Xem mẫu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây tình hình người chưa thành niên (NCTN) không được quản lý, bảo vệ tốt, sa ngã thành nạn nhân của vi phạm pháp luật (VPPL) hoặc trở thành người VPPL đã trở nên phổ biến hơn. Từ năm 2006, cả nước đã có hơn 2,6 triệu trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó, trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em vi phạm pháp luật; bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội... Tình hình NCTN VPPL, tái VPPL gia tăng cho thấy đạo đức, lối sống xuống cấp, lệch chuẩn của một bộ phận trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội đã phản ánh đòi hỏi của thực tiễn phải được giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý hành chính (BPXLHC) đối với NCTN VPPL tiếp tục được ghi nhận tại Luật XLVPHC, nhưng vẫn còn những vấn đề bất cập cần nghiên cứu hoàn thiện. Theo Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam luôn xem NCTN là những nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương cần được chăm sóc và đối xử đặc biệt. Đây cũng là một trong các quyền con người, quyền công dân của NCTN được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hạn chế và tước bỏ tự do của NCTN. Thực tế đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu các vấn đề về BPXLHC đối với NCTN VPPL; nhất là những công trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới nhằm tăng cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và yêu cầu nội địa hóa những cam kết quốc tế về quyền trẻ em trong lĩnh vực này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và giải pháp bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 đối với NCTN bị áp dụng BPXLHC là yêu cầu cần thiết và cấp thiết. 2 C ở 2 s 2 ế cứ thu t u h i nghiên c u - Kết quả nghiên cứu của luận án là làm rõ các vấn đề: vì sao phải nghiên cứu BPXLHC đối với NCTN VPPL? Kinh nghiệm tiếp cận cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn về vấn đề này ở các quốc gia khác và ở Việt Nam thế nào? - Đặc điểm VPPL của NCTN là đối tượng bị áp dụng BPXLHC và đặc điểm của các BPXLHC nói chung thế nào Đối với NCTN thì các BPXLHC này là gì, ản chất pháp l hác so với các BPXLHC đối với người thành niên như thế nào Cơ sở áp ụng cho vi phạm gì ì sao cần áp ụng các iện pháp đó mà không xử phạt hình sự hoặc xử phạt PHC p ụng các iện pháp này thì đạt được mục đ ch gì Đối với xã hội Đối với người vi phạm Cần quy định, ãi ỏ hay sửa đổi theo cách khác L o về l luận và l o thực tế của iệt Nam 2 - Hiệu quả áp ụng BPXLHC đối với NCTN PPL trước nay thế nào Tác ụng tốt hay không tốt Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả, nếu không tốt thì nên như thế nào - Trong điều kiện khách quan hiện nay, cần xây dựng mô hình, giải pháp tốt hơn cho NCTN VPPL ở Việt Nam và mô hình đó cần thế nào để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. 2 thu t nghiên c u Lý thuyết nền tảng của luận án là nhận thức luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật hình sự, hành chính của Nhà nước về xử lý, quản lý và giáo dục NCTN VPPL. Cụ thể, đề tài được xây dựng dựa trên nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan sát thực nghiệm từ góc độ mở rộng cơ sở lý luận về cấu thành VPPL của NCTN bị áp dụng BPXLHC; phân t ch đánh giá một số quan điểm, quan niệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực xử lý NCTN VPPL, tìm ra những vấn đề tương đồng, khác biệt và giá trị kế thừa. Làm rõ tính chất, đặc điểm VPPL của NCTN cũng như ản chất, đặc điểm của các BPXLHC và cơ sở pháp lý của việc áp dụng. Theo đó, chỉ ra vai trò của BPXLHC và những VPPL thuộc đối tượng áp dụng của chúng là những phạm trù pháp lý với đầy đủ mặt tích cực và