Xem mẫu

Xã hội học số 2 (54) 1996 3 TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VỀ TỰ QUẢN ĐÔ THỊ TƯƠNG LAI Tiến trình phát biển của xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc Đổi Mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề mà khoa học xã hội nói chung và Xã hội học nói riêng cần tập trung nghiên cứu và đề xuất những kiến giải. Trong đó, đô thị hóa và quản lý đô thị đang đòi hỏi sự đóng góp của Xã hội học. Đúng là đang có nhiều điều bức xúc dặt ra đối với đô thị nước ta, những bước phát triển mạnh mê, song hành với những suy thoái, xuống cấp về nhiều mặt của đô thị. Từ 12,74 triệu người năm 1989, sau 5 năm, dân số đô thị đã lên đến gần 15 triệu trong 1995. Đô thị đã chiếm gần 40% GDP của cả nước. Khách vãng lai, người trong nước, người nước ngoài ngày càng đông. Năm 1991: 800.000 khách; năm 1992: trên 440.000 khách; năm 1993: trên 670.000 khách; dự kiến năm 2000 sẽ có trên 3 triệu khách. Số đô thị loại 2 từ 1 tăng thành 5, số đô thị loại 3 là 15, có thêm 4 đô thị được gọi tên thành phố. Khối lượng xây dựng tăng rất nhanh làm thay đổi bộ mặt và cảnh quan đô thị. Nhưng cũng chính từ khối lượng và tốc độ tăng ấy mà diễn ra cảnh khách sạn và vũ trường dồn đuổi trường học và nhà trẻ, các cao ốc nhiều tầng, các tòa nhà hiện đại lấn át các công viên và sân chơi của trẻ nhỏ, nhà ở, cửa hàng bao vây, che lấp chùa chiền và các di tích lịch sử, vỉa hè bị lấn chiếm, giao thông bị ùn tắc, cùng với giảm dần tốc độ là việc tăng lên về tai nạn trên đường. Nếu hai nhóm thành tố chủ yếu tạo nên cuộc sống đô thị là không gian - vật chất và tổ chức - xã hội, thì ở cả 2 nhóm thành tố ấy đều đang bộc lộ hoặc tiềm ẩn những xáo trộn, đụng độ, khủng hoảng. Về môi trường không gian - hình thể do con người tạo ra bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cả điều kiện khí hậu, sinh thái tự nhiên đều đang đòi hỏi những giải pháp vĩ mô ở tầm nhìn chiến lược cũng như bàn tay điều khiển của nhà quản lý có tri thức và kỹ năng quản lý đô thị. Một kiến trúc sư nước ngoài khi nhìn thấy những kiểu dáng kiến trúc lai căng và kệch cỡm đang thịnh hành đã đặt ra câu hỏi với các nhà kiến trúc Việt Nam: “Bệnh dịch kiến trúc này từ đâu đến và các ông dự đoán đến năm nào sẽ chấm dứt”1 . Một ý kiến khác cùng của một kiến trúc sư thật đáng tham khảo và suy ngẫm: Một sự giàu lên trông thấy về tiền của, kèm theo một sự nghèo đi về thẩm mỹ. Bộ mặt kiến trúc Việt Nam hôm nay là bộ mặt của một xã hội đang phân hóa. Tất cả những gì xảy ra trong đời sống đều phản ánh vào kiến trúc một cách dữ dội, từ sự tham nhũng đến sự tương phản giàu nghèo. Một chân dung của một xã hội xem thường pháp luật"2 . 1 ĐÀM TRUNG PHƯỜNG: Những điều nhức nhối cần bàn luận” Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1996. trang 15. 2 HOÀNG ĐẠO KÍNH: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1991. trang 41. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 4 Tiếp cận xã hội học đề tự quản đô thị Có lẽ nhận xét trên không cho dành riêng cho nhóm thành tố thứ nhất, nó đã gồm cả sự thẩm bình về các thành tố tổ chức - xã hội mà chủ yếu là nói đến các cộng đồng cư dân đang sinh sống trong xã hội đô thị với những thiết chế đã hoặc đang định hình. Song, nói đến kiến trúc, không thể nào không đề cập đến tổ chức xã hội khi đi sâu vào các thành tố của không gian - vật chất. Con người tạo ra tổ chức - xã hội, và cũng chính con người đang xây dựng hoặc hủy hoại môi trường sống của mình, đang kiến tạo hay đang phá vỡ không gian - vật chất của đô thị mà họ đang sống. Trong tác phẩm "Đô thị với tính cách một lối sống” Louis W rồi nhận xét về đô thị phương Tây: "nơi tập trung dân số quá đông, mật độ cư trú quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt hóa, các thiết chế bị hình thức hóa. Những thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đô thị hóa đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho dân cư đô thị. Nhận xét đó gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về xã hội đô thị Việt Nam hôm nay. Đặc biệt, với ý tưởng nhấn mạnh đến các "mô hình văn hoá và cấu trúc xã hội tạo ra đặc trưng đô thị làm cho nó khác biệt rất rõ với mô hình văn hóa của cộng đồng nông thôn”3 được xem như là một đặc trung nổi bật của đô thị thì với đô thị Việt Nam hôm nay đô thị ấy mang những nét dáng rất đáng phải phân tích. Những bước phát triển của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là những cố gắng đi đến hiện đại từ truyền thống. Trong những bước đi đó, cái truyền thống, một mặt tạo ra bản sắc riêng mà nếu không có nó thì cũng không có lý do của sức sống Việt Nam trong phát triển, nhưng mặt khác cũng trong truyền thống ấy lại có những nhân tố đang níu kéo và làm chậm sự đổi mới khi truyền thống xuất hiện với tư cách là "một lực lượng bảo thủ rất lớn" mà F. Angghen đã từng cho ra. Khi bàn về nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của Xã hội học, trong đó, tự phát triển của đô thị, sự thay đổi từ đời sống nông nghiệp đến đời sống công nghiệp, sự mất mát những quan hệ ổn định mà con người vốn có với các nhà thờ và các cộng đồng quen thuộc buộc các nhà trí thức của thời đại đó tập trung sự chú ý vào trật tự xã hội và biến đổi xã hội, Jon M. Shepard đưa ra một bình luận: "Trong một ý nghĩa quan trọng, sự xuất hiện của Xã hội học là một phản ứng báo thủ đối với những đạo luật xã hội của thế kỷ XIX. các nhà tư tưởng xã hội chìm đắm trong sự lo lắng vì sự mất mát của trật tự xã hội. Sự rối loạn xã hội khiến cho Auguste Comte và những người khác hướng vào sự phục hồi ý thức cộng đồng, một ý thức về trật tự xã hội và khả năng dự báo”4 . Đó là một ý tưởng sâu sắc. Thế nhưng, nếu ở thời điểm ra đời với phản ứng bảo thủ đối với đảo lộn xã hội của thế kỷ XIX, xã hội học có thể tìm thấy lý do thúc đẩy sự phát triển của một bộ môn khoa học non trẻ thì ở ngưỡng cửa của thế kỷ XXI này, Xã hội học phải tình thấy nguồn cảm hứng về sự cách tân mới có thể trở thành động lực cho sự phát triển bộ môn khoa học đang ở mũi nhọn của cuộc sống đương đại. Đặc biệt là đối với Xã hội học Việt Nam hôm nay. Bởi lẽ, những đảo lộn xã hội mà chúng ta đang chứng kiến cần phải được nhìn nhận như là một cơn đau đẻ để cho ra đời một sinh thể mới: xã hội công nghiệp và hiện đại thay cho xã hội nông nghiệp cổ truyền vốn đã kéo dài hàng nghìn năm. Ở đây cần nhớ đến một ý tưởng của C. Mác “Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ5. Phải chăng, có một nhận thức đúng và 3 L.WRITH: Urbanism as a way of life”. 1938 4 JON M. SHEPART: Sociology. New York. West publishing Company. 1987 5 C MÁC VÀ PH. ANGHEN Toàn tập. Tập 23. Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia. Hà Nội- 1993. Trang 21 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Tương Lai 5 tìm ra được những giải pháp đúng về tự quản đô thị sẽ là cách làm dịu bớt những cơn đau đẻ đối với việc sinh thành một xã hội mới mà sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang thúc đẩy nó ra đời. Chỉ có thể làm dịu bớt, không thể có ảo tưởng xóa bỏ hoàn toàn những đảo lộn xã hội, những đụng độ, những xáo động. Càng không thể dùng sắc lệnh để làm thay đổi quy luật tự nhiên của những quá trình tự vận động để cho cái mới ra đời. Ai đó đã nói rất đúng rằng đô thị hoá không cho thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thế nhiều kiếu mẫu của đời sống xã hội6. Trong sự biến đổi, cái cũ vẫn cố duy trì, níu kéo quá trình đi tới bằng những tập tục, những thói quen, những lối mòn quen thuộc. Mà oái oăm thay, chính trong những tập tục, những thói quen, những lối mòn quen thuộc được định hình trong một chiều dài lịch sử của cuộc sống dân tộc ấy, lại vốn