Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI 2007
  2. CHỦ BIÊN: ThS. Hạc Văn Vinh BAN BIÊN SOẠN: PGS.TS. Đàm Khai Hoàn ThS. Hạc Văn Vinh ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp ThS. Lê Văn Tuấn
  3. LỜI GIỚI THIỆU Chương trình Giáo dục dựa vào cộng đồng đã được chính thức ban hành tại Trường Đại học Y Thái Nguyên theo quyết định số 272/YK - QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005. Học phân Tiếp cận cộng đồng là một trong những học phần mang tính đặc thù nhất của giáo dục dựa vào cộng đồng. Nội dung học phần này được xây dưng hoàn toàn mới, đã được đưa vào thử nghiệm và hoàn thiện qua gần 10 năm thực hiện. "Tiếp cận cộng đồng - Tài liệu dùng cho sinh viên" được biên soạn dựa trên những mục tiêu cơ bản cần đạt của sinh viên sau khi học tập học phần này. Đây có thể coi là môn học thuộc khoa học y tế công cộng đầu tiên mà các em sinh viên y khoa được tiếp cận. Cuốn tài liệu được biên soạn theo 4 bài học chính với số tiêt học tương ứng của mỗi bài theo quy định của chương trình giáo dục của Bộ Y tế. Mỗi bài đều có cấu trúc gồm: mục tiêu, nội dung, tự lượng giá, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế. Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên xin chân thành cảm ơn Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, các chuyên gia trong và ngoài nước đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn, chỉnh sửa cuốn tài liệu này. Tuy nhiên, vì đây là một cuốn tài liệu được xây dưng hoàn toàn mới, khó khăn trong tìm kiêm tài liệu tham khảo, chắc hẳn cuốn tài liệu còn tồn tại nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiên của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các em sinh viên đểcuôn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. BỘ MÔN Y HỌC CỘNG ĐỒNG 1
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ....................................................................................... 3 HỌC PHẦN: TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG................................................................................... 4 ĐẠI CƯƠNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG.............................................................................. 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP ........................................................................................................... 17 TƯ VẤN SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH........................................................................................... 30 ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH...................................................................................................... 41 ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .......................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 64 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 65 DỰ KIẾN TRÌNH BÀY KẾT QUẢ......................................................................................... 70 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ HỌC PHẦN .... 73 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ................................................................................. 74 2
  5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Cuốn tài liệu này được biên soạn dành cho sinh viên năm thứ nhất ngành học bác sĩ đa khoa hệ chính quy Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên để học tập nội dung học phần Tiếp cận cộng đồng. Tài liệu này bao gồm các phần chính: chương trình chi tiết của học phần, nội dung bài học, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế môn học/học phần, hướng dẫn đánh giá môn học/học phần, đáp án, phụ lục và tài liệu tham khảo. Phần chương trình chi tiết của học phần cung cấp mục tiêu chung cần đạt sau khi học xong học phần tên bài, số tiết học của từng bài trong toàn bộ nội dung của học phần, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về toàn bộ nội dung học phần để có kế hoạch học tập hợp lý. Đối với từng bài học, sinh viên sẽ được giới thiệu về mục tiêu bài học, nội dung bài học, tự lượng giá/đánh giá và hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế bài học. - Phần mục tiêu bài học sẽ giúp sinh viên biết rõ yêu cầu cần đạt khi học xong bài học. - Phần nội dung bài giảng cung cấp cho sinh viên kiến thức cần học, sinh viên nên đọc trước phần nội dung này để tiếp thu bài giảng tốt hơn. - Phần tự lượng giá cung cấp cho sinh viên công cụ và hình thức lượng giá ở từng bài học để sinh viên có thể tự đánh giá kết quả trong quá trình học tập. - Phần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế bài học giới thiệu cho sinh viên về phương pháp học, phương pháp tự nghiên cứu nội dung và các vấn đề trong bài học, đồng thời giúp sinh viên biết được những nội dung trong bài học có thể vận dụng vào những trường hợp nào trong thực tế. - Phần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế học phần; giới thiệu cho sinh viên phương pháp học, tìm hiểu và vận dụng thực tế học phần này như thế nào cho có hiệu quả nhất. Đáp án câu hỏi lượng giá cuối tài liệu giúp sinh viên có thể tự kiểm tra các câu trả lời của mình sau khi học và trả lời các câu hỏi tự lượng giá cuối mỗi bài học. - Phần phụ lục cung cấp cho sinh viên những vật liệu học tập thường sử dụng trong quá trình học tập học phần này. Chúc các bạn sử dụng tài liệu này một cách có hiệu quả nhất! 3
  6. HỌC PHẦN: TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG Đối tượng đào tạo: sinh viên năm thứ nhất ngành Bác sĩ đa khoa Số đơn vị học trình: 2 Lý thuyết: 1 Thực địa: 1 Số tiết: 30 Lý thuyết: 15 Thực địa: 15 Số điểm kiểm tra: 2 Số điểm thi: 1 Thời gian thực hiện: học kỳ II/năm thứ nhất MỤC TIÊU Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ có khả năng 1. Mô tả được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. 2. Thực hành được một Số kỹ năng giao tiếp cơ bản và điều tra hộ gia đình. 3. Nhận thức được tiếp cận cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng của thầy thuốc trong CSSK. NỘI DUNG TT Tến bài học Tổng số Lý thuyết Thực hành 1 Đại cương sức khỏe môi trường 3 3 2 Kỹ năng giao tiếp 8 4 3 Tư vấn sức khỏe gia đinh 8 4 4 4 Điều tra hộ gia anh 11 4 7 30 15 15 Tổng số 4
  7. ĐẠI CƯƠNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ có khả năng 1. Nêu được các khái niệm về môi trường, sức khoẻ môi trường và bảo vệ môi trường. 2. Trình bày được các thông tin giáo dục sức khỏe môi trường, biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. 3. Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường. 1. Khái niệm 1.1. Môi trường sống của con người Môi trường là toàn thể hoàn cảnh tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng, vi sinh vật...), hoàn cảnh xã hội (phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, nghề nghiệp, gia đình...) tạo thành những điều kiện sống bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người (từ điển tiếng việt, Wikipedia - tiếng Việt) 1.2. Chức năng của môi trường Môi trường là không gian sống của con người, là một lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn ngừa cho con người khỏi mọi sự đe dọa về bệnh tật, về chất lượng cuộc sống nếu như môi trường đó trong lành. Trên 80 % bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa liên quan đến sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Môi trường là nơi cung cấp nhiều tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người (ví dụ: nước, không khí không thể thiếu được đối với sự sống của con người cũng như đối với mọi sinh vật sống...) Môi trường cũng là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Vì vậy nó chính là nguồn gây nên mọi bệnh tật, phá hoại cuộc sống hạnh phúc của con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội nếu như môi trường đó bị huỷ hoại, ô nhiễm. Trung bình mỗi ngày mỗi người thải 0,4 kg chất thải rắn ra môi trường; nếu việc quản lý, xử lý chất thải không được quan tâm đúng mức đối với từng cá nhân, gia đình và cộng đồng thì nguy cơ môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ bị phá hủy và bị ô nhiễm. Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường sống xung quanh ta không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư. Một môi trường trong lành giống như chiếc áo giáp bao quanh cuộc sống của 5
