Xem mẫu

Tieåu luaän moân hoïc: * * * * * * * COÂNG NGHEÄ DAÏY HOÏC * * * * * * * GVHD: Ths ÑOÃ MAÏNH CÖÔØNG * * * * * * *  (Tiểu luận kết thúc môn học) GVHD : Học viên : Ths. ĐỖ MẠNH CƯỜNG TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 1 Tieåu luaän moân hoïc: * * * * * * * COÂNG NGHEÄ DAÏY HOÏC * * * * * * * GVHD: Ths ÑOÃ MAÏNH CÖÔØNG * * * * * * * MỤC LỤC I LÝ LUẬN CHUNG : 2 1 Định nghĩa công nghệ dạy học 2 2 Đối tượng của công nghệ dạy học. 2 3 Phương pháp nghiên cứu công nghệ dạy học. 3 4 Các lĩnh vực, lý thuyết và mô hình dạy học liên quan. 4 5 Đánh giá công nghệ dạy học. 5 II SẢN PHẨM THỰC HIỆN : 7 1 Tên sản phẩm. 7 2 Mục tiêu dạy học – giáo dục của sản phẩm. 7 3 Đối tượng phục vụ. 7 4 Phạm vi phục vụ. 7 5 Loại sản phẩm. 7 6 Kịch bản sư phạm. 7 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 9 Trang 2 Tieåu luaän moân hoïc: * * * * * * * COÂNG NGHEÄ DAÏY HOÏC * * * * * * * GVHD: Ths ÑOÃ MAÏNH CÖÔØNG * * * * * * * I. LÝ LUẬN CHUNG: 1. Định nghĩa công nghệ dạy học: Công nghệ dạy học là một khoa học đặt cơ sở lý luận cho việc ứng dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật vào quá trình dạy học. Nói cách khác công nghệ dạy học là việc đưa các phương tiện kỹ thuật dạy học vào tiến trình đào tạo như dạy học chương trình hóa, máy dạy học, máy luyện tập, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn hiện đại vào quá trình dạy học. “ Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quà nhất để đạt mục đích dạy học đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò”1 Theo Robert Reiser “ Công nghệ dạy học là vấn đề phân tích, phác thảo giải pháp, phát triển, ứng dụng, quản lý và đánh giá quá trình giảng dạy và nguồn lực để tạo điều kiện học tập tốt, giảng dạy hay công việc”2. Sự khác biệt giữa quy trình công nghệ dạy học và phương tiện truyền thông dùng trong dạy học rất quan trọng. Công nghệ dạy học được xem như sự phối hợp hữu cơ giữa công nghệ tổ chức nhận thức và công nghệ trang thiết bị dạy học bao gồm các yếu tố mang tính đồng bộ, toàn diện về nội dung dạy học, các hệ thống đánh giá nhằm tích cực hóa quá trình dạy học. 2. Đối tượng của công nghệ dạy học: a. Đối tượng nghiên cứu: Là các phương tiện dạy học vì nó phục vụ cho mục đích của giáo dục. Mỗi loại phương tiện khác nhau có những tính chất đặc điểm riêng của nó, nếu chúng ta biết phối hợp và khai thác tốt những tính chất đó sẽ giúp cho hoạt động dạy học mang tính hiệu quả cao hơn. Ngày nay, với sự phát triển của multimedia có thể sử dụng như nguồn tài nguyên cung cấp thông tin, hỗ trợ cho học tập khám phá của học sinh và làm cho hoạt động dạy củagiáo viên trở nên tích cực hơn nhờ vào các phần mềm hỗ trợ. Có thể nói phương tiện dạy học cho giáo viên và học sinh là một dấu hiệu cơ bản phản ánh trình độ công nghệ cho hoạt động lao động sư phạm từ trình độ thủ 1 Theo tài liệu của tổ chức giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO 2 Reiser. R.,2001. A History of Intructional Design & Technology: Part I: A History of Intructional Media. Educational technology research & development, vol. 49. No. I . pp53 – 64. ( Robert.whelan@nyu.edu). Trang 3 Tieåu luaän moân hoïc: * * * * * * * COÂNG NGHEÄ DAÏY HOÏC * * * * * * * GVHD: Ths ÑOÃ MAÏNH CÖÔØNG * * * * * * * công ( Phấn, bảng đen, thước) đến trình độ cơ khí hóa ( TV, casset, máy chiếu. Thiết bị luyện tập…) đến trình độ điện tử hóa ( máy tính, thiết bị đa năng, sách điện tử, mạng Internet …) b. Đối tượng ứng dụng: Công nghệ dạy học xem quá trình dạy học là một quá trình gia công đặc biệt vì nguyên vật liệu là học sinh, là chủ thể có ý thức. Vì sản phẩm là con người là những lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội và với tính chất là quá trình công nghệ phải chú ý đầy đủ các yếu tố sau: - Đầu ra, tức là sản phẩm cụ thể cần sản xuất, ở đây là mục tiêu của giáo dục. - Đầu vào, tức nguyên vật liệu và các điều kiện ở đây là người học sinh. - Nội dung dạy học phải phù hợp với đầu ra, đầu vào và các điều kiện thực tế - Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học. - Hiệu quả kinh tế của quá trình. 