Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HCM  BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIỀU CAO CỦA TRẺ MẪU GIÁO (TỪ 0-5 TUỔI) GVHD: Trương Bích Phương SVTH: 1. Phạm Thị Hàn Chiên MSSV: 1203025007 2. Dương Thị Mai Duyên MSSV: 1203025011 3. Nguyễn Thanh Hằng MSSV: 1203025018 4. Hồ Ngọc Thư MSSV: 1203025040
  2. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu: Trong những năm qua, đất nước không ngừng phát triển ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng này là chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao, không còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh , thiên tai, bệnh dịch và nạn đói. Cuộc sống tốt hơn, phúc lợi tốt hơn, chúng ta đặt nhiều sự quan tâm hơn cho thế hệ kế thừa với mong muốn thế hệ kế tiếp con em chúng ta sẽ vượt trội hơn về thể chất, trí tuệ. Ngày nay, chúng ta thấy nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là các thông tin về dinh dưỡng trẻ em, tâm lý và sức khỏe trẻ em… nhằm nhiều mục đích khác nhau (phổ cập giáo dục, quảng cáo dịch vụ, tiếp thị sản phẩm…). Điều này giúp chúng ta nhận thấy xu hướng chung của các bậc phụ huynh hiện nay là mong muốn thúc đẩy con cái phát triển vượt trội hơn nữa về thể chất, mà quan trọng nhất là chiều cao. Năm 2007, Tổ chức y tế thế giới WHO dựa trên những nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia, đã công bố chuẩn tăng trưởng của trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều có thể đạt được tiêu chuẩn trên một cách đồng đều. Có sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, môi trường xã hội thành thị - nông thôn… Chính vì vậy, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về chiều cao của trẻ em. Để từ đó, rút ra những phân tích và nhận định đánh giá những tác nhân có ảnh hưởng rõ rệt, giúp cho người tham khảo có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho sự phát triển chiều cao của con em mình, đạt được hiệu quả như mong đợi. 2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi căn cứ vào các số liệu thống kê từ qúa trình khảo sát trên địa bàn quận Bình Thạnh trong khoảng thời gian tháng 05/2013 phản ánh chiều cao trẻ em dưới điều kiện tác động của các tác nhân cần thiết như: gen, trong đó xét đến chiều cao trung bình của bố và mẹ; độ tuổi; dinh dưỡng; …, qua đó so sánh với chuẩn tăng trưởng được nêu ở dưới bằng các phương pháp toán học cần thiết từ đó có thể rút ra kết luận. 3. Kết cấu của luận văn:  Chương 1: Tổng quan về đề tài.  Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao trẻ em (0 – 5 tuổi).  Chương 3: Tổng quan về địa bàn và phương pháp nghiên cứu.  Chương 4: Xây dựng mô hình đề nghị nghiên cứu.  Chương 5: Thực hiện dựa trên sự trợ giúp của Eviews và các thuật toán thống kê. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Phương pháp đo lường chiều cao cho trẻ mẫu giáo: Theo bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia thì quá trình quyết định chiều cao của trẻ mẫu giáo được chia làm 2 giai đoạn:  Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
  3.  Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm. Đây là giai đoạn chúng ta tập trung nghiên cứu. Cách đo chiều cao cho trẻ:  Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.  Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm. 2. Các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của trẻ mẫu giáo: Người ta thường nghĩ rằng, chiều cao của trẻ được thừa hường từ cha mẹ, cha mẹ cao thì con cái cũng cao lớn, còn cha mẹ thấp thì con cái cũng thấp còi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhân tố di truyền chỉ quyết định khoảng 60% chiều cao của trẻ. Ngoài yếu tố di truyền ra, còn có những nhân tố khác tác động đến chiều cao của trẻ.Theo nội dung báo cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, các tác nhân chính ảnh hưởng lớn đến vấn đề tăng trưởng chiều cao của trẻ mẫu giáo là: 2.1 Dinh dưỡng đầy đủ cân bằng: Mỗi ngày, khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo từ 25 – 30 loại thực phẩmkhác nhau. Nếu mỗi ngày chỉ cho trẻ ăn 3 – 5 loại thực phẩm thì lượng dinh dưỡng hấp thu cho trẻ cần phải thêm rất nhiều. Sự thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến chiều cao của trẻ. Trong đó lysine, kẽm, canxi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định chiều cao. Lysine là một “máy gia tốc” hiệu quả bài tiết hooc-môn tăng trưởng. Các loại thực phẩm giàu protein có chứa lysine, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, tôm, sò, sản phẩm từ sữa, đậu, mè đen... Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hải sản, thịt nội tạng, thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại đậu, đậu phộng, hạt kê, củ cải, bắp cải... Canxi là thành phần chức năng chính của xương. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: sản phẩm từ sữa, đậu nành, cá, hải sản... Tránh dùng các sản phẩm thúc đẩy phát triển chiều cao đột biến. Tránh ăn đồ ăn quá béo, nhiều dầu mỡ dẫn đến thừa cân, gây dậy thì sớm gây ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng và sự phát triển chiều cao. 2.2 Gen di truyền: Đây là yếu tố mà ai cũng biết. Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Để tính được chiều cao trung bình theo gen, có rất nhiều công thức được đưa ra: Công thức 1: Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2 Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2 Công thức 2: Ta cần tính chiều cao trung bình của bố và mẹ: TBBM = (chiều cao bố + chiều cao mẹ)/2 Với bé trai: chiều cao trung bình = TBBM + 6cm
  4. - chiều cao tối đa = TBBM + 11cm - chiều cao tối thiều = TBBM + 1cm Với bé gái: chiều cao trung bình = TBBM - 6cm - chiều cao tối đa = TBBM + 1cm - chiều cao tối thiều = TBBM - 11cm 2.3 Giới tính (hormon): Khi mới sinh ra, thông thường các bé trai sinh ra có cân nặng nhỉnh hơn so với bé gái, ngay cả chiều dài cơ thể và chu vi vòng đầu cũng lớn hơn. Những khác biệt về sinh lý khiến sự phát triển về thể chất của bé trai và bé gái cũng khác nhau. Vì vậy, để bé trai và bé gái có được sự phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao, cha mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, giáo dục… Dưới đây là bảng so sánh chiều cao giữa bé trai và bé gái (được tổ chức Y tế thế giới – WHO công bố năm 2007) Độ tuổi Chiều cao bé trai Chiều cao bé gái Trẻ vừa sinh ra 49,9 cm 49,1 cm 6 tháng tuổi 67,6 cm 65,7 cm 1 tuồi 75,7 cm 74 cm 18 tháng tuổi 82,3 cm 80,7 cm 24 tháng tuổi 87,8 cm 86,4 cm 36 tháng tuổi 96,1 cm 95,1 cm 42 tháng tuổi 99,9 cm 99 cm 48 tháng tuổi 103,3 cm 102,7 cm 54 tháng tuổi 106,3 cm 106,2 60 tháng tuồi 110 cm 109,4 cm Ngoài những yếu tố trên còn có nhiều yếu tố khác tác động đến vấn đề tăng trưởng chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, những nguyên nhân trên được xem là có tác động rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp nhất. Vì trong mỗi cơ thể con người đều có một chuỗi các gen mã hóa, hormone và các enzyme chuyển hóa đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển và ảnh hưởng 70% đến sự phát triển chiều cao của chủ thể. Đối với 30% còn lại, dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong sự tạo hình và phát triển cơ thể, vì vậy các nhu cầu dinh dưỡng trong những năm đầu đời cần phải được đáp ứng đầy đủ để lợi ích cho sự phát triển về lâu về dài. CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng được chọn làm đối tượng nghiên cứu: cha mẹ và các bé trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi.
  5. 2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên những số liệu thống kê được từ quá trình khảo sát tại địa bàn quận Bình Thạnh: 1) Trường mầm non 15B, địa chỉ : 57/14/De, Điện Biên Phủ, P. 15, Q. Bình Thạnh 2) Trường mầm non 7A, địa chỉ : 23/124, Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh. 3. Phương pháp phân tích: Dựa vào nguồn số liệu đã thu thập ở trên, áp dụng các thuật toán thống kê và mô hình kinh tế lượng, có hỗ trợ của Eviews, sau khi tính toán các chỉ số ta đưa ra kết luận yếu tố nào thật sự tác động đến sự tăng trưởng chiều cao trẻ mẫu giáo.
