Xem mẫu

  1. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG ViỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH Nhóm 7 Họ và tên 1. Lê Trần Duy Lam 2. Nguyễn Phan Quỳnh Dao 3. Hoàng Việt Dũng 4. Trần Thu Hiền 5. Phan Đăng Khoa 6. Phùng Khắc Cường 7. Đặng Trần Cường 8. Nguyễn Hoàng Lan 9. Khưu Quốc Thanh
  2. Nội dung  Cơ sở lý thuyết  Phân bổ công việc  Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động  Đo lường công việc  Thực trạng và giải pháp  Giới thiệu về Công ty HBC  Thực trạng phân bổ công việc  Giải pháp
  3. MỤC LỤC  Cơ sở lý thuyết I. Phân bổ công việc 1. Phân bổ công việc là gì? 2. Sự cần thiết phải phân công công việc rõ ràng 3. Giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền a. Sơ đồ thực hành b. Sơ đồ vận hành c. Sơ đồ phát triển 4. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến việc phân bổ công việc 5. Luân chuyển và mở rộng công việc 6. Nâng cao chất lượng công việc II. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động 1. Tiêu chuẩn cấp bộ phận 2. Tiêu chuẩn cấp nhà máy 3. Cách sử dụng tiêu chuẩn III. Đo lường công việc 1. Chọn người lao động trung bình 2. Phạm vi thành thạo 3. Kỹ thuật đo lường công việc
  4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Phân bổ công việc 1. Phân bố công việc là gì?  Phân bố công việc là sự xác định nhiệm vụ cần tiến hành trong từng giai đoạn, từng nơi làm việc. Trong đó cần phải xác định thời điểm hoàn thành cho mỗi công việc. Phân bổ công việc phải căn cứ vào năng lực sản xuất và nguyên vật liệu sẵn có.  Cần phân biệt phân bổ công việc và giải quyết công việc  Giải quyết công việc là sắp xếp thứ tự các công việc được thực hiện ở nơi làm việc và bố trí việc thực hiện chúng trên máy móc cụ thể vào những thời điểm cụ thể.
  5. I. Phân bổ công việc 2. Sự cần thiết phải phân công công việc rõ ràng  Mỗi công nhân có thể thực hiện bất kỳ công việc nào với mức độ thành thạo khác nhau.  Nếu như phân cho công nhân một công việc nào đó đúng chuyên môn, thì chi phí thực hiện công việc sẽ thấp hơn so với không đúng chuyên môn.  Mục tiêu của phân công công việc là tìm sự phân công công việc tối ưu (chi phí thấp nhất).
  6. I. Phân bổ công việc 3. Giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền Có 3 kỹ thuật giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền:  Sơ đồ thực hành: Mỗi công nhân chỉ thực hiện một số công việc thành thạo nhất định và họ sẽ hoàn tất các công việc này với thời gian nhanh nhất.  Ưu điểm: Chuyên môn hoá lao động. Hiệu quả công việc tăng lên.  Khuyết điểm: Công việc nhàm chán. Ít hiệu quả trong ở các tổ chức sản xuất lớn, công nghiệp cao.
  7. I. Phân bổ công việc 3. Giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền  Sơ đồ vận hành: Công việc được giao cho một nhóm, tổ, đội sản xuất. Mỗi nhóm, tổ, đội sản xuất thực hiện một chuỗi các công việc thành thạo theo một quy trình vận hành nhất định hợp với thói quen, chuyên môn của mình và có tính chất lặp đi lặp lại và hoàn tất chu kỳ công việc của mình trong thời gian ngắn nhất  Ưu điểm: Người công nhân làm việc chung với nhóm, tổ đội sản xuất với nhau. Giảm thời gian chết cho công nhân và máy móc thiết bị.  Khuyết điểm: Chưa phân tích tỉ mỹ cho từng công việc nhằm giảm bớt thời gian nhàn rỗi cho công nhân và máy móc thiết bị.
  8. I. Phân bổ công việc 3. Giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền  Sơ đồ phát triển: Sơ đồ này phát triển từ sơ đồ vân hành nhưng phân tích tỉ mỉ công việc thành 5 loại hoạt động chính:  Thi hành: Công việc chính trong từng vị trí sản xuất và được giao các công nhân thành thạo thực hiện  Chuyên chở: Công việc di chuyển qua lại giữa các vị trí sản xuất khác nhau  Lưu trữ: Công việc duy trì khoảng cách trong dây chuyền sản xuất (chời đợi, nghỉ)  Kiểm tra: Công việc kiểm soát lẫn nhau trong dây chuyền sản xuất  Trì hoãn: Công việc tạm ngưng, nghỉ ngơi trong dây chuyền sản xuất  Ưu điểm: Mở rộng mối quan hệ, hợp lý hoá, khoa học hơn. Phù hợp với nền sản xuất hiện đại. Nhà quản lý am hiểu về người công nhân của mình hơn và chịu trách nhiệm về công việc của họ
  9. I. Phân bổ công việc 3. Giải quyết phân bổ công việc theo phương pháp cổ truyền Loại công việc Phương pháp phân tích Công việc lặp đi lặp lại trong một chu kỳ Sơ đồ thi hành, những nguyên tắc tiết ngắn và chậm kiệm động tác Để điều tiết lượng hàng sản xuất, đặt công nhân ở một chỗ cố định Công việc lặp đi lặp lại hàng ngày Sơ đồ hoạt động. Sơ đồ công nhân máy Để điều tiết lượng hàng sản xuất, người móc – Sơ đồ phát triển ngang công nhân làm việc chung với nhóm hay công nhân khác Tất cả sự chuyển đổi những động tác hỗ Sơ đồ phát triển của những đồ thị tương những công nhân, vị trí của từng công việc, một chuỗi công việc
  10. I. Phân bổ công việc 4. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến việc phân bổ công việc Nhiệt độ, độ ẩm và không khí xung quanh đều Nhiệt độ, độ ẩm và không khí xung quanh đều tác động đến công việc.  Nhiệt độ tăng hiệu quả giảm. Hiệu quả công việc giảm nếu công nhân làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao.  Tiếng ồn, môi trường không khí, ánh sáng đều có tác động đến năng suất, sức khoẻ và an toàn của người lao động.
  11. I. Phân bổ công việc (tt) 5. Luân chuyển và mở rộng công  việc ển của người công nhân Luân phiên công việc: là di chuy vào công việc nào đó trong thời gian ngắn và đưa họ về lại vị trí ban đầu Ví dụ: Phân công hợp lý ca làm việc cho từng công nhân ở các tổ chức dịch vụ như công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bệnh viện, v.v...  Mục đích: Giảm nhàm chán và tính đơn điệu công việc của công nhân.  Mở rộng công việc: Phân công thêm việc cho công nhân , kích thích động viên khen thưởng, làm giảm các động tác xấu có tính quá đơn giản và quá chuyên môn.  Mục đích: Tái thiết kế công việc, sửa đổi công việc sao cho người lao động cảm thấy bị cuốn hút hơn và có ý thức trách nhiệm với công việc hơn.
  12. I. Phân bổ công việc (tt) 5. Luân chuyển và mở rộng công việc  Mở rộng công việc tạo ra 4 cơ hội cho người lao động: 1. Tính đa dạng, cơ hội sử dụng các kỹ năng khác nhau 2. Sự tự quản, cơ hội để kiểm soát công việc đến khi nào hoàn thành công việc 3. Sự nhận biết nhiệm vụ được giao, cơ hội chịu trách nhiệm công việc 4. Sự phản hồi, cơ hội để nhận các thông tin nóng
  13. I. Phân bổ công việc (tt) 6. Nâng cao chất lượng công việc  Nâng cao chất lượng làm việc: là thiết kế lại nội dung công việc để nó có ý nghĩa hơn và đem lại sự phấn khởi, tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào việc hoạch định, tổ chức, điều khiển công việc của mình.  Hai điều kiện để nâng cao chất lượng công việc: o Việc quản lý phải cung cấp thông tin, mục tiêu và hiệu suất công tác mà trước đây không thích hợp với công nhân o Môi trường làm việc trong tổ chức: thân thiện, công bằng để đạt được hiệu quả cao nhất
  14. I. Phân bổ công việc (tt) 6. Nâng cao chất lượng công việc  Hai điều kiện nâng cao chất lượng của người công nhân có thể định hướng bởi quan điểm quản lý truyền thống:  Từng người làm công đều được xem là nhà quản lý. Mỗi người phải có quan hệ với các hoạt động về kế hoạch, tổ chức, kiểm tra công việc của mình.  Cơ cấu tổ chức phải cố gắng biến công việc thành trò chơi, làm cho công việc trở nên vui vẻ. Nếu công việc của một công nhân mang lại phần thưởng trò chơi đã được chơi thì công nhân sẽ phấn khởi với công việc của họ.