tiêu cực mà chúng đã thể hiện ở những quy phạm thực định cũng như ộc lộ trên thực tiễn đời sống. Mục tiêu chủ yếu của đề tài là hướng đến hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý và mô hì ù ợp cho NCTN VPPL thuộc đố ợng áp dụng các BPXLHC nêu trên. 2 c gi thu t nghiên c u + Các chế định luật liên quan trong xử lý NCTN VPPL còn chồng chéo, trùng lắp giữa BPXLHC và biện pháp tư pháp của Luật Hình sự; + VPPL của NCTN bị áp dụng BPXLHC hầu hết là những hành vi phạm tội hình sự, một số ít là vi phạm hành chính nhiều lần nhưng không thể xử lý hình sự cũng không thể xử phạt hành chính. Chúng là một phạm trù pháp lý có tính chất và đặc điểm riêng biệt đã xuất hiện trên thực tế từ trước nay nhưng chưa được luật hóa. + BPXLHC là chế định luật “đặc biệt” có ản chất trừng phạt mang tính hình sự nhằm xử l các đối tượng PPL “đặc biệt” nêu trên. Thực tế áp dụng những năm qua đã ộc lộ nhiều bất cập và sẽ còn phát sinh thách thức mới trong thời gian tới. + Chỉ với việc luật hóa BPXLHC và xây dựng mô hình tư pháp phù hợp cho NCTN VPPL mới có thể là giải pháp khả thi, có khả năng giải quyết các bất cập và phù hợp xu thế phát triển chung. 2 i n t qu nghiên c u - Làm rõ những vấn đề còn bất cập ở cácquy định pháp luật liên quan, cơ chế, phương tiện và thủ tục áp dụng các BPXLHC đối với NCTN PPL. Đề xuất mô hình, cơ chế, giải 3 pháp trước mắt và lâu ài để hoàn thiện hệ thống tư pháp cho NCTN ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và tăng cường hội nhập quốc tế trong tình hình mới. 2.2. hư ng ph p nghiên c u Luận án được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính (Quatitative Research) và kết hợp định t nh, định lượng (Qualitative Research). Cụ thể: - Nghiên cứu lý luận: trên cơ sở phương pháp định tính thực hiện thu thập và tổng hợp hơn hai trăm tài liệu sơ cấp và phân thành các nhóm. Các thông tin tài liệu được xử lý theo phương thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, kết hợp sử dụng quan điểm diễn giải và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu để đưa ra những phán đoán l t nh về đặc điểm của NCTN VPPL, về bản chất, đặc điểm của các BPXLHC. Qua đó, so sánh phản ánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các chế định xử lý NCTN VPPL ở nước ta với một số quốc gia khác, chỉ ra những hạn chế, bất cập của các BPXLHC đối với NCTN VPPL, yêu cầu hoàn thiện pháp luật hiện hành và thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Nghiên cứu thực tiễn: nhằm làm rõ mối liên hệ bản chất giữa các khách thể nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu định tính hỗ trợ việc xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra, luận án sử dụng phương pháp định lượng mà chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình thực chứng luận1 kết hợp với các thủ pháp thống kê, phân tích và phỏng vấn sâu làm sáng tỏ cơ sở khoa học của giả thuyết nghiên cứu, rút ra kết luận, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại. Cụ thể, sàng lọc nguồn từ tư liệu, báo cáo của các cơ quan quản l nhà nước, khảo sát bằng 132 bảng hỏi đối với Chủ tịch UBND, Cán bộ Thương inh – xã hội, Chuyên viên Tư pháp cấp xã và Cảnh sát khu vực về nhận thức và đánh giá đối với các BPXLHC (53 phiếu của biện pháp Đ TGD và 79 phiếu của biện pháp GDTXPTT). Nghiên cứu văn ản, tài liệu về quy trình lập hồ sơ và ản tự thuật của các em theo cách thức lựa chọn ngẫu nhiên 120 hồ sơ NCTN PPL tại quận 2 Tp.HCM thuộc diện áp dụng BPXLHC ở thời điểm thực hiện Pháp 1 Phương pháp luận thực chứng: đại diện tiêu biểu là Comte, Durkheim; - Auguste Comte (1798 - 1857) nhà triết học Pháp, sáng lập hệ nguyên tắc của xã hội học và các học thuyết của thực chứng. Comte là một ảnh hưởng