Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------- MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tên đề tài: ĐỒNG EURO VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU GVHD: PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo Thực hiện: Nhóm 1 1. Trần Vĩnh Bình 2. Đỗ Thị Lệ Khánh 3. Lê Tuyết Linh 4. Trần Thanh Phong 5. Lê Bảo Trâm 6. Phan Trịnh Dũng Tâm TP.H CHÍ MINH, 02/2014
  2. MỤC LỤC 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO.........................................................................................1 1.1. Bước tiến trên đường đến Châu Âu hợp nhất .............................................................................1 1.2. Tiến trình thay thế đồng bản tệ bằng đồng Euro ........................................................................2 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU .......................................4 2.1. Lợi thế.........................................................................................................................................5 2.2. Hạn chế .......................................................................................................................................6 3. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU...........................................................................7 3.1 Khái niệm nợ công.......................................................................................................................7 3.2 Hiện trạng nợ của châu Âu ..........................................................................................................7 3.3 Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu .................................................................10 3.4 Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu....................................................................18 3.4.1. Đối với khu vực Châu Âu. .................................................................................................18 3.4.2 Đối với Việt Nam................................................................................................................20 3.5 Biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ....................................................23
  3. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO 1.1. Bước tiến trên đường đến Châu Âu hợp nhất Nhằm mở rộng các tiến trình liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên và các dân tộc, EU đã và đang thực hiện các biện pháp sau:  Tạo ra tiến bộ về kinh tế - xã hội cân đối thông qua một không gian không biên giới bên trong và thúc đẩy nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do cạnh tranh.  Thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung, dần tiến tới một chính sách quốc phòng chung. Đến thời điểm chín muồi, chính sách này sẽ dẫn đến một nền quốc phòng chung.  Bảo vệ các quyền về lợi ích của kiều dân các nước thành viên bằng việc cho ra quốc tịch liên bang. Nỗ lực thống nhất Châu Âu được thể hiện tại cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc EU ở Maastricht (tháng 12/1991) với Hiệp Ước được thông qua về thống nhất EU, về việc thành lập EMU và Liên Minh Chính Trị (EPU) nhằm làm cho Châu Âu thay đổi mạnh vào năm 2000 với một nền văn minh mới. Ngày 2/10/1997 tại Amsterdam (Hà Lan) ngoại trưởng các nước EU đã ký chính thức bản Dự thảo hiệp định đã được các nhà lãnh đạo cao cấp EU thông qua tại cuộc họp lần thứ 57 (tháng 6/1997). Hiệp Định Amsterdam có các sửa đổi quan trọng, là sự nối tiếp và bổ sung cho Hiệp Ước Maastricht về thành lập EU cùng các cải tổ sâu sắc hệ thống thể chế của EU để tăng cường hơn nữa liên kết giữa các nước thành viên, đưa tiến trình liên kết lên một mức mới cao hơn trên mọi lĩnh vực trong bối cảnh EU s ẽ tiếp tục mở rộng số nước thành viên lên tới 25 nước trong những thập niên đầu thế kỷ 21. EU tập trung thiết lập ba vành đai kinh tế: các nước trong Cộng Đồng Châu Âu là hạt nhân (15 nước EU hiện tại làm trung tâm), Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Châu Âu (EFTA) là vành đai thứ hai, một số nước Đông Âu là vành đai thứ ba. Đầu năm 1998, EU đã kết nạp thêm 6 nước thành viên mới: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Estonia, Slovenia và Chypres. Sau 40 năm đà m phán, kể từ khi nguyên thủ của các quốc gia Châu Âu ký Hiệp Ước Roma nă m 1957, cuối cùng Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu (EMU) đã chính thức hoạt động vào ngày 1/1/1999, 11 nước tham gia vào EMU đồng ý chuyển giao các chính sách đồng tiền riêng rẽ của từng nước cho một tổ chức thống nhất mới là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) Nhóm 1 Trang 1
