Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------ Môn: Quản Trị Ngân Hàng Đề tài: DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC GVHD: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG NHÓM 02 LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 1 K22 Danh sách nhóm 1. Nguyễn Thị Nhật Vy 0909.656355 2. Vương Thị Thùy Linh 3. Phạm Thành Đạt 4. Nguyễn Mạnh Toàn TPHCM, tháng 10 năm 2013.
  2. Mục lục MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 2 Chương 1: Thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam ............................................................ 3 1.1 Thực trạng nợ xấu hiện nay ..................................................................................................... 3 1.2 Nguyên nhân ........................................................................................................................... 9 1.2.1 Nguyên nhân từ Ngân hàng thương mại ............................................................................ 9 1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay .............................................................................. 11 1.2.3 Nguyên nhân khác........................................................................................................... 12 1.3 Tác động của nợ xấu ............................................................................................................. 13 1.3.1 Đối với hệ thống NHTM ................................................................................................. 13 1.3.2 Đối với nền kinh tế.......................................................................................................... 14 Chương 2: Quá trình hình thành VAMC và thực tế tại Việt Nam.................................................... 16 2.1 Quá trình hình thành Công ty xử lý nợ xấu tại Việt Nam ....................................................... 16 2.2 Mô tả VAMC ........................................................................................................................ 18 2.2.1 Giới thiệu mô hình VAMC và phạm vi xử lý .................................................................. 18 2.2.2 Cách thức mua bán nợ của VAMC .................................................................................. 20 2.2.3 Các hoạt động chính của VAMC ..................................................................................... 22 2.2.4 Quyền hạn và trách nhiệm của VAMC ............................................................................ 23 Chương 3: Những vấn đề đáng lo ngại của VAMC và một số bài học từ các quốc gia trên thế giới 25 3.1 Thực chất của việc thu mua nợ xấu ...................................................................................... 25 3.2 Những cảnh báo đáng lo ngại trong tương lai ........................................................................ 27 3.2.1 Đằng nào cũng chẳng mất gì ........................................................................................... 27 3.2.2 Về phía ngân hàng: giấu nợ và hành xử rủi ro ................................................................. 28 3.2.3 Hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ xử lý nợ xấu ...................................................................... 29 3.3 Bài học từ các quốc gia trên thế giới ......................................................................................... 30 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 33 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ 34 1
  3. MỞ ĐẦU Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Tìm lời giải cho hữu hiệu cho “bài toán” nợ xấu là vấn đề đặt ra không chỉ với nền kinh tế Việt Nam hiện nay mà còn là thách thức của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ. Để xử lý hiệu quả nợ xấu của các ngân hàng thương mại, việc đưa ra biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà nước và chính bản thân các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết. Theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2015 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải xử lý dứt điểm nợ xấu. Đề án cũng đề cao vai trò Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và các ngân hàng… Đây là cơ hội lớn để nâng cao vị thế nhưng cũng là nhiệm vụ khá nặng nề đặt ra đối với Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ các nước trong khu vực châu Á thành lập các công ty quản lý tài sản mà ngay cả nước phát triển như Mỹ và các nước Mỹ La tinh cũng có các công ty chuyên về xử lý nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, liệu sự có mặt của các công ty quản lý tài sản có cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng hay không? Sự ra đời của VAMC trong thời gian gần đây cũng đang tạo ra rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Để hiểu rõ hơn về VAMC, Nhóm 2 đã thực hiện nghiên cứu về đề tài “Dự án thành lập Công ty VAMC”. 2
  4. Chương 1: Thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam 1.1 Thực trạng nợ xấu hiện nay Cùng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì trong các năm qua nợ quá hạn tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Cơ cấu các nhóm nợ của hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 và 3 quý đầu năm 2012: Bảng 1: Dư nợ theo nhóm của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ĐVT: Tỷ đồng Năm Năm Năm Năm Quý Quý Quý Dư nợ 2008 2009 2010 2011 I/2012 II/2012 III/2012 Nhóm 1 1,019,727 1,574,729 2,030,546 2,248,420 2,393,490 2,435,476 2,509,109 Nhóm 2 70,938 82,952 102,683 177,751 215,818 200,938 188,953 Nhóm 3 15,512 10,548 12,281 17,582 33,036 41,839 33,698 Nhóm 4 7,082 8,245 11,001 18,147 20,309 22,296 36,534 Nhóm 5 13,195 19,900 23,582 41,830 45,221 52,024 54,160 Tổng dư nợ 1,126,454 1,696,374 2,180,093 2,503,730 2,707,874 2,752,572 2,822,453 Nguồn: http://www.cib.vn/ 3
  5. Bảng 2: Tỷ trọng các nhóm nợ so với dư nợ Quý Quý Quý Tỷ lệ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I/2012 II/2012 III/2012 Nhóm 1 90.53% 92.83% 93.14% 89.80% 88.39% 88.48% 88.90% Nhóm 2 6.30% 4.89% 4.71% 7.10% 7.97% 7.30% 6.69% Nhóm 3 1.38% 0.62% 0.56% 0.70% 1.22% 1.52% 1.19% Nhóm 4 0.63% 0.49% 0.50% 0.72% 0.75% 0.81% 1.29% Nhóm 5 1.17% 1.17% 1.08% 1.67% 1.67% 1.89% 1.92% Tổng cộng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: http://www.cib.vn/ Tỷ trọng nợ quá hạn (nhóm 2, 3, 4, 5) có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2010, tuy nhiên qua năm 2011 nợ quá hạn đều tăng ở tất cả các nhóm nợ và tiếp tục trong các quý đầu năm 2012. Song song đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng qua các năm và tăng mạnh vào các tháng đầu năm 2012. Đến tháng 06/2012 tổng nợ xấu là 116,159 tỷ đồng chiếm 4.22% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 44.79%; đến tháng 09/2012 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4.41% và tỷ lệ nợ mất vốn đạt 43.54%, mặc dù số tương đối nợ mất vốn đến tháng 09 có xu hướng giảm so với tháng 06 nhưng về số tuyệt đối lại tăng hơn 2 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng khoảng 4%. Bên cạnh việc nợ xấu liên tục tăng nhanh thời gian qua thì nợ xấu có nguy cơ mất vốn (nhóm 5) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu khiến nợ xấu của ngành ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng đang tăng theo chiều hướng xấu đi. 4
  6. Bảng 3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của toàn hệ thống Năm Năm Năm Năm Quý Quý Quý 2008 2009 2010 2011 I/2012 II/2012 III/2012 Nợ quá hạn 106,727 121,645 149,547 255,310 314,384 317,096 313,344 Tỷ lệ NQH/ dư nợ 9.47% 7.17% 6.86% 10.20% 11.61% 11.52% 11.10% Nợ xấu 35,790 38,693 46,864 77,559 98,567 116,159 124,391 Tỷ lệ nợ xấu / dư nợ 3.18% 2.28% 2.15% 3.10% 3.64% 4.22% 4.41% Tỷ lệ nợ xấu / NQH 33.53% 31.81% 31.34% 30.38% 31.35% 36.63% 39.70% Tốc độ tăng nợ xấu 8.11% 21.12% 65.50% 27.09% 17.85% 7.09% Nguồn: http://www.cib.vn/ Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, nợ quá hạn và tốc độ tăng nợ xấu 70.00% 60.00% 50.00% % dư nợ 40.00% % nợ quá hạn 30.00% tốc độ tăng nợ xấu 20.00% 10.00% 0.00% 12 12 2 20 20 01 I/ II/ II I/2 uý uý uý Q Q Q Từ năm 2008 đến quý II/2012 nợ xấu luôn tăng với tỷ lệ cao và tăng cao vọt vào năm 2011, 6 tháng đầu năm nợ xấu vẫn tăng 2 con số, chỉ đến quý III thì tỷ lệ tăng nợ xấu mới giảm xuống còn khoảng 7%. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ ngày càng tăng và đã vượt con số 3% so với chuẩn mực quốc tế và nợ xấu vẫn chiểm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn (từ 30% - 40%). Chất lượng hoạt động 5
  7. tín dụng trong thời gian qua giảm sút xuất phát từ tình hình kinh tế diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản đóng băng khi dư nợ cho vay lĩnh vực này rất lớn; việc chạy đua lãi suất huy động của các Ngân hàng dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao đã đẩy doanh nghiệp đi vay vào tình thế vô cùng khó khăn, áp lực trả nợ tăng cao trong khi nguồn thu không ổn định đã khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Trong cơ cấu nợ xấu của toàn hệ thống thì tỷ trọng nợ xấu của các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao (số liệu đến Quý III/2012). Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khối NHTM Năm Năm Năm Năm Quý Quý Quý Nợ xấu 2008 2009 2010 2011 I/2012 II/2012 III/2012 Khối NHTM nhà nước 20,658 23,443 23,947 37,200 47,140 43,353 48,707 Khối NHTM cổ phần 13,513 12,925 19,453 28,686 42,637 58,757 64,240 Tổng cộng 34,171 36,368 43,400 65,886 89,777 102,110 112,947 tỷ lệ Khối NHTM nhà nước 57.72% 60.59% 51.10% 47.96% 47.83% 37.32% 39.16% Khối NHTM cổ phần 37.76% 33.40% 41.51% 36.99% 43.26% 50.58% 51.64% Tổng cộng 95.48% 93.99% 92.61% 84.95% 91.08% 87.91% 90.80% Nguồn: http://www.cib.vn/ 6
  8. Biểu đồ 2: Cơ cấu nợ xấu của khối NHTM so với toàn ngành tháng 09/2012 Quý III/2012 9.20% 39.16% Khối NHTM nhà nước Khối NHTM cổ phần Khối khác 51.64% Trong 9 tháng đầu năm thì khối NHTM cổ phần tăng nợ xấu 8/9 tháng, khối NHTM nhà nước tăng 7/9 tháng. Đến hết tháng 06/2012 nợ xấu tại các NHTM khoảng 102,110 tỷ đồng chiếm 87.91% tổng nợ xấu của toàn ngành, và tiếp tục tăng đến hết tháng 09 là 90.8% với mức 112,947 tỷ đồng, tăng 10,837 tỷ đồng so với tháng 6. So với cuối năm 2011 thì nợ xấu của khối NHTM cổ phần tăng 35,554 tỷ đồng, tăng 123.94%, đây là mức tăng cao nhất trong các khối TCTD, trong đó 4/37 ngân hàng giảm nợ xấu (gồm Saigonbank, VIB, DAB, Eximbank), 33 ngân hàng còn lại đều tăng nợ xấu với mức cao với 29 ngân hàng có tỷ lệ tăng trên 10%, đặc biệt Ngân hàng Đại Tín tăng 52.2 lần so với cuối năm trước với mức tăng là 86.4%. 2/3 số ngân hàng trong khối vẫn đang gia tăng nợ xấu với việc chuyển nhóm nợ theo chiều hướng ngày càng xấu như: chuyển nợ nhóm 3 lên nhóm 4 có Ngân hàng Đại Tín, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Nhà Hà Nội, Sacombank, … chuyển từ nợ nhóm 4 lên nhóm 5 có Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Liên Việt … Đến tháng 09 thì nợ xấu của khối NTHM cổ phần chiếm 50% nợ xấu toàn ngành, và nợ nhóm 5 chiếm 38.19% nợ nhóm 5 toàn ngành. Khối NHTM nhà nước (không bao gồm VDB) nợ xấu tháng 09/2012 tăng 11.507 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 30.93%, trong đó cả 4 ngân hàng đều tăng gồm BIDV tăng 52.1% (đạt 9,894 tỷ đồng); Agribank tăng 26,25% (đạt 38,035 tỷ đồng); MHB tăng 33,91% (đạt 711 tỷ đồng) và Ngân hàng Chính sách tăng 9,93% (đạt 67 tỷ đồng). Trong tháng 09 nợ nhóm 3 và nhóm 4 của khối tăng cao và nợ nhóm 5 giảm ở cả 4 ngân hàng, trong đó 2 Ngân hàng lớn trong khối là BIDV và Nông nghiệp đang có hiện tượng chuyển dịch nhóm nợ theo hướng xấu: BIDV tăng nợ nhóm 4 và Nông nghiệp 7
  9. tăng nợ nhóm 3. Trong khi dư nợ của Khối hiện nay chỉ chiếm 29,13% tổng dư nợ toàn hệ thống thì nợ xấu vẫn chiếm tới 39,15% tổng nợ xấu và riêng nợ nhóm 5 chiếm 51,29% tổng nợ nhóm 5 toàn ngành. Theo báo cáo tài chính của các NHTM thì tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng đều tăng trong các tháng đầu năm 2012, nợ xấu tăng mạnh ở các Ngân hàng như VCB từ 2% lên 3.21%, ACB từ 0.9% lên 2.1%, Sacombank từ 0.57% lên 1.4%, BaoVietBank từ 4.56% lên 6.13%, Navibank từ 2.92% lên 3.97%. Trong đó tỷ lệ nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn cao nhất là BaoVietBank 2.93%, LienVietPostbank 1.46%, VCB 1.42%, BIDV 1.22%, KienLongbank 1.36%, MB 1.07%. Xét về số tuyệt đối thì BIDV có nợ nhóm 5 cao nhất là 3,984.4 tỷ đồng, VCB hơn 3,200 tỷ đồng, Vietinbank 2.578 tỷ đổng, ACB 829 tỷ đồng. Theo ý kiến của các chuyên gia phân tích thì nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu đọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và bất động sản do ảnh hưởng của việc đóng băng của thị trường bất động sản kéo dài trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu từ lĩnh vực đầu tư bất động sản có thể lên đến 60% nợ xấu của toàn ngành. Xét về thành phần kinh tế thì nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng luôn chiếm tỷ trọng cao. Theo số liệu mới nhất thì khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu, nguyên nhân được cho là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các khu vực khác (theo BTC thì có 30/85 tổng công ty, tập đoàn có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần, trong đó có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần). Theo số liệu đến tháng 09/2011 thì dự nợ vay của doanh nghiệp nhà nước lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước, trong đó hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ). Tỷ lệ vốn vay so với tổng dư nợ của ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước phải kể đến là Ngân hàng Công Thương 36.4%, BIDV 31%, VCB 26.6%, MB 23.5%. (Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang) Trong thời gian gần đây, thông tin về tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam được các chuyên gia, nhà quản lý cũng như một số tổ chức đánh giá tín nhiệm đưa ra rất khác nhau và có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể: Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2011 thì nợ xấu so với dự nợ trong toàn hệ thống ngân hàng mới chỉ là 3,39%; đến 31/5/2012, tổng hợp báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu khoảng 4,47%; sơ kết hoạt động ngành ngân hàng 6 8
  10. tháng đầu năm 2012, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tính đến ngày 31/3/2012 là 8,6%, tương đương 202.000 tỷ đồng; còn Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings lại nhận định con số nợ xấu hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam là khoảng 13%; ngày 7/6 vừa qua, tại diễn đàn của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khoảng 10%. Theo ý kiến của Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước thì kết quả giám sát của cơ quan thanh tra có sự khác biệt so với báo cáo của các Ngân hàng là do: Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí định lượng (như: thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng). Việc bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD. Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập DPRR. Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD Còn đánh giá của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đối với nợ xấu của Việt Nam cao hơn cơ quan thanh tra giám sát có thể là do Fitch Ratings áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ riêng khác với hệ thống phân loại nợ của Việt Nam hoặc Fitch Ratings chỉ chọn mẫu điều tra và ước đoán cho toàn bộ hệ thống tín dụng. Dù các kết quả công bố về nợ cấu của các tổ chức đưa ra là khác nhau, nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam nợ xấu đang ngày càng tăng cao và được ví như “cục máu đông” của nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế không hấp thu được vốn dẫn đến không thể vận hành được nền kinh tế. 1.2 Nguyên nhân 1.2.1 Nguyên nhân từ Ngân hàng thương mại Xuất phát từ những yếu kém trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, cụ thể: 9