  8. chúng ta với những mũi tến bắn ra để bảo vệ con người khỏi các nguy cơ đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống được nâng lên. Ngược lại môi trường trở thành không lành mạnh khi các chất thải không được xử lý tốt, môi trường không được bảo vệ và tôn trọng đúng mức; nó sẽ là nguy cơ cho ốm đau, bệnh tật đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2. Khái niệm về sức khoẻ 2. 1. Định nghĩa về sức khoẻ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật". Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tâm thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người. Sức khoẻ thể chất: thể hiện ở trình độ phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống, lao động. Thể hình (tầm vóc) được thể hiện ở sự phát triển chiều cao, cân nặng và tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể. Thể lực được thể hiện ở mức độ phát triển của các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo dai và sự khéo léo. Sức khỏe tâm thần: thể hiện ở khả năng tự làm chủ được bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong lý trí và tình cảm. Sức khoẻ xã hội: thể hiện thể chế xã hội, các quy định về luật pháp chế độ chính trị xã hội, mối quan hệ giữa con người trong xã hội, khả năng hoà nhập của con người với xã hội và khả năng tác động nhằm cải tạo môi trường xã hội đó. 2.2. Các yếu tố quyết định sức khoẻ Sức khoẻ của mọi người do ba yếu tố quyết định là: di truyền, môi trường và lối sống; trong đó, môi trường và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và chúng có mối quan hệ, tương tác lẫn nhau. Lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe như: sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, hợp lý trong chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống lành mạnh (ví dụ: không uống quá nhiều rượu, không hút thuốc, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ luyện tập thể thao....) đều có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc tác động trực tiếp lên yếu tố di truyền của con người, để bảo vệ nâng cao sức khoẻ còn hạn chế. Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường (phòng, chống ô nhiễm môi trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, nhằm không ngừng nâng cao sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. 3. Khái niệm về sức khoẻ môi trường 6
  9. 3.1. Định nghĩa về sức khoẻ môi trường Sức khoẻ môi trường có thể coi là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sức khoẻ con người. Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường hoặc có liên quan đến môi trường gây nên, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. 3.2. Những yêu tố gây nguy hại cho sức khoẻ môi trường Có 2 loại yếu tố. Yêu tố truyền thống: do nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, các thói quen tập quán của người dân ảnh hưởng đến môi trường. Do vòng quẩn của sự nghèo đói, kinh tế chậm phát triển, điều kiện sống và sinh hoạt kém do nhà ở chật chội, môi trường khi khí nhà ở bị ô nhiễm do khói bếp, thiếu sự lưu thông không khí trong nhà.v.v. Ngoài ra, do nghèo mà thiếu điều kiện sử dụng nước sạch, không có giếng nước hoặc không có điều kiện xây giếng, nhà xí, nhà tắm hợp vệ sinh. Chính các yếu tố này lại là nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Khi nghèo nàn con người thường dựa vào môi trường để khai thác, sử dụng tài nguyên trong môi trường nhằm phục vụ những nhu cầu sống và phát triển của con người, gia đình và xã hội. Cách khai thác sử dụng môi trường một cách bừa bãi, không có kế hoạch, hậu quả sẽ vô cùng nguy hại, môi trường tự nhiên sẽ bị phá hủy (ví dụ: rừng đầu nguồn bị phá hủy sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, các thảm họa lụt lội, hạn hán sẽ xảy ra, đất sẽ bị xói mòn ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nông nghiệp và giảm hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, hơn nữa sẽ tồn rất nhiều kinh phí cho việc cải tạo đất trồng). Yêu tố hiện đại: do phát triển không bền vững, thiếu quan tâm của xã hội. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hướng đi tất yếu trong quá trình phát triển đất nước, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa đến những ảnh hưởng của nó đến môi trường đất, nước, không khí do chính các chất thải khí, lỏng hoặc rắn của các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp ra môi trường là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, trong quá trình đô thị hóa, phát triển các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các hệ thống xử lý chất thải của con người, nhà máy, xí nghiệp; đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế tối đa các yếu tố của quá trình phát triển đến môi trường đất, nước, không khí. 3.2.1. Những yếu tố truyền thống * Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh: do yếu tố nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện tiếp xúc với nước sạch và điều kiện môi trường vệ sinh hạn chế, do ảnh hưởng cả thói quen, tập quán bảo vệ môi trường kém (ví dụ : không có hố xí hợp vệ sinh). Nguồn 7
  10. nước sử dụng không hợp vệ sinh, do nguồn nước không được bảo vệ, giếng đào không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường đất và nước bị ô nhiễm, tăng cao nguy cơ ô nhiễm qua thức ăn nước uống. Hậu quả, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Có đến 90% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém, trong đó có 19% trường hợp chết trẻ em dưới 5 tuổi. - Việc xây dựng, cải thiện điều kiện vệ sinh là vô cùng quan trọng để giảm tỷ lệ mắc bệnh của người dân, đặc biệt là trẻ em. - Sự tham gia quản lý môi trường của cộng đồng như bảo vệ nguồn nước, vệ sinh nhà cửa, thôn bản, thu gom và xử lý phân rác nước thải... Đó là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Nói cách khác đó là biện pháp để ngăn ngừa mối đe dọa đối với cuộc Sống do bản thân môi trường ô nhiễm gây ra. * Ô nhiễm không khí trong nhà - Có 60% trường hợp bị bệnh đường hô hấp do môi trường không trong sạch gây ra. - Ô nhiễm không khí trong nhà là yếu tố nguy hại cho các nước đang phát triển và là một vấn đề lớn đối với các vùng nông thôn. - Nguyên nhân chính là do đun nấu bếp bàng than, củi không được thông khí tốt, nhà cửa không thoáng mát, ẩm thấp và gần chuồng gia súc. - 48% phụ nữ và 50% trẻ em thường phải tiếp xúc nhiều với bếp và là nạn nhân của sự ô nhiễm khói bếp. * Bệnh do côn trùng trung gian - Hàng năm có hàng tỷ người có nguy cơ sốt rét và sốt xuất huyết do phải sống ở những nơi gần ao tù, nước đọng sản sinh ra muỗi. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hoạt động của con người như khai thác nguồn nước không quy hoạch, quá trình đô thị hoá... dẫn tới phá vỡ sự cân bằng sinh thái, từ đó tạo ra nguy cơ thuận lợi cho phát triển sinh vật trung gian truyền bệnh. - Có thể tránh được các bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh bằng biện pháp can thiệp của con người vào môi trường. Cộng đồng có thể giải quyết được do chính sự chủ động của mình cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. * Phong tục, tập quán, thói quen của người dân Việc thay đổi, cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất. - Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các đoàn thể xã hội. 8
  11. 3.2.2. Những yếu tố hiện đại * Hoá chất và các chất gây ô nhiễm khác - Những hoá chất rắn và lỏng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt và đất (các chất thải trong công nghiệp, tiệc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu). - Trẻ em nhạy cảm với phân bón, thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, chậm biết viết. * Ô nhiễm không khí ngoài trời - Do sự phát triển của khu đô thị, công nghiệp. - Do nạn phá rừng. Các chất khí CO, CO2 NO * Tai nạn thương tích - Rất hay gặp ở trẻ em. - Tai nạn thương tích trong nhà: bếp, điện, lửa. - Tai nạn thương tích ngoài đường giao thông, tắm Sống, suối biển, lũ lụt, đi rừng. - Ngộ độc thức ăn. 4. Bảo vệ sức khỏe môi trường 4.1. Những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi thường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng Luôn luôn uống nước sạch, nước máy, nước giếng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Luôn uống nước chín, nước đã đun Sối. Bảo vệ nguồn nước uống là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng để đảm bảo có nguồn nước sạch Nước sạch có thể nhiễm bẩn khi tập trung, tích chứa. Vì vậy cần luôn đảm bảo dụng cụ, bể chứa nước luôn được vệ sinh sạch sẽ. - Che thức ăn, nước uống chống ruồi truyền bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng, chế biến thức ăn đồ uống. Xây hố xí đảm bảo vệ sinh (hố xí hai ngăn ở vùng nông thôn, hố xí bán tự hoại, tự hoại tại khu vực thành thị; đảm bảo chôn chất thải bỏ người và súc vật chết để giữ môi trường được sạch, không bị ô nhiễm. - Xây hố xí cách xa nguồn nước uống ít nhất 30m (đối với hố xí hai ngăn, một ngăn). 9
  12. - Tập trung thu gom rác đổ tại nơi quy định để xử lý. Cần thực hiện phân loại rác ngay từ hộ gia đình: loại rác không tái sử dụng được và loại có thể tái sử dụng (vỏ đồ hộp, chai, lọ, giấy, bìa...). - Làm hố ủ phân, ủ rác, phân gia súc. - Sử dụng phân người cho nông nghiệp và cho những sử dụng khác sau khi chúng được xử lý và ủ trong 6 tháng. 4.2. Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ môi trường 4.2.1. Đào và che cho giếng: Giếng đào thường hay nông và khó giữ sạch hơn các loại giếng khác (giếng khoan....) nên phải bảo quản giếng hợp vệ sinh bằng cách: - Giếng đào cần cách xa chuồng trại, hố xí ít nhất 30m. - Thành giếng cần xây cao hơn so với sân giếng 1- 1,2m. - Sân giếng lát gạch, có rãnh thoát nước. - Có cọc treo gầu. - Miệng giếng cần được che tránh bụi, lá cây, phân chim rơi vào. 4.2.2. Đào hố ủ phân Hố ủ phân là hố trộn phân gia súc, rác và cây cỏ. Ta có thể dùng hố ủ phân để làm giàu cho đất vườn, trang trại. Có nhiều kiểu hố ủ phân nhưng kiểu nào cũng cần đảm bảo phân được ủ hoại. Mỗi hố phải đào trong đất và che kín phía trên để tránh mưa, nắng, gió. Hố này thường phải cách xa nguồn nước 5m. 4.2.3. Hố rác Có nhiều chất thải bỏ không ủ được hoặc sẽ trở thành nguy hiểm nếu thải ra trên mặt đất. Cách tốt nhất là chôn chúng hoặc đốt đi. Hố này thường cách xa nguồn nước l0m. 4.2.4. Bảo vệ mạch nước ngầm trong lòng đất Các mỏ nước thường gặp ở miền đồi, núi, thung lũng. Nước mỏ thường sạch.Tuy vậy, nếu không được quan tâm bảo vệ nguồn nước thì nguồn nước sẽ bị nhiễm bẩn do không có rào chắn bảo vệ và không được vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi chứa nước mạch để sử dụng. 4.2.5. Xây hố xí và bảo quản tốt các hố xí Chất thải của người gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là gieo rắc bệnh. Phân người gây ô nhiễm các nguồn nước, do vậy xây hố xí là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lây lan từ phân người. Hố xí hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Khoảng cách từ hố xí tới nhà ở ít nhất 6m. + Khoảng cách từ hố xí tới các nguồn nước ít nhất là 30m và ở dưới nguồn nước. 10
  13. - Bảo quản hố xí: + Giữ sạch chỗ ngồi, tường, trần hố xí. + Tẩy uế thường xuyên. + Che kín lỗ hố xí bằng phủ tro, đậy nắp. + Che kín hố ủ phân để ruồi muỗi không vào đẻ được. 4.2.6. Kiểm tra tiêu diệt ruồi, muỗi và loài gậm nhấm Các loài này thường gây bệnh cho người trong cộng đồng. Nhiều loại sống và phát triển trong các hố phân, rác. Muỗi sống và phát triển trong các hồ, ao, đầm lầy Để loại bỏ những loài này phải phá huỷ nơi sinh ra chúng. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Liệt kê 3 chức năng cơ bản của môi trường A. …………………………………….. B. …………………………………….. C. …………………………………….. 2. Kể tên 3 thành phần quan trọng của sức khỏe, theo định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: A. …………………………………….. B. …………………………………….. C. …………………………………….. 3. Kể tến 3 yếu tố quyết định sức khỏe là A. …………………………………….. B. …………………………………….. C. …………………………………….. 4. Kể tến 2 nhóm yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường A. …………………………………….. B. …………………………………….. 5. Các yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường thuộc nhóm yếu tố truyền thống bao gồm 11
  14. A. …………………………………….. B. …………………………………….. C. Bệnh do côn trùng trung gian D........................................................... 6. Các yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe môi trường thuộc nhóm yếu tố hiện đại bao gồm A. …………………………………….. B. Ô nhiễm không khí ngoài trời B. …………………………………….. 7. Những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi trường bao gồm A. …………………………………….. B. …………………………………….. C. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh D. …………………………………….. 8. Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ môi trường A. Đào và che cho giếng B. …………………………………….. C. Hố rác D......................................................... E. Xây hố xí và bảo quản tốt các hố xí 9. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và.....A....., chứ không chỉ đơn thuần là không có..... B......... * Phân biệt đúng sai các câu từ 10 đến câu 19 bằng cách đánh dấu tích (v) vào ô thích hợp A B 10. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO. sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về mọi mặt 1 1. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO, sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về tâm thần và không có bệnh tật 12. Theo khái niệm về sức khỏe của WHO, sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh hơn to về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn giản là không có bệnh hay thương tật 13. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà đước, chính quyền địa phương 14. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của sở khoa học công nghệ môi trường, công ty mòi trường đô thị 12
  15. 15. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội: cá nhân, gia tỉnh và cộng đồng xã hội 16. Sức khoẻ thể chất được thể hiện ở trình độ phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống, lao động 17. Thể hình (tầm vóc) được thể hiện ở mức độ phát triển của các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo dai và sự khéo léo 18. Thể lực được thể hiện ở sự phát triển chiều cao. cân nặng và tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể 19. Sức khỏe tâm thần thể hiện ở khả năng tự làm chủ được bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong lý trí và tình cảm * Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 20 trên 34 Câu hỏi A B C D 20. Môi trường là A. Đất, nước, sinh vật sống B. Nước, không khí, sinh vật sống C. Toàn hoàn cảnh tự nhiên. xã hội D. Các yếu tố của môi trường tự nhiên 21. Hoàn cảnh xã hội bao gồm A. Phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, nghề nghiệp, gia đình B. Tôn giáo, thể chế xã hội, nghề nghiệp C. Văn hóa, tôn giáo, tập quán văn hóa D. Tập quán văn hóa, tín ngưỡng, gia tỉnh 22. Chức năng của môi trường là A. Điều kiện sống của con người B. Nơi cung cấp các yếu tố cần thiết cho con người C. Cần thiết cho con người tồn tại và phát triển D. Không gian sống của con người 23. Môi trường là nơi cung cấp A. Tài nguyên và lao động sản xuất B. Tài nguyên cần thiết cho cuộc sống C. Nước, không khí D. Gỗ quý và thú quý 24. Tổ chức Y tế Thế giới có định nghĩa sức khoẻ là tình trạng A. Không bệnh tật, khỏe mạnh, thể lực tốt B. Thoải mái về thể chất. tinh thần, không bệnh C Thoải mái về tinh thần, thể lực tốt, cuộc sống an nhàn D. Không bệnh tật, thoải mái về vật chất, tinh thần và xã hội 25. Sức khoẻ môi trường là A. Tình trạng sức khoẻ chịu tác động của các yếu tố môi trường B. Môi trường ảnh hướng tới sức khoẻ C. Mối liên quan của các yếu tố môi trường với bệnh tật D. Bệnh tật do môi trường gây nên 26. Những yếu tố tác động đến môi trường A. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; thiếu quan tâm của xã hội 13
  16. B. Thiếu quan tâm của xã hội; phát triển không bền vững C. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; thiếu quan tâm của xã hội; phát triển không bền vững D. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển; phát triển không bền vững 27. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy liên quan đến thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường A. 30 % B. 50 % C. 80% D. 90 % 28. Những yếu tố truyền thống gây nguy hại cho sức khỏe môi trường bao gồm, ngoại trú A. Hóa chất và các chất gây ô nhiễm khác B. Ô nhiễm không khí trong nhà C. Phong tục, tập quán, thói quen của người dân D. Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh 29. Giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường là trách nhiệm của A. Cộng đồng và chính phủ B. Cá nhân, cộng đồng và chính phủ C. Cá nhân và các tổ chức phi chính phủ D. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ 30. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do, ngoại trừ A. Đun nấu bếp bằng than, củi B. Cấu trúc nhà ở C. Chuồng gia súc gần nhà D. Sự phát triển của các khu đô thị, công nghiệp 31. Yếu tố truyền thống cơ bản ảnh hưởng đến môi trường là A. Trình độ văn hóa, kinh tế kém phát triển, đông dân B. Nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển C. Chậm phát triển, lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường D. Giáo dục, kinh tế kém phát triển, đông dân 32. Các yếu tố hiện đại ảnh hưởng đến môi trường là A. Kém phát triển, sự quan tâm không đầy đủ của xã hội B. Phát triển không bền vững, điều kiện đảm bảo an toàn cho môi trường không tốt, thiếu sự quan tâm của xã hội C. Phát triển chậm, không đủ điều kiện bảo vệ môi trướng, thiếu quan tâm của xã hội D. Phát triển không bền vững, thiếu quan tâm của cá nhân, gia đình, xã hội 33. Giếng đào cần cách xa hố xí đến tối thiểu là A. 15m B. 20m C. 25m D. 30m 34. Khoảng cách tối thiểu từ hố rác đến nguồn được ít nhất là A. 2m B. 3m C. 5m D. 10m 14
  17. Phần 2: Câu hỏi truyền thống 35. Các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe môi trường được phân tâm mấy loại? Đó là những loại nào? 36. Trình bày đặc điểm từng loại yếu tố gây hại đến sức khỏe môi trường. 37. Trình bày những thông tin cơ bản giáo dục sức khỏe môi trường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 38. Nêu một số biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trường. 39. Tại sao cần bảo vệ môi trường? 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc tài liệu, tìm các ý đúng cho các câu trả lời. Sau khi trả lời các câu hỏi, sinh viên xem đáp án cuối tài liệu. Phần nào không hiểu gặp thầy cô để trao đổi. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Các em sinh viên Y1 cần thay đổi cách học khi chuyển từ các môn học cơ bản sang học các môn học y học cơ sở. Hơn nữa trong giai đoạn bùng nổ thông tin, các em nhất thiết cần phải thay đổi cách học thụ động sang cách học chủ động, tiếp thu kiến thức bằng cách tích cực tham gia vào quá trình dạy học. Nghiên cứu mục tiêu đọc tài liệu để tìm những điểm mấu chốt đáp ứng mục tiêu học tập, ghi lại những nội dung, phần cụ thể trong bài học chưa rõ, cần làm rõ hơn để đến lớp trao đổi với giáo viên. Tự nghiên cứu test lượng giá để hoàn thành cũng là một cách học những nội dung mấu chốt của bài học, do đó sau đọc xong tài liệu, các em có thể tự hoàn thiện test để tự đánh giá, sau khi hoàn thành đối chiếu lại phần đáp án cuối tài liệu, xem lại những câu chưa đúng, đọc kỹ lại những nội dung mình chưa chắc. Bằng cách như vậy các bạn sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. - Để phục vụ cho việc thực hành tiếp cận cộng đồng các em sinh viên cần có thời gian tự đọc tài liệu, xem trước các phần tài liệu liên quan để hiểu rõ các yếu tố môi trường liên quan đến bệnh tật như thế nào, nhận thức rõ người cán bộ y tế là người giúp người bệnh nhận ra các yếu tố của môi trường sống liên quan đến người bệnh thì việc khám và điều trị, giải quyết bệnh tật mới triệt để và có kết quả tốt. 2. Hướng dẫn vận dụng thực tế Khi đến thăm hộ gia đình, sinh viên ứng dụng kiến thức bài này để nhận xét, phân tích môi trường sống thực tế của hộ gia đình (ví dụ: khi đến thăm hộ gia đình cần quan sát môi trường sống của gia đình, nhà ở, nguồn nước, công trình vệ sinh như: giếng nước, nhà tắm, hố xí, hố rác...) có đảm bảo vệ sinh không. 15
  18. Ngoài ra khi hỏi về bệnh tật trong gia đình (ví dụ: có trẻ ốm đến viện mà được chẩn đoán tiêu chảy...) cần quan sát, hỏi, phân tích thông tin thu được về môi trường, bệnh tật, xem xét mối liên quan bệnh tật trong gia đình và môi trường sống của họ như thế nào. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học cộng đồng. Giáo dục và nâng cao sức khỏe, tr. 50 - 56, Thái Nguyên - 2004. 2. Bộ môn Môi trường và độc chất, Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. Bài giảng sức khoẻ môi trường, Thái Nguyên - 2004. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Bài giảng vệ sinh - môi trường - dịch tễ, tr. 78 - 90, Nhà xuất bản Y học - 1998. 4. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Bài giảng định hướng sức khoẻ - môi trường, Nhà xuất bản Y học - 1997, tr. 50 - 60 16