  4. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và đồng Euro được chính thức sử dụng để trao đổi và mua bán hàng hóa, dịch vụ. Từ tháng 1/2000 Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập vào khu vực EMU. 1.2. Tiến trình thay thế đồng bản tệ bằng đồng Euro Từ 1/1/1999, hệ thống tài chính Châu Âu sẽ bắt đầu được thay đổi hoàn toàn. Thời gian đầu chỉ có giao dịch chính thức mới sử dụng Euro, sau đó các giao dịch thương mại sẽ dần dần sử dụng đồng Euro. Cũng vào đầu năm 1999, hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia thành viên sẽ được cố định theo yêu cầu của tình hình chuyển đổi tiền tệ. Tuy nhiên đồng Euro giấy cũng như đồng Euro kim loại sẽ chưa thay thế hẳn các đồng tiền quốc gia trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi nước cho tới tận năm 2002. Từ ngày 1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu thông. Khoảng 60 tỷ đồng Euro tiền giấy và 37 tỷ đồng kim loại đã được phát hành trên khắp 12 nước thuộc khu vực EMU, thay thế dần các đồng tiền quốc gia. Các ngân hàng đảm nhận vai trò chính trong tiến trình chuyển đổi. Về mặt kỹ thuật, Euro được đưa vào sử dụng ngày 1/1/1999, nhưng thực tế cho đến thứ hai ngày 4/1/2001, các giao dịch bằng đồng Euro không phải bằng tiền mặt mới bắt đầu được tiến hành. Tất cả các giao dịch bằng tiền mặt vẫn tiếp tục sử dụng bằng đồng tiền riêng của các quốc gia Châu Âu tới ngày 1/1/2002, khi các đồng tiền Euro giấy và kim loại được lưu hành. Trong vòng 6 tháng chuyển tiếp và kết thúc vào 30/6/2002, đồng Euro vẫn được sử dụng song hành với các đồng tiền riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên các đồng tiền riêng chỉ được coi là một biểu hiện khác của đồng Euro. Kể từ ngày 1/7/2002 các đồng tiền bản tệ của 12 nước thành viên EMU sẽ kết thúc lịch sử tồn tại của mình, rút ra khỏi lưu thông và nhường chỗ cho đồng Euro trở thành đồng tiền duy nhất lưu hành hợp pháp. Tài S n C a T ư Nhân Trên Th Gi i USD 12 C đ ng ti n ác 40 khác 25 Euro 23 Yen Nhóm 1 Trang 2
  5. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu D Tr Ngo i T Qu c T USD 6 20 C đ ng ti n ác khác Euro 60 14 Yen Ngay từ đầu năm 1999, khách hàng và các doanh nhân có thể mở các tài khoản ngân hàng, ghi “séc” và vay tiền bằng đồng Euro. Các du lịch có thể mua các séc du lịch bằng đồng Euro. Cổ phiếu và trái phiếu ghi mệnh giá bằng Euro. EMI là chữ viết tắt của European Economics and Monetary Union (Liên Minh Kinh Tế và Tiền Tệ Châu Âu), đây là tên chính thức của một hệ thống mà theo đó các quốc gia thành viên sẽ cùng có chính sách tiền tệ chung. Việc thành lập liên minh này đã được thảo luận từ hàng thập niên nay. Vào năm 1992, các nước thuộc EU đã ký Hiệp Ước Maastricht để thành lập đồng tiền chung và thiết lập các tiêu chuẩn mà các quốc gia cần phải đáp ứng, nếu họ muốn trở thành thành viên EMU. Để tiến hành hoạt động của EMU, một tổ chức có tên gọi ECB (Ngân Hàng Chung Châu Âu) có trụ sở ở Franfurt (Đức) ECB s ẽ ấn định lãi s uất và điều hành các chính sách tiền tệ của 12 quốc gia thành viên. ECB có chức năng gần giống như ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve), tức hình thức ngân hàng trung ương, như:  Phải lựa chọn được chính sách phù hợp cho sự phát triển kinh tế của các nước Châu Âu.  Phải đảm bảo rằng Chính phủ các nước thành viên tuân thủ các chính sách tài chính đã thỏa thuận, phải giành được sự tin tưởng ở công chúng.  Phải bảo vệ được sự độc lập chính trị đối với các nước thành viên muốn sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế nước mình. ECB cũng còn phải thực hiện các hoạt động trao đổi hối đoái, quản lý các quỹ dự trữ chính thức của Châu Âu và thúc đẩy hoạt động của hệ thống thanh toán được diễn ra suôn sẻ.  Vai trò của đồng Euro Sự ra đời của đồng Euro mang lại những lợi ích sau:  Giảm chi phí sản xuất và lưu thông (giảm dịch vụ phí chuyển đổi ngoại tệ và phí bảo hiểm rủi ro ngoại tệ). Nhóm 1 Trang 3
  6. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu  Khả năng đảm bảo tính trong sáng tối đa của giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ vì có thể dễ dàng so sánh mặt bằng giá cả của các nước thành viên.  Tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất và các ngân hàng với nhau.  Khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu qua biên giới, cung cấp những nguồn tín dụng cho hoạt động thương mại, d ịch vụ qua biên giới.  Ngoài ra sự ra đời của đồng Euro sẽ làm cho hoạt động tài chính và thương mại của thế giới ít lệ thuộc hơn vào đồng đô la Mỹ. Vì hiện nay gần 50% trị giá xuất nhập khẩu của thế giới thanh toán qua đồng USD và USD chiếm 40% khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền Châu Á chiếm 35% và đồng Yên Nhật chiếm 10%. Năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng USD 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo các tài liệu của ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay bằng đô la Mỹ của các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật chiếm 13%, còn phần tiền gửi ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8%. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế giới ở đồng EURO liên tục gia tăng: năm 2001 là 13%; 2002 là 16,4%; 2003 là 18,7%; tháng 9/2007 là 26,4%. Tóm lại, sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện các đồng tiền mạnh trên thế giới. 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU Các người đứng đầu chính phủ các nước EU đã chính thức làm lễ khai s anh đồng Euro khi long trọng khẳng định có 11 nước tham gia (hiện là 18) đồng tiền này, đồng thời xác định cơ chế tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia so với đồng Euro. Các nước tham gia đồng tiền chung này được gọi là những nước thuộc “Euroland” (Khu vực đồng Euro), lúc đầu gồm 11 nước. Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, và Phần Lan. Còn được gọi là nhóm EU11 và hiện nay là EU12. Kể từ khi khu vực đồng Euro ra đời, bất chấp sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á và ở Nga, sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền các nước thuộc EU ở mức không đáng kể. Khu vực đồng Euro là 1 trung tâm kinh tế của thế giới, chiếm 19,4% GDP toàn thế giới (trong khi đó của Mỹ là 19,6% và Nhật Bản là 7,7%) và 20% kim ngạch buôn bán thế giới (so với 16% của Mỹ và 10% của Nhật). Nhóm 1 Trang 4
  7. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 2.1. Lợi thế Việc xây dựng thành công khu vực đồng Euro sẽ mang lại cho các nước trong khu vực nhiều lợi thế:  Việc 11 nước ban đầu tham gia EM U – Liên minh tiền tệ Châu Âu hình thành một thị trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với M ỹ có trình độ phát triển kinh tế cao. Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh t ế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với M ỹ. Đồng thời sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế quốc tế của khu vực đồng Euro, đảm bảo cho khu vực này ít bị tác động bởi các biến động tài chính, tiền tệ quốc tế, như cơn bão tài chính năm 1997 ở Châu Á.  ECB có năng lực lớn hơn nhiều so với từng nước EU riêng lẻ trong việc kiềm chế lạm phát, chủ động ấn định lãi suất, do đó sự ổn định giá cả trong khu vực đồng Euro, tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh.  EM U và đồng Euro ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, t ạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu. Sự ra đời của đồng Euro sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.  Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - N gân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên m inh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế. Hơn nữa, khi đồng Euro được lưu hành trên thị trường, mọi hàng hóa bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng Euro nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến khoảng 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ t ạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự dao động tỷ giá của đồng U SD vì sẽ không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền Nhóm 1 Trang 5
  8. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu khác lại lên giá. Cuối cùng sự ổn định của khu vực đồng Euro tạo nên sức thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào khu vực này. 2.2. Hạn chế  Trên thực tế, các nền kinh tế EU khó có thể tăng trưởng đồng đều. Một biến động nào đó ở từng nước hoặc trên thế giới sẽ có tác động khác nhau đến động thái của từng nước. Lúc đó một chính sách tiền tệ chung có thể là quá nới lỏng với nước này, nhưng lại quá khắt khe với một nước khác.  Lãi suất do ECB đề ra có thể sẽ quá thấp để hạn chế lạm phát ở một số nước đang tăng trưởng mạnh, nhưng lại quá cao để kích thích tăng trưởng ở các nước kinh tế đang suy giảm. Như vậy việc thi hành một chính sách tiền tệ chung thích hợp cho tất cả nước thành viên vẫn còn nhiều hạn chế.  Việc ra đời đồng tiền chung có tác dụng tăng cường sự cạnh tranh khu vực, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển phân cực giữa các nước. Cho đến nay, EU vẫn chưa giải quyết được triệt để sự phân hóa về trình độ phát triển giữa Bắc và Nam của Ý, giữa Đông và Tây Đức, giữa các vùng ở Pháp vẫn còn rất lớn. Trong một quốc gia đã khó giải quyết, vấn đề phát triển phân cực giữa các nước lại càng khó hơn. Để có sự thống nhất của 15 thành viên trước đây và 25 thành viên hôm nay (2006) vốn có các hoàn cảnh, điều kiện và các mối quan hệ khác nhau thực không dễ. Vấn đề đặt ra đối với việc cải cách sắp tới của EU là các nước phải tìm các biện pháp hữu hiệu để dung hòa lợi ích của từng quốc gia thành viên, vừa đảm bảo sự phát triển của EU vừa giữ được bản sắc riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa,… Dù sao các thành công của EU đã và sẽ là các đóng góp lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Nhóm 1 Trang 6
  9. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 3. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 3.1 Khái niệm nợ công Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)”1 . Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WB... 3.2 Hiện trạng nợ của châu Âu Sau khi vấn đề nợ công của Mỹ tạm lắng, tài chính thế giới tiếp tục nhức nhối với khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự mất giá mạnh của đồng Euro. 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%A3_ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7 Nhóm 1 Trang 7
  10. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu Nguồn: Guim.co.uk Đến thời điểm 2010, so với nợ công của M ỹ là 93.6% GDP, Nhật Bản là 197% GDP (cao nhất thế giới), thì của khối liên minh Châu Âu (EU) là 80.3%, trong đó có những quốc gia mang nợ khủng như Hy Lạp (125% GDP), It aly (117% GDP) và Ireland (82,6% GDP). Tình hình các quốc gia đầu tàu của khu vực Eurozone: Đức: Nền kinh t ế lớn nhất Eurozone này đã gần như đình trệ trong quý khi chỉ t ăng trưởng 0,1% khiến cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu không mấy khả quan. Tổng nợ công của Đức là 2000 tỷ Euro, chiếm 82%GDP.Pháp : Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone, nhưng tốc độ tăng trưởng trong quý 2 là 0%. Nợ Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3% Nhóm 1 Trang 8
  11. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu GDP năm nay. Đây là con số cao nhất trong số những quốc gia châu Âu có hạng mức tín nhiệm AAA.M ặc dù Pháp có nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như LVM H M oët Hennessey Louis Vuitton, L’Oréal, Renault và Danone, nhưng nền kinh tế lại tăng trưởng chậm so với mức dự báo. Thất nghiệp đang ở mức khoảng 9%. N gày 10.8, cổ phiếu của ngân hàng Pháp như Sociét é Générale, BNP Paribas sụt giảm mạnh do lo ngại Pháp sẽ bị hạ mức t ín nhiệm AAA. Lý do là các ngân hàng này nắm giữ rất nhiều trái phiếu của Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và một lượng trái phiếu khổng lồ của Pháp. Tăng trưởng kinh tế quý I/2010 tại châu Âu. (Nguồn: BBC) Nhóm 1 Trang 9
  12. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 3.3 Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu “Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng bị phóng đại bởi một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn quốc tế và các phương tiện truyền thông. Mục đích của ý đồ này chính là: Thứ nhất, muốn chống lại đồng EUR, tạo ra một sự bất ổn kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế châu Âu; Hai là muốn xoay chuyển đồng USD theo chiều hướng suy yếu trên thị trường tài chính quốc tế, nhằm bảo vệ ngôi vị bá chủ tiền tệ thế giới của đồng Mỹ kim. Trong thế giới hiện tại, đồng EUR có ảnh hưởng ngày càng lớn, dần dần gây nên mối đe dọa trực tiếp cho ngôi vị bá chủ của đồng USD trong lĩnh vực tài chính. Do đó, việc chống lại đồng EUR, chắc chắn sẽ giúp nâng cao được vị trí mạnh mẽ của đồng Mỹ kim. Nếu đồng EUR sụp đổ, không chỉ có thể xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa của đồng EUR đối với ngôi vị bá chủ của đồng USD, mà còn có thể ngăn chặn nền kinh tế châu Âu thách thức nền kinh tế Mỹ. Cho dù không thể hủy hoại đồng EUR, hình thái theo chiều hướng đi lên phá vỡ đồng EUR sẽ có lợi chứ không hề có hại cho đồng USD. Cho nên, trong khi hành động chống lại đồng EUR, các quỹ đầu tư và các phương tiện truyền thông mà họ khống chế đã phóng đại tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trên thị trường vốn quốc tế, nhằm mục đích không chỉ tạo ra tâm lý khủng hoảng cho thị trường, dọa các nhà đầu tư bán tháo đồng EUR trong tay họ, mà còn tạo điều kiện môi trường thị trường cần thiết để họ giành được thắng lợi trong các hoạt động đầu tư trên thị trường vốn quốc tế, hành động này cũng đã gia tăng thêm động lực đẩy đồng EUR sụt giảm nhanh chóng. Có thể nói khủng hoảng nợ châu Âu là một âm mưu để "mưu sát" đồng EUR, bởi vì chúng ta có thể tìm ra bằng chứng từ việc Ngân hàng Goldman Sachs bắt đầu giúp chính phủ Hy Lạp và ban quản lý tài chính hoạch định mô hình phát hành chứng khoán thế chấp bằng đồng EUR. Go ldman Sachs đã nhử Hy Lạp rơi vào một cái bẫy nợ, trong một thời gian dài đã che giấu sự thật với các cơ quan quản lý tài chính của Liên minh châu Âu (EU), hình thành nên cuộc khủng hoảng nợ, từ đó buộc phải cầu cứu viện trợ từ bên ngoài. Đồng thời, các tập đoàn tài chính của Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, một mặt thông qua một nhóm do mình khống chế, phóng đại tính nghiêm trọng của khủng hoảng nợ tại các nước châu Âu, mặt Nhóm 1 Trang 10
  13. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu khác đợi đến lúc thích hợp nhờ các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế đánh tụt xếp hạng tín dụng nợ của một số nước, gia tăng thêm sự sụp đổ tín dụng nợ của các nước, cố để hình thành một cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu mới được diễn biến từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, thậm chí còn gây ra một sụp đổ của đồng EUR. Nếu so sánh tình hình khủng hoảng nợ của “5 quốc gia Nam Âu – PIIGS” vào phạm vi toàn cầu có thể thấy rõ, mức độ của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn còn khá nhẹ. Hy Lạp - quốc gia được đánh giá có mức độ vay nợ nghiêm trọng nhất, nhưng nếu so với Mỹ về mức độ thâm hụt tài chính thì Hy Lạp vẫn nhẹ hơn rất nhiều. Lượng phát hành trái phiếu Mỹ đã vượt ngưỡng 13000 tỷ USD, đạt tới hơn 90% GDP của quốc gia này. Còn quy mô trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng đã lên tới 229%, là quốc gia nguy hiểm nhất trong cuộc khủng hoảng nợ thế giới, gấp đôi so với số trái phiếu chính phủ Hy Lạp chiếm xấp xỉ 120% GDP. Nhưng Standard & Poors, Moodys, Fitch – ba cơ quan xếp hạng tín dụng có quyền lực lớn nhất hiện nay lại chưa bao giờ đưa ra bất kỳ một sự cảnh báo nào ra ngoài thế giới về nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ, Nhật Bản. Bởi vì ba cơ quan đánh giá tín dụng này nằm trong tay kiểm soát bởi các nhóm tài chính lớn của Mỹ. Một bằng chứng rõ ràng nữa cho vấn đề này chính là việc các chuyên gia kinh tế khẳng định đồng đôla Mỹ (USD) không những không cáo chung mà đang tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong rổ các ngoại tệ mạnh nhất thế giới, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Tình thế hiện nay tạo cho đồng USD vị thế cao trong rổ ngoại tệ mạnh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2011 nhanh gấp 3 lần kinh tế Anh, Nhật Bản và khu vực đồng euro. Lãi suất ở các nền kinh tế phát triển mới đây đã tăng cao nhưng không tác động đến đồng USD. Tuy nhiên, châu Âu suy cho cùng vẫn là một khu vực có chủ nghĩa tư bản lâu đời nhất, thị trường vốn phát triển, khả năng kiểm soát rủi ro tài chính mạnh hơn Mỹ, trật tự tài chính càng chuẩn mực hơn, càng không có nhiều sản phẩm tài chính phát sinh có thể gây ra khủng hoảng tài chính với quy mô lớn như ở Mỹ. Cho nên, rủi ro tài chính của châu Âu hoàn toàn có thể khống chế được, không thể xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính như cơn bão tài chính ở Phố Wall. Các nước chủ yếu của châu Âu đã ý thức được tầm quan trọng của việc giải cứu các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang nằm trong cơn bão nợ. Vì thế, khả Nhóm 1 Trang 11
