĩa khác 1975 279 124 60 1976 190 70 12 1977 85 68 13 1978 84 0 11 BẢNG THỐNG KÊ CÁC BÀI BÁO VỀ KẺ THÙ MANG TÍNH Ý THỨC HỆ GIAI ĐOẠN 1975-1978 Bước vào giai đoạn 1975 cho đến 1978, bạn đọc báo Nhân dân sẽ dễ dàng tiếp cận được với rất nhiều thông tin về các sự kiện có thể khái quát là : “ ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế , phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời tiếp tục kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa, anh em và tất cả các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc và đứng đầu là đế quốc Mỹ”2. Qua đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, dù chính quyền Sài Gòn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta, nhưng đó chỉ là những năm đầu 1975 , đến 30/4/1975 sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước thì chính quyền Thiệu đã ngày càng ít đi trên các mặt báo Nhân dân, xét về tổng thể, không có một lực lượng nào có thể so sánh được với Mỹ, một kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ rất quan trọng, xuất hiện hầu như trên các trang báo, trải dài và xuyên suốt qua cả một giai đoạn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu xin tập trung phần lớn vào hình ảnh của đế quốc Mỹ khi nghiên cứu về kẻ thù mang tính ý thức hệ giai đoạn 1975-1978 2Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, Nxb Chính tri Quốc gia, H,2006, tr.53
nguon tai.lieu . vn