  19. KỸ NĂNG GIAO TIẾP MỤC TIÊU Sau học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong tiếp cận cộng đồng. 2. Liệt kê được các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tến với một đối tượng. 3. Trình bày được các kỹ năng giao tiếp chủ yếu thường sử dụng. 4. Thực hành đóng vai được các tình huống giao tiếp thường gặp trong quá trình điều tra cộng đồng. 5. Thực hiện được các tình huống giao tiếp gặp trong quá trình điều tra cộng đồng. 1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là hoạt động trao đổi những ý kiến, những cảm nghĩ và những thông tin với người khác. Giao tiếp là kỹ năng, là nghệ thuật. Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong các kỹ năng sống cơ bản của con người, kỹ năng giao tiếp được coi là công cụ cơ bản của con người. Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống, công việc hàng ngày. Kỹ năng sống bao gồm: - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng quan hệ - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Thiết lập mục tiêu - Suy nghĩ tích cực - Kiểm soát tinh thần - Quyết đoán - Phát triển lòng tự trọng. Mục đích của giao tiếp như sau: - Nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần. - Hình thành mối quan hệ giữa con người với nhau và qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập. - Khi trao đổi giúp chúng ta thu thập, so sánh và xử lý thông tin. 17
  20. - Hoàn thành nhiệm vụ, mục đích công việc (ví dụ: truyền thông - giáo dục sức khỏe, tư vấn thay đổi hành vi, cũng như các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe khác...). Có hai loại hình giao tiếp cơ bản: - Giao tiếp bằng lời: ngôn ngữ nói và viết là loại hình giao tiếp phổ biến giữa con người và con người. Nhưng thông thường để đạt hiệu quả trong giao tiếp, người ta thường kết hợp giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời (ví dụ: khi gặp một người khách mới quen, kèm theo câu chào hỏi xã giao, thông thường kèm theo động tác bắt tay, bắt tay chính là loại hình giao tiếp không lời). Bắt tay là giao tiếp không lời nhưng nó đem lại hiệu quả giao tiếp rất lớn. - Giao tiếp không lời: + ánh mắt, nét mặt, nụ cười. + Cử chỉ, điệu bộ. + Những vận động hoặc sự va chạm cơ thể khi cần thiết như: vỗ vai, bắt tay, ôm hôn v.v.. Qua giao tiếp không lời, người nhận thông tin có thể hiểu được cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú, tức giận, lo lắng, sung sướng, sợ hãi, sự cảm thông... Người cán bộ y tế luôn nhớ rằng trong buổi đầu tiếp xúc với cộng đồng, người dân theo dõi đánh giá chúng ta qua ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, thái độ tác phong... và qua những thông tin này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả công tác của chúng ta. Ví dụ: bắt tay là loại hình giao tiếp không lời mang lại hiệu quả trong giao tiếp nếu chặt vừa phải thì nó mang tính thân thiện, xã giao; bắt tay chặt giữ lâu một chút thể hiện sự gần gũi thân thiết khi gặp người quen đã lâu không gặp lạn bắt tay lòng, nhanh thể hiện sự thờ ơ không thân thiết trong giao tiếp. Do vậy, bắt tay cũng là nét văn hóa của rất nhiều dân tộc, quốc gia và được sử dụng như một trong các nghệ thuật của giao tiếp. Bắt tay lúc nào? khi nào? như thế nào, thời gian bao lâu? mức độ chặt lỏng khi bắt tay?....cũng là cả một vấn đề cần nghiên cứu, xem xét, học hỏi 2. Các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tế với một đối tượng - Chào hỏi, giới thiệu mục đích cuộc gặp gỡ: mục đích, để hai bên hiểu rõ về nhau, hiểu rõ về mục đích của cuộc giao tiếp, trên cơ sở đó hai bên sẽ định hướng về sự đóng góp của mỗi bên đến sự thành công của cuộc giao tiếp. - Trao đổi một cách thân mật: việc tạo ra không khí cởi mở, thân thiện trong giao tiếp là rất cần thiết. Không khí cởi mở, chân thành, sẵn sàng hợp tác, phối hợp giữa hai bên, sự thân thiện trong giao tiếp tạo ra hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Ví dụ: một bác sĩ A, trong người đang bực bội, lo lắng về chuyện gia đình vì có con trai lớn đang học lớp 12 bỏ học 4 ngày nay rồi nhưng sáng nay cô giáo chủ nhiệm mới thông báo cho gia đình biết. Sáng nay BS A vẫn phải đến phòng khám bệnh của 18
nguon tai.lieu . vn