lớn đến các nhà tư tưởng xã hội như Karl Marx , John Stuart Mill và George Eliot ở thế kỷ 19. (Nguồn: Comte, A . Một cái nhìn tổng quát về th c ch ng [Discours sur l'Esprit positif 1844] London, 1856, Internet Archive). -Emile Durkhem(1858 - 1917) nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu; đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học. Theo Durkheim, việc giải th ch đầy đủ một sự kiện xã hội được tiến hành theo trình tự: trước là đi tìm “nguyên nhân tác động gây ra hiện tượng ấy”, sau khi tìm được nguyên nhân rồisẽ tìm “chức năng mà hiện tượng ấy thực hiện” trong xã hội (Nguồn: Emile Durkhem, Các quy tắc của phư ng ph p xã hội học. Nxb.Trí thức 2012). - Theo Phương pháp luận thực chứng, một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm đ ch thực phải xuất phát từ việc xây dựng giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết đã xác định. Xã hội học thực nghiệm không nhất thiết là cứ phải điều tra, khảo sát thực tế rồi trình bày bảng biểu, số liệu theo kiểu mô tả thực trạng và kết thúc bằng cách nêu các "kiến nghị, giải pháp". Có thể nâng cao trình độ, chất lượng tri thức xã hội học thông qua cơ chế tổng - tích hợp các yếu tố lý thuyết và yếu tố quan sát, qua việc khai thác mối quan hệ hữu cơ giữa lý thuyết với phương pháp. ụ, theo Durkheim, quy tắc cơ ản và quan trọng nhất của phương pháp xã hội học là "coi các sự kiện xã hội như là các sự vật." (Nguồn: Lê Ngọc Hùng, “Xã hội học: Vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức”, Tạp chí Xã hội học, tháng 12/2005). 4 lệnh XL PHC năm 2002, từ năm 2005 đến 2011.2 Ở thời điểm các BPXLHC theo Luật XL PHC năm 2012 có hiệu lực (01/7/2014), thực hành phương pháp chuyên gia (phỏng vấn) với khách thể nghiên cứu, gồm: 48 NCTN đang học tại trường Giáo ưỡng Xuân Lộc, Đồng Nai; 50 Cán bộ, Chuyên viên thuộc Tòa Hành ch nh; Phòng Tư pháp ở hai cấp tỉnh và cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; một số Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Cán bộ Tư pháp phường, xã thuộc tỉnh Bà rịa – ũng Tàu. Thực hiện 190 bảng hỏi “đóng” (100 ảng hỏi về biện pháp Đ TGD; 90 ảng hỏi về biện pháp GDTXPTT), khách thể nghiên cứu là các Cán bộ, Chuyên viên ở Tp.HCM, tỉnh Bà Rịa- ũng Tàu và Bình Phước là những người trực tiếp công tác liên quan đến áp dụng BPXLHC đối với NCTN. Kết quả điều tra được xử lý: chia thành hai nhóm. Nhóm NCTN VPPL bị áp dụng BPXLHC và nhóm những người có thẩm quyền, trách nhiệm tham gia trong quá trình phát hiện, ngăn chặn VPPL của NCTN, lập hồ sơ và quyết định áp dụng BPXLHC đối với họ. Đối với nhóm NCTN VPPL, chúng tôi quan tâm hai vấn đề: (i) Nguồn gốc xuất thân và nguyên nhân PPL; (ii) Thái độ đối với môi trường đang thi hành quyết định. Dựa trên sự mô phỏng phương pháp của Eysenck3 để phân tích 132 hồ sơ điều tra và bản tự thuật về VPPL của các em, qua đó xác định tỷ lệ và sự tương quan giữa nguyên nhân VPPL do hoàn cảnh môi trường xuất thân và do yếu tố tâm l . Tương tự, đối với yêu cầu tìm hiểu về thái độ trong môi trường chấp hành biện pháp và qua đó nhằm đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp đối với các em, chúng tôi phân chia các bản tự thuật VPPL của các em thành ba dạng “Đồng ”, “ hông đồng ” và “ hông nói được”. Đối với nhóm những người có thẩm quyền, trách nhiệm tham gia áp dụng BPXLHC, mục tiêu điều tra nhằm định lượng nhận thức và quan điểm của những “người trong cuộc” về hiệu quả của BPXLHC đối với NCTN theo Luật XLVPHC....thể hiện ở mức độ tác động của BPXLHC (biến số phụ thuộc) đối với hành vi PPL, độ tuổi VPPL và tính chất VPPL của NCTN trên thực tế (các biến số độc lập). Giá trị định lượng này là bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính. Cùng