  11.  Ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin của khách hàng, việc thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu thông qua hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, trong khi đó tính chính xác và kịp thời của các tài liệu này thường không cao. Dẫn đến Ngân hàng không đánh giá được chính xác năng lực tài chính của khách hàng, khả năng thực hiện dự án vay vốn, cũng như hiệu quả của phương án vay vốn,... Hơn nữa trong quá trình quản lý một khoản vay việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn sơ sài, không nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như không đánh giá được tính hiệu quả của đồng vốn Ngân hàng mang lại Chính vì vậy Ngân hàng có thể có những nhận định sai về khách hàng vay từ đó ra quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.  Việc cho vay chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo mà không đánh giá đến hiệu quả của phương án vay vốn.  Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, không am hiểu về lĩnh vực, ngành nghề đang thẩm định vốn vay để tài trợ do đó dễ dàng bị khách hàng qua mặt, hoặc bị lừa đảo. Bên cạnh rủi ro nợ xấu cũng xuất phát từ đạo đức của những người thẩm định cũng như phê duyệt hồ sơ vay vốn.  Chính sách cho vay của Ngân hàng cũng có thể dẫn đến rủi ro nợ xấu: chính sách tín dụng của Ngân hàng sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, trường hợp chính sách tín dụng có định hướng không đúng, quá chú trọng cho vay 1 đối tượng “cho tất cả trứng vào một rổ” (ví dụ như chú trọng cho vay vào một thầnh phần kinh tế, một ngành nghề kinh tế, hoặc một nhóm khách hàng, hoặc một khu vực địa lý,...), chính sách tín dụng không thống nhất, đồng bộ sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.  Việc chuyển đổi quá nhanh các NHTM nông thân thành ngân hàng đô thị dẫn đến năng lực quản trị rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế: Hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Các ngân hàng nông thôn tiền thân là các quỹ tín dụng nhân dân, sau sự kiện đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân năm 1988-1989, một số quỹ tín dụng còn tồn tại đã phát triển và trở thành các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Nhưng trong xu hướng phát triển kinh tế, do sự hạn chế về thành lập ngân hàng mới, nên nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tìm cách 10
  12. “thôn tính” các NHTM cổ phần nông thôn thông qua việc mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược, rồi từ đó tiếp sức, giúp các ngân hàng này nhanh chóng chuyển đổi mô hình từ “ngân hàng nông thôn” lên “ngân hàng đô thị”. Giai đoạn 2005 – 2007 nền kinh tế Việt Nam thăng hoa đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, giai đoạn này đã có 13 NHTM nông thôn đã được chuyển đổi thành NHTM đô thị (ABBank, OceanBank, SHB, NaviBank, GPBank, KienlongBank, TrustBank, WesternBank, DaiABank, PGBank, MekongDevBank, ...). Vốn điều lệ của các ngân hàng này chỉ khoảng vài chục đến vài trăm tỷ đồng nên trong vòng khoảng 5 năm các Ngân hàng phải tăng vốn điều lệ tối thiểu là 3,000 tỷ đồng vào năm 2011. Hậu quả là các ngân hàng này phải tăng trưởng tài sản bằng mọi giá để tương ứng với vốn chủ sở hữu tăng thêm nhưng trình độ quản trị của các ngân hàng này không theo kịp với đà tăng của tài sản dẫn đến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng này kém. Cụ thể 9 tháng đầu năm tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng này là TrustBank 88.06%, GPbank 32.87%, ABBank 6.97%, WesternBank 6.32%, DaiABank 4.27%, SHB 3.58%.  Các ngân hàng phân phối một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp là “sân sau”: Các ngân hàng chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị để tăng vốn chủ sở hữu lớn trong thời gian ngắn thì buộc phải dựa vào vốn góp của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp này trở thành cổ đông của Ngân hàng. Chính vì vậy rất có thể các NHTM đã trở thành “sân sau” của các doanh nghiệp, huy động vốn để cho các doanh nghiệp (hoặc công ty con của các doanh nghiệp) vay vốn, từ đó có thể xuất hiện việc cho vay thiếu cẩn trọng, chủ yếu cho vay dựa vào mối quan hệ như trên. Hơn nữa để có nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn góp vốn vào các TCTD là “sân sau” của mình thì các tập đoàn này cũng phải đi vay vốn từ các ngân hàng khác dẫn đến hiện tượng nợ xấu xảy ra dắt dây trong toàn bộ hệ thống.  