là nguyên liệu để chưng cất lên những tinh hoa của truyền thống. Bởi vậy, “sự phục hồi ý thức cộng đồng, một ý thức về trật tự xã hội” theo sự mong muốn của Auguste Comte để khắc phục sự rối loạn xã hội, đối với chúng ta hôm nay đang là sự giao thoa giữa cái hiện đại và cái truyền thống. Khi chúng ta đòi hỏi cần “tích cực hóa các mối quan hệ cộng đồng để đảm bảo sự tham dự của quần chúng trong mọi giải pháp xã hội trên địa bàn đô thị, phát huy cơ chế kiểm tra xã hội trên các cấp độ quan hệ xã hội vi mô và vĩ mô"7 thì chính là chúng ta đang đòi hỏi phải làm cho vấn đề quản lý đô thị được vận hành trên cơ sở ý thức công dân của mỗi người dân đô thị, trên sức mạnh của cộng đồng được tổ chức, và quan trọng hơn tất cả là trình độ dân trí được nâng cao để có thể phát huy tinh thần cộng đồng, nét nổi bật của truyền thống trên một bình diện mới. Và nói như thế cũng có nghĩa là chúng ta không bê nguyên xi lối sống cộng đồng làng xã để đặt vào cuộc sống đô thị, nơi đang hình thành một lối sống đặc trưng phù hợp với không gian, tốc độ, sự đa dạng phức tạp của nghề nghiệp, tính cách biệt của cư trú v.v..: Đã có một thời, “quan niệm hiện đại lúc đó về các khu nhà ở là chiều cao thường từ 2 - 5 tầng, các căn hộ có diện tích bằng nhau, thể hiện nguyên tắc bình quân, và các khu phụ được sử dụng chung cho từng tầng để tăng cường giao tiếp xã hội và cộng đồng nơi ở. Mọi biểu hiện cá nhân đều bị hạn chế tới mức tối đa. Các căn hộ đều sử dụng chung hành lang và cầu thang. Khái niệm "căn hộ khép kín" lúc đó thực sự là chưa tồn tại. Nếp sống cộng đồng thôn di đã tìm thấy sự tiếp tục và nâng cao ở kiến trúc nhà ở đô thị.... Người ta cố gắng xoa đi cái mặc cảm của đô thị thực dân trước ngày gần phóng, bằng cách đưa vào trong đời sống của nó những yếu tố của đời sống cộng đồng, vốn được thể hiện trong xã hội nông thôn truyền thống8 ". Cuộc sống, tự nó đã bác bỏ những sự áp đặt đượm màu sắc duy ý chí của cách quan niệm cứng nhắc và thô thiển kìm hãm sự phát triển của cá nhân và làm nghèo nàn sức mạnh cộng đồng. Chủ nghĩa bình quân chủ có thể dẫn đến sự chia đều nghèo khổ và phân phát đặc quyền đặc lợi cho một nhóm người chứ không chia đều sự giàu có và tiện nghi cho tất cả mọi người. Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, chấp nhận chế độ đa sở hữu là chấp nhận sự đa dạng trong các kiểu dáng kiến trúc đô thị, sự khác biệt trong các nhu cầu sinh hoạt và lối sống đô thị. Sự “bung ra” của cái cá nhân được giải tỏa, không thể không kéo theo những xô bồ, kệch cỡm, bao hàm trong nó cả những thái quá lẫn những bất cập. Trong sự “chuyển thể nhiều kiếu mẫu của đời sống xã hội”, có những cái thể hiện rõ tính quy luật của cuộc sống đô thị, một bước tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hóa, cùng những cái đó, không thể nào tránh khỏi những 6 JOHN MACIONIS: Sociology xuất bản tại Mỹ năm 1988 7 NGUYỄN QUANG VINH: “Tìm hiểu môn xã hội học đô thị”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội – 1996. Trang 97. 8 NGUYỄN ĐỨC TRUYÊN: "Từ chính sách nhà ở đến chiến lược phát triển đô thị” Tạp chí Xã hội học. Số 3 năm 1993. trang 82. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 6 Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị xáo trộn, những bục vỡ, những tệ nạn... làm cho xã hội đô thị đem lại những tác động nặng nề đối với đời sống cư dân. Chẳng hạn, tiếng ồn, sự tràn ngập của thông tin nhiều chiều, nhiều nguồn không đủ khả năng xử lý, phải đương đầu thường xuyên với sự quá tải tâm lý của người dân đô thị v.v... Tất cả những có đó là nét phổ biến của đời sống đô thị không riêng gì ở Việt Nam. Phát huy tối đa những nhân tố tích cực và giảm thiểu đến mức thấp nhất những nhân tố tiêu cực của lối sống đô thị, điều ấy tùy thuộc vào vai trò của quản lý đô thị. Ấy vậy mà, đây lại là vấn đề nan giải, vì quản lý đô thị đang là một yếu kém của chúng ta. Chúng ta vừa thiếu kinh nghiệm vừa thiếu kiến thức trong quản lý đô thị, vì rằng, vấn đề này mới thực sự được đặt ra trong mươi năm trở lại đây. Khi đất nước bước ra khỏi thời kỳ chiến tranh ngót nửa thế kỷ tính từ 1975, tổ chức các bộ máy hành chính các đô thị cồng kềnh, nhiều tầng nấc, công việc chồng chất và nhiều khi cản trở lẫn nhau, hiệu lực và hiệu quả thấp. Nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu. Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất... Sự yếu kém của bộ máy hành chính thể hiện rõ rệt nhất trong việc quản lý đất dai, quản lý xây dựng và quản lý trật tự giao thông. Sự buông lỏng quản lý trên các mặt này đã dẫn đến tình trạng bất chấp pháp luật lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép và không phép tắc, ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra phố biến khắp nơi. Tình hình xâm phạm và phá hỏng các công trình công cộng và các hành lang bảo vệ như cầu đường, đê điều, điện nước v.v... chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Việc xả rác, phóng uế bừa bãi không bị lên án. Tóm lại, sự yếu kém của quản lý, sự buông lỏng trật tự kỷ cương đã không giúp tạo ra nếp sống đô thị với những chuẩn tắc trở thành thói quen của người dân9. Chính đây là vấn đề đặt ra với Xã hội học, đây là vấn đề mà Xã hội học phải có sự nhận diện, miêu tả, phân tích, dự báo và đề xuất những kiến nghị. Và cũng chính xuất phát từ đây mà ý tưởng về tự quản đô thị cần được hoàn thiện. Tự quản đô thị không phải là một ý tưởng mới mẻ. Nó đã được đặt ra cùng với quá trình đô thị hóa bắt đầu ở phương Tây với các nước công nghiệp phát triển. Song, đối với Việt Nam, một nước đang ở trình độ của sản xuất nông nghiệp là phổ biến, hoặc nói theo cách diễn đạt của Alvin Tofler, đang ở làn sóng thứ nhất của nền văn minh nông nghiệp, bước dần vào làn sóng thứ hai của nền văn minh công nghiệp trong lúc làn sóng thứ ba của nền văn minh tin học đang lôi cuốn nhịp phát triển của thế gia bước vào thế kỷ XXI, thì vấn đề nói trên lại có những mầu sắc riêng, ý nghĩa riêng. Để đi sâu phân tích những màu sắc riêng, ý nghĩa riêng đó, cần chú ý đến một nhận xét về quản lý đô thị ở các nước đang phát triển: "nếu ở các nước đã phát triển ở phương Tây, về mặt quản lý, sự lớn lên của đô thị đi theo sự phát triển kinh tế theo nhịp lớn lên của các xí nghiệp tư nhân và phần lớn của khu vực phi chính phủ dẫn đầu thì ở các nước đang phát triển, sự lớn mạnh của các đô thị thường do chính phủ trung ương quản lý. Ở đấy, người ta tìm cách gia tăng hiệu quả kinh tế trong quản lý đô thị trong khi vẫn cố gắng duy trì cơ cấu xã hội truyền thống”10 [Tôi nhấn mạnh-TL]. Hậu quả của chiến tranh kéo dài để lại những ảnh hưởng nặng nề trong đời sống đô thị, trong quá trình đô thị hóa. Trong chiến tranh, các đô thị ở Miền Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa cưỡng bức mà hệ lụy của nó vẫn kéo dài cho đến tận hôm nay. Ở miền Bắc, lại diễn ra cuộc "giải đô thị hoá” tạm thời để chống lại sự huỷ diệt của các cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ. Sau 1975, rất nhiều việc cần phải làm để cân bằng trở lại nhịp sống 9 Báo cáo của Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc tại Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ hai (7-1995). Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 3/1995. Trang 9. 10 TRỊNH DUY LUÂN: “Tổng quan về môn Xã hội học Đô thị” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - 1996. Trang 9. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Tương Lai 7 đô thị. Từ sau khi công cuộc Đổi Mới được phát động, cùng với tính năng động xã hội được đẩy tới trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước, nhịp sống đô thị đã chuyển sang một giai đoạn mới của kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù vậy, dấu ấn của một thời đã qua vẫn in đậm trên cuộc sống đô thị hôm nay. Sự đan xen của những mô hình văn hóa trong lối sống đô thị là sự phản ánh khá tập trung những vấn đề về cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống quản lý. Chúng ta nói nhiều đến công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa trên cái nền của một xã hội mà cư dân nông thôn, nông nghiệp chiếm đến 80%. Vậy thì mô hình văn hóa và cấu trúc xã hội tạo ra đặc trưng đô thị làm cho nó khác biệt với mô hình văn hóa nông thôn, ý tưởng của L.Wirth đã nhắc ở trên cần được luận giải như thế nào? Phải chăng là đặc trưng đô thị Việt Nam là ở chỗ chưa cắt đứt hoàn toàn với mô hình văn hóa nông thôn, nông nghiệp. Thậm chí, đã có lúc, có nơi người ta than phiền về vấn đề nông thôn hóa đô thị. Có người đã phân tích về dáng dấp "phố huyện" trong nhiều đường nét của kiến trúc, tập quán, lối sống thậm chí phong cách quản lý trong nhiều thành phố lớn, kể cả Thủ đô! Giáo sư Trần Đinh Hượu trong công trình nghiên cứu “Đến hiện đại từ truyền thống” đã phê phán sự thiển cận không phân biệt được sự trùng hợp, sự giống nhau giữa mô hình cũ và mới, tạo điều kiện cho cái cũ nhập thân vào tổ chức mới, đã nhất thể nông thôn hoá, nông thôn hoá cả đô thị, nông thôn hoá cả trường học, cơ quan. Con người gặp những quan hệ cũ nên sống theo lối cũ.11 Ấy vậy mà, theo Viện Quy hoạch nông thôn và đô thị "dòng di dân và di chuyển lao động từ nông thôn tới các đô thị lớn và các trung tâm công nghiệp - dịch vụ với quy mô ngày càng lớn và da dạng…Mức tăng dân số tự nhiên ở đô thị hiện nay là l,7% đến l,8% thì mức tăng dân số do di dân có thể tới 2% đến 2,5%. Cũng theo nguồn trên, số liệu thống kê của Cục cảnh sát Nhân dân cho biết tìm hiểu 723 người từ các tỉnh khác về sống lang thang ở Hà Nội hiện nay thì trước đó làm ruộng 315 người (44%), 267 người không nghề (37%) Còn theo điều tra của CPS (Trung tâm Dân số và nguồn lao động) 70% lao động từ nông thôn chuyển ra đô thị được phỏng vấn thì 70% làm nghề thuần nông, 6% là làm ruộng và kiêm nghề phụ.12 Ấy vậy mà, theo dự báo của PTS Đỗ Trọng Hùng, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học về "Một số nhiệm vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã hội đến năm 2000” thì "dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăng. Những năm gần đây, tốc độ tăng lao động ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn (thành thị 4,3%; nông thôn 3,23%). Dự báo đến năm 2000 trên thi trường lao động, cũng lên tới 43,99 triệu lao động. Các năm 1996) – 2000 tổng số người vào tuổi lao động là 8,571 triệu người và tổng số ra tuổi lao động là 1,779 triệu người13. Theo PTS Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệrn Đề tài KX - 08-04, “Chính sách xã hội nông thôn”, trong số 16.340 người từ nông thôn vào Hà Nội kiếm sống năm 1993 thì có 2.517 đạp Xích lô, 1.872 người làm thợ mộc, 932 người làm thợ xây dựng, 1.044 người bới rác, “đồng nát”, 285 người làm cơ khí sửa chữa và 4.032 người làm các công việc khác... Trong số gái mại dâm vào thành phố hành nghề, 70% xuất cư từ nông thôn14. Vậy là, cùng với quá trình đô thi hóa được đẩy mạnh số lượng người nông thôn vào thành phố ngày càng đông, ảnh hưởng của nó sẽ ra sao? 11 TRẦN ĐÌNH HƯỢU: Đến hiện đại từ truyền thống. Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX-07. Xuất bản 1994. Trang 188. 12 Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Nhà xuất bản xây dựng. Hà Nội -1994. Trang 49, 53 13 Đề tài “Một số nhiệm vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã hội đến năm 2000”. Tư liệu Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội. Trang 17, 18. 14 Đề tài KX – 08-04: “Chính sách xã hội nông thôn”. Báo cáo tổng quan. Trang 87, 88. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn