Xem mẫu

  1. 35. Trình bày bước chuẩn bị trước khi đến thăm gia đình. 36. Trình bày bước đến thăm hộ gia đình. 37. Trình bày bước kết thúc thăm hộ gia đình. * Lượng giá thực hành: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng tư vấn Nội dung Có Không 1. Tiếp đón đối tượng điềm trở - Chào hỏi -Tự giới thiệu về mình 2. Quan tâm, lắng nghe, thông tin giải đáp thắc mắc và hỗ trợ đối tượng các vấn đề liên quan đến lo lắng quan tâm của đối tượng 3. Ân cần hỗ trợ đối tượng nhận được vấn đề của chính họ 4. Giúp đối tượng tự lựa chọn các giải pháp thích hợp với chính họ để giải quyết vấn đề 5. Động viên khuyến khích đối tượng thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề 6. Giải thích rõ thời gian gặp lại để xem xét kết quả thực hiện 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc tài liệu, thảo luận nhóm để tự trả lời các câu hỏi lượng giá. Nếu không hiểu, không trả lời được hãy thảo luận với giáo viên HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC 1. Phương pháp học Bước 1. Thảo luận tại chỗ Sinh viên đọc tài liệu phát tay trong 5’, sau đó tự tìm câu trả lời cho mục tiêu kiến thức. Sau đó tham gia thảo luận tại chỗ khoảng 45’. Thảo luận cách thực hiện các mục tiêu thực hành của bài. Bước 2. Đóng vai Lớp sẽ được chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 người. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Từng nhóm sẽ được giáo viên đưa ra các tình huống để đóng vai. Trước khi sinh viên đóng vai, giáo viên có thể sẽ trình diễn trước. Sau đó nhóm sinh viên tập đóng vai với nhau, tập trong 45 phút. Bước 3. Trình diễn Các nhóm lần lượt trình diễn, các sinh viên khác cùng giáo viên quan sát. Sau khi kết thúc đóng vai, sinh viên lại tiến hành thảo luận, câu hỏi thảo luận là: - Đây đã là một cuộc tư vấn chưa? Tại sao? 39
  2. - Các bước tư vấn đã được nhóm thực hiện như thế nào? Bước nào thực hiện tốt, bước nào chưa? Bước 4. Thực hành tại hộ gia đình Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên tiến hành các hoạt động tư vấn chủ yếu về môi trường tại các hộ gia đình. 2. Hướng dẫn vận dụng thực tế Sau khi thực hành tư vấn, sinh viên có thể vận dụng để tư vấn cho người dân ở các hộ gia đình được phân công. 3. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm Tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ - Bộ Y tế. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khoẻ, Hà Nội - 1993 2. Trường Cán bộ quản lý Y tế. Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2000. 40
  3. ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng 1. Trình bày được mục tiêu, khái.niệm và các bước tổ chức điều tra hộ gia đình. 2. Thực hành được cuộc phỏng vấn thu thập thông tin dựa trên bộ câu hỏi có sẵn. 3. Phân tích, xử lý được một Sối thông tin đơn giản từ phiêu điều tra và viết báo cáo kết quả. 4. Trình bày được kết quả nghiên cứu bằng bảng, biểu đồ và đồ thị đơn giản. 5. Nhận thức rõ được mục tiêu, ý nghĩa của điều tra hộ gia đình. 1. Khái niệm Điều tra nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng là một phương pháp thu thập thông tin về các vấn đề sức khoẻ của một quần thể nghiên cứu. Đây thường là một nghiên cứu mở đầu mang tính phát hiện, mở đường cho những nghiên cứu tiếp sau sâu hơn. Đối tượng của điều tra có thể là các cá nhân cụ thể như phụ nữ, người cao tuổi, trẻ vị thành niên, phụ nữ có con dưới 5 tuổi hay các hộ gia đình... tuỳ theo mục đích của nghiên cứu. Điều tra hộ gia đình là một dạng của điều tra nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng trong đó đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình. 2. Mục tiêu của điều tra hộ gia đình Điều tra hộ gia đình là một phương pháp nhằm thu thập thông tin về các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong chăm sóc sức khoẻ và nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, từ đó tìm ra các giải pháp can thiệp. Các loại thông tin cần thu thập trong điều tra hộ gia đình thường được chia làm 4 nhóm chính như sau: - Nhóm thông tin về dân số: là các thông tin về quy mô dân số, kết cấu dân số theo tuổi, giới, dân tộc, kinh tế, trình độ học vấn... Các chỉ số thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm: tổng số dân, tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, tỷ suất tử vong đặc trưng theo tuổi... - Nhóm thông tin về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường: là nhóm thông tin.nhằm đánh giá về mức độ phát triển chung của quần thể nghiên cứu. Các chỉ số thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, phân loại nghề nghiệp, số hộ nghèo, số hộ đủ ăn trong cộng đồng, tỷ lệ người mù chữ/dân số,... - Nhóm thông tin về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật: các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, các nguyên nhân gây tử vong cao nhất, số trẻ suy dinh dưỡng, số trẻ sơ sinh cân 41
  4. nặng dưới 2500 gam.... - Nhóm thông tin về phục vụ y tế: số các cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế trong cộng đồng, số cán bộ y tế các loại (bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng viên...), trang thiết bị y tế của y tế cơ sở và y tế tư nhân, số người đến khám tại trạm y tế, số lượt người được giáo dục sức khoẻ, số phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần và tiêm phòng uốn ván... 3. Các bước tổ chức điều tra hộ gia đình 3.1. Bước 1: Chuẩn bị Để chuẩn bị cho một cuộc điều tra hộ gia đình, nhóm nghiên cứu cần chuẩn bị các nội dung sau: 3.1.1. Chuẩn bị cộng đồng cho cuộc điều tra Cần thông báo cho các nhà lãnh đạo cộng đồng biết về kế hoạch điều tra và thảo luận cho họ đồng ý và cộng tác tiến hành điều tra. Giải thích cho họ mục tiêu của cuộc điều tra. Những đối tượng cần được thông báo về cuộc điều tra bao gồm: + Các cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương. + Các nhân viên y tế địa phương. + Đối tượng điều tra hay người đại diện cho họ. + Những người cộng tác cho cuộc điều tra ở địa phương. Không phải tất cả những nhóm người trên đều được nhận những thông tin giống nhau, nhưng họ cần được biết điều gì sẽ xảy ra. - Nội dung thông báo cho các nhà lãnh đạo cộng đồng nên bao gồm: + Kế hoạch của cuộc điều tra, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. + Mục tiêu của cuộc điều tra, ai sẽ nhận được báo cáo kết quả và kết luận của cuộc điều tra. + Kinh phí cần thiết cho cuộc điều tra. + Lợi ích của cuộc điều tra đối với cộng đồng. + Những thông tin mà họ cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn. 3.1.2. Chuẩn bị công cụ cho thu thập và xử lý thông tin Tuỳ thuộc vào các phương pháp thu thập thông tin cụ thể ở từng nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu cần xây dựng các bộ công cụ thu thập thông tin khác nhau. Thông thường, công cụ thu thập thông tin là những bộ câu hỏi phỏng vấn đã xây dựng sẵn theo mục tiêu, nội dung của cuộc điều tra (xem ví dụ bộ câu hỏi phỏng vấn trong phần phụ lục). Ngoài ra, có thể có các loại công cụ khác như bảng kiểm cho quan sát, bộ câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm, bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu…. Cùng với việc xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin, nhóm nghiên cứu cũng 42
  5. cần xây dựng kế hoạch cho việc phân tích xử lý số liệu. Kế hoạch này thường được thể hiện dưới dạng các bảng trống. Bảng trống là các bảng, biểu mà nhà nghiên cứu xây dựng thể hiện kế hoạch dự kiến bố trí số liệu để mô tả hoặc phân tích. Bảng trống có thể là bảng một chiều, hai chiều hoặc nhiều chiều tuỳ theo dự kiến phân tích số liệu. Ví dụ 1: Bảng trống một chiều Bảng 1 : Phân bố nam giới theo nhóm tuổi của dân cư phường Quang Trung - TP Thái Nguyên, tháng 412006 Lứa tuổi n % Tổng số 0 - 4 tuổi 5 - 9 tuổi 10 - 14 tuổi 14 - 19 tuổi 20 - 24 tuổi 25 - 29 tuổi 30 - 34 tuổi 35 - 39 tuổi 40 - 44 tuổi 45 - 49 tuổi 50 - 54 tuổi 55 - 59 tuổi ≥ 60 tuổi Tổng ví dụ 2: Bảng trống hai chiều Bảng 2: Phân bố nam nữ theo nhóm tuổi của dân cư phương Quang Trung - TP Thái Nguyên, tháng 412006 Giới Nam Nữ Tổng số n % n % Lứa tuổi 0 - 4 tuổi 5 - 9 tuổi 10 - 14 tuổi 14 - 19 tuổi 20 - 24 tuổi 25 - 29 tuổi 30 - 34 tuổi 35 - 39 tuổi 40 - 44 tuổi 45 - 49 tuổi 50 - 54 tuổi 55 - 59 tuổi ≥ 60 tuổi Tổng 43
  6. 3.2. Bước 2: thử nghiệm phương pháp điều tra Trước khi triển khai điều tra trên diện rộng, cần tổ chức thử nghiệm trước nhằm rút kinh nghiệm, làm giảm đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Bước này bao gồm: - Thử nghiệm các công cụ thu thập thông tin như bộ câu hỏi phỏng vấn... - Nếu có thể được, tiến hành một nghiên cứu nhỏ. Điều tra thử sẽ làm bộc lộ những điểm hạn chế như sau: + Những câu hỏi khó hiểu, không rõ ràng và có thể bị hiểu sai: cần sửa lại cho rõ ràng. + Không đủ chỗ để điền các câu trả lời. + Đối tượng phỏng vấn có thể từ chối trả lời những câu hỏi hay đưa ra các câu trả lời không rõ ràng: cố gắng đặt lại câu hỏi này và để nó ở phần cuối của cuộc phỏng vấn hoặc bỏ các câu này đi. + Một số câu hỏi về các chủ đề mà người được phỏng vấn không biết hay không có kinh nghiệm: cần loại những câu này đi. + Thời gian để tiến hành được cuộc phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn có thể chán nản, mệt mỏi nếu như bộ câu hỏi quá dài hay họ không hiểu gì về nó. Vì vậy khi thiết kế bộ câu hỏi nên loại bỏ những câu hỏi không cần thiết. 3.3. Bước 3: Huấn luyện điều tra viên Huấn luyện điều tra viên là bước cuối cùng trước khi tiến hành điều tra. Những vấn đề cần huấn luyện điều tra viên là: - Giải thích mục tiêu điều tra và phạm vi của nó. Nếu điều tra viên hiểu được mục đích của cuộc điều tra thì họ có thể xử lý được tốt hơn các tình huống bất thường xảy ra trong quá trình điều tra. Họ sẽ quan tâm và có trách nhiệm hơn tới cuộc điều tra khi họ hiểu tại sao họ sẽ tiến hành cuộc điều tra. - Giải thích những chỉ dẫn đã được viết sẵn về những người họ sẽ điều tra và làm thế nào để tiếp cận được những người đó. Điều tra viên có thể sẽ không làm theo các chỉ dẫn nếu họ không hiểu tầm quan trọng của những chỉ dẫn đó. - Cùng với điều tra viên, nghiên cứu từng câu hỏi của bộ câu hỏi. Điều này sẽ giúp cho các điều tra viên làm quen với bộ câu hỏi và họ sẽ sử dụng bộ câu hỏi theo một phương pháp thống nhất đã được vạch ra. - Cung cấp cho điều tra viên những lời khuyên về cách xử lý các tình huống 44
  7. thường xảy ra ở thực địa, bao gồm cả cách xử trí nếu một đối tượng từ chối không cộng tác hay không có nhà hay đã chuyển đi nơi khác. - Giải thích cho điều tra viên cách tốt nhất để bắt đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn. Mở đầu cuộc phỏng vấn không tốt sẽ làm cho đối tượng phỏng vấn nghi ngờ và không cộng tác. Trong trường hợp này, người điều tra viên sẽ không thu thập được những thông tin mà họ mong muốn. Trong huấn luyện điều tra viên cần nhấn mạnh cho điều tra viên về tính trung thực trong nghiên cứu. Điều tra viên cần đảm bảo thực hiện hỏi và ghi chép một cách trung thực các câu hỏi và trả lời (không tự ý hỏi bằng thuật ngữ riêng của mình, không hỏi gợi ý, không hiểu sai hoặc điều chỉnh các