  15. I. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động Ví dụ về phân công công việc  Một dây chuyền sản xuất tại một doanh nghiệp có 10 công việc được giao (A, B, C, D…) thì chúng ta có thể có tới 10! =3.628.000 phương án phân bổ công việc.  Chẳng hạn phương án ABCD, BCDA, CBAD, v.v…  Nếu tốc độ đánh giá khoảng 1 giây một phương án, chúng ta cần khoảng 3.628,000 giây=1.000giờ=1,4 tháng để tìm ra phương án tốt nhất.  Để lựa chọn phương án phân bổ công việc hợp lý người ta đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để phân bổ công việc.  Phương án phân bổ công việc hiệu quả là phương án giảm thời gian chờ đợi ở nơi làm việc, giải quyết nhanh công việc, sử dụng triệt để thời gian làm việc, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng thời gian phải chờ đợi so với thời gian sản xuất.
  16. II. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động Tiêu chuẩn sản xuất là những chuẩn mực đặt ra quá trình sản xuất sản phẩm/ dịch vụ có hiệu quả và năng suất cao Có 2 cấp tiêu chuẩn khác nhau: Tiêu chuẩn cấp bộ phận và tiêu chuẩn cấp nhà máy. 1. Tiêu chuẩn cấp bộ phận  Tiêu chuẩn cấp bộ phận là tiêu chuẩn sản xuất của một tổ, đội sản xuất.  Nhà quản lý lập ra tiêu chuẩn cấp bộ phận là căn cứ để phân bổ công việc cho một tổ, đội sản xuất trong nhà máy. Tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, giá phí, ngày giao hàng, v.v…
  17. II. Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động 2. Tiêu chuẩn cấp nhà máy 2. Tiêu chuẩn cấp nhà máy  Tiêu chuẩn cấp nhà máy là tiêu chuẩn sản xuất của một nhà máy. Nó bao gồm tất cả các tiêu chuẩn sản xuất của từng bộ phận.  Nhà quản lý thường đối diện với nhiều hạn chế đối lập nhau. Vì vậy phải cân nhắc phân bổ hợp lý công việc cho các bộ phận sản xuất, đặc biệt là tiêu chuẩn chi phí . 3. Cách sử dụng tiêu chuẩn  Tiêu chuẩn lao động là xác định định mức cho người lao động. Tiêu chuẩn này đánh giá khả năng và sự thành thạo của công nhân.  Tiêu chuẩn sản xuất đóng vai trò quan trọng quyết định giá phí sản xuất, được dùng để hoạch định, tổ chức và kiểm soát trong quá trình sản xuất.
  18. III. Đo lường công việc 1. Chọn người lao động trung bình Tiêu chuẩn lao động là một tiêu chuẩn được sử dụng trong quá trình phân bổ công việc. Đo lường công việc là phương pháp đánh giá lao động tiêu chuẩn lao động  Đo lường công việc là xác định mức độ và số lượng lao động trong nhiệm vụ sản xuất và hoạt động.  Đo lường công việc được xác định từ một công nhân trung bình  Hợp lý hóa quy trình dịch vụ
  19. III. Đo lường công việc 2. Phạm vi thành thạo Để đánh giá khả năng thành thạo công việc của công nhân, nhà quản trị thường đo lường công việc dựa vào hai tiêu chuẩn sau:  Tiêu chuẩn về số lượng: là số lượng sản phẩm hoàn thành trên một đơn vị thời gian  Tiêu chuẩn về chất lượng: Nâng cấp chất lượng
  20. III. Đo lường công việc 3. Kỹ thuật đo lường công việc Có 6 cách căn bản để thiết lập một tiêu chuẩn đo lường công việc  Không quan tâm đến tiêu chuẩn đo lường công việc: Nhà quản lý không đặt ra thời gian chuẩn để đo lường công việc  Phương pháp dữ liệu quá khứ: Thu thập các dữ liệu quá khứ, xác lập tiêu chuẩn đo lường công việc hiện tại.  Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp: Dùng phương pháp “bấm giờ” để xác định tiêu chuẩn công việc  Phương pháp nghiên cứu thời gian xác định: Định sẵn thời gian bằng phương pháp “Bấm giờ” để xác định tiêu chuẩn trung bình công việc  Phương pháp lấy mẫu công việc: Chọn sẵn mẫu rồi đo lường công việc dựa trên mẫu đó.  Kết hợp từ phương pháp 2 đến phương pháp 5
nguon tai.lieu . vn