Xem mẫu

  1. Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế­ xã hội . Nhìn  lại nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, chúng ta không khỏi lo lắng về chất lượng yếu kém , cơ  cấu và sự phân bổ thiếu hợp lý. Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều tồn tại lớn.  Lao động trình độ cao, được đào tạo tập trung chủ yếu ở vùng đô thị , nơi có các vùng kém phát  triển cần nhân lực được đào tạo lại đang thiếu nghiêm trọng. Phân cấp quản lý và tạo động lực  làm việc cho người lao động là những vấn đề cần được nghiên cứu và đưa ra khuyến khích thích  hợp. Ngoài ra quản lý nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ngành và nhiều địa phương còn nhiều  vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý yếu tố con người trong các  loại hình tổ chức ngày càng trở lên gay gắt . Các quan niệm mới, cách tiếp cận mới và các bài  học trong quản lý nguồn nhân lực của nước ngoài cần được tiếp thu và áp dụng vào điều kiện Việt  Nam . Trong hoàn cảnh đó , những nhìn nhận , đánh giá về nguồn nhân lực và quản lý nguồn  nhân lực cần được dựa trên những thông tin và cách tiếp cận mới. Một trong những vấn đề nổi cộm đầu thế kỉ XXI được thế giới quan tâm là vấn đề nguồn nhân lực.  Người ta đang nhìn lại lịch sử phát triển vấn đề này từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (  từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XXI) và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai( từ cuối thế kỷ  XIX) , sôi nổi thảo luận vấn đề nguồn nhân lực trong những năm đầu thế kỷ mới mà nhiều người  cho rằng đây là thời điểm của một xã hội mới bắt đầu manh nha từ khi phát minh ra máy tính vào  năm 1940 , rồi chuyển sang một pha phát triển mang một chất lượng mới với mạng internet từ  những năm 1990 với một sản phẩm nổi bật là kinh tế tri thức . Kinh tế tri thức đã mang lại những  biến động cực kỳ to lớn trong phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả lực lượng lao động , tiềm  năng lao động , đội ngũ lao động , đào tạo lại , đào tạo mới và quản lý nguồn nhân lực
nguon tai.lieu . vn