3. Phương pháp nghiên cứu công nghệ dạy học: Công nghệ dạy học là một quá trình trọn vẹn của họat động dạy học bao gồm nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong dạy học. Chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển công nghệ dạy học có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: a. Những phương pháp nghiên cứu chung Bắt đầu từ thế kỷ XX, xu hướng dạy học tiếp tục mang đặc điểm của công nghệ. Sự gia tăng về mức độ tiếp cận và sáng tạo về nội dung, về công nghệ, về cộng đồng người sử dụng và linh hoạt trong học tập. Nhiệm vụ của khoa học nhận thức là nghiên cứu, thiết kế những thông tin quan trọng trong việc áp dụng của cá nhân và cộng đồng. Việc xem xét xu hướng này có liên quan đến nhịp độ phát triển của công nghệ mới. Từ các công nghệ trước đây như radio, phim, tivi, .. chúng ta thấy có sự xuất hiện công nghệ mới khắc phục những hạn chế của công nghệ cũ. Với sự tiến bộ và khả năng của công nghệ dạy học trên cơ sở máy tính , các nhà giáo dục đang hướng tới các mô hình dạy học trên cơ sở tiếp cận nhận thức. b. Những phương pháp nghiên cứu đặc thù. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật các loại máy móc trang thiết bị tiên tiến được ứng dụng ngày càng nhiều trong hoạt dộng giảng dạy và đào tạo đã hướng các nhà nghiên cứu chú trọng đến việc phát triển sản xuất các loại hình phuơng tiện mang tính truyền dẫn, khuyếch đại và phân phối cao để mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả đào tạo trong dạy học. Những xu hướng về cơ sở vật chất sẽ đòi hỏi một sự cải tiến xa hơn về khả năng thực hiện, đó là khả năng nền Trang 4 Tieåu luaän moân hoïc: * * * * * * * COÂNG NGHEÄ DAÏY HOÏC * * * * * * * GVHD: Ths ÑOÃ MAÏNH CÖÔØNG * * * * * * * tảng kỹ thuật số để truyền đạt thông tin và trao đổi nội dung.Tuy nhiên hạn chế làm tăng sự đa dạng và phổ biến của công nghệ dạy học có liên quan đến việc sáng tạo nội dung dạy học, phần mềm sáng tạo về nội dung truyền thống thướng dành cho các chuyên gia, với phần mềm đắt tiền và phức tạp. Hiện nay, các nhà công nghệ dạy học đang tìm kiếm hướng nghiên cứu mới, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương lai, những công cụ phát triển nội dung và những đề cương lý thuyết sẽ xác định lĩnh vực hoạt động trong thập niên tới như việc xây dựng nền móng cho việc học tập dựa trên sự kết nối mạng (web – based learning). Học tập trên mạng ( web – specific learning) hoạt động như là: sự cộng tác, sự truyền đạt và trò chơi sẽ được nghiên cứu song song với những kiểu mới của sự tác động qua lại, đến những công việc xác thực hơn, đến sự thay đổi nhận thức và những quan niệm trong việc quản lý người học. 4. Các lĩnh vực, lý thuyết và mô hình dạy học liên quan : - Có 3 thuyết ảnh hưởng đến việc học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo. + Thuyết hành vi nhấn mạnh hành vi quan sát được hơn là suy nghĩ. Công nghệ dạy học dựa trên thuyết hành vi chú trọng đến việc thường xuyên luyện tập và thực hành. Tuy nhiên thuyết hành vi nhiều khi bị vận dụng một cách máy móc và thụ động. + Thuyết nhận thức nhấn mạnh tính quan trọng của khái niệm. Từ thuyết nhận thức ta thấy có tính tương đồng giữa máy tính và họat động của não bộ, điều này cho phép máy tính suy nghĩ như con người. Với nhiệm vụ nhận thức bao gồm: khám phá, suy đoán vấn đề và hiệu chỉnh. Công cụ học tập dựa trên Logo của Papert là một ví dụ, trong đó việc thu nhận kiến thức được nhấn mạnh hơn là hành vi. + Thuyết kiến tạo: 100 năm trước quá trình học tập được xem là quá trình kiến tạo tri thức. Nghĩa là người học dựa trên những kinh nghiệm bản thân để xây dựng nên sự hiểu biết của mình về thế giới , tạo nên vốn kiến thức vững chắc. Các ý tưởng của Piaget về đồng hóa, điều ứng nhận thức cùng với lý thuyết của Kelly, Bruner đóng vai trò chủ yếu trong việc xây dựng thuyết kiến tạo trong dạy học. Khi vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học cần chú ý tới 2 trường phái về kiến tạo đó là kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội: - Kiến tạo cơ bản đề cao vai trò cá nhân trong quá trình xây dựng kiến thức và cho rằng mọi ý tưởng mà cá nhân hình thành được trong quá trình xây dựng kiến thức và mọi ý tưởng mà cá nhân hình thành được trong quá Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn