Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ~~~~~*****~~~~~ Nhóm thực hiện: Nhóm 12 Họ và tên STT Đánh giá (%) Nguyễn Thị Tú Anh 1 100 Đỗ Phương Anh 2 100 Phạm Thị Hải 3 100 Nguyễn Thị Minh Hằng 4 100 Nguyễn Phương Linh 5 100 Nguyễn Thị Mận 6 100 Ngô Thị Trang 7 100 Lớp: ĐL1205 Giáo viên: Nguyễn Văn Phượng Hà Nội, 2012 CHƯƠNG VII
  2. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn I. hóa. 1. Văn hóa là gì? Theo thống kê thì cho đến nay có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Văn hóa không đơn giản vì mỗi nhà nghiên cứu đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình nghiên cứu. Theo UNESCO thì: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách s ống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Như vậy thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sang tạo ra trên nền thế giới tự nhiên. Theo nghĩa rộng: văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sang tạo ra trong quá trình dựng nước và gi ữ nước Theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa là hệ các giá trị truyền thống lối sống, văn hóa là năng lực sáng tạo của một dân tộc,văn hóa là bản sắc của một dân tộc,…. 2 Nhóm 12 – ĐL1205
  3. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Theo quan điểm của Đảng văn hóa bao gồm các lĩnh vực: kinh tế, chính tr ị, văn học- nghệ thuật,………. 1. Văn hóa thời kì trước đổi mới a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Văn hoá luôn được xác định là một mục tiêu, thậm chí là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời là động lực, nền tảng vững chắc nhất của cách mạng. - Trong quá trình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đ ề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo. + Đề cương văn hoá Việt Nam xác định văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hoá của cách mạng Việt Nam. + Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hoá mới là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. + Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinh thần xã hội. + Bản đề cương khẳng định văn hoá mới Việt Nam có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Có thể coi Đề cương chính là cương lĩnh văn hoá của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, là phương hướng chỉ đạo hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và cả những năm sau đó, khi vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, vừa kháng chi ến ch ống đế quốc Mỹ xâm lược. 3 Nhóm 12 – ĐL1205
  4. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. - Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá. + Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. + Hai là, phải giáo dục lại tinh thần nhân dân. Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độ chính xác và tính thời sự của nó. - Cuộc vận động thực hiện đời sống văn hoá mới. Đầu năm 1946 Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập với sự tham gia của nhiều nhân vật có uy tín như Trần Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hoè..., mà tổng thư ký là nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng. Đến tháng 3/1947 Hồ Chí Minh viết tài liệu đời sống mới giải thích rất dễ hiểu những vấn đề thiết thực trong chủ trương văn hoá quan trọng này. - Đường lối văn hoá kháng chiến dần hình thành trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ra ngày 25/11/1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng, trong bức thư về "Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay" của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/11/1946 và tại báo cáo "Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam" trình bày tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai tháng 7/1948. • Đường lối đó gồm các nội dung: + Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hoá cứu quốc. + Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là Dân tộc, Dân chủ. + Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học, trung học, cải cách việc h ọc theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ. + Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới. 4 Nhóm 12 – ĐL1205
  5. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. + Phát triển cái hay trong văn hoá dân tộc, đồng thời bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hoá thực dân, phản động, học cái hay, cái tốt của văn hoá thế giới. + Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam. - Trong văn kiện Đại hội III của Đảng (9/1960) nêu rõ đường lối xây dựng nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định văn hoá - tư tưởng là một cuộc cách mạng, tiến hành đồng thời gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật. - Đường lối tiến hành cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng dân tộc - khoa học - đại chúng tiếp tục được phát triển, bổ sung trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) xác định "Xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá mới, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, tiến hành đấu tranh chống tư tưởng văn hoá phản động của chủ nghĩa thực dân và của giai cấp bóc lột". - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) chỉ rõ nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đ ại hội V cũng trình bày rất đầy đủ về khái niệm "Con người mới xã hội chủ nghĩa" và đưa ra phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hoá". b. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá - Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng dần đi tới những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá. Việc coi trọng các chính sách đối với văn hoá, đối với 5 Nhóm 12 – ĐL1205
  6. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. con người thực chất là trở về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở cho những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá của Đảng. Về vai trò của văn hoá, Đại hội VI đánh giá "không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người". Đại hội VI cũng đề cao vai trò của văn hoá trong đổi mới tư duy, thống nhất về tư tưởng, dứt bỏ cơ chế cũ đã không còn phù hợp, thiết lập cơ chế mới; khẳng đ ịnh đồng thời với xây dựng kinh tế, phải coi trọng các vấn đề văn hoá, tạo ra môi trường văn hoá thích hợp cho sự phát triển. - Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá Việt Nam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, khẳng đ ịnh và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém. + Cương lĩnh khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truy ền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả cấc dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. + Cương lĩnh xác định giáo dục và đào toạ, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Đại hội VII đến đại hội X và nhiều Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong đó: + Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng khẳng định: khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và 6 Nhóm 12 – ĐL1205
  7. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Do đó phải coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội. + NQTƯ 5 khoá VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ mới.  Năm quan điểm chỉ đạo: • Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến bộ thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. • Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. • Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong c ộng đ ồng các dân tộc Việt Nam. • Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. • Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.  Mười nhiệm vụ cụ thể: • Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đ ức tính: tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể, có lối sống lành mạnh... • Xây dựng môi trường văn hoá. • Phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật. • Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. 7 Nhóm 12 – ĐL1205
  8. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. • Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. • Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. • Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. • Chính sách văn hoá đối với tôn giáo. • Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá. • Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá.  Bốn giải pháp lớn: • Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước với thi đua yêu nước và phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". • Tăng cường xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách về văn hoá. • Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá. • Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá. + Đến HNTƯ 9 khoá IX (1/2004) xác định thêm "phát triển văn hoá đồng bộ với phát triển kinh tế". + HNTƯ 10 khoá IX (7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng - tinh thần xã hội. Đồng thời cũng nhận định: cơ chế thị trường đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ đời sống xã hội, đa dạng hoá thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hoá. Do đó phạm vi, vai trò của dân chủ hoá - xã hội hoá văn hoá và của cá nhân ngày càng tăng lên và mở rộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hoá của Đảng và Nhà nước ta. • Hạn chế và nguyên nhân Công tác tư tưởng thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. - 8 Nhóm 12 – ĐL1205
  9. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm - Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có nhiều chiều hướng phát triển - Đời sống văn hóa nghệ thuật còn nhiều mặt bất cập - Giai đoạn 1955-1986 bị tư duy bởi chính trị - • Mục tiêu: Cách mạng tư tưởng văn hóa bị quy định bởi cuộc cách mạng quan hệ sản xuấtmà - tư tưởng chỉ đạo triệt để là xóa bỏ tư hữu xóa bỏ bóc lột, đưa quan hệ xã hội ch ủ nghĩa đi trước một bước. Đấu tranh cùng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển văn hóa và - khả năng sáng tạo của con người. 2. Văn hóa thời kì đổi mới a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa Từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã từng bước hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa mới.: về chức năng, vai trò, vị trí c ủa văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập. Đại hội VI xác định: khoa học kĩ thuật là một động lực to lớn đ ẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII thông qua quan niệm: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đ ẹp, phong phú đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ tiến bộ, khẳng định biểu dương giá trị chân chính, bồi dưỡng chân thiện mĩ. 9 Nhóm 12 – ĐL1205
  10. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. - Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho thế giới quan của Mác Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội - Kế thừa phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp lâu đời của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại xây dựng xã hội tốt đẹp. - Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đại hội VII VIII IX X xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Xác đinh khoa học xã hội là một động lực then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Hội nghị trung ương 10 khóa IX xác định: phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế. tức là phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn đảng với then chốt là nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội. Hội nghị trung ương 10 khóa IX đã nhận định về sự biến đổi văn hóa trong quá trình đổi mới với sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường. b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa. • Một là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hộị - Khái niệm văn hoá là nền tảng tinh thần có từ NQTW 4 Ngày 14/1/1993 (khoá VII) Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra một NQ riêng về văn hoá. Tên NQ: “Về một s ố 10 Nhóm 12 – ĐL1205
  11. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. nhiệm vụ văn hoá văn nghệ những năm trước mắt”, đến văn kiện ĐH VIII và NQ TW5 (khoá VIII) nhắc lại. Đây là một quan điểm quan trọng của Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần c ủa xã h ội, văn hoá thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hoá có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người - nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội. Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá). Hai nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Trong mỗi cá nhân con người, có đời sống vật chất chưa đủ (mới chỉ đáp ứng được phần “con” (ăn, mặc, ở đi lại và những nhu cầu sinh học) mà phải có đời sống tinh thần. Không có nền t ảng vật chất, con người không thể tồn tại như một sinh thể, nhưng không có nền tảng tinh thần thì con người cũng không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá. Có th ể ví nh ư: v ật chất quyết định sự tồn tại của phần “con”, tinh thần quyết đ ịnh sự tồn tại của ph ần “người”. Trong một xã hội cũng vậy, có nền tảng vật chất chưa đ ủ, phải có n ền t ảng tinh thần mới có thể trở thành cộng đồng được. Nền tảng tinh thần có sức mạnh ghê gớm (sức mạnh của niềm tin tôn giáo - thánh chiến, tử vì đạo của cả một cộng đ ồng). Đó cũng chính là hệ giá trị, là hòn đá tảng của văn hoá Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, các quốc gia đều xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình, bảo lưu và truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối, tạo thành một dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa này đ ược kết tinh ở truyền thống văn hóa dân tộc và được biểu hiện sinh động ở các giá tr ị văn hoá vật thể, phi vật thể cùng phương thức ứng xử của con người trong hoạt đ ộng thực tiễn. Toàn bộ những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của dân tộc, là cơ sở liên kết và đúc kết các thế hệ, tạo nên sức sống của một dân tộc, tạo nên bản sắc và bản 11 Nhóm 12 – ĐL1205
  12. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. lĩnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước. Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Nền tảng tinh th ần xã hội chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền thống, đã được đúc kết từ trong l ịch s ử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác, quốc gia khác. Bản sắc dân tộc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, một quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung c ủa c ộng đ ồng để dân tộc đó, quốc gia đó hướng tới. Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực c ủa đ ời sống xã hội trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa mới lành mạnh. Biện pháp tích cực đó là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phường xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa,…. Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển - Mục tiêu của mọi hoạt động của con người trong tiến trình lịch sử đ ều nhằm cải thiện nâng cao chất lượng sống. Trong suốt quá trình loài người chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, loài người luôn phấn đấu để được sung sướng hơn, bình đẳng hơn, hạnh phúc hơn. Văn hoá là mục tiêu của xã h ội phát triển, bởi văn hoá là đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người. Tuy nhiên xã hội không có những cá nhân có những phẩm giá ngang nhau (có người tốt, có người xấu), trong mỗi con người bao giờ cũng có 2 mặt: mặt tốt và mặt xấu. Văn hoá có trách nhiệm kích thích mỗi con người phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt xấu. Thường thì con người bị môi trường xã hội đưa đẩy. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. “Nhân chi sơ tính bản thiện”. HCM cũng đã viết: “Ngủ ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền”. 12 Nhóm 12 – ĐL1205
  13. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Ở đây, văn hoá có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hoá. Sự điều tiết đó phải hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của con người: nối dài cuộc sống, an sinh xã hội, điều tiết sự công bằng XH. Văn hóa là một mục tiêu của phát triển - Tại sao nói văn hoá là động lực của sự phát triển? Trước hết phải dựa vào chức năng của văn hoá: Chức năng nhận thức (tính hiểu biết); chức năng điều tiết (điều chỉnh) mối quan hệ xã hội và chức năng động. Nói văn hoá là động lực của sự phát triển phải nói đến vai trò của văn hoá trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: Phát triển phải mang tính đồng bộ, hệ thống biểu hiện bằng chất lượng sống. Phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hoá, giữa GDP và HDI. Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở một nhân tố sau : - Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. - Nguồn vốn. - Nguồn KHCN. - Nguồn lực con người. Trong đó, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá c ủa mọi chìa khoá. Con người tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hoá dân tộc, tr ước hết cần phải hi ện đại hoá nguồn lực con người. Đầu tư vào giáo dục đào tạo phải được coi là đ ầu tư cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát riển. Con người phải đ ược phát tri ển toàn diện về trí lực và thể lực, tư tưởng, lý tưởng, đạo đức, lối sống, đủ điều kiện để bước vào thời đại CNH - HĐH. Văn hoá phải làm bà đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội, chống l ại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hoá do nền kinh tế thị trường dã man tạo ra. Trong việc phát triển nguồn lực khoa học công nghệ, không chỉ là quá trình phát triển KHKT 13 Nhóm 12 – ĐL1205
  14. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. công nghệ mà cái chính là quá trình chuyển đổi tư duy của cả một cộng đồng dân tộc, nâng cao tầm văn hoá và trình độ văn hoá của dân tộc, là quá trình làm thay đổi lối sống, nếp sống của xã hội cho phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp. VD: Ta nhập máy móc tốt nhưng không biết sử dụng, hoặc ngược lại, biết sử dụng nhưng lại không có máy móc. Môi trường văn hoá dân tộc có ý nghĩa quy ết đ ịnh đến quá trình phát triển thị trường và quá trình CNH – HĐH đất nước, chúng ta phải tạo lập ra môi trường văn hoá dân tộc, mỗi con người luôn hướng về cội nguồn, sống và làm việc trong môi trường bản săc văn hoá Việt Nam. Động lực con người là xây dựng con người theo 5 đức tính (theo tinh thần NQ TW5): 1) Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với dân tộc thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. 2) Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. 3) Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn mimh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy …. Của cộng đồng có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 4) Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và XH. 5) Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ và thể lực. Con người là vốn quý nhất. Văn hoá có ý nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn về đạo lý, đạo đức của con người. Con người làm ra văn hoá, nhưng văn hoá hóa con người, văn hoá phải làm tốt vai trò hình thành nhân cách – yếu tố cốt lõi trong nguồn lực con người. Con người là nguồn lực vô hạn, nhưng phải là con người có văn hoá. Văn hoá ở đây là tài sản vô hình, do học tập, tu dưỡng, rèn luyện mới có được. Con người Việt Nam 14 Nhóm 12 – ĐL1205
  15. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. được hình thành từ nền văn hoá Việt Nam. Với chức năng điều tiết của mình, văn hoá phải luôn luôn làm cho con người sống tốt hơn, sống có đạo lý, phẩm giá. Văn hoá làm cho con người bao giờ cũng sống cùng, sống với, sống vì. Ngược lại, xã hội cũng phải luôn luôn quan tâm đến mỗi cá nhân, phải chăm sóc cho các cá nhân về mọi mặt, thúc đẩy động lực của mỗi con người. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi con người phải có trình độ ngày càng cao: trình độ nhận thức, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Thời đại CNH – HĐH đòi hỏi phải nắm chắc KHKT tiên tiến nhất, vấn đề ngoại ngữ, vi tính, tin học v.v…thì mới có thể hòa nhập với thế giới phát triển được. Bên cạnh trình độ nhận thức, trình độ KHKT để phát triển kinh tế, con người xã hội hiện đại cũng phải có văn hoá: những hiểu biết về văn hoá nghệ thuật (để sáng tạo và hưởng thụ – nếu không được đào tạo cơ bản khó mà hưởng thụ được các tác phẩm VHNT), có mối quan hệ xã hội tốt đẹp dựa trên nền tảng của chuẩn mực xã hội. • Hai là: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến: là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tuởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa Mác Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Bản sắc dân tộc: bao gồm những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hang ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trước hết, chúng ta cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đường lối xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Về cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng văn hóa là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức của con người. Vì vậy sự phát triển của văn hóa chịu sự quy đ ịnh c ủa cơ s ở kinh tế bởi theo chủ nghĩa Mác Lênin thì cơ sở hạ tầng (kinh tế) quyết định kiến trúc thượng tầng – mà văn hóa là một lĩnh vực thuộc về kiến trúc thượng tầng. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế sẽ không hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Muốn phát triển văn hóa phải phát triển kinh tế vì kinh tế là nền tảng sự phát triển, là cơ sở vật chất của xã hội 15 Nhóm 12 – ĐL1205
  16. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. và vì vậy nó cũng là tiền đề để phát triển văn hóa. Sự phát triển kinh tế t ạo nên c ơ s ở vật chất - kỹ thuật. Văn hóa - với tư cách là hoạt động tinh thần mang tính sáng tạo - l ại tr ở thành động lực của phát triển. Trong thời đại ngày nay chúng ta thấy rằng sự phát triển của mỗi quốc gia không phải do vấn đề vấn đề tài nguyên, dân số, điều kiện địa lý .. quy định mà là nhân tố con người quyết định. Vai trò của con người là quan trọng nh ất đ ối với tiến trình phát triển Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, lối sống, ý chí nghị lực, sự thành thạo tài năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Mà văn hóa chính là yếu tố tạo ra con người, hình thành nên phẩm chất đạo đức, năng l ực, trí tuệ, tình cảm của con người, đưa con người từ chủ thể con người sang chủ thể thẩm mỹ. Con người vừa là chủ thể, là linh hồn của sự sáng tạo, vừa là nhân tố hàng đầu của văn hóa. Với phẩm chất đạo đức, tài năng trí tuệ của mình, con người làm nên tất cả, làm ra vốn luyến kỹ thuật, làm chủ khoa học công nghệ, khai thác tài nguyên … tạo nên s ự giàu có về vật chất và tinh thần của xã hội. Nền văn hóa tiên tiến : - Tinh thần của Hội nghị Trung ương năm khóa VIII (7/1998) của Đảng ta đã nêu rõ : Nền văn hóa tiên tiến phải được hiểu : - Đó là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý t ưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đó là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ : dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa. Dân chủ tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần làm phong phú đa dạng nền văn hóa dân tộc đ ể phục v ụ con 16 Nhóm 12 – ĐL1205
  17. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. người. Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo , ý kiến cá nhân, giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội. - Đó là nền văn hóa phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, phát triển vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con người, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc ... Nói đến nhân văn là nói đến con người, giải phóng con người và phát triển con người. Giải phóng con người không chỉ làm cho con người thoái khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức bất công về thể xác mà còn giải phóng con người vềt mặt tinh thần, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, mở ra những điều kiện xã hội tốt đẹp cho con người phát triển toàn diện về nhân cách. - Đó là nền văn hóa mang tính hiện đại : ngoài yếu tố hệ tư tưởng – thành t ố quan trọng của nềnj văn hóa tiên tiến thì các yếu tố khác cũng đòi hỏi một trình độ hiện đại : trình độ dân trí, khoa học, công nghệ ... - Nền văn hóa tiên tiến không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng mà còn đ ược phản ánh ở hình thức biểu hiện phong phú đa dạng, kể cả trong những cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiên để chuyển tải nội dung. Ở đây tiên tiến thường là hiện đại, song không phải mọi cái hiện đại đều là tiên tiến Nền văn hóa tiên tiến có thể được cụ thể hóa bằng những khía cạnh cơ bản như sau : Tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, về trình độ khoa học và công nghệ; Tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; Tiên tiến còn là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và về nội dung. Nền văn hóa tiên tiến Việt Nam là sự kết hợp truyền thống dân tộc với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của từng cá nhân, của tập thể, của nhà nước, đều hướng vào xây dựng nền văn hóa với nội dung như trên Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, giàu tinh hoa và giá tr ị sáng tạ. S ức mạnh văn hóa ấy đã được tôi luyện, thử thách và phát huy trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa và trong thực tế đã lãnh đạo sự nghiệp đó đạt được những thành tựu to lớn. Hơn 6 thế kỷ 17 Nhóm 12 – ĐL1205
  18. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam đã khơi dậy và phát huy. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tính chất đậm đà dân tộc luôn luôn gắn bó với tính chất tiên tiến của nền văn hóa. Hai mặt này liên quan biện chứng với nhau. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc đã bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề ngoài. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế h ệ. Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mặt như sau : - Đó là nền văn hóa bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các đ ịa phương trong nước. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, khi tất cả hội nhập nền văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam thì nó trở nên hết sức phong phú đa dạng. - Đó là nền văn hóa mà tính phong phú đa dạng đ ược nhân lên gấp nhi ều l ần do có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và được trãi nghiệm qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giải phóng đất nước. - Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là : 18 Nhóm 12 – ĐL1205
  19. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. + Tinh thần yêu quê hương đất nước nồng nàn. + Tinh thần đoàn kết dân tộc. + Tính cộng đồng gắn kết giữa cá nhân, gia đình, quê hương, tổ quốc. + Tinh thần nhân nghĩa, nhân ái thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc của con người Việt Nam : sống có tình nghĩa, thủy chung trong gia đình, với làng xóm, với cộng đồng, yêu thương quý trọng con người, tinh thần trọng lẽ phải, tr ọng đạo đức, học thức, yêu cái đẹp, cái hay. + Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta. + Lối sống tinh tế, khiêm tốn, giản dị và trung thực của con người Việt Nam. Sự tế nhị trong tâm hồn, trong phong cách giao tiếp. Nói nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam cũng là nói về các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần của dân tộc. Những giá trị ấy dến nay còn đ ược l ưu l ại và giữ gìn trong nhân dân, trong xã hội qua các di sản lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này chỉ có thể phát triển bền vững và phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu đ ược những tinh hoa trí tuệ của loài người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Bởi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra là tất yếu xu thế đó là khách quan, mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia có thể đ ứng biệt lập mà có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác, phải nhận thức được rằng toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẩn, phức tạp, mặt tất yếu kỹ thuật, kinh tế là mặt tích cực có lợi ta phải tận dụng, song cũng không thể bỏ qua mặt xã hội kinh tế, mặt bản chất giai cấp của quá trình toàn cầu hóa. 19 Nhóm 12 – ĐL1205
  20. Đường lối xây dưng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. • Ba là: nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc c ủa mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất không có sự đồng hoá hoặc thôn tính, kỳ th ị bản sắc văn hoá của các dân tộc. Quan điểm chỉ đạo này xác định tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa. Hiện nay, hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá tr ị văn hóa mang các sắc thái khác nhau. Các giá trị và các sắc thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Mặt khác, các thành tựu văn hóa của các dân tộc anh em góp phần củng cố sự thống nhất dân tộc- cơ sở để giữ vững sự bình đ ẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Sự thống nhất của nền văn hóa phải được thể hiện ở sự thống nhất về hệ tư tưởng chính trị, thống nhất về thể chế và thiết chế văn hóa. Đồng thời, phải phát huy tính đa dạng, cùng hợp tác và hỗ trợ nhau phát triển, chống các âm mưu lợi dụng sự khác biệt văn hóa để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng. Các giá trị và bản sắc văn hoá đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Vi ệt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. • Bốn là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Mọi người Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá của 20 Nhóm 12 – ĐL1205
nguon tai.lieu . vn