Nợ xấu tại các NHTM nhà nước tăng cao một phần là do lãnh đạo tại các Ngân hàng được trao quyền tự chủ cao, thẩm quyền phán quyết tín dụng của giám đốc chi nhánh Ngân hàng cao nhưng lại không bị ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm đối với toàn bộ khoản vay 1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay  Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay: xảy ra khi việc triển khai dự án sản xuất, kinh doanh không khoa học, không được thực hiện kỹ, có sự tính toán sai về nhu cầu thị trường (thị trường đầu vào, đầu ra), các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, ... 11
  13.  Năng lực tài chính của khách hàng yếu, cơ cấu vốn đầu tư của khách hàng tham gia vào dự án không đúng cam kết ban đầu dẫn đến dự án không tiếp tục được triển khai.  Do khách hàng cố tình không thanh toán nợ vay khi đến kỳ trả nợ mặc dù khách hàng có khả năng trả nợ: khi đến hạn trả nợ khách hàng đã không trả nợ ngân hàng mà tiếp tục sử dụng tiền để quay vòng vốn dẫn đến không có nguồn thu trả nợ cho Ngân hàng.  Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt với hiện tượng đi vay ké nên việc trả nợ cho Ngân hàng không chỉ từ người đứng tên xin vay. 1.2.3 Nguyên nhân khác  Trong năm 2008 và đầu năm 2009 NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất cho vay luôn ở mức thấp từ 10% - 12% là nguyên nhân đển dư nợ tín dụng tăng mạnh. Với mức vốn rẻ này các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản với những dự án khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng ... Đây chủ yếu là những nguồn vốn đầu tư dài hạn, trong khi đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ thị trường dân cư và thị trường liên Ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn do đó xảy ra tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của các Ngân hàng. Chính vì vậy khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì các Ngân hàng bị mất cân đối nguồn vốn nghiêm trọng, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng ngày càng khó khăn, một số Ngân hàng nhỏ phải huy động trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao để giải quyết vấn đề thanh khoản. Đồng thời các doanh nghiệp đang đầu tư dang dở nên vẫn phải vay vốn Ngân hàng với mức lãi suất cao nhưng thị trường bất động sản lại đóng băng do đó Ngân hàng không thể thu hồi vốn cho vay đối với lĩnh vực bất động sản dẫn đến nợ quá hạn của hệ thống ngày càng tăng cao.  Các NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là NHTM nhà nước thường bị chính quyền địa phương khuyến khích hoặc gây áp lực cho vay các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, và can thiệp vào quyết định cho vay của Ngân hàng dẫn đến nợ xấu ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó Chính phủ còn ra tay cứu vớt các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng quốc doanh khi những đối tượng này có vấn đề bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu hoặc cố ý trì hoãn việc giải quyết các tổ chức tài chính yếu kém, mất khả năng thanh toán. Chính vì lý do đó mà \giảm nhu cầu cải thiện hiệu quả ở các Ngân hàng và khuyến khích các Ngân hàng theo đuổi cho vay các dự án nhiều rủi ro vì nếu không tiếp tục 12
  14. cho vay thì các doanh nghiệp này sẽ phá sản và Ngân hàng không thể thu hồi lại các khoản vay.  Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.  Kể từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn từ đó làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động ngày càng nhiều (Theo ông Vũ tiến Lộc chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp VN thì Quý II có 26.324 doanh nghiệp ngưng sảng xuất thì đến Quý III ước tính số lượng doanh nghiệp giải thể và ngưng sản xuất đã lên đến gần 49.000 doanh nghiệp) càng làm cho nợ xấu tăng cao hơn. 1.3 Tác động của nợ xấu 1.3.1 Đối với hệ thống NHTM Tỷ lệ nợ xấu tăng cao khiến người dân lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng, khả năng kiểm soát sử dụng nguồn vốn huy động. Từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng.  Nợ xấu đang khiến nhiều ngân hàng thanh khoản mạnh vẫn tiếp tục phải nuôi lãi suất. Nó gây sức ép lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng, là điểm nghẽn của dòng chảy vốn ra nền kinh tế. Nhiều người dân có nhu cầu rút tiền để mua sắm hay kinh doanh, và trong số đó sẽ có những khoản tiền đang nằm trong nợ xấu. Nợ không đòi được, lại phải trả cả lãi lẫn gốc cho các khoản tiền huy động đang tạo sức ép mạnh lên thanh khoản của các ngân hàng. Những khoản nợ nào không thể thu hồi được thì giải pháp hiện nay đã và đang làm là sử dụng dự phòng để bù đắp những khoản nợ khó đòi và không đòi được. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện tái cơ cấu ngân hàng mình, làm lành mạnh tài chính để đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. 13
  15.  Nợ xấu tăng nhanh buộc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này. Đặc biệt khi có thêm thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn biến tiêu cực, những khoản vay mới đến hạn nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng di chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Trích lập dự phòng rủi ro cao đang “khoét dần” vào lợi nhuận. Nếu tỷ lệ nợ xấu sụt giảm, các ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng và lợi nhuận sẽ tăng trở lại. Song trước bối cảnh thị trường hiện nay, khi môi trường kinh doanh không thuận lợi, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm… tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của DN thì khả năng đòi được nợ của ngân hàng càng yếu dần. Nợ xấu ngân hàng được đánh giá sẽ tiếp tục tăng và nếu không có giải pháp xử lý sẽ càng khiến cho dòng chảy tín dụng chững lại.  Như chúng ta đã biết, nợ xấu tăng cao sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời, khi những ngân hàng này gặp khó khăn nhất định thì khả năng xảy ra đổ vỡ cũng cao hơn những ngân hàng khác. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn tiền giữa các ngân hàng nói riêng, khi bất kỳ một ngân hàng nào gặp những rủi ro trên cũng ảnh hưởng đến toàn hệ thống. 1.3.2 Đối với nền kinh tế  Nợ xấu tăng làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng. Trong 7 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0.57%, đều đó chứng tỏ dòng tiền vẫn còn loanh quanh trong hệ thống ngân hàng. Đây là 1 điểm tắc nghẽn lớn nhất ,tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm cho sản xuất kinh doanh và thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản. Nợ xấu cũng làm cho lãi suất vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao trong thời gian dài, gần đây tuy đã được giảm xuống, nhưng vẫn còn lớn. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cao khiến các DN không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp theo.  Khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao 14
  16. mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. 15
  17. Chương 2: Quá trình hình thành VAMC và thực tế tại Việt Nam 2.1 Quá trình hình thành Công ty xử lý nợ xấu tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực, trong đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực với thị phần tín dụng chiếm tới xấp xỉ 95% của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh thị trường vốn còn chưa phát triển, tín dụng ngân hàng (TDNH) luôn đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo trên thị trường tài chính, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TDNH đã tăng trưởng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua, hoạt động TDNH cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao hoặc bối cảnh kinh tế, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Sau khi khối lượng nợ tồn đọng từ những năm 1990 được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu từ năm 2000 với mức 2 con số đã giảm xuống còn ở mức thấp 1 con số. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ nợ xấu hiện tại của Việt Nam (8,6%) là lo đáng ngại, nhưng chưa đến mức bi kịch. So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nợ xấu của các quốc gia khác còn lên đến mức 30-40%. Tuy nhiên, nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 - 1998 và khủng 16
  18. hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu. Đặc biệt khi nhìn vào điều kiện kinh tế nói chung và điều kiện kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay trong bối cảnh tái cấu trúc toàn nền kinh tế đang được đặt ra thì nợ xấu nếu không được xử lý triệt để có thể sẽ bùng phát lên mức nguy hiểm. Không để môi trường tín dụng bị đẩy đi xấu hơn nhằm ngăn chặn những diễn biến tiêu cực có thể xảy ra trước mắt, NHNN đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho cả phía DN và ngân hàng. Các biện pháp này tập trung vào hai nội dung chính: thứ nhất, tăng cường khả năng tiếp cận TDNH cho các DN thông qua việc cho phép điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhưng không chuyển nhóm nợ, giúp các DN gặp khó khăn có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai, từng bước điều chỉnh giảm lãi suất (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) nhằm giảm chi phí lãi vay cho các DN. Bên cạnh đó, NHNN đã đưa ra một số giải pháp xử lý nợ xấu đồng bộ như sau: Một là, chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ; Hai là, yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, thực hiện tốt việc mua bán nợ; Ba là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; Bốn là, rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng; Năm là, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. 17
  19. Ngoài ra, NHNN cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, như: triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh... Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn động của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính để thực hiện sứ mệnh giúp lành mạnh hóa tài chính của DNNN, đồng thời thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến nợ xấu hiện nay, thì chủ của các món nợ xấu không còn giới hạn trong khu vực DNNN, dù đây là thành phần cần được xử lý chính yếu. Do đó, việc xây dựng một công ty theo hướng AMC, dù là thuộc cơ quan nào, đơn vị nào, thì cần phải nghiên cứu cơ chế xử lý thực sự có hiệu quả và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN. Mặc dù những biện pháp này đã giúp làm dịu đi những căng thẳng trên thị trường tín dụng, nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải do riêng bản thân ngân hàng gây ra nên để xử lý dứt điểm nợ xấu cần phải có những giải pháp tích cực cơ cấu lại DN, nâng cao năng lực tài chính, khả năng kinh doanh, mở rộng thị trường của DN... 2.2 Mô tả VAMC 2.2.1 Giới thiệu mô hình VAMC và phạm vi xử lý 2.2.1.1 Giới thiệu mô hình VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. 18
  20. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vổn điều lệ, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước). Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại Hà Nội, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của VAMC tương đối đơn giản, và do NHNN quyết định. Về cơ cấu tổ chức VAMC có trụ sở chính ở Hà Nội và văn phòng đại diện, chi nhánh ở một số tỉnh, thành phố. Bộ máy quản trị gồm có : Hội đồng thành viên (tối đa 7 người), Ban kiểm soát (tối đa 3 người), Tổng giám đốc và một số Phó tổng giám đốc do NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó tổng giám đốc của VAMC được điều chuyển từ NHNN và các ngân hàng BIDV, Agribank, LienVietPostBank, SHB. Hội đồng thành viên của VAMC gồm 3 nhân vật đến từ NHNN và Agribank, bao gồm Chủ tịch Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng và Thành viên Nguyễn Hữu Thủy. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Thủy sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng Giám đốc VAMC. Nguyên tắc hoạt động của VAMC ( điều 5):  Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.  Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.  Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. 19
nguon tai.lieu . vn