câu trả lời theo ý hiểu biết của riêng mình...). Điều tra viên cần được tập huấn sao cho kết quả điều tra của nhiều điều tra viên khác nhau như là của chỉ một điều tra viên tất đã tiến hành. Muốn được như vậy, việc huấn luyện điều tra viên cần tỷ mỉ, kỹ lưỡng, đồng thời trong quá trình điều tra họ cần phải được giám sát chặt chẽ. 3.4. Bước 4: Tiến hành điều tra thu thập thông tin Trong quá trình điều tra, các điều tra viên cần trao đổi thảo luận lẫn nhau về những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình điều tra. Cần cung cấp cho họ những chỉ dẫn và những hỗ trợ để họ có thể xử trí được khi gặp lại những tình huống ấy. Kiểm tra lại những bộ câu hỏi mà các điều tra viên đã hoàn thành. Một số câu có thể bị điền sai hoặc bỏ sót. Những điều này cần được phát hiện sớm ngay sau khi phỏng vấn, người điều tra có thể nhớ lại được điều gì đã xảy ra. Trong nhiều trường hợp, điều tra viên sẽ có thể phải quay lại hộ gia đình để bổ sung những thông tin còn thiếu. Một số điều tra viên gặp nhiều khó khăn đối với người được phỏng vấn, người được phỏng vấn có thể sẽ từ chối không trả lời. Cần phát hiện ngay những điều tra viên như thế và có biện pháp hỗ trợ. 3.5. Bước 5: Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu Sau khi hoàn thành các cuộc phỏng vấn, các bộ câu hỏi đã hoàn thành được thu thập và kiểm tra. Bước tiếp theo là xử lý các thông tin thu thập được từ các bộ câu hỏi. Những thông tin này chỉ có ích khi nó được rút ra từ các bộ câu hỏi và được trình bày theo một cách dễ hiểu. * Trước khi tiến hành xử lý thông tin cần phải tiến hành hai việc sau: - Sắp xếp các bộ câu hỏi một cách ngăn nắp và theo thứ tự: các bộ câu hỏi có thể bị làm xáo trộn trong quá trình tách thông tin từ các bộ câu hỏi và sau đó chúng phải được sắp xếp lại theo thứ tự trước khi tiến hành các bước tiếp theo. - Liệt kê tóm tắt những thông tin cần lấy ra từ bộ câu hỏi: bắt đầu tách những 45
  8. thông tin đơn giản nhất và những thông tin quan trọng nhất là những thông tin có liên quan trực tiếp đến mục đích của cuộc điều tra. * Xử lý thông tin từ bộ câu hỏi có thể được tiến hành bằng ba phương pháp sau: Phương pháp ghi chép bằng tay. - Phương pháp dùng máy cơ học như máy lựa chọn phiếu lỗ, máy chữ đánh bảng. - Phương pháp dùng các phần mềm thống kê y học cài trong máy vi tính (Epi - Info, SPSS, Stata, SAS, Excel...) - Đối với các cuộc điều tra nhỏ, phương pháp ghi chép bằng tay là thích hợp nhất vì đơn giản, không tốn kém, không đòi hỏi người sử dụng phải được đào tạo ở trình độ cao. Dưới đây là một ví dụ về phiếu xử lý thông tin. Kết quả chính: - Số gia đình được phỏng vấn 14 - Số gia đình sử dụng nước máy 9 - Số gia đình sử dụng nước giêng đào 3 - Số gia đình sử dụng nước giếng khoan 2 Hình 1: Phiếu xử lý thông tin Quy trình xử lý được tiến hành như sau: như ví dụ trên, để tập hợp thông tin từ câu hỏi " loại nguồn nước nào mà gia đình đang sử dụng?" từ các phiếu điều tra, ta sẽ tập hợp lần lượt từng phiếu điều tra, nếu câu trả lời là nước máy, ta sẽ vạch vào hàng "nước máy" một vạch. Nếu phiếu điều tra sau có câu trả lời là "giếng đào", ta sẽ vạch một vạch vào hàng "giếng đào. Lưu ý là khi vạch, ta sẽ làm thành từng nhóm 5 vạch (4 vạch thẳng và một vạch ngang). Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ các câu trả lời của bộ câu hỏi đã được tóm tắt trên phiếu xử lý. Sau đó tính tổng của từng hàng trong phiếu và tổng cộng của toàn bộ các hàng. Bước 6. Viết báo cáo Đây là bước cuối cùng của một cuộc điều tra. Báo cáo có thể được viết thành nhiều dạng khác nhau. Hầu hết các báo cáo được chia thành nhiều phần và thường có ít nhất 5 phần riêng biệt như sau: 46
nguon tai.lieu . vn