  6. 4. Môn hình đề nghị nghiên cứu Chiều cao Gen di bố truyền Chiều cao mẹ Giới tính Yếu tố khách quan Tuổi Chiều cao trẻ Yếu tố chủ Dinh dưỡng quan
  7. Bảng các biến độc lập và dấu kỳ vọng Ký hiệu Đơn vị tính Dấu kỳ vọng Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc Chiều cao cm Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 50cm. Chiều cao của trẻ sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới tính, năng lượng được cung cấp, và chiều cao của bố mẹ. Biến độc lập Tuổi Tháng tuổi + Khi trẻ tăng thêm 1 tháng tuổi thì chiều cao tăng thêm 0.5 cm. Giới tính = 1 nếu là nam + Bé trai sẽ có chiều cao hơn bé gái là từ = 0 nếu là nữ 0,6 đến 1,7 cm Năng lượng kcal + Khi tổng năng lượng trong ngày được cung cấp thêm cho trẻ thì chiều cao trẻ sẽ được tăng lên Chiều cao trung cm + Khi bố mẹ có chiều cao tốt (bố mẹ có bình của bố mẹ chiều cao cao) thí con sẽ có chiều cao tốt.
  8. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Bảng số liệu Trong nghiên cứu này nhóm sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng thực sự đến chiều cao của trẻ từ 0-5 tuổi. Mô hình gồm các biền sau:  chieucao: là biến thể hiện chiều cao của trẻ từ 0-5 tuổi (cm)  tuoi: là biến thể hiện tuổi của trẻ từ 0-5 tuổi  gioitinh: là biến thể hiện giới tính của trẻ (nhận giá trị 0 nếu là nữ, nhận giá trị 1 nếu là nam)  nangluong: tồng năng lượng mà trẻ được cung cấp trong một ngày (kcal)  tbbm: chiều cao trung bình bố mẹ của trẻ được khảo sát. Qua cuộc khảo sát về chiều cao của trẻ từ 0-5 tuổi ở khu vực Bình Thạnh nhóm đã bảng số liệu như sau: 2. Kết quả chạy eview Nhóm điều tra 50 mẫu và sử dụng 50 mẫu này để ước lượng mô hình. Kết quả ước lượng được thể hiện qua kết quả chạy eviews trong bảng sau:
  9. 3. Mô hình hồi quy Y = 37,9912 + 0,4443TUOI + 2,0133GIOITINH + 0,0312NANGLUONG + 0,0003TTBM 4. Ý nghĩa kết quả của mô hình hồi quy  Chiều cao trung bình của một bé gái mới sinh là 37,9912cm  Với các yếu tố khác không đổi, thì khi bé tăng thêm 1 tháng tuổi thì chiều cao trung bình của bé tăng thêm 0,4443 cm.  Với các yếu tố khác không đổi thì bé trai sẽ có chiều cao hơn bé gái là 2,0133cm.  Với các yếu tố khác không đổi, thì khi tổng năng lượng cung cấp trong ngày cho bé tăng thêm 1 kcal thì chiều cao của bé tăng thêm 0,0312 cm.  Với các yếu tố khác không đổi, thì khi bố mẹ có chiều cao tăng thêm 1 cm thì bé có chiều cao tăng thêm 0,0003 cm. Giả thiết Ho: Phương sai của sai số không đổi Ta có p_value = 0.1061 > α = 0.05 nên không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình với độ tin cậy 95%. 5. Kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy: 1. Kiểm định giả thiết về 1 với α = 5%: Giả thiết: H0 : 1 = 0
  10. 1 ≠ 0 P_value = 0.3906 > α = 0.05. Vậy chấp nhận giả thiết Ho, có nghĩa là khi các yếu tố khác bằng 0 thì chiều cao trung bình của trẻ em là 37.9912 cm với độ tin cậy 95%. 2. Kiểm định giả thiết về 2 với α = 5%: Giả thiết: H0 : 2 = 0 2 ≠ 0 P_value = 0.0011 < α = 0.05. Bác bỏ giả thiết Ho, có nghĩa là tuổi thực sự ảnh hưởng tới chiều cao trung bình của trẻ em với độ tin cậy 95%. 3. Kiểm định giả thiết về 3 với α = 5%: Giả thiết: H0 : 3 = 0 3 ≠ 0 P_value = 0.1132 > α = 0.05. Chấp nhận giả thiết Ho, có nghĩa là giới tính không thực sự ảnh hưởng tới chiều cao trung bình của trẻ em với độ tin cậy 95%. 4. Kiểm định giả thiết về 4 với α = 5%: Giả thiết: H0 : 4 = 0 4 ≠ 0 P_value = 0.0006 < α = 0.05. Bác bỏ giả thiết Ho, có nghĩa là năng lượng thực sự ảnh hưởng tới chiều cao trung bình của trẻ em với độ tin cậy 95%. 5. Kiểm định giả thiết về 5 với α = 5%: Giả thiết: H0 : 5 = 0 5 ≠ 0 P_value = 0.9990 > α = 0.05. Chấp nhận giả thiết Ho, có nghĩa là chiều cao trung bình của bố và mẹ không thực sự ảnh hưởng tới chiều cao trung bình của trẻ em với độ tin cậy 95%. 6. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình với α = 5%: Kiểm định giả thiết: H0 : R2 = 0 R2 ≠ 0 Từ kết quả chạy eview, ta có p_value (F) = 0.000000 < α = 0.05. Bác bỏ giả thiết Ho, vậy mô hình phù hợp với độ tin cậy 95%.
  11. 7. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp tương quan tuyến tính mạnh giữa các biến độc lập: |r31| = 0.9605 > 0.8 nên có hiện tượng đa cộng tuyến. Cách khắc phục đa cộng tuyến: bỏ biến năng lượng ra khỏi mô hình vì đây là biến có đa cộng tuyến. Ngoài ra, nhóm cũng bỏ biến giới tính và chiều cao bố mẹ ra khỏi mô hình do 2 biến này không thực sự ảnh hưởng tới chiều cao trung bình của trẻ em.
  12. Kết quả chạy eview khi mô hình chỉ có biến chiều cao và tuổi:
  13. 8. Kiểm tra phương sai thay đổi Kiểm tra phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White:
  14. Chương V: KẾT LUẬN Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, với 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Gần một nửa trẻ em trong số đó bị thấp còi. Để phát triển được tối đa về chiều cao, trẻ em được cần chăm sóc ngay từ giai đoạn trong bụng mẹ, nhất là giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi. Đã có nhiều nghiên cứu về các tác nhân ảnh hưởng đến chiều cao trẻ em, trong bài nghiên cứu này, nhóm đã đưa ra được một số yếu tố tác động. Tuy nhiên, do vấn đề khảo sát bị hạn chế vì nhiều lí do, nên nhóm chỉ nghiên cứu được 2 lí do thực sự ảnh hưởng đến chiều cao trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, là Năng lượng và Tuổi. Do đó, để trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu, cha mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng hàng ngày.
  15. Mục lục CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................................................... 2 Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 2 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................................................... 2 Kết cấu của luận văn: ......................................................................................................................... 2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN. .......................................................................................................... 2 Phương pháp đo lường chiều cao cho trẻ mẫu giáo:............................................................................ 2 Các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của trẻ mẫu giáo: ...................................... 3 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 4 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................................................... 4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................... 5 Phương pháp phân tích:...................................................................................................................... 5 Môn hình đề nghị nghiên cứu ............................................................................................................. 6 Bảng các biến độc lập và dấu kỳ vọng ................................................................................................ 7 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 8 Bảng số liệu ....................................................................................................................................... 8 Kết quả chạy eview ............................................................................................................................ 8 Mô hình hồi quy ................................................................................................................................ 9 Ý nghĩa kết quả của mô hình hồi quy ................................................................................................. 9 Kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy: ............................................................................... 9 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình với α = 5%: ................................................................................. 10 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến................................................................................................... 11
nguon tai.lieu . vn