với các phương pháp kỹ thuật nêu trên, luận án nghiên cứu vấn đề về NCTN VPPL dựa trên các kỹ năng, tri thức phổ thông kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các ngành khoa học xã hội liên quan như tâm l học tội phạm, tâm lý học trẻ em, giáo dục học và xã hội học.4 2 Trong thời gian từ năm 2006 – 2013, tác giả làm Trường phòng Tư pháp và thường trực Hội đồng tư vấn áp dụng các BPXLHC tại quận 2, Tp.HCM. Số hồ sơ nêu trên là tài liệu nghiên cứu để xét duyệt và được ghi chép trong quá trình công tác. 3 Eysenck (Eysenck Peronality Inventory – EPI).GS tâm lý học người Anh H.J.Eysenck (1947) đã phân t ch các tài liệu nghiên cứu ở 700 người lính yếu thần kinh. Ông đã phát hiện có 2 nhân tố chính (trong 39 biến số được phân tích) : tính thần kinh (dễ bị kích thích hay ổn định) và t nh hướng ngoại (hay hướng nội), ký hiệu N và I. Từ đó, ông và các cộng sự đã vạch ra rằng: đó là 2 thông số cơ ản của cấu trúc nhân cách. 4 Đặng Thanh Nga, Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội, luận án tiến sĩ năm 2007 tại Viện Tâm lý học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam ; - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tâm l học, giáo dục học trong thời kỳ đổi mới: Thành tựu và triển vọng”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, tháng 12/2006, Hà Nội. 5 3. Mục đíc ệm vụ của luận án 3.1. Mục đích nghiên c u Làm rõ những vấn đề còn bất cập về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các BPXLHC đối với NCTN PPL. Qua đó, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống tư pháp và biện pháp tư pháp NCTN ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên c u Để đạt được mục đ ch nghiên cứu, luận án có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cụ thể sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp lý cụ thể về đặc điểm của NCTN VPPL thuộc đối tượng áp dụng các BPXLHC, cũng như đặc điểm của các BPXLHC theo quy định của Luật XLVPHC. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPXLHC đối với NCTN VPPL. So sánh, phân t ch, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn khảo sát ở các địa phương, chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng các biện pháp nêu trên. Đưa ra các ự báo phát sinh những tồn tại, bất cập mới, làm rõ yêu cầu cần thiết và cấp thiết phải có sửa đổi chế định luật hoàn thiện hơn. - Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình tư pháp cho NCTN phù hợp yêu cầu cải cách tư pháp và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 4. Đố ợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tư ng nghiên c u - Vấn đề bản chất, đặc điểm của VPPL của NCTN thuộc đối tượng áp dụng BPXLHC; mối liên hệ và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển VPPL của NCTN; - Vấn đề bản chất, đặc điểm của các BPXLHC. Hiệu quả tác động của trên thực tế đối với NCTN VPPL thuộc đối tượng của chúng và t nh tương quan giữa BPXLHC với các biện pháp chế tài khác (chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài đạo đức xã hội). Vị trí pháp lý của chúng trong hệ thống pháp luật; - Vấn đề cần thiết duy trì, sửa đổi hay thay thế BPXLHC theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên c u - Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật XLVPHC liên quan trực tiếp đến các BPXLHC đối với NCTN VPPL ở Việt Nam. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, tổng quát một số tài liệu, công trình nghiên cứu và các định chế pháp lý ở những quốc gia phát triển nhằm so sánh điểm tương đồng và khác biệt với định chế pháp lý ở Việt Nam về xử l NCTN PPL, nhưng không đi sâu nghiên cứu cơ sở nhận thức và thực tiễn xử lý NCTN VPPL ở các quốc gia đó.

nguon tai.lieu . vn