  14. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu năng khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến thành khủng hoảng tài chính với quy mô lớn là không lớn”2 . Năm 1996, để chuẩn bị cho việc ra mắt đồng euro, Hội đồng châu Âu đã họp tại Dublin để thảo luận các vấn đề cần thiết. Và Liên minh châu Âu (EU) ký một hiệp ước quy định các thành viên trong nhóm giới hạn thâm hụt ngân sách hàng năm không vượt quá 3% GDP và tổng nợ chính phủ không vượt quá 60% GDP quốc gia. Mười một sáng lập viên lúc bấy giờ vẫn ấn định giờ G là ngày 1/1/1999 ra mắt đồng euro. Nhưng không có quốc gia nào trong khối lúc bấy giờ đáp ứng được tiêu chí trên. Ví dụ lúc đó Bỉ có tổng nợ quốc gia lên đến 131% GDP. Tham vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng tốt. Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp với những thực trạng về nền kinh tế các quốc gia. Bất chấp tất cả, các quốc gia châu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá để kịp tiến độ gia nhập. Lúc đó, con số “sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp khiến một số người nghi ngờ. Thần kỳ hơn khi Hy Lạp giảm được mức thâm hụt xuống còn 2,5% vào năm 1998 và dự báo lúc bấy giờ nói thâm hụt chỉ còn 1,9% vào năm 1999. Cả châu Âu đã hoan hô thành tích này, tung hô Hy Lạp như một câu chuyện thần kỳ khiến một số nước phải ngưỡng mộ. Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha cũng cố gắng “đạt thành tích” thâm hụt chỉ 3%. 2 http://vitinfo.vn/Muctin/Kinhte/T aichinhnganhang/LA78916/default.htm Nhóm 1 Trang 12
  15. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu Quả đúng như người ta nghi ngờ: Tháng 3.2000, dưới một tiêu chuẩn kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực sự của Hy Lạp vào năm 1998 là 3,2%. Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro. Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân sự cũng như y tế trong tổng chi chính phủ. Ngược lại, quốc gia này còn xem một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ. Với cách này, Hy Lạp đã “bùa” thâm hụt ngân sách năm 2003 một cách khó tin. Vào tháng 3/2004, Hy Lạp công bố thâm hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lực khiến Hy Lạp công bố lại. Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Đến tháng 3.2005, Hy Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt của năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật” cuối cùng vào cuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003 đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro. Theo ông Jean-Pierre Jouyet, chủ tịch uỷ ban Giám sát thị trường chứng khoán Pháp và là cựu cố vấn trưởng của chủ tịch Uỷ ban châu Âu, vấn đề hiện tại của Hy Lạp cũng cho thấy thể chế tài chính của EU không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuân thủ hiệp ước của khối. Liên minh tiền tệ EUROZONE đã được xem là công cụ cho liên minh chính trị, nên các “sáng lập viên” chẳng hề quan tâm nhiều đến chuyện trừng phạt thành viên vi phạm quy chế chung. Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết có những công cụ trừng phạt những thành viên vi phạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựa vào ý thức, và cuối cùng EU ủng hộ chủ trương này. EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điều tiết lấy. Willem Bu iter, kinh tế gia trưởng của Citigroup và là thành viên của uỷ ban Chính sách tiền tệ của ngân hàng Anh quốc, mô tả hiệp ước 1996 như những con hổ giấy. Còn ông Jean-Pierre Jouyet nói: “Một hiệp ước mà không có biện pháp trừng phạt thì là vô nghĩa”.Đâu chỉ Hy Lạp, vào năm 2002 đến 2004, Pháp và Đức vượt chuẩn thâm hụt thì các Nhóm 1 Trang 13
  16. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu quốc gia EU khác cũng bình chân như vại. Ông Jean-Luc Dehaene, cựu Thủ tướng Bỉ, không ngại chỉ trích: “Họ có xu hướng đưa ra quyết định chính trị”. Nay, đến khi Hy Lạp kêu van và lo sợ đồng euro chết yểu thì EU mới vào cuộc3 . Mặt khác, áp dụng kiến thức vĩ mô đã được học, ta có thể nhận xét về nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ chính phủ chính là ở chỗ hình thức 'trả nợ công' của chính phủ như thế nào và hậu quả mà nó mang lại. Theo khách quan thì Chính phủ muốn thoát nợ phải áp dụng các biện pháp sau: (1) Phát hành trái phiếu chính phủ Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái. 3 htt p://dantri.com.vn/c76/s76-382564/khung-hoang-tai-chinh-o-hy-lap-nguyen-nhan-la-benh-thanh-tich.htm Nhóm 1 Trang 14
  17. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu (2) Vay trực tiếp Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Và đây là các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ. (3) Lạm phát Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn. (4) Tài sản đầu tư Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục... (5) Các khoản nợ tiềm tàng Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao Nhóm 1 Trang 15
  18. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán4 ... Những mốc chính trong khủng hoảng nợ công ở Châu Âu Dưới đây là những mốc quan trọng trong khủng hoảng nợ châu Âu tính từ tháng 11/2009 khi chính phủ mới của Hy Lạp khiến thế giới chấn động với việc tuyên bố nâng gấp đôi ước tính về thâm hụt ngân sách năm 2009. 5/11/2009 Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ. 22/12/2009 Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp. 14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012. 29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%. 11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần. 23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF. 2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới. Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm. Đây là nước đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp. 4 T ạp chí tiền tệ và thị trường Mỹ Nhóm 1 Trang 16
  19. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ euro. 10/5/2010 Các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp. Gói giải cứu bao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 tỷ euro từ công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên tới 750 tỷ euro tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó. 18/5/2010 Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi như nguyên nhân dẫn dến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS). 25/5/2010 Nộ i các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009. 27/5/2010 Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân s ách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD 28/5/2010 Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động. 29/5/2010 Hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ. 7/6/2010 Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013. Nhóm 1 Trang 17
  20. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 8/6/2010 Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các chuyên gia và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997. 9/6/2010 Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và Đảng có chủ trương này đã chiến thắng. Tuy nhiên cuối cùng, thật khó để các nhà hoạch định chính sách thống nhất với nhau. 10/6/2010 Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ. Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động. 3.4 Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 3.4.1. Đối với khu vực Châu Âu. Thất nghiệp tăng kỷ lục Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đang đứng ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp, là tháng thứ 12 tỷ lệ này tăng liên tiếp. Một điểm đáng chú ý trong thống kê của Eurostat, là sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp giữa các thành viên Eurozone ngày càng lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italy và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%. Tồi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động. Các nước châu Âu ven Địa Trung Hải đang đứng trước một bài toán nan giải là cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công, trong khi 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp. Đáng quan ngại hơn là số người không tìm được việc làm ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng thêm từ nay tới Nhóm 1 Trang 18
nguon tai.lieu . vn